III. Kết quả nghiên cứu.
5. Xác lập những kỹ thuật nông lâm kết hợp đặc trưng, phù hợp.
Tùy thuộc vào từng khu vực đất mà ta có hình thức canh tác khác nhau như phần đất dốc cần có biện pháp trồng xen canh một số loại cây họ đậu để góp phần cải tạo đất ở các vùng đất bị thoái hóa, đặc biệt là các vườn cây ăn trái.
Với phương pháp canh tác này, các loài cây lương thực được trồng giữa các băng cây họ đậu hoặc giữa các luống cỏ trên nương bậc thang. Hệ thống này vừa hạn chế xói mòn vừa
giữ được độ phì nhiêu của đất từ năm này qua năm khác. Những băng cây rừng, cây bụi hoặc dải cỏ được trồng dày có tác dụng như những vật chắn sống ngăn chặn sự rửa trôi của đất khi có mưa lớn. Những vật chắn sống được hình thành bằng những đai cây xanh làm cho đất luôn màu mỡ, rễ cây ăn sâu xuống đất và hút lấy chất dinh dưỡng. Lá cây họ đậu rụng xuống tạo thêm dinh dưỡng cho lớp đất mặt, ở đây lá cây đóng vai trò như là "phân xanh". Có rất nhiều loại cây có thể trồng dọc theo đường đồng mức, tuy nhiên cây họ đậu và cây bụi được trồng nhiều nhất, thông thường đây là những cây mọc nhanh và là nguồn phân xanh rất tốt.
5.1. Kỹ thuật trồng xen canh giữa các vườn cây
Cây họ đậu, cây cốt khí là một trong những loại cây có thể được trồng để tăng độ phì của đất, giảm xói mòn và làm chậm dòng chảy của nước, đồng thời nó còn mang lại những lợi ích khác như: Lá cây họ đậu và cây bụi có thể làm thức ăn cho gia súc như trâu, bò và dê. Đặc biệt khi mùa khô kéo dài, thức ăn gia súc khan hiếm thì nguồn thức ăn này rất hữu ích, hoặc để lam phân xanh phục vụ cho trồng trọt.
Bên Cạnh đó cây ở hàng rào còn cung cấp một nguồn củi tuyệt vời và còn cung cấp vật liệu cho xây dựng. Không những thế người nông dân không còn phải đi xa để lấy củi khi có nguồn gỗ củi dồi dào phát triển trên ruộng bậc thang gần nhà, ngoài ra củi thừa còn có thể bán lấy tiền chi tiêu vào việc khác.
Ở những mô hình sử dụng đất trồng hoặc khoanh nuôi phục hồi rừng cần tận dụng luống phát các cây họ đậu, cốt khí để che phủ đất, thân và lá có thể làm nguồn phân bón trực tiếp cho cây chính.
Muốn thực hiện được phương án đưa kỹ thuật nông lâm kết hợp, góp phần thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển phù hợp với địa bàn của huyện thì cần có các giải pháp để thực hiện như sau.
5.2.1. Các giải pháp phát triển sản xuất lâm nghiệp
Đối với sản xuất lâm nghiệp để tăng cường công tác bảo vệ diện tích rừng hiện có, ta cần tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân, nghiêm cấm các hoạt động khai thác rừng bừa bãi trong thời gian tới.
Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để làm tăng diện tích rừng khanh nuôi tái sinh phục hồi và diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn huyện.
Tận dụng các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình, các dự án phát triển lâm nghiệp, huy động các nguồn vốn từ trong dân.
Đê đáp ứng đủ được nhu cầu về giống cây lâm nghiệp của bà con trong những năm tới vì trong những năm tới nhu cầu về giống cây lâm nghiệp là khá lớn vì vậy để đáp ứng được mục tiêu đã đề ra cần liên hệ với công ty giống lâm nghiệp Thanh Hóa và các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp trong tỉnh để đảm bảo việc cung cấp giống có chất lượng tốt cho bà con.
5.2.2. các giải pháp phát triển nông nghiệp
Đối với sản xuất nông nghiệp cần xây dựng và mở rộng thêm hệ thống tưới tiêu đến khắp các diện tích đất cấy lúa, đáp ứng nhu cầu sản xuất cho người dân.
Để đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thử nghiệm trồng các loại giống mới có năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp để hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại…
Đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm phát triển các dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện, phát triển các giống cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây ăn quả, nông nghiệp, các cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao. Tập trung chỉ đạo sản xuất có hiệu quả, đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, lập kế hoạch phòng trống các thiên tai và dịch bệnh.
