Xuất các biện pháp quy hoach sản xuất nông lâm nghiệp trên đất đồi núi tại huyện Quan Sơn.

Một phần của tài liệu SKKN Kỹ thuật nông lâm kết hợp nhằm cải tạo đất đồi núi (Trang 25 - 29)

III. Kết quả nghiên cứu.

3.xuất các biện pháp quy hoach sản xuất nông lâm nghiệp trên đất đồi núi tại huyện Quan Sơn.

huyện Quan Sơn.

Lâm nghiệp là ngành sản xuất chính của người dân huyện Quan Sơn, cũng là nguồn thu chủ yếu của người dân nơi này vì vậy sản xuất lâm nghiệp có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống nhân dân trong huyện

Các biện pháp sử dụng đất rừng là tổng hợp các biện pháp như tái sinh, cải tạo, nuôi dưỡng rừng, kết hợp với các mô hình nông lâm kết hợp để sản xuất, kinh doanh sử dụng đất đồi một cách có hiệu quả nhất. Đảm bảo cho việc sử dụng đất và kinh doanh rừng lâu dài liên tục đáp ứng tối đa nhu cầu cung cấp lâm sản đồng thời phát huy cao nhất tính năng phòng hộ rừng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện.

3.1.1. Trồng rừng

Biện pháp trồng rừng được áp dụng trên những diện tích đất trống chưa sử dụng, trồng các loại cây như: lát, đinh , sến, táu… trên đỉnh đồi nơi có độ dốc cao, còn xoan, keo lai, sao đen, luồng…. trồng ở diện tích đất có độ dốc thấp hơn.

Trong những năm đầu tiên ta sẽ trồng xen canh các lọai hoa màu ngắn ngày để han chế xói mòn, rửa trôi cải tạo đất như như lạc, ngô, sắn….đặc biệt là các cây họ đậu vì nó có khả năng cố định và tự tổng hợp đạm.

3.1.2. Khoanh nuôi phục hồi rừng.

Trên địa bàn huyện chủ yếu là đất rừng tự nhiên đã bị khai thác cạn kiệt nhằm tận dụng khả năng tái sinh và diễn thế rừng tự nhiên trên diện tích đất trống có khả năng tự phục hồi thì tiến hành khoanh nuôi bảo vệ để phục hồi rừng. Biện pháp chính là ngăn chặn các tác động từ bên ngoài như chặt phá, chăn thả gia súc…Có một số diện tích nên tiến hành trồng dặm để tăng nhanh độ che phủ của rừng.

Bên cạnh diện tích rừng trồng, trên địa bàn huyện còn phần lớn diện tích rừng tự nhiên phòng hộ và rừng non mới phục hồi đây chủ yếu là rừng nghèo, rừng non mới phục hồi có trữ lượng thấp vì vậy cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật cây trồng nhằm nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, phát huy tốt hơn vai trò phòng hộ của diện tích này và góp phần cung cấp gỗ củi và các lâm sản khác.

Ở huyện Quan Sơn đối tượng cần áp dụng các biện pháp cải tạo nuôi dưỡng là toàn diện tích rừng tự nhiên, rừng khoanh nuôi phục hồi có trên địa bàn huyện. Với các biện pháp kỹ thuật chính là dọn vệ sinh rừng thường xuyên, phát dọn dây leo, bụi rậm, loại bỏ cây sâu bệnh, loại bỏ dần các cây phi mục đích và bổ sung cây mục đích, đông thời tăng cường công tác bảo vệ tránh những tác động có hại vào rừng, ngăn chặn lửa rừng.

3.2. Biện pháp sản xuất nông nghiệp của huyện.

Khi xã hội ngày càng phát triển dân số tăng lên thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm lại càng cao nhưng diện tích đất sản xuât nông nghiệp lại có hạn vì vậy để đáp ứng được nhu cầu của con người thì cần những biện pháp nâng cao năng suất cây trồng.

3.2.1.Biện pháp trồng cây hoa màu.

Trên địa bàn của huyện chủ yếu là đất đồi núi nên phù hợp với những loại cây trồng như: Rau xanh, ngô, đỗ tương, khoai, sắn, lạc… Đây cũng là những loại cây trồng được người dân lựa chọn và trồng từ lâu nên khá phù hợp điều kiện địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân.

3.2.2. Biện pháp trồng cây lúa nước

Do thiếu nước nên trên địa bàn huyện vẫn còn diện tích đất canh tác lúa nước có một vụ còn một vụ bỏ hoang. Vì vậy huyện tạo điều kiện hỗ trợ dân làm hệ thống nước, để tạo điền kiện cho bà con có thể trồng được hai vụ lúa trên năm hoặc áp dụng kỹ thuật luân

canh cây trồng để tránh diện tích đất bị bỏ hoang, đồng thời tao them thu nhập, bên canh đó luân canh cây trồng còn có tác dụng cải tạo đất, phòng trừ được một số loại sau bệnh cho cây trồng vụ sau.

Để phát triển trồng cây lúa nước đạt năng xuất cao, bà con nên áp dụng biện pháp kỹ thuật như: đưa giống mới vào, tăng cương lượng phân bón, bón đúng thời kì…

3.2.3. Biện pháp trồng cây ăn quả:

Các loại cây ăn quả thường được bà con trong huyện trồng như: Nhãn, vải, xoài, dừa, mít,mận…. những loại cây trồng được người dân lựa chọn và trồng từ lâu nên khá phù hợp điều kiện của huyện. Ngoài ra bà con có thể mạnh dạn đưa các giống cây ăn quả như ổi tứ quý, táo, cam sành, quýt….trồng thí điểm vì đây cũng là một trong những loại quả có giá trị kinh tế cao trên thị trường được dân tiêu thụ nhiều.

3.3. Biện pháp phát triển chăn nuôi:

Để phát triển ngành chăn nuôi của huyện trong những năm tới nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi như: Mô hình nuôi lợn cỏ, gà đồi, chăn nuôi đại gia súc tạo thu nhập hàng năm và đồng thời giải quyết nhu cầu sức kéo cho người dân và nguồn phân bón cho cây trồng.

Cần tiến hành xây dựng và vệ sinh lại cho khu chuồng trại, khu chuồng trại cần cao ráo thoáng mát sạch sẽ về mùa hề, ấm áp về mua đông.

Thường xuyên tiêm phòng các dịch bệnh cho gia súc, gia cầm vật nuôi theo đúng định kỳ.

Phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung, nhốt, tránh chắn nuôi theo phương pháp chăn thả tự do và mở rộng các mô hình chăn nuôi trạng trại.

Một phần của tài liệu SKKN Kỹ thuật nông lâm kết hợp nhằm cải tạo đất đồi núi (Trang 25 - 29)