1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình nông lâm kết hợp tại xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.

78 636 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 880,66 KB

Nội dung

Sau đây là một số khái niệm khác nhau được phát triển cho đến hiện nay: Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai vững bền làm làm gia tăng sức sản xuất tổng thể của đất đai, phố

Trang 1

-

TRIỆU THỊ HUỆ

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NLKH TẠI XÃ ĐỘNG ĐẠT HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp

Khoa : Lâm nghiệp

Khóa học : 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 2

-

TRIỆU THỊ HUỆ

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NLKH TẠI XÃ ĐỘNG ĐẠT HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp

Khóa học : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : TS Đàm Văn Vinh

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, của giáo viên hướng dẫn và xuất phát từ nguyện vọng của bản thân Tôi được thực tập tại xã Động Đạt - Huyện Phú Lương - tỉnh Thái

Nguyên với đề tài : “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình NLKH tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”

Trong quá trình thực hiện chuyên đề, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiêm khoa Lâm Nghiệp và sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong suốt 4 năm học vừa qua

Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo Đặc biệt, tôi xin cảm ơn thầy giáo, Tiến

sĩ Đàm Văn Vinh, người đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ủy Ban Nhân Dân và bà con nhân dân

xã Động Đạt đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại xã

Tôi cũng xin gửi lời biết ơn đến gia đình, người dân và ban bè đã động viên giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập vừa qua

Do thời gian thực tập và điều kiện có hạn nên đề tài nghiên cứu của tôi khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để chuyên đề của tôi hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Thái nguyên, tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Triệu Thị Huệ

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực Chưa công bố trên các tài liê ̣u, nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chi ̣u trách nhiê ̣m !

Thái Nguyên, ngày 29 tháng 5 năm 2015

TS Đa ̀m Văn Vinh Triê ̣u Thi ̣ Huê ̣

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN

Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi hô ̣i

đồng chấm yêu cầu!

(Ký, họ và tên)

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Động Đạt 11

Biểu 4.1 Các dạng mô hình NLKH chủ yếu tại xã Động Đạt 19

Bảng 4.2: Phân nhóm kinh tế hộ của các hộ được điều tra 21

Bảng 4.3: Phân các dạng mô hình NLKH được điều tra tại xã Động Đạt 21

Bảng 4.4 Bảng phân bố các dạng NLKH theo diện tích 24

Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của các dạng mô hình NLKH 26

Bảng 4.6: Phân bố các dạng hệ thống NLKH theo mức thu nhập /ha/năm 27

Bảng 4.7: Cơ cấu thu nhập của các dạng mô hình 29

Bảng 4.8 Cơ cấu chi phí các dạng mô hình NLKH 29

Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế từ các thành phần trong hệ thống/1 ĐVTT 30

Bảng 4.10: Tiêu chí đánh giá xếp hạng các dạng hệ thống 31

Bảng 4.11 Hiệu quả giải quyết công ăn việc làm 33

Bảng 4.12 Đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm của hệ thống 34

Bảng 4.13: Cơ cấu sử dụng đất mô hình R – V – C của hộ gia đình ông Lý Văn Hợi 37

Bảng 4.14: Cơ cấu sử dụng đất mô hình V – C – Rg của hộ gia đình bà Lê Thị Miền 43

Bảng 4.15: Cơ cấu sử dụng đất mô hình R – CAQ - A – C của hộ gia đình ông Bùi Văn Toan 45

Bảng 4.16: Kết quả phân tích vai trò của các tổ chức đến vấn đề phát triển các hệ thống NLKH tại xã Động Đạt 48

Bảng 4.17: Đánh giá lựa chọn cây lâm nghiệp 52

Bảng 4.18: Đánh gía lựa chọn cây ăn quả 53

Bảng 4.19: Đánh giá lựa chọn vật nuôi 54

Bảng 4.20: Đánh giá lựa chọn cây nông nghiệp 55

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 4.1 Sơ đồ lát cắt hệ thống : R – V – C 42

Hình 4.2: Sơ đồ lát cắt mô hình V - C - Rg 44

Hình 4.3 Sơ đồ lát cắt của mô hình R – CAQ – A – C 47

Hình 4.4 Sơ đồ VENN biểu hiện mối quan hệ của các tổ chức xã hội 50

Trang 7

NLN : Nông lâm nghiệp

NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

V - A - C : Vườn - Ao - Chuồng

R – V - C : Rừng - Vườn - Chuồng

R - V : Rừng - Vườn

CAQ - Chè - C : Cây ăn quả - Chè - Chuồng

V – C - Rg : Vườn - Chuồng - Ruộng

R - CAQ - A - C : Rừng – Cây ăn quả - Ao - Chuồng

V - A - C - Rg : Vườn - Ao - Chuồng - Ruộng

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Ý nghĩa đề tài 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học 4

2.1.1 Một số khái niệm về NLKH 4

2.1.2 Đặc điểm về hệ thống NLKH 5

2.2 Tình hình nghiên cứu NLKH trong nước và ngoài nước 7

2.2.1 Tình hình nghiên cứu NLKH trên thế giới 7

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 9

2.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 10

2.3.1 Điều kiện tự nhiên xã Động Đạt 10

2.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội 12

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 14

3.2.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu 14

3.2.3 Thời gian tiến hành nghiên cứu 14

3.3 Nội dung nghiên cứu 14

3.4 Phương pháp nghiên cứu 14

3.4.1 Công tác ngoại nghiệp 14

3.4.2 Công ta ́ c nội nghiệp 16

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUÂ ̣N 18

Trang 9

4.1 Tình hình sản xuất NLKH tại khu vực nghiên cứu 18

4.1.1 Khái quát tình hình phát triển nông lâm kết hợp tại xã Động Đạt 18

4.1.2 Kết quả điều tra và phân loại hệ thống NLKH tại xã Động Đạt 19

4.2 Đánh giá hiệu quả các hệ thống NLKH trên địa bàn xã 24

4.2.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hệ thống NLKH tại xã Động Đạt 24

4.2.2 Đánh giá các dạng mô hình bằng phương pháp có sự tham gia 31

4.2.3 Hiệu quả về mặt xã hội 32

4.2.4 Hiệu quả về mặt môi trường 35

4.3 Kết quả khảo sát một số hệ thống NLKH điển hình 36

4.3.1 Mô hình 1: R – V – C 37

4.3.2 Mô hình 2: V – C – Rg 43

4.3.3 Mô hình 3: R – CAQ - A – C 45

4.4 Đánh giá những khó khăn, thuận lợi cho phát triển mô hình NLKH tại xã Động Đạt 48

4.4.1 Vai trò của các tổ chức xã hội 48

4.4.2 Phân tích sơ đồ SWOT về việc phát triển hệ thống NLKH tại xã Động Đạt 51

4.5 Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển NLKH 52

4.5.1 Lựa chọn cây trồng vật nuôi xác định cơ cấu cây trồng hợp lý 52

4.5.2 Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững các mô hình NLKH trong toàn xã 55

