VIEN CHIEN LUGC VA CHINH SACH KH&CN
BAO CAO TONG HOP DE TAI CO SO NAM 2004
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THỰC TIỀN VE CO CHẾ
TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ CHÚC NGHIÊN CỨU
VA PHAT TRIEN SU NGHIEP CO THU
Chủ nhiệm đề tài: CN NGUYEN LAN ANH
Hà Nội, tháng 6 năm 2005
3⁄46
Trang 2
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KH&CN
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI CƠ SỞ NĂM 2004
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THỰC TIÊN VỀ CƠ CHẾ
TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
VA PHAT TRIEN SU NGHIỆP CÓ THU
Chủ nhiệm dé tài: ` CN NGUYÊN LAN ANH
Tham gia thực hiện: THS HOẰNG VĂN TUYÊN KS PHAM QUANG TRI
Hà Nội, tháng 6 năm 2005
Trang 3MUC LUC
Dat van dé
Chuong I CO SO LY LUAN VA KINH NGHIEM NUGC NGOAI
Mục I Cơ sở lý luận về cơ chế tài chính đối với tổ chức nghiên cứu và
phát triển sự nghiệp có thu
Mục II Cơ chế tài chính đối với các tổ chức nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc
Chương II THỰC TIẾN ÁP DỤNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ
CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CÓ THU Mục I Cơ sở pháp lý
1 Một số chính sách về tự chủ tài chính của các tổ chức nghiên cứu và
phát triển trước khi ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP
II Chính sách tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP Mục H Thực tiễn áp dụng cơ chế tài chính đối với tổ chức nghiên cứu và phát triển sự nghiệp có thu qua phân tích một số trường hợp
cụ thể
A Viện Vát liệu xây dựng B Viện Công nghệ
C Viện Khoa học kỹ thuật bưu điện
Trang 4DAT VAN DE
Cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị hành chính và tổ chức sự nghiệp qua nhiều năm thực hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế Chính phủ đã có quyết định phê
duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 với 4 nội dung lớn: cải cách thể chế, cải cách bộ máy, đổi mới và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, cải cách tài chính công Để triển khai chương trình này, Nhà nước đã
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thực thi chế độ tài chính đối với tổ chức sự nghiệp có thu nhằm trao quyền tự chủ cho các tổ chức sự nghiệp, tăng cường hiệu quả hoạt động khoa học và cơng nghệ, đa dạng hố nguồn vốn cho hoạt động khoa học và công nghệ, phát huy sáng tạo của nhà khoa học, tăng thu nhập cho cán bộ
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010 ban hành theo
Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/2003 cũng
coi một trong những giải pháp để phát triển khoa học và công nghệ là triển khai áp
dụng cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nước phù hợp với mỗi loại hình hoạt động khoa học và công nghệ, như: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu luận cứ phục vụ xây dựng chính sách, chiến lược, nghiên cứu các lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm và lĩnh vực khoa học và công nghệ công
ích, nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ
Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ban hành theo Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/9/2004, đã quy định những giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý KH&CN như: thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN của Nhà nước; đa dạng hoá nguồn vốn đâu tư cho KH&CN; hoàn thiện cơ chế sử dụng nguồn tài chính tạo động lực cho hoạt động KH&CN
Ở nước ta, trong vài năm gần đây, việc áp dụng cơ chế tài chính đối với các tổ
chức sự nghiệp có thu nói chung, tổ chức nghiên cứu và phát triển sự nghiệp có thu nói riêng đã và đang được triển khai Các tổ chức nghiên cứu và phát triển đã có
quyền chủ động trong hoạt động của mình, phát huy khả năng sáng tạo, tự huy động được nhiều nguồn vốn khác ngoài nguồn ngân sách Nhà nước, chủ động trong phân phối tài chính thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển , chủ động sử dụng nguồn thu của viện Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn nhiều quy định chưa phù hợp, cần được thảo luận để đưa ra cách giải quyết khả đĩ hơn
Trang 5Mục tiêu của dé tài:
Cung cấp luận cứ khoa học và một số đề xuất cho việc xây dựng và hoàn thiện
cơ chế tài chính đối với tổ chức nghiên cứu và phát triển sự nghiệp có thu
Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Tổ chức NC&PT sự nghiệp có thu nói trong đề tài là tổ chức NC&PT của Nhà
