1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Kỹ thuật nông lâm kết hợp nhằm cải tạo đất đồi núi

36 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 252,5 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "KỸ THUẬT NÔNG LÂM KẾT HỢP NHẰM CẢI TẠO ĐẤT ĐỒI NÚI" Trang 1 PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ Quan Sơn là huyện miền núi, vùng cao, biên giới, nằm về cực bắc của tỉnh Thanh Hóa. Huyện có địa hình bán sơn địa với tổng diện tích tự nhiên là 93.017,03 ha. Trong đó diện tích: + Đất nông nghiệp: 82.273,11 ha; chiếm 88,45% diện tích tự nhiên toàn huyện - Đất sản xuất nông nghiệp: 2.521,16 ha; chiếm 2,71%; - Đất cho sản xuất lâm nghiệp: 79.682,21 ha; chiếm 85,66%; + Đất phi nông nghiệp: 2.688,84 ha; chiếm 2,89%; + Đất chưa sử dụng: 8.055,08 ha; 8,66%. Với hơn 36.636 người sinh sống. Trong đó có 6 xã giáp vùng biên giới và có 4 dân tộc cùng sinh sống đó là: Thái, H.Mông, Kinh, Mường. Do trình độ dân trí chưa cao, sản xuất manh mún, đời sống gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển. Tình hình quản lý sử dụng đất đai trong những năm qua còn nhiều bất cập hiệu quả sử dụng đất chưa cao ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định đời sống nhân dân trong huyện. Trong khi đó đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là một trong những điều kiện không thể thiếu cho hoạt đông sản xuất và đời sống con người. Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài.Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước việc sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng tránh gây lãng phí hạn chế sự hủy hoại đất và tránh phá vỡ môi trường sinh thái. Ngành lâm nghiệp có tác dụng rất lớn đối với nền kinh tế có nhiều mặt không chỉ cung cấp đặc sản rừng mà còn tác dụng giữ đất, Trang 2 điều tiết nguồn nước, chống ô nhiễm môi trường, điều hòa khí hậu, phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và các giá trị cảnh quan, du lịch, văn hóa…Vậy mà những năm qua dường như con người đã lãng quyên ý nghĩa quan trọng đó, chỉ tập trung khai thác triệt để thỏa mãn nhu cầu trước mắt của mình. Đầu tiên là sự khai thác kiệt quệ những loài gỗ quý, có giá trị cao về mặt kinh tế và thẩm mỹ, làm giảm tính đa dạng sinh học, mất đi nguồn gen sinh vật quý và những giá trị văn hóa tổn tại trong nó mà còn làm xuất hiện hàng loạt các biến đổi tiêu cực của khí hậu như hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon hay sự xuất hiện của lũ quét gây thiệt hại nặng nề về người và của. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiến trên nên tôi chọn đề tài: “Kỹ thuật nông lâm kết hợp nhằm cải tạo đất đồi núi tại huyện Quan Sơn ” đề tài sẽ góp phần nghiên cứu và phát triển một số cây trồng có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng đất đồi núi dốc, của huyện Quan Sơn nói riêng và của tinh Thanh Hóa nói chung. Trong tương lai, che phủ đất sẽ giảm đáng kể nhu cầu sử dụng phân hoá học, như vậy sẽ tiết kiệm được năng lượng cần phải tiêu tốn để sản xuất ra các loại phân này. Điều này cũng đồng nghiã với việc giảm thải vào khí quyển các khí hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường. Sản phẩm nông nghiệp sẽ là những sản phẩm hữu cơ có độ an toàn cao. Môi trường sinh thái sẽ được cải thiện, sức khoẻ cộng đồng sẽ được đảm bảo. PHẦN B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Tổng quan tài liệu Mỗi một đất nước, một đơn vị hành chính từ tỉnh, huyện, xã đều có chiến lược phát triển cho tương lai. Nội dung xây dựng kỹ thuật nông lâm kết hợp là việc bố trí sử dụng đất đai ổn định lâu dài theo các mục đích khác nhau để thỏa mãn những nhu cầu lương thực và chất