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

5.1 Kết luận 60

5.2 Kiến nghị 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 10

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 2/3 dân số sống ở vùng nông thôn Tổng diện tích đất tự nhiên là 33.091039 ha (2013), trong đó đất đồi núi chiếm khoảng ¾ diện tích cả nước.Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm,điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi đã làm cho thảm thực vật rừng vô cùng phong phú về chủng loại và đa dạng sinh học cao, đặc biệt đối với cây trồng, vât nuôi có điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt Đây

có thể coi là tiềm năng lớn cho phát triển nông – lâm nghiệp, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta

Bên cạnh những thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi, cũng có nhiều khó khăn như: Thiên tai, tài nguyên rừng bị suy thoái, dịch bệnh phát triển nhanh

và nhiều loại, trình độ khoa học kĩ thuật còn nhiều hạn chế, chủ yếu là lao động thủ công Nhiều nơi người dân chủ yếu sống theo phương thức du canh,

du cư hay canh tác độc canh làm cho nhiều nguồn tài nguyên đất bị suy thoái nghiêm trọng dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi Nhiều diện tích đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp bị suy thoái, làm giảm độ phì dẫn đến năng suất cây trồng ngày càng suy giảm

Đứng trước thực trạng đó, trong những năm qua, nhà nước đã hoàn thành công tác quy hoạch sử dụng đất và đưa ra một số chủ trương đánh giá như sau: Chính sách giao đất giao rừng, đầu tư vốn kỹ thuật giúp phát triển nông – lâm nghiệp thông qua các chương trình dự án của nhà nước

Chính vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải giải quyết vấn đề phủ xanh đất trống đồi trọc bằng các hệ thống canh tác, đưa vào đó các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống nhân dân, tạo công ăn việc làm, đảm bảo môi trường sinh thái bền vững

Trang 11

Trong các hệ thống sử dụng đất nâng cao hiệu quả kinh tế, tận dụng đất đai, góp phần sử dụng đất bền vũng hiện nay là nông lâm kết hợp (NLKH) Đây là phương thức sử dụng đất tổng hợp giữa lâm nghiệp với nông nghiệp Phương thức sản xuất này có nhiều ưu điểm, đảm bảo sử dụng đất một cách tốt nhất, đảm bảo tính an toàn về môi trường được người dân các vùng chấp nhận

Xã Động Đạt nằm ở phía bắc của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 3988,71 ha Vì là một

xã miền núi nên chưa có điều kiện phát triển các ngành công nghiệp mới, thương mại, dịch vụ mà chủ yếu phát triển ngành nông, lâm nghiệp Do đó cần phải phát triển hệ thống nông – lâm nghiệp (NLN) theo hướng nông lâm nghiệp tiên tiến

Để giúp người dân xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên,

có được những giải pháp hữu ích để thiết kế xây dựng các hệ thống NLKH tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần ổn định đời sống nhân dân

là việc làm cần thiết Chính vì suy nghĩ này mà tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

“Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình NLKH tại xã Động

Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” Để từ đó nhằm đánh giá được

hiệu quả của các mô hình và nhân rộng, đề xuất các giải pháp phát triển các

mô hình NLKH trong toàn xã, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo

vệ môi trường tại địa phương

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu một số hệ thống NLKH ở xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên để tìm ra những tiềm năng và hạn chế, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển một số hệ thống NLKH có hiệu quả về kinh tế và môi trường tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Trang 12

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được hiệu quả những hệ thống NLKH điển hình

- Đề xuất được các giải pháp phát triển NLKH nhằm nâng cao hiệu quả, tính bền vững và nhân rộng các mô hình NLKH

- Xác định được những tiềm năng, những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển NLKH

1.4 Ý nghĩa đề tài

* Ý nghiễn trong học tập và nghiên cứu khoa học

Kết quả nghiên cứu đề tài giúp tôi củng cố lại kiến thức đã học, có thêm cơ hội kiểm chứng lại những lý thuyết đã học trong nhà trường theo đúng phương châm học đi đôi với hành Giúp tôi làm quen với việc nghiên cứu khoa học, với công việc thực tế Học hỏi chia sẻ kinh nghiệm từ người dân, nắm bắt được phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân

* Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

Kết quả nghiên cứu đã đưa ra hiệu quả mà những hệ thống NLKH đã chỉ ra những tiềm năng, hạn chế và mong muốn của người dân trong việc xây dựng hệ thống NLKH Qua đó làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển một số hệ thống NLKH trên địa bàn xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Từ đó phần nào giúp cho các cấp chính quyền địa phương trong việc hoạch định các chính sách hỗ trợ phát triển những hệ thống NLKH có hiệu quả cao

Trang 13

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Một số khái niệm về NLKH

Nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học mới được đề xuất vào thập

niên 1960 bởi Keng (1969) Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau được phát triển để diễn tả hiểu biết rõ hơn về nông lâm kết hợp Sau đây là một số khái niệm khác nhau được phát triển cho đến hiện nay:

Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai vững bền làm làm

gia tăng sức sản xuất tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng và/ hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất và áp dụng các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa phương (Benn và các cộng sự, 1977)

Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản

phẩm rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương (PCARRD, 1979)

Nông lâm kết hợp là tên chung của những hệ thống sử dụng đất trong

đó các cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp…) được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích quy hoạch đất với hoa màu và/ hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay theo thời gian Trong các hệ thống nông lâm kết hợp có mối tác động hỗ tương qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng (Lundgren và Raintree, 1982).[15]

Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý tài nguyên đăt cơ sở trên

đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững sự sản xuất cho gia tăng

Trang 14

các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường sinh thái của các mức độ nông trại

kinh tế hộ nhỏ đến “kinh tế trang trại” Một cách đơn giản, Nông lâm kết hợp

là trồng cây trên nông trại (ICRAP, 1997)

Những khái niệm trên mô tả đơn giản hệ thống NLKH như là một loạt các hướng dẫn cho một sự sử dụng đất liên tục Ngày nay nó được xem như là một ngành nghề và một cách tiếp cận về sử dụng đất trong đó đã phối hợp sự

đa dạng của quản lý tài nguyên một cách bền vững

- Chú trọng sử dụng các loài cây địa phương, đa dụng

- Hệ thống đặc biệt thích hợp cho điều kiện hoàn cảnh dễ bị thoái hóa

- Tạo nên một hệ thống quản lý đất đai bền vững

- Gia tăng năng suất và dịch vụ trên một đơn vị diện tích sản xuất

Trang 15

- Sắp xếp hoa màu cách tác phù hợp giữa nhiều thành phần cây lâu năm hoa màu và hay vật nuôi theo không gian và thời gian trên cùng một diện tích đất