nước
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1 Tổng quan, phân tích các kết quả nghiên cứu đã công bố
2 Nghiên cứu so sánh giữa hoạt động thực tiễn ở Việt Nam với một số nước trên thế giới
3 Nghiên cứu trường hợp; khảo sát, phỏng vấn, xử lý ý kiến chuyên gia Phương pháp này giúp bổ sung tình hình thực tế và củng cố những nhận định ban đầu
của tập thể nghiên cứu, tăng tính luận cứ cho các đề xuất của đề tài
Đề tài do nhóm nghiên cứu thuộc Ban Chính sách khoa học thực hiện, gồm: CN Nguyễn Lan Anh, KS Phạm Quang Trí, Ths Hoàng Văn Tuyên
Nhóm thực hiện đề tài chân thành cám ơn sự hợp tác nhiệt tình của các viện NC&PT trong quá trình thực hiện đề tài, đồng thời xin chân thành cám ơn các cán bộ
Ban nghiên cứu Chính sách khoa học và cán bộ Viện Chiến lược và Chính sách
Trang 6KẾT CẤU BAO CAO CUA DB TAL:
Dat van dé
Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI
Mục I Cơ sở lý luận về cơ chế tài chính đối với tổ chức nghiên cứu và phát
triển sự nghiệp có thu
Mục II Cơ chế tài chính đối với các tổ chức nghiên cứu và phát triển ở Trung
Quốc
Chuong II THUC TIEN AP DỤNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CÓ THU
Mục I Cơ sở pháp lý
Mục II Thực tiễn áp dụng cơ chế tài chính đối với tổ chức nghiên cứu và phát
triển sự nghiệp có thu qua phân tích một số trường hợp cụ thể
Chương III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI
Trang 7Chuong I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI MỤC I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CÓ THU I TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP VA TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CÓ THU
Ở hầu hết các nước trên thế giới không để cập tới khái niệm tổ chức “có thu”
mà chỉ có khái niệm về các tổ chức “profit” hay “non-profit”, tite 14 cdc tổ chức hoạt
động “vì mục tiêu lợi nhuận” hay “không vì mục tiêu lợi nhuận” Đối với các tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận không có nghĩa là tổ chức đó không có nguồn
thu lợi, mà nguồn lợi đó nhằm làm phong phú nguồn vốn để phát triển tổ chức, chứ
không nhằm phân chia cho các thành viên của tổ chức
“Tổ chức sự nghiệp” được dùng để chỉ các tổ chức thực hiện các địch vụ công
trong xã hội như: giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao,
nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ
Liên quan đến khái niệm “dịch vụ công”, ở các nước có những quan niệm
khác nhau Dịch vụ công có thể chứa đựng một nghĩa về tổ chức và một nghĩa về vật
chất! Theo nghĩa về tổ chức, dịch vụ công bao hàm một tổ chức, một bộ máy hành chính Theo nghĩa vật chất, dịch vụ công chỉ một hoạt động, một nhiệm vụ có đặc tính về quyền lợi chung
Hoạt động dịch vụ công luôn nhằm thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân hay tập thể người trong xã hội, trong sản xuất kinh doanh hay trong sinh hoạt Hoạt động dịch vụ công thường được gắn với công việc ít nhiều được chuyên môn hóa Có nhiều loại hình địch vụ công như: dịch vụ tư vấn, nghiên cứu, dịch vụ sức khỏe, giải
trí
Nhìn chung, dịch vụ công là những dịch vụ mang lại những lợi ích chung Có
thể hiểu: dịch vụ công là hoạt động do một tập thể hay cá nhân đảm nhiệm nhằm
thỏa mãn nhu cầu về quyền lợi chung của xã hội, cộng đồng
Ỗ Việt Nam, khái niệm về tổ chức “có thu” xuất hiện từ năm 2002, trên cơ sở
Nghị định số 10/2002/NĐ-CP
Trang 8Tổ chức sự nghiệp là những tổ chức được thành lập để thực hiện các hoạt
động sự nghiệp, đó là những hoạt động nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt động bình thường của xã hội, mang tính chất phục vụ là chủ yếu, không vì mục tiêu lợi nhuận
Tổ chức sự nghiệp có thu là tổ chức sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền
thành lập và trong quá trình hoạt động sự nghiệp được phép thu phí để bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động
Tổ chức nghiên cứu và phát triển (NC&PT) sự nghiệp có thu là tổ chức
hoạt động trong lĩnh vực NC&PT, có nguồn thu và được ngân sách nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên hoặc tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên
I NGUON KINH PHI CUA CÁC TỔ CHỨC NC&PT 1 Nguồn từ Chính phủ
Nguồn kinh phí cấp cho hoạt động NC&PT từ Chính phủ thường không phải là lớn nhất nhưng có vai trò quan trọng, đặc biệt là trong các lĩnh vực nghiên cứu có nhiều rủi ro và đòi hỏi đầu tư dài hạn để mang lại những lợi ích cao trong tương lai Nguồn này phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Xu hướng chung của thế giới là gia tăng nguồn kinh phí này