lượng, ngoài ra còn chú ý mở rộng diện tích đất canh tác, thay đổi giống cây trồng, Trang 3 vật nuôi cho năng suất cao hơn, thực hiện khuyến nông, khuyến lâm để lợi dụng tiềm năng đất đai một cách có hiệu quả nhất. 1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Quan Sơn TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Năm 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu Tổng diện tích tự nhiên 93.017,03 100 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 82.273,11 88,45 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 2.521,16 2,71 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.543,40 1,66 - Đất trồng lúa 1.195,10 1,28 - Đất bằng trồng cây hàng năm khác 348,3 0,37 1.1.2 Đất trồng cỏ 0,97 0,00 1.1.3 Đất trồng cây lâu năm 976,79 1,05 - Đất trồng cây ăn quả lâu năm 976,79 1,05 1.2 Đất lâm nghiệp 79.682,21 85,66 1.2.1 Đất rừng sản xuất 48.623,99 52,27 - Rừng tự nhiên 35.091,00 37,73 - Rừng trồng 9.816,73 10,55 - Đất trống 3.716,26 4,00 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 31.058,22 33,39 - Rừng tự nhiên 26.869,84 28,89 Trang 4 TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Năm 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu - Rừng trồng 1.513,46 1,63 - Đất trống 2.674,92 2,88 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 69,74 0,07 1.3.1 Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt 69,74 0,07 2 Đất phi nông nghiệp 2.688,84 2,89 2.1 Đất ở 367,07 0,39 2.1.1 Đất ở nông thôn 357,36 0,38 2.1.2 Đất ở đô thị 9,71 0,01 2.2 Đất chuyên dùng 550,79 0,59 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan CT sự nghiệp 14,45 0,02 2.2.2 Đất quốc phòng an ninh 12,18 0,01 2.2.3 Đất SX kinh doanh phi NN 3,71 0,00 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 520,45 0,56 2.4 Đất nghĩa địa 230,27 0,25 2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 1.540,71 1,66 3 Đất chưa sử dụng 8.055,08 8,66 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 426,46 0,46 - Đất đồi núi chưa sử dụng 6.197,88 6,66 Trang 5 TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Năm 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu 3.2 Núi đá không cây 1.430,74 1,54 Đất chưa sử dụng hiện nay là 8.055,08 ha (chiếm 8,66% DTTN) có thể khai thác cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và sử dụng vào các mục đích khác. 2. Tổng quan sử dụng kỹ thuật nông lâm kết hợp ở Quan Sơn 2.1 Kỹ thuât nông lâm kết hợp trên đất đồi núi thấp 2.1.1. Hình thức canh tác. Canh tác theo hình thức mô hình nông lâm kết hợp thường có diện tích đất từ 1,5 - 3 ha cho một hộ gia đình, bố trí trên một phần đồi hay cả quả đồi, cây trồng trên mô hình này được phân bổ như sau: * Rừng ở đỉnh và sườn cao, diện tích 1- 2 ha, trồng các loại cây lâm nghiệp như: Mỡ, bồ đề, bạch đàn, keo để lấy gỗ, giữ nước và ngăn chặn xói mòn, những năm đầu cây lâm nghiệp còn nhỏ ta có thể trồng xen các cay hoa màu ngắn ngày như dứa, đỗ, lạc để tận dụng,cải tạo đất, đồng thời chăm sóc và ngăn chặn cỏ dại cho cây trồng chính. * Diện tích 0,5 – 1 ha ở sườn đồi để làm nương ta có thể trồng lúa nước theo phương thức ruộng bực thang, có đào rãnh và đắp bờ đất ngang đốc để giữ nước. Nhiều nơi đã trồng xen đỗ lạc giữa các hàng cây hoặc các băng cây cốt khí hay cây gỗ, rộng 1 – 2m cách nhau 10 -15m ngang dốc để giữ nước, làm phân xanh hoặc lấy gỗ củi. Trang 6 * Ở chân đồi với diện tích từ 0,2– 0,3 ha, nơi thấp nhất, gần thung lũng, gần đường đi lại, bà con trồng các loại cam, chanh, bưởi, táo,ổi, quyết… và các cây có giá trị hàng hoá khác ở quanh nhà. Đối với hình thức canh tác trên đất đã bị bạc màu, thoái hoá, một số giải pháp kỹ thuật nhằm