- Đóng góp vào phát triển cho các cộng đồng dân cư về các mặt dân sinh, kinh tế và hoàn cảnh sinh thái mà vẫn tương thích với các đặc điểm văn hoá, xã hội của họ

- Kỹ thuật của nó mang đậm nét bảo tồn sinh thái môi trường

- Gia tăng năng suất và dịch vụ trên một đơn vị diện tích sản xuất

- Sắp xếp hoa màu cách tác phù hợp giữa nhiều thành phần cây lâu năm hoa màu và/ hay vật nuôi theo không gian và thời gian trên cùng một diện tích đất

- Đóng góp vào phát triển cho các cộng đồng dân cư về các mặt dân sinh, kinh tế và hoàn cảnh sinh thái mà vẫn tương thích với các đặc điểm văn hoá, xã hội của họ

- Kỹ thuật của nó mang đậm nét bảo tồn sinh thái môi trường

- Một hệ thống NLKH có ít nhất 2 hoặc nhiều sản phẩm đầu ra

- Chu kỳ sản xuất hệ thống NLKH thường dài hơn 1 năm

- Đa dạng hơn về sinh thái (cấu trúc và nhiệm vụ) và về kinh tế so với canh tác độc canh

- Cần phải có một mối quan hệ hỗ tương có ý nghĩa giữa thành phần cây gỗ và các thành phần khác

- Trong các hệ thống Nông lâm kết hợp sự hiện diện của các mối quan

hệ tương hỗ gồm về sinh thái và kinh tế giữa các thành phần của hệ thống là đặc điểm cơ bản

Trang 16

2.2 Tình hình nghiên cứu NLKH trong nước và ngoài nước

2.2.1 Tình hình nghiên cứu NLKH trên thế giới

Trên thế giới các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu hệ thống canh tac vùng đồi núi theo hướng đa dạng hóa cây trồng, chóng xói mòn, bảo vệ đất đai, xây dựng hệ thống canh tác lâu bền trên đất dốc trong đó chủ yếu bằng phương pháp NLKH Hệ thống canh tác nương rẫy, vườn rừng NLKH mà trong đó các thành phần gồm cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày được đưa vào kinh doanh trong các hộ gia đình

Vào cuối thập niên 70 và các năm đầu thập niên 80 sự suy thoái tài nguyên môi trường toàn cầu nhất là nạn phá rừng đã trở thành mối quan tâm

lo lắng lớn nhất của toàn xã hội Sự phát triển của nương rẫy đi cùng với áp lực dân số, sự phát triển của nông nghiệp thâm canh hóa học, độc canh trên quy mô lớn và khai lâm sản là những nguyê nhân chủ yếu gây ra sự mất rừng, suy thoái đất đai và giảm tính đa dạng sinh học

Theo ước tính của (FAO,1995) [11], du canh là nguyên nhân tạo ra hơn 70% cấu tổng diện tích rừng nhiệt đới bị mất ở Châu Phi, diện tích đất rừng

bị bỏ hóa sau nương rẫy chiếm 26,5% diện tích rừng khép tán lại ở Châu Phi khoảng 16% ở Châu Mỹ La Tinh và 22,7% ở khu vực nhiệt đới của Châu Á

Để giảm sự suy thoái tài nguyên môi trường toàn cầu nạn đốt nương làm rẫy, gây mất cân bằng sinh thái, đã làm cho nhiều nghiên cứu về các phương thức canh tác khác nhau nhưng cùng chung mục đích làm giảm suy thoái đất, bảo

vệ môi trường tang cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo tính chất bền vững Trong

đó phải kể đến những phương thức làm tiền đề cho những hệ thống NLKH sau này được hình thành

Theo King (1987), cho đến thời trung cổ ở Châu Âu, vẫn tồn tại một tập quán phổ biến là “chặt và đốt” rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông nghiệp hoặc sau khi thu hoạch nông nghiệp Hệ thống canh tác

Trang 17

này vẫn tồn tại ở Phần Lan cho đến cuối thế kỷ 19 và vẫn còn ở một số vùng của Đức đến tận những năm 1920 [12]

Vào cuối thế kỉ XIX hệ thống taunya bắt đầu phát triển rộng rãi ở Myanma dưới sự bảo vệ của thực dân Anh trong các đồn điền trồng gỗ tếch, người lao động được phép trồng các cây lương thực giữa các hàng cây chưa khép tán để giải quyết nhu cầu lương thực hàng năm, phương pháp này sau đó được áp dụng rộng rãi ở Ấn Độ và Nam Phi Những nghiên cứu phát triển hệ thống được thực hiện bởi các nhà lâm nghiệp với việc luôn cố gắng đảm bảo các nguyên tắc:

+ Giảm thiểu hoặc không gây tổn hại đến các loại cây trồng là đối tượng cung cấp sản phẩm chủ yếu trong hệ thống

+ Sinh trưởng của cây rừng trồng không bị hạn chế bởi cây nông nghiệp + Tối ưu hóa thời gian canh tác từ cây trồng nông nghiệp sẽ đảm bảo tỷ

lệ sống và tốc độ sinh trưởng nhanh của cây thân gỗ

+ Loại bỏ rừng trồng có khả năng cạnh tranh với các loại cây nông nghiệp

+ Tối ưu hóa mật độ để đảm bảo sinh trưởng lien tục của cây trồng thân

gỗ Chính vì vậy mà hệ thống này chưa được xem xét như một hệ thống quản

lý sử dụng đất có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp (Nair, 1987).[13]

Ở Thụy Sỹ hình thức NLKH được sử dụng sớm như ỏ Đức và Phần Lan nhưng nó trở thành phổ biến sau năm 1973

Ở Mỹ hình thức sản xuất NLKH còn được thực hiện ở các ngành chăn nuôi, chăn nuôi gia xúc trong rừng ở Mỹ rất phổ biến

- Ở Philippin, chương trình nông lâm kết hợp được áp dụng trên diện tích lớn do công ty sản xuất bột và giấy tổ chức vào năm 1968

Thông qua sự phát triển những hệ thống NLKH ở cac nước trên thế giới, chúng ta biết được rằng NLKH được phát triển từ rất sớm và đã được các nước chú trọng áp dụng để có được hệ thống NLKH với quy mô và phương thức kết hợp đa dạng phong phú tạo hiệu quả cao

Trang 18

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán NLKH đã có ở Việt Nam từ rất lâu Từ thập niên 60, song song với phong trào phát triển thi đua sản xuất, hệ sinh thái Vườn – Ao – Chuồng (VAC) được phát triển mạnh

mẽ ở miền Bắc và lan rộng cả nước với nhiều biến thể khác nhau phù hợp cho từng vùng sinh thái cụ thể Tiếp đó là hệ thống Rừng – Vườn – Ao – Chuồng (RVAC) và vườn đồi được phát triển mạnh mẽ ở khu vực miền núi Các hệ thống rừng ngập mặn - nuôi trồng thủy sản cũng được phát triển mạnh

mẽ ở Duyên Hải Miền Trung và miền Nam Nhiều dự án đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội - môi trường và đã giới thiệu về các mô hình canh tác trên đất dốc theo đường đòng mức (SALT) ở một số khu vực miền núi, như: Hệ thống canh tác xen băng (SALT1), hệ thong nông lâm đồng

cỏ (SALT2)…

Hệ thống NLKH đang tồn tại ở Việt Nam như: R.V.A.C, V.A.C ,R.V.A.C.Rg, R.V,…đang ngày càng phát huy hiệu quả, nhiều hộ gia đình đã vươn lên giàu nhờ mô hình NLKH