Việc cấp kinh phí cho các tổ chức NC&PT dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, song việc đánh giá hoạt động của tổ chức NC&PT để tiếp tục đầu tư là rất cần thiết
Ở Mỹ, các tổ chức NC&PT được yêu cầu áp dụng “phiếu điểm quản lý”? để đánh giá
hiệu quả Nội dung của phiếu điểm gồm: vốn nhân lực, tạo nguồn cạnh tranh, chính phủ điện tử, quản lý tài chính Nếu tổ chức nào đạt yêu cầu về những nội dung này sẽ được Chính phủ xem xét tăng đầu tư
2 Nguồn từ khu vực công nghiệp
Đây là nguồn kinh phí quan trọng đứng hàng thứ 2 chỉ sau nguồn kinh phí của
Chính phủ
Khu vực công nghiệp tài trợ cho các tổ chức NC&PT trên cơ sở hợp tác thực hiện nhiệm vụ NC&PT, hoặc đặt hàng cho các tổ chức NC&PT, boặc thông qua
chuyển giao kết quả NC&PT
3 Nguồn từ hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế: trên cơ sở các hợp
đồng liên doanh, liên kết thực hiện các nhiệm vụ NC&PT; ký kết hợp đồng song phương, đa phương, khuyến khích các nhà khoa học nước ngoài đến làm việc
Trang 94 Nguồn thị trường: thông qua việc cung ứng các dịch vụ cho xã hội, hoạt động sản xuất ~ kinh doanh, tư vấn, phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ
5 Nguồn từ các quỹ khoa học và công nghệ (KH&CN), nguồn tín dụng
Ngoài nguồn kinh phí do Chính phủ cấp, các tổ chức NC&PT có thể được
nhận tài trợ hoặc vay với lãi suất ưu đãi tại các Quỹ KH&CN; vay từ hệ thống các
ngân hàng để tiến hành các hoạt động nghiên cứu, triển khai, sản xuất thử, phát triển công nghệ, thương mại hoá kết quả NC&PT
Đối tượng cho vay của Quỹ rất đa dạng, có thể là các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu mang nhiều rủi ro, đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tế lớn, dự án do tổ chức, cá nhân tự đề xuất Ở nhiều nước trên thế giới, các quỹ KH&CN cung cấp nguồn vốn đáng kể cho hoạt động KH&CN nói chung, hoạt động NC&PT nói riêng, ví dụ: Quỹ KOSEP của Hàn Quốc, Quỹ khoa học tự nhiên của Trung Quốc, Quỹ nghiên cứu DFG của Đức, Quỹ Khoa học quốc gia NSF cua Mỹ
Ở Việt Nam, hệ thống các quỹ KH&CN gồm có: Quỹ phát triển KH&CN
quốc gia, Quỹ phát triển KH&CN của bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Quỹ phát triển KH&CN của tổ chức, cá nhân (trong đó Quỹ phát triển KH&CN quốc
gia và Quỹ phát triển KH&CN của bộ, tỉnh đã được Chính phủ ban hành, chưa đi vào
hoạt động: Quỹ phát triển KH&CN của tổ chức, cá nhân đang soạn thảo) Theo đó các tổ chức NC&PT có thể được nhận tài trợ hoặc vay với lãi suất ưu đãi tại hệ thống
các quỹ này để thực hiện các nghiên cứu cơ bản, các nhiệm vụ KH&CN đột xuất
mới phát sinh có ý nghĩa quan trọng, nhiệm vụ KH&CN ưu tiên, dự án ứng dụng,
chuyển giao kết quả NC&PT, dự án sản xuất thử nghiệm II CƠ CHẾ CẤP KINH PHÍ
Về nguyên tắc, kinh phí đầu tư cho KH&CN phải đảm bảo phân bổ có trọng
điểm, lựa chọn tối ưu, sắp xếp thống nhất, hài hoà giữa nhiệm vụ và kinh phí
Có 2 hình thức cấp kinh phí: Cấp theo tổ chức và cấp theo nhiệm vụ KH&CN Đây là 2 cách cấp kinh phí hoàn toàn độc lập với nhau Thông thường các quốc gia kết hợp cả 2 hình thức này với mục đích một mặt vẫn đảm bảo sự duy trì của các tổ chức NC&PT, một mặt tăng cường khả năng sáng tạo, sự năng động của các tổ chức
NC&PT, khuyến khích lao động giỏi để có thể thu hút nguồn vốn về tổ chức mình
Trang 10chỉ bảo lưu cấp khoảng 30% kinh phí sự nghiệp để trang trải lương hưu, thưởng và các khoản bảo hiểm y tế Ÿ
1 Cấp theo tổ chức NC&PT
Các tổ chức NC&PT được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hằng năm để tiến
hành các hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình Đối với mỗi loại tổ chức NC&PT cũng có những cách cấp phát kinh phí cho phù hợp với đặc
thù của tổ chức đó
Đối với tổ chức nghiên cứu cơ bản: vì hoạt động nghiên cứu cơ bản luôn luôn được coi trọng, song hoạt động này thường không thấy được khả năng ứng dụng vào sản xuất, nên trước mắt không mang lại lợi ích về kinh tế Ngân sách nhà nước luôn
đành phần đáng kể cho nghiên cứu cơ bản trong tổng chi phí cho NC&PT và bổ sung theo các hướng ưu tiên hằng năm
Đối với tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, tổ chức nghiên cứu công ích: vì lợi ích của hoạt động nghiên cứu có phạm vi rộng trong xã hội nên nguồn kinh phí dành cho tổ chức NC&PT phụ thuộc mức tăng chỉ ngân sách hằng năm cho KH&CN nói chung, NC&PT nói riêng
