MỤC LỤC
Nhưng trong luật chưa có quy định cụ thể “chứng cứ khác” ở đây là gì mà nó được giải thích trong mục 5 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 đó là: người vợ công nhận là mình có thai với người khác từ trước khi kết hôn; người chồng chứng minh rằng mình đã đi công tác xa trong thời gian mà vợ có thể có thai đứa trẻ v.v… Ngoài ra tại Điều 31 Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định quyền xin nhận cha, mẹ của con ngoài giá thú ngay cả khi cha, mẹ đã chết. Về cơ bản, nguyên tắc xác định cha, mẹ, con vẫn dựa trên những quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 như các quy định về nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ cho con trong giá thú, quyền nhận cha, mẹ, con… Luật HN&GĐ năm 2000 đã thể hiện những điểm mới tại Điều 63 quy định việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học, hay tại Điều 66 đã quy định quyền yêu cầu xác định cha mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
Đồng thời, Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định: “Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng”, đây là một trường hợp đặc biệt vì người mẹ đã sinh con ra trước ngày đăng ký kết hôn, sau đó, hai bên cha mẹ mới đăng ký kết hôn và sau đó thừa nhận đứa trẻ thì đứa trẻ đó cũng trở thành con chung của hai vợ chồng. Hiện nay, pháp luật nước ta đã gián tiếp thừa nhận thời gian mang thai tối đa của người mẹ là 300 ngày, điều đó được thể hiện tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP như sau: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người.”. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP chỉ quy định thời gian mang thai tối đa mà không đề cập tới thời gian mang thai tối thiểu, điều đó đã dẫn đến việc Tòa án khi thụ lý các vụ việc về xác định cha, mẹ, con đã có những cách giải quyết khác nhau, vì không có quy định cụ thể về thời gian mang thai tối thiểu của người phụ nữ hoặc có quy định trong các văn bản pháp luật cũ nhưng không có sự đồng nhất (180 ngày và 200 ngày), dẫn đến việc xác định sai thời kỳ thụ thai đứa trẻ, nên không xác định được chính xác ai là cha đứa trẻ vì người mẹ có thể có quan hệ sinh lý với nhiều người đàn ông trong thời gian có thể thụ thai.
Con đã thành niên xin nhận cha, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha…”; Điều 66 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về những người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự. Trường hợp này, việc hai bên nam nữ có quan hệ yêu đương và có sự hứa hẹn kết hôn có thể được gia đình, bạn bè biết đến như đã tổ chức lễ ăn hỏi hoặc cũng có thể chỉ do hai người hứa hẹn với nhau mà thôi, còn việc họ có ăn nằm với nhau như vợ chồng hay không thì rất khó có thể chứng minh vì việc này thường được giấu giếm, không công khai, hơn nữa còn phải xác định được thời điểm thụ thai có nằm trong khoảng thời gian hai người ăn nằm với nhau hay. Theo em, các văn bản pháp luật cần quy định chi tiết, cụ thể hơn về nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú, ví dụ như quy định về việc cung cấp chứng cứ, hoặc quy định thời gian mang thai tối đa và tối thiểu nhằm xác định thời điểm thụ thai đứa con (thời điểm người phụ nữ sinh con trừ ngược lại thời gian mang thai tối đa và tối thiểu), người đàn ông nào có quan hệ sinh lý với người mẹ trong thời gian có thể thụ thai đứa trẻ thì có thể suy đoán người đó là cha của đứa trẻ.
Tuy vậy, để bảo đảm quyền lợi cho cặp vợ chồng vô sinh và đứa trẻ thì căn cứ xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học theo Điều 21 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP cũng được xác định dựa trên nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con được quy định tại Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”. Tuy nhiên, trong trường hợp này sẽ nảy sinh nhiều vướng mắc về mặt pháp lý vì người phụ nữ mang thai hộ sau khi sinh đứa trẻ thì giấy chứng sinh của đứa trẻ đó sẽ ghi tên người đã trực tiếp sinh ra đứa trẻ là “người mang thai hộ” và sau đó, cán bộ hộ tịch khi làm giấy khai sinh sẽ dựa theo giấy chứng sinh để ghi họ tên người mẹ đứa trẻ, ở đây người mẹ đích thực của đứa trẻ lại không được xác nhận. Đối với người phụ nữ độc thân muốn có con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản thì chỉ được pháp luật cho phép nhận tinh trùng theo khoản 1 Điều 9 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP: “…Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng, phụ nữ sống độc thân có nhu cầu sinh con đã được cơ sở y tế xác định có noãn bảo đảm chất lượng để thụ thai.”, đồng thời, người phụ nữ độc thân còn phải được cơ sở y tế xác định là có noãn bảo đảm chất lượng để thụ thai.
Trong giấy khai sinh của đứa trẻ, UBND nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh ghi rừ họ tờn của hai vợ chồng trong giấy chứng nhận kết hụn là cha, mẹ đứa trẻ; hoặc ghi rừ họ tờn của người mẹ sinh con ngoài giỏ thỳ, hay họ tờn của người đàn ông được khai và tự nguyện nhận con sẽ là cha của đứa trẻ ngoài giá thú đó. Người đi đăng ký khai sinh phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để xác định về cá nhân người đó, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký theo quy định của phỏp luật, trừ trường hợp cỏn bộ tư phỏp hộ tịch biết rừ về nhân thân hoặc nơi cư trú của đương sự (Điều 9 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP). “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Toà án xác định” và theo điểm b Mục 5 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 thì: “…khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ.
Do người mẹ cháu bé đã bỏ đi biệt tích, không xác định được nơi cư trú, mặt khác vào thời điểm thụ lý yêu cầu đăng ký khai sinh chưa xác định được người cha hợp pháp của trẻ (do người cha và người mẹ cháu bé không đăng ký kết hôn và không tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp), vì vậy trường hợp này cần vận dụng quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP để xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ là Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ đang thực tế sinh sống. Vì chị Yến có nguyện vọng xác định anh Thanh (đã chết) là cha cho con của chị, cha mẹ anh Thanh thừa nhận cháu nội cho thấy việc nhận cha, con là tự nguyện và không có tranh chấp, nên việc xác định anh Thanh là cha của bé Ngọc được thực hiện theo thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con quy định tại Mục 6 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Như vậy, pháp luật nên quy định đầy đủ năm trường hợp được xác định là con chung của vợ chồng gồm: con do người vợ thụ thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân; con do người vợ thụ thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân; con do người vợ thụ thai và sinh ra trước thời kỳ hôn nhân nhưng được cha mẹ thừa nhận; con do người vợ thụ thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt trong một thời gian Luật định là 300 ngày; con do người vợ thụ thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt trong một khoảng thời gian luật định.
Theo đó, nếu đứa trẻ chưa được đăng ký khai sinh thì sau khi cha mẹ kết hôn, đứa trẻ đó được xác định là con chung của vợ chồng thông qua thủ tục đăng ký khai sinh; nếu đứa trẻ đã được đăng ký khai sinh và phần họ tên người cha vẫn để trống, thì sau khi cha mẹ kết hôn, căn cứ vào giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ, cán bộ hộ tịch sẽ bổ sung họ tên của người cha vào giấy khai sinh của đứa trẻ. Việc xác định cha, mẹ, con còn có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt xã hội và mặt pháp lý, ngoài tình cảm yêu thương, giữa các bên chủ thể còn hình thành các quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định, đây cũng chính là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quan hệ nhân thân và tài sản trong mối quan hệ giữa cha, mẹ và con.