Báo cáo kết quả thực hiện dự án (1997) tại huyện Na Rì – Bắc Kạn trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên chủ trì dự án Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm góp phần ổn định nông thôn vùng cao

Dự án đã thiết kế 26 mô hình SALT đua các giống cây ăn quả và đặc sản có giá trị kinh tế cao, cây lâm nghiệp trồng xen giữa cây họ đậu và cây lương thực Kết quả cho thấy cây ăn quả có tỷ lệ sống 55%, các cây khác có tỷ lệ sống 80 - 83% sinh trưởng phát triển tốt.Qua kết quả đánh giá sơ bộ các hệ thống NLKH la thành công cần được nhân rộng

Các hệ thống NLKH điển hình trong nước đã tổng kết bởi (FAO và 2

RR, 1995)

Các chương trình nghiên cứu để phát triển các hệ thống NLKH được thực hiện trên quan điểm dựa vào người dân có người dân tham gia, coi trọng

Trang 19

kiến thức bản địa của người dân địa phương Từ lẽ đó ở Việt Nam hiện nay các hệ thống NLKH đã trở nên quen thuộc hơn với người dân và đang ngày càng phát huy hiệu quả bảo vệ đất, nước, môi trường sinh thái, tăng năng xuất cây trồng góp phần ổn định cuộc sống nâng cao hiệu quả kinh tế người dân tham gia

2.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu

2.3.1 Điều kiện tự nhiên xã Động Đạt

a, Vị trí địa lý

Xã Động Đạt nằm ở phía Bắc của huyện Phú Lương có trục đường quốc lộ 3 chạy qua, cách trung tâm thành phố 25km Ranh giới hành chính xã như sau:

- Phía đông giáp xã Yên Lạc, huyện Phú Lương

- Phía tây giáp x ã Phúc Lương , huyện Đa ̣i Từ, xã Hợp Thành, Phủ Lý,

huyê ̣n Phú Lương

- Phía nam giáp xã Phấn Mễ, Thị trấn Đu, huyện Phú Lương

- Phía bắc giáp xã Yên Đổ, huyện Phú Lương

Xã Động Đạt là một xã miền núi có địa hình phức tạp Đồi , núi dạng bát

úp kéo dài thành dải dọc theo hướng Bắc Nam Đất chủ yếu phát triển trên đá vôi…Ferarit đỏ, vàng, nâu, đất núi đá thích hợp cho phát triển nông lâm nghiệp

b, Khí hậu, thủy văn:

- Khí hậu:

 Khí hậu của xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa , mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, thời tiết hanh khô, thườ ng có các đợt gió mùa đông bắc , nhiê ̣t đô ̣ xuống thấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gia súc và làm cho cây trồng không phát triển

 Nhiệt đô ̣ trung bình trong năm ở xã (theo số liê ̣u quan trắc ) là 22o

C, nhiê ̣t đô ̣ cao nhất (vào tháng 7) có ngày lên tới 38o

C và thấp nhất vào tháng (12) có ngày xuống tới 3oC

 Lượng mưa trung bình đa ̣t 2000mm/năm, song lượng mưa phân bố không đều - lượng mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm tới 90%

Trang 20

 Về đặc điểm thời tiết ở Động Đạt , tương đối thuâ ̣n lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi

- Thủy văn:

Nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp của xã là do con song bắt nguồn từ Chợ Mới - Bắc Kạn cung cấp và một số hồ ngăn lại từ các con suối nhỏ

3 Đất chƣa sử dụng CSD 37,99

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0,05 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 20,67 3.3 Đất núi đá không có rừng cây NCS 17,27

(Nguồn: Số liệu thống kê năm 2013 xã Động Đạt)

Trang 21

2.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội

- Về sản xuất lâm nghiệp

Xã đã tập trung chỉ đạo tuyên truyền vận động nhân dân trồng rừng, chăm sóc bảo vệ tốt đất rừng hiện có, không chặt phá rừng trái phép, thường xuyên kiểm tra việc mua bán, vận động lâm sản trái phép, chủ động công tác phòng cháy rừng vào mùa khô

- Về nông nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng là 1864ha

Cây trồng chính chủ yếu là cây lúa, ngô, khoai Ngoài ra còn có bí, các loại rau…đem lại thu nhập lớn cho bà con

- Cơ sở hạ tầng

+ Nguồn điện : Toàn xã có 4 trạm điện hạ thế, hiện nay 100% dân cư

trong xã được sử dụng điện lưới quốc gia

+ Hệ thống giao thông: Xã có một tuyến đường giao thông chính đi qua

là quốc lộ 3 với 6km chạy dọc qua xã Luôn quản lý tốt 71,82km đường giao thông trên địa bàn Về cơ bản đã hoàn thành trục đường lien thôn xã đến 23 xóm Có 1/23 xóm đã hoàn thành đường liên thôn Đây là điều kiện thuận lợi

để bà con đi lại và trao đổi, buôn bán hàng hóa Tuy nhiên một số xóm đường liên thôn chưa được hoàn thành nên khó đi lại nhất là vào mùa mưa hay bị xói

lở và lầy lội

Trang 22

+ Y tế: Xã có một trạm y tế nằm trên trục đường quốc lộ 3 rất thuận

tiện cho việc đi lại và khám chữa bệnh Xã đã xây dựng mạng lưới y tế thôn bản 23/23 xóm Từng bước đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân

Hàng năm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đảm bảo lịch trực 24/24 phục vụ cho nhân dân đảm bảo các chế độ chính sách về y tế

+ Giáo dục: Được sự quan tâm của các cấp các ngành trong xã luôn

làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất đảmbảo cho dạy

và học, nông cao và phát huy vai trò của hội đồng giáo dục, phối hợp giữa gia đình và nhà trường để nâng cao chất lượng dạy và học Toàn xã hiện có một trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, các trường tiểu học đã được xây dựng lại với cơ sở vật chất khá đầy đủ

+ Thủy lợi: Phối hợp cùng trạm thủy nông huyện đã bàn giao cho xã quản

lý 4 hồ nước và 11đập bơm nước, 5 trạm bơm, 13km đường kênh mương được bê tông hóa Về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu nước và tưới tiê=

Trang 23

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mô ̣t số hệ thống NLKH trong xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