2 Cấp theo nhiệm vụ NCK&PT
- Cấp ổn định hằng năm thực hiện các nhiệm va NC&PT
- Cấp theo các chương trình NC&PT thông qua đấu thầu, tuyển chọn hoặc
giao nhiệm vụ
- Cấp thực hiện các nhiệm vụ đột xuất
3 Ở Việt Nam, kinh phí nhà nước cấp cho các tổ chức NC&PT sự nghiệp có thu theo các hạng mục chỉ như sau:
- Kinh phí hoạt động thường xuyên đối với tổ chức tự bảo đảm một phần chỉ phí Kinh phí này gồm chi cho bộ máy, đào tạo, hợp tác quốc tế,
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ NC&PT do Nhà nước giao;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ NC&PT do Nhà nước đặt hàng hoặc nhiệm
vụ thông qua tuyển chọn; `
- Kinh phí tinh giản biên chế;
Trang 11- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị Kinh phí này nhằm đảm bảo sự duy trì và phát triển của các tổ chức NC&PT
IV SU DUNG NGUON KINH PHi
Giám đốc các tổ chức NC&PT là người chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí theo đúng phạm vi thẩm quyền được giao Về nguyên tắc, các khoản chi theo đúng hạng mục đã được phê duyệt Đối với khoản thu lợi, các tổ chức có quyền quyết định trong việc phân phối sử dụng chúng Khoản kinh phí do Chính phủ cấp được sử dụng vào việc:
- Duy trì hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức;
- Thực hiện các nhiệm vụ NC&PT;
- Phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động NC&PT; - Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất và nhiệm vụ khác
VY QUYỂN SỞ HỮU CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CỦA TỔ CHỨC NC&PT SỰ
NGHIỆP CÓ THU
Khi dé cập đến quyền tự chủ về tài chính thì vấn đề sở hữu các nguồn tài chính là rất quan trọng Xét về khía cạnh pháp lý, quyền đó được thể hiện ở quyển chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các nguồn lực tài chính của tổ chức sự nghiệp Nguồn tài chính của các tổ chức NC&PT sự nghiệp có thu được hình thành từ rất nhiều nguồn kinh phí khác nhau Đối với nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước thì Nhà nước là chủ sở hữu và chỉ uỷ quyền cho các tổ chức NC&PT sử dụng nhằm đáp ứng mục tiêu của Nhà nước Vì vậy, đối với nguồn kinh phí này tổ chức NC&PT
không thể là chủ sở hữu được, mà chỉ với tư cách là một chủ thể được uỷ quyền Khi
đó người thực hiện (tổ chức NC&PT) phải phù hợp với ý chí và lợi ích của Nhà nước cũng như phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước
Nhu vay vấn đề đặt ra là trong các nguồn tài chính của tổ chức NC&PT sự nghiệp có thu thì nguồn nào tổ chức được thực hiện quyền sở hữu với tư cách là chủ sở hữu, nguồn tài chính nào tổ chức được thực hiện quyền sở hữu với tư cách là chủ thể được Nhà nước uỷ quyền Hiện nay các nguồn tài chính không được bóc tách rõ ràng nên chưa đảm bảo thoả đáng quyền sở hữu của các tổ chức sự nghiệp có thu đối
Trang 12MỤC II
CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN Ở TRUNG QUOC
Ở Trung Quốc các khái niệm về tổ chức sự nghiệp có thu nói chung, tổ chức NC&PT sự nghiệp có thu nói riêng không thực sự rõ ràng Các tổ chức NC&PT ở
Trung Quốc hầu hết đều tham gia các hoạt động thị trường nên ít nhiều mang lại những nguồn thu nhất định
Trong một thời gian khá dài, Trung Quốc luôn luôn đặt vấn đề cần thiết phải tạo lập thị trường công nghệ, sản nghiệp hoá các kết quả NC&PT, ứng dụng kết quả NC&PT vào sản xuất và đời sống Vì vậy đã có nhiều cải cách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động NC&PT, khuyến khích ứng dụng nhanh kết quả NC&PT Những chính sách cải cách về tài chính đối với các viện NC&PT cũng khơng nằm ngồi mục tiêu đó
1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỔ CHỨC NC&PT TRUNG QUỐC
Hệ thống các tổ chức KH&CN ở Trung Quốc chủ yếu được lập ra bởi các tổ
chức nghiên cứu của Chính phủ, các doanh nghiệp và các trường đại học Đó là những nơi tiến hành chủ yếu hoạt động NC&PT Hiện tại vẫn có một số ít các tổ chức nghiên cứu tư nhân nhưng hoạt động của họ rất hạn chế Từ cuối năm 2001, các
tổ chức đó được công nhận là tổ chức phi lợi nhuận Chi phí hằng năm cho NCK&PT
là 900 triệu nhân dân tệ, trong đó 38,5% là của các viện Chính phủ, 49,6% của các
doanh nghiệp, 9,3% của các trường đại học và 2,6% của các tổ chức khác”
Với mục đích tăng cường quản lý và tăng cường năng lực hoạt động của các
tổ chức NC&PT theo hướng trở thành co quan tự chủ trong hoạt động NC&PT,
Trung Quốc đã thiết kế hệ thống các cơ quan KH&CN theo một số loại hình sau: 1, Tổ chức NC&PT do Chính phủ tài trợ