chống xói mòn, tăng năng suất cây trồng sau đây thường được áp dụng như sau: Giải pháp kỹ thuật Mô tả 1. Cải tạo đất nơi có địa hình dốc Hàng rào cây xanh Các loài cây họ đậu, cốt khí, đậu triều, Làm rãnh chống xói mòn Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống Tạo ruộng bậc thang khoảng cách nhỏ Dựa vào kinh nghiệm của địa phương Cây che phủ (lưu niên) Trồng cây ăn quả lưu niên (Nhãn, ải, xoài ) Trồng xen vụ cây lương thực Ngô, đậu, lạc . Bón phân hợp lý tăng độ phì của đất Bón các loại phân chuồng, phân xanh 2. Thâm canh cây lương thực Trồng các loài cây lương thực đã được cải thiện Các giống ngô, sắn, đậu lạc, ……… Bón phân cho cây trồng hợp lý Bón phân hữu cơ 3. Trồng cây ăn quả/ cây lưu niên Trang 7 Cải tạo các vườn cây ăn quả hiện có Các loài cây bản địa có giá trị kinh tế Đa dạng các loại cây ăn quả đã được cải tạo Trồng thâm canh các loại cây ăn quả 2.1.2. Lợi ích thu về từ các hình thức canh tác trên. * Lợi ích có được từ rừng trồng sau 5- 10 năm thu được khoảng 45 – 100 m3 gỗ làm nguyên liệu giấy trị giá 9 – 16 triệu đồng, bình quân 1,4 – 2 triệu đồng/năm, tuy không thu được lợi ngay, nhưng các năm đầu có sản phẩm trồng xen, cành lá và cây tỉa thưa để bán và đun nấu. * Lợi ích từ sườn và chân đồi từ việc làm nương dẫy cũng cho 1,2 – 2 tấn lương thực hàng năm để giải quyết cái ăn hàng ngày. Vườn cung cấp thực phẩm hàng ngày cho gia đình, ngoài ra còn có thể bán các nông sản, được 1,5 – 3 triệu đồng tiền mặt mỗi năm để mua sắm các thứ cần thiết. Như vậy là đất đai tuy xấu nhưng đã được sử dụng hợp lý và tổng hợp, biết áp dụng những biện pháp canh tác đất dốc đơn giản, có đầu tư cao hơn nhờ biết tận dụng lao động và thời gian tiềm năng sẵn có của gia đình mà đất đai được cải thiện, duy trì được độ màu mỡ để canh tác được lâu dài hơn. 2.2 Kỹ thuật nông lâm kết hợp sử dụng ở vùng đồi núi cao Diện tích đất đai ở khu vực vùng núi cao này chủ yếu là 2 nhóm đất: (1) Đất nâu vàng, loại đất này có màu phổ biến là nâu vàng, thành phần cơ giới nặng, tầng đất trung bình và dày thoát nước tốt, hình thát phẫu diện tương đối đồng nhất, cấu trúc khá tốt và bền. Tuy nhiên một số nơi đất đã bị rửa trôi xói mòn, thoái hoá do sử dụng không hợp lý đất trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng. Loại đất này thường thích hợp với cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp.(2) Đất mùn vàng đỏ trên núi, loại đất này nằm ở vùng núi cao. Trang 8 Do địa hình cao dốc hiểm trở nên đất thường bị xói mòn mạnh, mặt khác do quá trình phong hoá yếu nên đa số đất có phẫu diện không dày. Đất có phản ứng chua vừa đến ít chua, hàm lượng mùn cao. Đất mùn vàng đỏ trên núi thích hợp cho áp dụng các phương thức nông lâm kết hợpnhư sau: Áp dụng các kỹ thuật luân canh tốt như: Luân canh cây lương thực, cây hoa màu họ đậu. Canh tác và trồng các loại hoa màu dọc theo các đường đồng mức để chống xói mòn, giữ đất và giữ nước. Sử dụng toàn bộ chất hữu cơ dư thừa có sẵn (các phẩm vật dư thừa sau thu hoạch, phân động vật) để bón cho đất, chất hữu cơ có tác dụng cải tạo đất làm cho đất tơi xốp và tăng độ phì của đất. Đa dạng hoá cây trồng bao gồm cả trồng cây lâu năm. Cây lâu năm có giá trị phòng hộ đặc biệt trên đất dốc. Cây ăn quả và cây công nghiệp có thể được trồng thành các vườn nhỏ hoặc xen lẫn cây nông nghiệp, trồng rừng và bảo vệ rừng ở khu vực cao nhất của trang trại. Các khu rừng này vừa có tác dụng bảo vệ đất và nước đồng thời cho sản phẩm gỗ, củi phục vụ sinh hoạt. Bảo vệ đất trong giai đoạn bỏ hoá. Sử dụng các chất liệu che phủ mặt đất bảo vệ đất khỏi phơi ra nắng gắt, bị bào mòn do gió và mưa. Nuôi gia súc nhốt trong chuồng hay buộc tại chỗ. Vì