3.2.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu

- Xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

3.2.3 Thời gian tiến hành nghiên cứu

Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2015

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, xã hội của khu vực nghiên cứu

- Nghiên cứu hiện trạng những hệ thống NLKH đại diện trên địa bàn

- Xác định những tiềm năng và hạn chế trong việc phát triển những hệ thống NLKH hiện có trên địa bàn

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển những hệ thống NLKH tại xã Động Đạt

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Công tác ngoại nghiệp

 Phương pháp kế thừa tài liệu sẵn có như:

- Thu thập kế thừa sẵn có ở địa phương như: Điều kiện tự nhiên kinh tế

xã hội Các báo cáo của các phòng ban của xã về các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tại đại bàn nghiên cứu

 Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA)

- Điều tra quan sát địa bàn thực tế

- Phỏng vấn bán cấu trúc

 Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia (PRA)

Trang 24

- Chọn vị trí thích hợp để họp thôn, tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển nông lâm kết hợp của thôn cùng với người dân tham gia và phân loại nông lâm kết hợp

- Sử dụng các công cụ có sự tham gia như: Xếp hạng cho điểm để đánh giá các hệ thống nông lâm kết hợp, lựa chọn cây trồng vật nuôi cho các dạng hệ thống

- Quan sát trực tiếp các dạng hệ thống và hiện trạng sử dụng đất, thành phần cấu trúc, tình hình phát triển của mô hình

- Quan sát trực tiếp các hệ thống về cấu trúc, sinh trưởng của loại cây trồng

- Sử dụng bộ câu hỏi mở bán định hướng để đi phỏng vấn trực tiếp các

hộ gia đình (theo bộ câu hỏi) về thông tin chung tình hình sử dụng đất về thu nhập và chi phí của hộ điều tra

- Kiểm tra những thông tin thu thập được từ quá trình phỏng vấn

- Sử dụng các phương pháp toán học để xử lý các số liệu thu thập về thu

và chi từ các hệ thống nông lâm kết hợp điều tra

Phương pháp chọn hộ điều tra:

- Lập danh các chủ hộ có mô hình, hệ thống NLKH (dựa vào thông tin cung cấp của chính quyền địa phương kết hợp quan sát)

- Với 1 khoảng cách số hộ nào đó chọn 1 hộ (số hộ cần điều tra gồm đủ các thành phần dân tộc, nhóm hộ)

- Để đánh giá được hiệu quả của các hệ thống cũng như tiềm năng và hạn chế trong phát triển NLKH của các hộ gia đình tôi tiến hành thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Đến điều tra trực tiếp từng hộ gia đình để xác định hệ thống NLKH

+ Bước 2: Thu thập đầy đủ thông tin trong phiếu điều tra hộ thông qua phỏng vấn

Trang 25

+ Bước 3: Họp với một số chủ hộ, trưởng thôn, phụ nữ, cán bộ khuyến nông khuyến lâm trong xã cũng như trong thôn để tìm ra những tiềm năng, hạn chế, đánh giá cho điểm đưa ra các tiêu chí xác định giải pháp phát triển hệ thống NLKH trên địa bàn xã

 Phương pháp cho điểm:

Các cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây nông nghiê ̣p, vâ ̣t nuôi được đánh giá, cho điểm theo khả năng, tiêu chí mà cây, con đa ̣t được ở các mức khác nhau:

- Loại I: 9 điểm - 10 điểm

- Loại II: 7 điểm – 8 điểm

- Loại III: 5 điểm – 6 điểm

- Loại IV: < 5 điểm

3.4.2 Công ta ́ c nội nghiệp

- Tổng hợp và phân tích số liệu, thông tin thu thập và bảng biểu

- Nghiên cứu và thiết kế mẫu bảng một cách khoa học để tổng hợp số liệu

- Phân nhóm các hệ thống theo mức thu nhập/ha bằng phương pháp chia

nhóm, ghép tổ theo công thức kinh nghiệm của Brook Carruther

- Tính hiệu quả kinh tế của một hệ thống nông lâm kết hợp/năm

+ Thu nhập của hệ thống trên năm = tổng thu nhập từ các thành phần của hệ thống :

 Thu nhập trên năm của cây ăn quả:

Công thức : TH = H + I.B

Trang 26

Trong đó

TH: Thu thập trên năm của cây ăn quả

H: Sản lượng quả tươi

I: Giá 1kg quả

B: Giá trị phụ phẩm thu hoạch/năm

 Thu nhập từ chăn nuôi:

Công thức: Vật nuôi lấy thịt = F.G/B – A

Vật nuôi sinh sản = (C + D + E)/K

Trong đó: F: Trọng lượng vật nuôi

G: Giá bán

B: Thời gian nuôi

A: Chi phí trung gian

C: Giá trị vật nuôi con sinh ra khi xuất bán

D: Giá trị phân bón/năm

E: Giá trị vật nuôi mẹ thanh lý khi hết tuổi sinh sản K: Số năm có khả năm sinh sản

 Thu nhập từ cây lâm nghiệp Công thức: = (G.H – E)/F

F: Sản lượng vụ

G: Giá trị phụ phẩm thu hoạch

H: Số vụ gieo trồng/năm

Trang 27

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình sản xuất NLKH tại khu vực nghiên cứu

4.1.1 Khái quát tình hình phát triển nông lâm kết hợp tại xã Động Đạt

Trong những năm gần đây được sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp các ngành của địa phương, người dân xã Đô ̣ng Đa ̣t đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lâm nghiệp thành nông lâm kết hợp dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật Đây là hình thức sản xuất được kết hợp giữa nhiều thành phần nông - lâm - ngư nghiệp Không những đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân mà còn tận dụng hết tiềm năng sẵn có về nguồn tài nguyên đất đai của địa phương nói chung và hộ gia đình nói riêng, với những điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, đất đai của xã thì việc đưa sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp theo hướng NLKH là rất cần thiết được người dân hưởng ứng và tham gia nhiệt tình Các phong trào như: Làm vườn, phát triển kinh tế đồi rừng hay vườn đồi mới chỉ được người dân quan tâm trong vài năm trở lại đây và đang ngày càng phát triển và lan rộng khắp xã, nhưng bước đầu đã đem lại kết quả rất tốt Người dân đã nhận thấy sản xuất theo hình thức nông lâm kết hợp vừa đem lại hiệu quả lợi ích, không những tận dụng được tiềm năng của đất mà còn tạo công ăn việc làm, giải quyết được số lao động dư thừa, đồng thời hệ thống còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái

Mặc dù các mô hình mới chỉ được phát trong vài năm trở lại đây nhưng kinh tế của các hộ gia đình bước đầu đã đem lại hiệu quả khá cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế của toàn xã, nâng cao dần mức sống của người dân

Trước tình hình sản xuất của người dân như vậy cán bộ xã cũng đã thấy

rõ đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong sản xuất, nên họ đã chú trọng và thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn, thảo luận trao đổi kinh nghiệm, truyền đạt khoa học kỹ thuật đã học vào thực tiễn sản xuất cho bà con