Loại tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động NC&PT của cả nước, chủ yếu tham gia vào các hoạt động NC&PT trong các lĩnh vực NC&PT phi thương mại hoá, giải quyết những vấn đề cần thiết cho mục đích công cộng và xã hội, thực hiện những nghiên cứu cơ bản cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
2 Tổ chức NC&PT phi lợi nhuận (non-profit)
Loại tổ chức này bao gồm những tổ chức do các hiệp hội thương mại, nhóm
hàn lâm hoặc chính quyền địa phương thành lập, các tổ chức này chủ yếu tham gia
* Nguồn: Tài liệu tham khảo kỳ 9/2003: Những thay đổi gần đây trong chính sách KH&CN của Hàn Quốc,
Trang 13vào các hoạt động NC&PT phục vụ cho phúc lợi xã hội Nguồn tài chính của tổ chức
có được từ các khoản thu, từ hỗ trợ tài chính của các tổ chức, cá nhân, các doanh
nghiệp, tài trợ từ nước ngoài, Các tổ chức này có tham gia vào một số hoạt động kinh doanh, nhưng mục tiêu không phải vì lợi nhuận mà đúng hơn làm phong phú nguồn tài chính Nếu tạo ra bất kỳ lợi nhuận nào cũng sẽ không được chia sẻ Do đó để quản lý các tổ chức này cần có cơ chế thích hợp thông qua các chính sách ưu đãi, giảm hoặc miễn thuế
3 Tổ chức NC&PT trong trường đại học, cao đẳng
Các tổ chức NC&PT trong trường đại học, cao đẳng thực hiện hoạt động
NC&PT trải dài từ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm, bao gồm các lĩnh vực có thể thương mại hoá và phi thương mại hoá Trong hệ thống NC&PT ở Trung Quốc, các trường đại học, cao đẳng và Viện hàn lâm khoa học là hai lực lượng chính tiến hành nghiên cứu cơ bản Mục tiêu của Trung Quốc là
phát triển khu vực đại học thành lực lượng chính trong nghiên cứu cơ bản trên toàn
lãnh thổ Bên cạnh đó, trường đại học cũng tiến hành một số nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm, nhưng hoạt động NC&PT của trường đại học phải kết hợp với giảng dạy, phát triển và sử dụng lợi thế về lao động và thiết bị với việc nhấn
mạnh vào công nghệ cao, công nghệ mới
4 Tổ chức NC&PT công nghệ công nghiệp
Chủ yếu tham gia vào các hoạt động NC&PT mà các sản phẩm được thương mại hoá, hoạt động chính là dựa vào sự phát triển công nghệ, bên cạnh đó một số lớn doanh nghiệp cũng tham gia vào nghiên cứu ứng dụng và thậm chí cả nghiên cứu cơ bản Các tổ chức này là người cung cấp chính trong thị trường công nghệ của Trung
Quốc
II CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
1 Nguồn và cơ cấu nguồn tài chính
Đối với kinh phí để thực hiện đề tài, dự án và đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở KH&CN thì các tổ chức NC&PT đều có quyền bình đẳng trong việc nộp đơn tham gia tuyển chọn, đấu thầu theo các thông báo hằng năm của Nhà nước Ngoài ra, Bộ KH&CN Trung Quốc đã ban hành một loạt biện pháp liên quan đến đổi mới quản lý
các tổ chức NC&PT sau khi sắp xếp theo hướng tăng cường hạch toán kinh tế, nâng
Trang 141.1 Tổ chức NC&PT do Chính phủ tài trợ và tổ chức NC&PT phi lợi
nhuận
Các tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động NC&PT và tăng cường năng lực công nghệ quốc gia Nguồn thu chủ yếu của các tổ chức này do Nhà nước tài trợ Ngoài ra có thể từ các hoạt động khác như hợp tác với doanh nghiệp,
chuyển giao kỹ thuật Nguồn tài chính gồm:
- Kinh phí do Chính phủ cấp cho các hoạt động thường xuyên; - Kinh phí từ việc thực hiện các dự án KH&CN cho Chính phủ; - Từ các loại Quỹ KH&CN
Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc là cơ quan NCK&PT quan trọng nhất, chủ yếu thực hiện nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu công nghệ cao Viện có các phòng thí nghiệm mở ở cấp quốc gia và 20 trung tâm nghiên cứu kỹ thuật cấp quốc gia Đối với các tổ chức NCK&PT thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, cơ cấu nguồn thu
như sau:
- Từ ngân sách nhà nước: 20%
- Từ hợp đồng với các bộ, ngành: 30% - Từ hợp đồng với doanh nghiệp: 30%
- Từ hợp đồng với chính quyền địa phương: 20% 1.2 Tổ chức NC&PT công nghệ công nghiệp
Thu nhập hiện nay của các tổ chức NC&PT công nghệ công nghiệp Trung Quốc chủ yếu từ các hoạt động thị trường, ước tính khoảng 70% tổng thu nhập, còn tài trợ của Chính phủ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng thu nhập 15% (đa số là từ các dự án KH&CN) (bảng 1) Cơ cấu của thu nhập này chỉ ra rằng sản xuất và các hoạt động khác chiếm tỷ lệ lớn nhất, 43% Thu nhập này xuất phát từ sản phẩm và dịch vụ truyền thống Phát triển công nghệ và sản xuất thử nghiệm là nguồn thu thứ hai và thứ ba, chiếm 37% tổng thu nhập từ hoạt động thị trường (bảng 2)