chăn thả tự do có thể là nguyên nhân gây ra xói mòn ở vùng cao. Đồng thời bà con không kiểm soát được bệnh dịch của gia xúc, gia cẩm,và các vật nuôi dẽ bị chết rét về mùa đông. 3. Lợi ích từ các hệ thống nông lâm kết hợp. 3.1 Các lợi ích từ nông lâm kết hợp Trong thực tiễn sản xuất cũng như nhiều công trình nghiên cứu trung và dài hạn ở nhiều nơi trên thế giới đã cho thấy nông lâm kết hợp là một phương thức sử dụng tài nguyên tổng hợp có tiềm năng thoả mãn các yếu tố của phát triển nông thôn và miền núi bền vững. Các lợi ích mà nông lâm kết hợp có thể mang lại rất đa dạng, tuy nhiên có thể chia Trang 9 thành 2 nhóm nhóm các lợi ích trực tiếp cho đời sống cộng đồng và nhóm các lợi ích gián tiếp cho cộng đồng và xã hội. 3.2 Các lợi ích trực tiếp từ nông lâm kết hợp Lợi ích thứ nhất cung cấp lương thực và thực phẩm: Nhiều mô hình nông lâm kết hợp được hình thành và phát triển nhằm vào mục đích sản xuất nhiều loại lương thực thực phẩm, có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Điển hình là hệ thống vườn ao chuồng (VAC) được phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn ở nước ta. Ưu điểm của các hệ thống nông lâm kết hợp là có khả năng tạo ra sản phẩm lương thực và thực phẩm đa dạng trên một diện tích đất mà không yêu cầu đầu vào lớn. Lợi ích thứ 2 các sản phẩm từ cây thân gỗ: Việc kết hợp cây thân gỗ trên nông trại có thể tạo ra nhiều sản phẩm như gỗ, củi, tinh dầu, v.v. Để đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu cho hộ gia đình. Lợi ích thứ 3 tạo việc làm: Nông lâm kết hợp gồm nhiều thành phần canh tác đa dạng có tác dụng thu hút lao động, tạo thêm ngành nghề phụ cho nông dân. Lợi ích thứ 4 tăng thu nhập nông hộ: Với sự phong phú về sản phẩm đầu ra và ít đòi hỏi về đầu vào, các hệ thống nông lâm kết hợp dễ có khả năng đến lại thu nhập cao cho hộ gia đình. Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực: Nhờ có cấu trúc phức tạp, đa dạng được thiết kế nhằm làm tăng các quan hệ tương hỗ (có lợi) giữa các thành phần trong hệ thống, các hệ thống nông lâm kết hợp thường có tính ổn định cao trước các biến động bất lợi về điều kiện tự nhiên (như dịch sâu bệnh, hạn hán, v.v.). Sự đa dạng về loại sản phẩm đầu ra cũng góp phần giảm rủi ro về thị trường và giá cho nông hộ. 3.3. Các lợi ích từ nông lâm kết hợp trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Trang 10 [...]...3.3.1 Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên đất và nước Qua nhiều năm nghiên cứu nông lâm kết hợp phối hợp với các kết quả nghiên cứu về sinh thái học, nông nghiệp, lâm nghiệp và khoa học đất đã cho thấy các hệ thống nông lâm kết hợp nếu được thiết kế và quản lý thích hợp sẽ có khả năng giảm dòng chảy bề mặt và xói mòn đất duy trì độ mùn và cải thiện lý tính của đất và phát huy chu... cấp một phần lâm sản cho nông hộ, đồng thời nông lâm kết hợp có thể làm giảm tốc độ khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên Mặt khác, nông lâm kết hợp là phương thức tận dụng đất có hiệu quả nên làm giảm nhu cầu mở rộng đất nông nghiệp bằng khai hoang rừng Chính vì vậy mà canh tác nông lâm kết hợp sẽ làm giảm sức ép của con người vào rừng tự nhiên, giảm tốc độ phá rừng (Young,1997) Các hộ nông dân qua canh... phì của đất, tăng hiệu quả sử dụng đất và giảm sức ép của dân số gia tăng lên tài nguyên đất (Young, 1997) Bên cạnh đó, trong các hệ thống nông lâm kết hợp do hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng của cây trồng cao nên làm giảm nhu cầu bón phân hóa học, vì thế giảm nguy cơ ô nhiễm các nguồn nước ngầm (Young, 1997) 3.3.2 Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học Nông lâm kết hợp cung... trọng đối