Ta nên xây dựng và phát triển mô hình nông lâm kết hợp, sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
Cần mở rộng quy mô chăn nuôi, đào tạo tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho người dân, tiến hành sản xuất giống tại địa phương để giảm bớt chi phí cho chăn nuôi và trồng trọt.
5.2.3. Các giải pháp về vốn đầu tư
Muốn đáp ứng được nhu cầu về vốn đảm bảo cho các hoạt động diễn ra đúng tiến độ thì ta cần huy động vốn từ mọi nguồn có thể nhưng nguồn vốn chủ yếu vẫn là từ hỗ trợ của nhà nước thông qua ngân hang và các chương trình phát triển nông thôn, đồng thời huy động vốn từ các tổ chức cá nhân quan tâm đến hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và huy động vốn từ trong dân. Các giải pháp cụ thể để huy động vốn là :
Phát triển các nguồn vốn trung và dài hạn có lãi suất ưu đãi
Thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng nông thôn, các dự án phát triển nông lâm nghiệp, liên hệ với các doanh nghiệp cho vay phân bón, giống cho các hoạt động sản xuất của người dân.
Phát triển các quỹ tín dụng nhân dân ban ngành, đoàn thể trong xã hội.
Đối với những khu vực đất trống đồi trọc thường ở xa, địa hình cao, giao thông đi lại khó khăn, các thông tin kĩ thuật lạc hậu, trình độ dân trí thấp, do vậy công tác khuyến nông, khuyến lâm chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật tới các xã vùng xâu, vùng xa trong huyện là rất cần thiết. Việc tái tạo phục hồi đất trống đồi núi trọc trong các năm tiếp theo là:
Cần tăng cường và củng cố lại đội ngũ cán bộ khuyến nông,khuyến lâm công tác tại cơ sở. Làng khuyến nông tự quản để góp phần sử dụng hệ thống canh tác đạt hiệu quả.
Đưa và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và phổ biến cho toàn bộ nhân dân , đặc biệt là các hộ được giao quyền sử dụng đất trống đồi núi trọc: Các loại giống mới, kỹ thuật bón phân, gieo trồng, phòng trừ sâu bệnh, các phương pháp cải tảo đất dốc. Xây dựng các mô hình trình diễn thí điểm, mở các lớp tập huấn, lựa chọn các mô hình có hiệu quả nhân rộng trên địa bàn các xã.
Tăng cường những chính sách đầu tư khoa học kỹ thuật và vốn cho sản xuất, trong đầu tư sản xuất lương thực đóng vai trò thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong huyện.
Chú trọng đầu tư phát triển thị trường nông sản, khai thác tiềm năng thế mạnh, gắn sản xuất đi liền với thu mua nông sản phẩm trên địa bàn.
Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, đầu tư cho phát triển kinh tế đồi rừng thông qua các kỹ thuật nông lâm kết hợp phù hợp
PHẦN C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua quá trình nghiên cứu tôi rút ra một số kết luận sau:
1.Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân tại huyện Quan Sơn chưa ổn định, nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên: Nguồn nước, điều kiện thời tiết, chưa có áp dụng khoa học kỹ thuật. Hầu hết người dân chưa được tập huấn về kỹ thuật canh tác.
2. Đối với ngành lâm nghiệp của huyện không đa dạng về chủng loại mà chủ yếu là rừng vầu, nứa, luồng nguyên nhân là do mưa lớn, đất xấu.
3. Đối với nghề chăn nuôi ở huyện chưa phát triển, còn manh mún, nhỏ lẻ và tự phát. Trong các trang trại chủ yếu trồng các cây xoài, nhãn, vải, ổi, mận…Và nuôi các con như dê, gà, lợn… Chăn nuôi còn theo phương pháp cổ truyền( Chăn thả tự do).
II.Kiến nghị.
1. Đối với UBND huyện.
Tạo điều kiện về nguồn vốn cho bà con như cho vay với lãi suất thấp và thời gian dài. Cần triển khai xây dựng mô hình mẫu tại một số địa phương trong huyện, sau đó giới thiệu, tập huấn cho người dân.
Tăng cường nguồn kỹ sư về các xã để đưa các giống mới và khoa học kỹ thuật tiên tiến đến với bà con dân bản.