Bảng 1 Cơ cấu thu nhập của các viên NC&PT công nghê công nghiệp, năm 1999
Tổng thu Cơ cấu thu nhập
Trang 15Bảng 2 Cơ cấu thu nhập từ hoạt động thị tường, năm 1999
: |
Tổng thu Cơ cấu thu nhập từ các hoạt động
nhậptỪ | phat trién | Chuyén giao | Tu van vadich | Sx thir | Sxvà
hoat dong công nghệ | công nghệ vụ công nghệ bán hà
thị trường án hàng
100% 19% 8% 12% 18% 43%
Nguồn: A review of reform policy for the S&T system in China, Shulin Gu, 2000
1.3 Tổ chức NC&PT trong trường đại học, cao dang
Đối với các tổ chức NC&PT trong trường đại học, cao đẳng, nguồn tài chính của Chính phủ là nguồn thu quan trọng, ước tính khoảng 43% tổng thu nhập (so sánh với 15% của các viện NC&PT công nghệ công nghiệp), ngược lại thu nhập từ hoạt động thị trường là 47% kém hơn nhiều so với các tổ chức NC&PT công nghệ công nghiệp (bảng 3) Bảng 3 Cơ cấu thu nhập của các tổ chức NC&PT trong trường đại học, cao đẳng, năm 1999 Tổng thu Chính phủ | Thu nhập từ hoạt | Vay ngân Nguồn khác nhập động thị trường hàng 100% 43% 47% 4% 6% Nguén: A review of reform policy for the S&T system in China, Shulin Gu, 2000 2 Chính sách giảm nguồn đầu tư từ Nhà nước, tăng cường tự chủ từ các viện NC&PT
Khi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển dần sang kinh tế thị trường,
Nhà nước Trung Quốc bất đầu cải cách phương thức cấp kinh phí đầu tư cho các tổ
chức NC&PT Trước đây kinh phí nghiên cứu chủ yếu do Nhà nước cấp, đến nay Nhà nước chỉ cấp một phần trong tổng kinh phí của tổ chức, phần còn lại là hợp đồng
của tổ chức NC&PT với khu vực sản xuất mà buộc các tổ chức phải tự khai thác
Trung Quốc cho rằng, việc giảm bớt phần hỗ trợ của Nhà nước là một cách để tạo áp lực lên các tổ chức NC&PT, sẽ buộc các tổ chức NC&PT phải tự tìm các nguồn tài chính khác” cũng như việc phải nâng cao chất lượng kết quả NC&PT và tự tìm cách thương mại hoá kết quả NC&PT
Trang 16Trong giai đoạn 1986-1990 phân hỗ trợ của Nhà nước cho các tổ chức NC&PT đã giảm đáng kể, chính vì lý do này nên các tổ chức NC&PT đã phải chủ động trong hoạt động của đơn vị mình để đảm bảo trang trải và thu nhập cho cán bộ
Chúng ta có thể tham khảo nguồn thu của một số viện ở Trung Quốc trong
giai đoạn 1984-1994
Bảng 4: Cơ cấu nguồn thu một số viện NC&PT Trung Quốc
đơn vi: triệu nhân dân tệ
Viện NC thiết bị năng lượng Viện NC cơ khí và công nghệ Viên NC vật liệu Thượng Hải điện tử Bác Kinh Thượng Hải
Tổng | Nguồn Thu Tổng | Nguồn | Thu nhập | Tổng Nguồn ˆÌ Thu nhập thu Chính nhập từ thu Chính từ thị thụ Chính từ thị nhập phủ thị nhập phi trường nhập phi trường trường 1984 | 11.48 8.68 2.80 4.18 3.20 0.98 9.10 2.73 6.37 1985 L1.35 3.71 5.64 4.91 2.97 1.94 8.29 1.42 6.87 1986 | 11.46 5.19 6.28 6.74 3.92 2.82 8.78 0.83 795 1987 | 1552 6.45 9.07 6.74 3.52 3.22 10.02 0.83 9.19 1988 | 14.98 4.27 10.73 8.64 2.41 6.23 10.73 0.65 10.08 [1989 15.49 5.95 9.53 12.48 2.60 8.38 17,36 3.03 11.60 1990 | 16.46 5.92 10.50 14.49 3.19 T5I 16.02 2.75 11,92 1991 | 21.75 4.27 16.49 14.87 5.07 7.40 25.92 1.85 18.12 1992 | 30.54 4.37 23.59 1862 | 4.58 1149 3117 2.05 26.20 1993 | 62/65 4.52 36.55 3533 | 7.09 25.75 50.85 2.84 34.46 — 1994 | 94.63 3.31 8331 43.47 775 25.68 41.68 3.51 28.81
Neguon: China's Industrial Technology, Shulin Gu, 1999
Nhìn vào bảng trên, mặc dù tổng nguồn thu của các viện tăng lên khá nhiều (tới 10 lần), nhưng nguồn từ Chính phủ tăng không đáng kể, thậm chí còn giảm đi Điều đó cho thấy sự hỗ trợ của Nhà nước là rất cần thiết song chưa phải là đủ, mà các viện cần phải tự chủ trong việc tìm nguồn kinh phí khác thông qua các hoạt động NCK&PT của mình
3 Tự chủ về tài chính của các tổ chức NC&PT
Trước yêu cầu bức thiết đặt ra là phải cải cách thể chế kinh tế, thể chế
KH&CN và đổi mới công tác kế hoạch hoá, hàng loạt nỗ lực của Nhà nước nhằm
khắc phục sự ngăn cách giữa hệ thống KH&CN và sản xuất Năm 1985 là năm đánh dấu sự ra đời của Sắc lệnh về cải cách hệ thống quản lý KH&CN Mối quan tâm chính của Sắc lệnh là sự thiếu vắng liên kết thường xuyên và hiệu quả giữa khoa học,
công nghệ và sản xuất, vì thế Sắc lệnh đã đưa ra những chính sách nhằm cải thiện
Trang 17Theo Sắc lệnh này, muốn két qua NC&PT đáp ứng được các nhu cầu của sản xuất, các tổ chức NC&PT đáp ứng được nhu cầu của toàn bộ xã hội thì trước tiên mọi
chướng ngại vật phải được phá bỏ và phải có một hệ thống hỗ trợ phù hợp đối với