Trang 28

Tuy nhiên vẫn còn nhiều mô hình do diện tích đất đai còn hạn chế hoặc

do khả năng đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật chưa hợp lý nên hiệu quả đem lại là chưa cao

4.1.2 Kết quả điều tra và phân loại hệ thống NLKH tại xã Động Đạt

4.1.2.1 Kết quả phân loại các hệ thống NLKH trên toàn xã Động Đạt

Để đánh giá một cách tổng quát nhất về việc sản xuất NLKH trên địa bàn nghiên cứu Tôi tiến hành điều tra khảo sát thực tế kết hợp phỏng vấn lãnh đạo xã và các trưởng xóm cùng một số người dân đã thu được kết quả như sau:

Biểu 4.1 Các dạng mô hình NLKH chủ yếu tại xã Động Đạt

R- C-Rg Tổng

Trang 29

Qua điều tra thực tế toàn xã có 7 loại mô hình NLKH Trong đó người dân chủ yếu áp dụng các mô hình: CAQ-Chè-C, R-V-C, R-V,V-C-Rg Bốn loại mô hình NLKH này được người dân tham gia nhiều nhất, địa hình chủ yếu là đồi núi với độ dốc thấp, khe suối nên thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi và kinh doanh rừng kết hợp với làm ruộng, chăn nuôi, làm vườn…Cách thức bố trí của mô hình tạo nên một không gian khá đẹp, mang tính cảnh quan của khu vực miền núi Các loại sản phẩm lương thực, thực phẩm cung cấp đầy đủ cho giao lưu trao đổi hàng hóa, thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm Đẩy mạnh tăng gia cho các hộ gia đình, cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho nông hộ Đây là các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao nên được nhiều hộ dân áp dụng

Còn các loại hệ thống như: R-CAQ-A-C, V-A-C, V-A-C-Rg…có số hộ tham gia ít hơn do thu nhập của người dân khi tham gia các mô hình này chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao

4.1.2.2 Kết quả phân loại các hệ thống NLKH được điều tra tại xã Động Đạt

Với 2277 hộ nằm trên địa bàn toàn xã, vì vậy tôi không thể điều tra hết các hộ tham gia mô hình Nông lâm kết hợp Với mục đích tìm hiểu, đánh giá hiệu quả hoạt động của các mô hình NLKH trong việc phát triển kinh tế và khả năng bảo vệ môi trường sinh thái, từ đó đưa ra giải pháp trên cơ sở lắng nghe ý kiến của người dân nhằm phát huy thế mạnh của địa phương Vì vậy việc lựa chọn khu nghiên cứu phải mang tính đại diện, điển hình, vì nó phản ánh được mức độ chính xác của kết quả nghiên cứu

Qua việc khảo sát địa bàn điều tra và tham khảo ý kiến của một số cán

bộ trong xã tôi đã chọn được 8 xóm để chọn hộ điều tra đó là: Đồng Tâm, Khe Nác, Đá Vôi, Ao Trám, Cộng Hòa, Đồng Niêng, Vườn Thông, Cây Hồng

2 Ở mỗi xóm cùng với trưởng xóm tôi tiến hành lập danh sách gia đình có phát triển mô hình NLKH Sau đó chọn ngẫu nhiên 40 hộ trong 8 xóm đó Qua đó tôi có được kết quả phân loại kinh tế hộ như sau:

Trang 30

Bảng 4.2: Phân nhóm kinh tế hộ của các hộ đƣợc điều tra

Trang 31

Qua bảng 4.3: Ta nhận thấy các dạng mô hình NLKH tại xã tương đối phong phú và đa dạng, nhiều mô hình được áp dụng phù hợp với điều kiện địa hình của xóm, điển hình là 7 mô hình sau:

- Mô hình 1: Vườn - Ao - Chuồng

- Mô hình 2: Cây ăn quả - Chè - Chuồng

- Mô hình 3: Rừng - Vườn - Chuồng

- Mô hình 4: Vườn - Chuồng - Ruộng

- Mô hình 5: Rừng - Vườn

- Mô hình 6: Rừng - Cây ăn quả - Ao - Chuồng

- Mô hình 7: Vườn - Ao - Chuồng - Ruộng

Các dạng mô hình trên được người dân quan tâm chú trọng và phát triển rộng, các mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định hơn, đảm bảo tính lâu dài, ít rủi ro và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, đồng thời bảo vệ đất và nước

- Loại mô hình 1: Vườn – Ao – Chuồng có 5/40 hộ tham gia chiếm 12,5% Đây là mô hình có 3 thành phần chủ yếu kết hợp, phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây

- Loại mô hình 2: Cây ăn quả - Chè - Chuồng có 6/40 hộ tham gia chiếm 15% Đây là mô hình cần chi phí đầu tư khá lớn, sản xuất trên một diện tích không nhiều, chủ yếu ở những nơi gần đường giao thông, số lao động nhiều

- Loại mô hình 3: Rừng - Vườn - Chuồng có 7/40 hộ tham gia chiếm 17,5% Mô hình này là sự kết hợp cây lâm nghiệp + ngô, khoai + lợn Đây là

mô hình đạt hiểu quả kinh tế cao nên được nhiều người dân áp dụng

- Loại mô hình 4: Vườn - Chuồng - Ruộng có 7/40 hộ tham gia chiếm 17,5% Đây là mô hình có 3 thành phần chủ yếu kết hợp, là một hệ thống sinh thái hoàn chỉnh và thống nhất, các thành phần có tác động qua lại với nhau: vườn sắn cung cấp lương thực cho lợn, lợn cung cấp phân cho ruộng, rơm rạ

Trang 32

từ ruộng làm phân cho trồng ngô, khoai… Mô hình này được khá nhiều người dân áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao, đảm bảo ổn định môi trường sinh thái

- Loại mô hình 5: Rừng - Vườn có 9 hộ tham gia chiếm 22,5% Mô hình là sự kết hợp giữa cây lâm nghiệp + cây ăn quả và các loại cây phù trợ khác (các loại cây gia vị …) + nhà ở Mô hình này được người dân áp dụng nhiều nhất và đem lại hiệu quả rõ rệt

- Đẩy mạnh tăng gia cho các hộ gia đình, cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho nông hộ

- Loại mô hình 6: Rừng - Cây ăn quả - Ao - Chuồng có 2/40 hộ tham gia chiếm 5% Đây là mô hình canh tác cần vốn đầu tư lớn, sản suất trên một diện tích tương đối rộng, đòi hỏi trình độ canh tác cao cho lại thu nhập cao Đây là mô hình có thể kết hợp nhiều thành phần như: Rừng đồi cây, vườn cây