với đời sống nhân dân trong huyện Các biện pháp sử dụng đất rừng là tổng hợp các biện pháp như tái sinh, cải tạo, nuôi dưỡng rừng, kết hợp với các mô hình nông lâm kết hợp để sản xuất, kinh doanh sử dụng đất đồi một cách có hiệu quả nhất Đảm bảo cho việc sử dụng đất và kinh doanh rừng lâu dài liên tục đáp ứng tối đa nhu cầu cung cấp lâm sản đồng thời phát huy cao nhất tính năng phòng hộ rừng,... số giải pháp về kỹ thuật nhằm phục hồi khả năng sử dụng đất đồi núi tại huyện Quan Sơn 4.1 Lựa chọn kỹ thuật khai thác sử dụng thích hợp có hiệu quả Căn cứ vào điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, khả năng vốn đầu tư mà áp dụng các mô hình sản xuất hợp lý, kết hợp những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với những yêu cầu có tính nguyên tắc về môi trường, khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai theo các... xen cây hàng năm, diện tích cây hoa màu sử dụng hiệu quả đất, hạn chế sâu bệnh đảm bảo hiệu quả môi trường 5 Xác lập những kỹ thuật nông lâm kết hợp đặc trưng, phù hợp Tùy thuộc vào từng khu vực đất mà ta có hình thức canh tác khác nhau như phần đất dốc cần có biện pháp trồng xen canh một số loại cây họ đậu để góp phần cải tạo đất ở các vùng đất bị thoái hóa, đặc biệt là các vườn cây ăn trái Với phương... học kỹ thuật và vốn cho sản xuất, trong đầu tư sản xuất lương thực đóng vai trò thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong huyện Chú trọng đầu tư phát triển thị trường nông sản, khai thác tiềm năng thế mạnh, gắn sản xuất đi liền với thu mua nông sản phẩm trên địa bàn Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, đầu tư cho phát triển kinh tế đồi rừng thông qua các kỹ thuật nông lâm kết hợp phù hợp PHẦN C - KẾT... Vùng nông lâm kếp hợp đồng cỏ trăn nuôi xen kẽ các thung lũng Vùng trồng rừng và khoanh nuôi tái xinh trên đỉnh nơi có độ dốc trên 150 4.2 Kỹ thuật khai hoang Trong việc bảo vệ chống xói mòn đất thì kỹ thuật khai hoang là rất quan trọng, những vùng trồng cây lâu năm, nông lâm kết hợp áp dụng hình thức trồng theo băng, trong quá trình sử dụng tiếp tục mở rộng diện tích vừa có tác dụng che phủ đất, giữ... khoa học kỹ thuật trong những năm tới, cũng như khả năng về lao động và vốn đầu tư là cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng cải tạo đất đồi Trang 21 đem lại hiệu quả kinh tế kết hợp bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai và môi trường làm tăng diện tích đất sản xuất 2.1 Các nguyên nhân dẫn đến suy thoái đất 2.1.1 Thoái hóa đất do các yếu tố tự nhiên Quan Sơn là một huyện miền núi nên có... trên đất đồi nên đất đồi đang bị thoái hóa do phương thức canh tác cổ truyền như trồng độc canh, đốt rẫy trước mùa mưa 3 Đề xuất các biện pháp quy hoach sản xuất nông lâm nghiệp trên đất đồi núi tại huyện Quan Sơn 3.1 Biện pháp sử dụng đất đồi của huyện Quan Sơn Trang 25 Lâm nghiệp là ngành sản xuất chính của người dân huyện Quan Sơn, cũng là nguồn thu chủ yếu của người dân nơi này vì vậy sản xuất lâm . phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và sử dụng vào các mục đích khác. 2. Tổng quan sử dụng kỹ thuật nông lâm kết hợp ở Quan Sơn 2.1 Kỹ thuât nông lâm kết hợp trên đất đồi núi thấp 2.1.1. Hình. 1997). 3.3.2. Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Nông lâm kết hợp cung cấp một phần lâm sản cho nông hộ, đồng thời nông lâm kết hợp có thể làm giảm tốc độ khai thác lâm. nông lâm kết hợp phối hợp với các kết quả nghiên cứu về sinh thái học, nông nghiệp, lâm nghiệp và khoa học đất đã cho thấy các hệ thống nông lâm kết hợp nếu được thiết kế và quản lý thích hợp

Ngày đăng: 08/04/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w