từng cá nhân nhà khoa học và các tổ chức NC&PT Trong đó việc liên kết hướng tới lợi ích của mỗi tổ chức, cá nhân xem ra có hiệu quả hơn cả
Chính sách tăng cường khả năng tự chủ của các tổ chức NC&PT đã giải
phóng các tổ chức này khỏi sự quản lý dọc, do vậy các tổ chức NC&PT có thể tiếp
cận với thị trường công nghệ dễ dàng hơn Theo Sắc lệnh cải cách hệ thống quản lý KH&CN, các tổ chức NC&PT (đứng đầu là giám đốc) được trao quyền tự chủ trong một số lĩnh vực:
a) Quyết định về các hợp đông NC&PT Quyết định việc liên doanh với các doanh nghiệp, các đơn vị thiết kế và các viện nghiên cứu, trường đại học trong hoạt động NC&PT, chuyển giao công nghệ, dịch vụ KH&CN
Các tổ chức NC&PT có quyền sử dụng và chuyển nhượng những thành quả kỹ
thuật do thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao để mang lại
nguồn thu cho tổ chức Việc chuyển hoá thành quả khoa học kỹ thuật có thể tự mình
hoặc hợp tác với các đơn vị khác, có thể do cá nhân nhà khoa học của tổ chức thực
hiện Tuy nhiên, đối với những thành quả khoa học kỹ thuật có liên quan đến bí mật quốc gia phải được phê chuẩn theo trình tự quy định của pháp luật Đối với những thành quả khoa học kỹ thuật có ý nghĩa lớn đối với lợi ích quốc gia hoặc lợi ích
chung của toàn xã hội thì các tổ chức NC&PT sẽ quyết định việc sử dụng, chuyển giao, chuyển nhượng sau khi Chính phủ phê duyệt
Các tổ chức NC&PT thực hiện chuyển hoá thành quả khoa học kỹ thuật nếu
cần vốn có thể được vay vốn từ các cơ quan tài chính nhà nước hoặc các quỹ khoa
học kỹ thuật
Đối với hoạt động chuyển hoá thành quả khoa học kỹ thuật được hưởng các ưu đãi về thuế
b) Tự quyết định các khoản thu nhập có được từ việc thực hiện các hoạt động có nguồn thu
- Tổ chức NC&PT tự lo 100% kinh phí sự nghiệp, sau khi nộp thuế, toàn bộ
thu nhập tổ chức được giữ lại để lập quỹ phát triển, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, trong đó quỹ phát triển không được dưới 50%;
Trang 18- Tổ chức NC&PT trong thời gian quá độ chuyển sang tự lo 100% kinh phí sự nghiệp thì thực hiện cấp kinh phí chênh lệch Thu nhập của tổ chức dùng để bù dap
vào phần kinh phí sự nghiệp và trích lập các quỹ phát triển, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng;
- Tổ chức NC&PT được bao cấp toàn bộ kinh phí sự nghiệp: được phép có những nguồn thu hợp lý trong khả năng của mình (nếu có) theo quy định của Nhà
nước
c) Tham gia hợp tác quốc tế, giữ lại ngoại tệ dành được phù hợp với quy định của Nhà nước Ngoại tệ thu được của tổ chức NC&PT theo quy định của Nha
nước, có thể lấy danh nghĩa của tổ chức NC&PT mở tài khoản tại ngân hàng, đồng
thời có quyền tự sắp xếp sử dụng những ngoại tệ thu được kể trên và những ngoại tệ tự lo được, theo đúng quy định của Nhà nước
4 Thực hiên cơ chế khoán trong hoạt động NC&PT
Một số viện NC&PT công nghệ của Trung Quốc đã thực hiện cơ chế khoán nhiệm vụ nghiên cứu cho các phòng, ban, nhóm nghiên cứu, cá nhân nghiên cứu với mục tiêu tạo môi trường và cơ chế khuyến khích hoạt động nghiên cứu có hiệu quả hơn và khắc phục hiện tượng bình quân Với cơ chế khoán (Viện giao chỉ tiêu cụ thể đến từng nhóm, cá nhân) bước đầu khuyến khích cán bộ nghiên cứu đi vào thực tế, nâng cao chất lượng sản phẩm nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu và các vấn để khu vực sản xuất gặp khó khăn, thu nhập cá nhân tãng Tuy nhiên bài học của Trung Quốc cho thấy biện pháp khoán chỉ có tác dụng ban đầu khi cơ chế quản lý hoạt động nghiên cứu trong viện chưa hợp lý, hiệu quả hoạt động thấp Sau 10 năm (1985- 1995) áp dụng chế độ khoán đã bộc lộ một số hạn chế Cơ chế khoán đã phá vỡ tính toàn vẹn của cả một hệ thống Mục tiêu của cá nhân, nhóm nghiên cứu nhiều khi đi ngược lại với mục tiêu của viện Vì vậy thực hiện cơ chế khoán còn đòi hỏi có sự hợp tác giữa các phòng, ban, nhóm nghiên cứu và sự điểu phối chung của viên thì mới mang lại hiệu quả đích thực
5 Hạch toán kinh tế trong các tổ chức NC&PT
100% các cơ quan nghiên cứu khoa học của Nhà nước phải tiến hành hạch toán kinh tế để tăng cường cải cách hệ thống khoa học và kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu thương mại hoá các kết quả khoa học và kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý khoa học, sử dụng tốt hơn nữa kinh phí khoa học, đảm bảo quyền luật pháp và lợi ích của
các cơ quan nghiên cứu khoa học, và thúc đẩy phát triển khoa học và kỹ thuật