ăn quả, chăn nuôi thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm Dạng mô hình này được bố trí một cách hợp lý từ trên xuống, tận dụng tối đa về không gian dinh dưỡng, điều kiện đất đai nhưng lại đòi hỏi diện tích và vốn đầu tư lớn nên chưa được áp dụng rộng trong xã

- Loại mô hình 7: Vườn - Ao - Chuồng - Ruộng có 4 hộ tham gia chiếm 10% Do điều kiện đất đai, nguồn nước, vốn,nên mô hình này cũng chưa được áp dụng rộng rãi trên địa bàn

4.1.3 Phân bố các dạng NLKH theo diện tích

Từ kết quả điều tra về tình hình thu nhập của 40 hộ có mô hình NLKH được điều tra tại xã Động Đạt (Xem bảng phụ lục 01biểu 01) tôi tiến hành chia tổ, ghép nhóm các hộ dựa vào mức thu nhập/ha từ các mô hình NLKH ta được bảng sau:

Trang 33

Bảng 4.4 Bảng phân bố các dạng NLKH theo diện tích

(Nguồn: Theo phu ̣ lục 01 – biểu 01)

Qua bảng 4.4 ta thấy diện tích của các mô hình NLKH tại xã Động Đạt khá rộng, cụ thể:

Các mô hình đều nằm trong khoảng diện tích 1,5 – 5ha, trong đó tập trung nhiều nhất là khoảng diện tích 2,5 – 3,5 ha (17/40 hộ) chiếm 42,5 %,

các mô hình này có diện tích trung bình phù hợp với đất đai sẵn có của địa phương

Diện tích từ <2,5 ha có 13/40 hộ, chiếm 32,5 % Đây là những hộ có diện tích nhỏ cần được mở rộng thêm Ở diện tích lớn >3,5 có ít mô hình đạt được hơn có 10/40 hộ, chiếm 25% Qua đây ta thấy được rằng các mô hình NLKH tại các xóm trong xã Động Đạt các mô hình có diện tích lớn nhỏ khác nhau và chủ yếu tập trung ở diện tích trung bình không quá lớn và cũng không quá nhỏ

4.2 Đánh giá hiệu quả các hệ thống NLKH trên địa bàn xã

4.2.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hệ thống NLKH tại xã Động Đạt

Qua điều tra phỏng vấn 40 hộ gia đình áp dụng phát triển các mô hình NLKH tại 8 xóm của xã Động Đạt, dựa trên phiếu thông tin của các hộ gia đình, tôi có kết quả sau (Xem phụ lục 01 biểu 01)

Trang 34

Loại mô hình CAQ – Chè – C, nguồn thu từ mô hình này tương đối khá

và ổn định, hộ gia đình thu được lợi nhuận nhiều nhất là 47 triệu đồng/ năm,

hộ gia đình thu được lợi nhuận thấp nhất là 29,5 triệu đồng/ năm

Loại mô hình R – V – C có hộ gia đình thu được lợi nhuận nhiều nhất là 44,3 triệu đồng/ năm, hộ gia đình thu được lợi nhuận thấp nhất là 17,1 triệu đồng/ năm

Loại mô hình V – C – Rg là một hệ thống sinh thái hoàn chỉnh và thống nhất, các thành phần có tác động qua lại với nhau Mô hình này được khá nhiều người dân áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao, đảm bảo ổn định môi trường sinh thái Hộ gia đình thu được lợi nhuận nhiều nhất là 51 triệu đồng/ năm, hộ gia đình thu được lợi nhuận thấp nhất là 27,4 triệu đồng/ năm Loại mô hình R - V mô hình này có số hộ tham gia nhiều nhất Nguồn thu từ mô hình ổn định Hộ gia đình thu được lợi nhuận nhiều nhất là 34,9 triệu đồng/ năm, hộ gia đình thu được lợi nhuận thấp nhất là 22,5 triệu đồng/ năm Còn 3 mô hình: V – A – C, R – CAQ – A – C, V – A – C – Rg thì mô hình R – CAQ – A – C có ưu thế hơn so vớ i 2 mô hình còn lại, nguồn thu nhập từ mô hình này cũng cao hơn song do diện tích và vốn đầu tư lớn nên các hộ gia đình ít áp dụng

Tuy cùng một dạng mô hình nhưng ở mỗi hộ gia đình khác nhau thì các chỉ số này cũng có sự chênh lệch, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Sau khi phân tích hiệu quả kinh tế của của các mô hình, các nhóm hộ được điều tra, tôi tiến hành phân tích, nghiên cứu hiệu quả kinh tế mà 7 dạng

mô hình NLKH chính đang tồn tại và phát triển trong 40 hộ được điều tra tại xã Động Đạt Để thấy rõ hiệu quả kinh tế mà các hệ thống canh tác NLKH trên mang lại cho các hộ gia đình, tôi tiến hành phân tích, tìm hiểu tình hình thu, chi của các loại hệ thống đó Kết quả thu được như sau: (Xem phụ lục 01 biểu 02)

Trang 35

Qua bảng ta thấy rằng trong tổng số 7 dạng mô hình điển hình tại xã Động Đạt, tỷ lệ thu, chi từ các thành phần của dạng mô hình là không đồng đều

và có sự chênh lệch rõ rệt Tỷ lệ chi cho thành phần vườn, chuồng, rừng, là lớn hơn so với các thành phần khác Chi phí cho thành phần CAQ, chè là ít nhất

Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của các dạng mô hình NLKH

ĐVT: Triệu đồng

Loại

mô hình

Số hộ tham gia

Diện tích (ha)

Tổng chi

Tổng thu

Thu - chi

VA/hệ thống

áp dụng nhiều tại địa phương vì mô hình này phù hợp với điều kiện sẵn có và trình độ của người dân, mức thu nhập tương đối cao và ổn định

Trang 36

Loại mô hình CAQ – Chè - C đạt lợi nhuận đứng thứ 2 là 227,9 triệu

đồng/năm, với bình quân VA/hệ thống là 69,65 triệu đồng/năm và tổng VA/ha là 11,51 triệu đồng Mức thu nhập cao từ mô hình này là do mô hình

có nhiều thành phần tham gia đem lại

Hai loại mô hình R-V-C, V – C – Rg có số hộ tham gia tương đương nhau Trong đó mô hình V – C – Rg có mức thu nhập khá hơn mô hình R-V-C

Đối với ba mô hình còn lại tuy có ít hộ tham gia nhưng nhũng mô hình này có mức thu nhập tương đối cao Lý do mà các mô hình này có ít hộ tham

ra là do điều kiện các hộ gia đình trong xã là không giống nhau

Tùy từng dạng mô hình NLKH khác nhau, tùy từng hộ gia đình có mức đầu tư khác nhau, điều kiên đất đai, địa hình, cây trồng, vật nuôi, số lượng và trình độ lao động khác nhau mà có nguồn thu nhập từ các mô hình kinh tế hộ gia đình cũng khác nhau Có mô hình có vốn đầu tư rất cao nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế cao và ngược lại có những mô hình có vốn đầu tư ở mức trung bình nhưng lại mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao

Chính vì vậy, để thu được hiệu quả kinh tế cao từ các mô hình NLKH cần phải biết cân bằng sản xuất các thành phần trong hệ thống, tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, lựa chọn được cây trồng, vật nuôi phù hợp nhất để có thể mang lại hiệu quả cao nhất từ các mô hình

4.2.1.2 Phân bố các hệ thống NLKH theo giá trị gia tăng ( VA/ha/năm)

Bảng 4.6: Phân bố các dạng hệ thống NLKH theo mức thu nhập /ha/năm

Trang 37

Loại mô hình V – C – Rg là mô hình có 3 thành phần tham gia, có 7/40

hộ tham gia Là một hệ thống sinh thái hoàn chỉnh và thống nhất, các thành phần có tác động qua lại với nhau Đảm bảo ổn định môi trường sinh thái Mức thu nhập so với các mô hình khác ở mức trung bình nhưng rất ổn định Mức thu nhập chủ yếu trong khoảng < 12,5 triệu đồng/ha/năm

Loại mô hình CAQ-Chè-C, R-V-C, V-A-C đều là những mô hình có 3 thành phần tham gia Mức thu nhập chủ yếu trong khoảng <12,5 triệu đồng/ha/năm

Loại mô hình R-CAQ-A-C, V-A-C-Rg là 2 mô hình có số hộ tham gia

ít nhất do đòi hỏi vốn đầu tư và diện tích khá lớn từ 12,5 – 14,5 triệu đồng/ha/năm Tuy nhiên mức thu nhập từ mô hình đem lại cao Mô hình R-CAQ-A-C có mức thu nhập vượt trội hơn so với mô hình V-A-C-Rg

4.2.1.3 Cơ cấu thu nhập các hệ thống NLKH

Để thấy rõ hơn hiệu quả kinh tế của các loại hệ thống NLKH tôi tiến hành

nghiên cứu thu, chi của các thành phần như cây trồng, vật nuôi trong từng mô hình đó cụ thể được thể qua bảng sau:

Trang 38

Bảng 4.7: Cơ cấu thu nhập của các dạng mô hình

Cây lâm nghiệp

Trang 39

Qua 2 bảng 4.7 và 4.8 ta nhận thấy rằng với mỗi mô hình khác nhau nguồn thu nhập và chi phí cũng khác nhau

Mô hình V – A- C, R-CAQ-A-C có nguồn thu chủ yếu từ vật nuôi, cây lâm nghiệp và nông nghiệp có nguồn thu ít hơn

Các mô hình còn lại tương đối đều nhau, song vẫn chủ yếu là vật nuôi vẫn cho lợi nhuận cao nhất, tiếp đó là cây lâm nghiệp và nông nghiệp

Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế từ các thành phần trong hệ thống/1 ĐVTT

Tổng thu phí

Bình quân thu

từ các thành phần/hộ

VA

Bình quân VA/hộ

VA của từng thành phần/chi của từng thành phần

Từ bảng 4.9 cho ta thấy chi tiết hơn về chi, thu của từng thành phần trong hệ thống, bình quân thu, chi từ các thành phần/hộ, VA và bình quân VA/ hộ

Vườn (V) có VA cao nhất trong tất cả các thành phần là 374 triệu đồng Tổng chi là 337,4 triệu đồng, tổng thu là 711,4 triệu đồng Bình quân chi, thu của thành phần này trong hệ thống/hộ cũng đạt cao nhất là 8,44 triệu đồng và 17,79 triệu đồng

Chuồng (C) có VA đứng thứ hai trong tất cả các phần là 370,2 triệu đồng Xong vốn đầu tư chi cho thành phần này lại cao nhất nhưng tổng thu

Ngày đăng: 28/09/2016, 08:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê Sỹ Hồng, bài giảng khuyến nông – khuyến lâm, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: khuyến nông" –" khuyến lâm
5. Nguyễn Xuân Quát (1994), Thiết kế VAC cho mọi vùng, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Thiết kế VAC cho mọi vùng
Tác giả: Nguyễn Xuân Quát
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 1994
6. Nguyễn Văn Sở, Lê Quang Bảo, Phạm Quang Vinh, Đặng Kim Vui, Trần Quốc Hưng, (2007), Giáo trình Nông lâm kết hợp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nông lâm kết hợp
Tác giả: Nguyễn Văn Sở, Lê Quang Bảo, Phạm Quang Vinh, Đặng Kim Vui, Trần Quốc Hưng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2007
7. Phạm Quang Vinh, Phạm Xuân Hoàn, Kiều Trí Đức (2005) Nông lâm kết hợp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông lâm kết hợp
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
14. Mittelman, A (1997) Agro and community forestry in VietNam, Recommendation for development support, the forest and Biodiversity program, Royal Netherlands Embassy, Ha Noi Viet Nam 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agro and community forestry in VietNam
15. Lundgren, B.O. and J.B.Raintree (1982), Sustained agrofores try, In Agricultural, research for development: Otentials anh challenges in Asia, ISNAR, The Hague, 37 - 49pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sustained agrofores try
Tác giả: Lundgren, B.O. and J.B.Raintree
Năm: 1982
1. Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (2005), Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội , sinh thái của một số mô hình NLKH tại xã Nghi Kiều, Nghi Lộc, Nghệ An làm cơ sở đề xuất một số giải pháp xây dựng các mô hình NLKH có hiệu quả cao, Trường ĐH Lâm nghiệp , Hà Tây Khác
3. Vũ Việt Linh, Nguyễn Ngọc Bình (1995), các hệ thống NLKH ở Việt Nam, Nxb nông nghiệp, Hà Nội Khác
4. Nguyễn Bá Ngãi, đánh giá nhanh nông thôn, trường ĐH lâm nghiệp , Hà Nội, 2000 Khác
8. Báo cáo kết quả thực hiên nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2014, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2015 của xã Động Đạt Khác
9. Nghị định 02/CP của Chính Phủ( 1994) giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp Khác
9. Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trạng do chính phủ ban hành Khác
10. Quy hoạch xã nông thôn mới xã Động Đạt – Phú Lương – Thái Nguyên Khác
11. FAO and IIRR, Silarg, cavite, Philippines, 20 fpp. FAO and IIRR(1995), Resourse management of upland areas in Southeat Asia, FARM field pocument 2, FAO Bargkok, Thailand Khác
12. King, K.F.S( 1987), The history of agroforestry, In Stepper, H.A. and Nair, P.K.R (Eds): Agroforestry: Adecade of development, ICRAF, Nairobi, Kenya, pp, 1 – 11 Khác
13. Nair, P.K.R (1987), Soli productivity under agroforestry, in agroforestry: Realities, Possibilities, and Potentials (H.L.Gloltz, eds) Netherland, Martinus Nijloff Publishers Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w