Trang 19trong hoạt động nghiên cứu khoa học để sắp xếp một cách nghiêm túc nguồn lao động, vật liệu, tài chính và phân phối, cải tiến công tác quản lý nghiên cứu khoa học, giảm chi phí, nâng cao lợi ích kinh tế và xử lý đúng đắn mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước, các cơ quan và biên chế công nhân viên phù hợp quy luật giá trị bằng
cách áp dụng các loại hình kinh tế như chì phí, giá, lợi ích v.v
6 Thay đổi cơ chế đầu tư
Phương thức đầu tư tài chính chuyển từ việc đầu tư trực tiếp tới các tổ chức NC&PT sang đầu tư định hướng theo đề tài, dự án trên cơ sở cạnh tranh thông qua đấu thầu
Quỹ khoa học tự nhiên quốc gia được thành lập năm 1986 có trách nhiệm
phân bổ nguồn tài chính của Chính phủ cho nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng
dụng
Việc cạnh tranh đối với nghiên cứu cơ bản và các dự án KH&CN Nhà nước giúp thúc đẩy hiệu quả đầu tư của Nhà nước Điều này có thể được xem như một sự mở rộng của cách tiếp cận thị trường
7 Chính sách thuế, tín dụng
- Thành lập quỹ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động khoa học, hỗ trợ về vốn cho việc thực hiện các công nghệ cao/ mới
- Có chính sách thuế ưu đãi đối với các sản phẩm công nghệ cao/ mới
- Thu nhập thu được từ các hoạt động như chuyển giao công nghệ, phát triển
công nghệ và tư vấn công nghệ, dịch vụ công nghệ có thể miễn trừ thuế thu nhập
- Đối với sản phẩm mới, sản phẩm chế thử, sản phẩm công nghệ cao thì căn
cứ vào các quy định hiện hành mà giảm hoặc miễn thuế Khuyến khích các doanh nghiệp các tổ chức chọn và đặt mua công nghệ cao/ mới, các thiết bị do các tổ chức
NC&PT tao ra
- Hỗ trợ tín dụng: tăng cường dịch vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp KH&CN, mở rộng các hình thức tín dụng Đối với các dự án KH&CN mà đáp ứng đủ những yêu cầu cần thiết thì sẽ được ưu tiên để vay vốn Đối với các dự án chuyển giao công nghệ cao/ mới và cải tiến công nghệ có thị trường tiểm năng, có hàm lượng công nghệ cao, có khả năng mang lại lợi nhuận lớn và thay thế hàng hoá nhập
khẩu cũng được hỗ trợ về vốn vay II NHẬN XÉT
Trung Quốc là quốc gia rất chú trọng đến phát triển KH&CN Vì vậy ngay từ
Trang 20nhất định Sau mỗi giai đoạn có những đánh giá để nhìn nhận những kết quả đạt được cũng như sự chưa phù hợp của các biện pháp, chính sách để có những điều chỉnh kịp thời
Đối với nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản phục vụ ứng dụng, Nhà nước
đảm bảo phát triển ổn định, liên tục để tăng cường cơ sở tiến bộ khoa học kỹ thuật
Kinh phí dành cho các nghiên cứu này chiếm một tỷ lệ thoả đáng trong tổng kinh phí NC&PT
Phương thức đầu tư tài chính thay đổi từ việc hỗ trợ thông thường cho các tổ chức NC&PT sang hỗ trợ định hướng vào chương trình, dự án
Mặc dù có những giai đoạn Nhà nước có thay đổi về phương thức cấp phát tài chính cho các tổ chức NC&PT, như việc tạo “áp lực” cho các viện trong việc tìm
nhiều nguồn kinh phí khác nhau, song nguồn kinh phí của Nhà nước vẫn là nguồn
chủ yếu đối với hoạt động NC&PT Việc tăng cường đầu tư cho KH&CN nói chung,
NC&PT nói riêng của cả xã hội vẫn là một trong những chính sách nhằm phát triển
nền KH&CN nước nhà
Các tổ chức NC&PT được quyền tự chủ tài chính trong phạm vi hoạt động của đơn vị mình Các tổ chức NC&PT được tự khai thác các nguồn thu hợp lý cho hoạt động NC&PT của tổ chức, được quyền quyết định sử dụng đối với những thu lợi mang lại từ chính những hoạt động NC&PT đó
Cơ chế tự chủ tài chính đã giúp cho các tổ chức NC&PT thoát khỏi sự quản lý
cứng nhắc từ trên xuống từng duy trì trong nhiều năm Các tổ chức NC&PT có điều
kiện để phát huy khả năng của mình, nên nhiều tổ chức đã phát triển với tốc độ rất
nhanh, mang lại những nguồn thu lớn Trong những năm gần đây Trung Quốc đẩy
mạnh việc đưa các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và các tổ chức thiết kế trở thành
doanh nghiệp, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp KH&CN Về nguyên tắc,
các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và các tổ chức thiết kế sẽ thay đổi hình thức quản
lý để trở thành doanh nghiệp khoa học, trong đó một phần hoặc toàn bộ được sáp nhập vào doanh nghiệp hoặc chuyển thành các doanh nghiệp độc lập Chính phủ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp khoa học trong nghiên cứu công nghệ cao/ mới, công
nghệ tiên tiến, có tính then chốt Nhà nước mở rộng và đẩy mạnh dịch vụ tín dụng
cho các doanh nghiệp này Đối với những tổ chức NC&PT có chức năng cung cấp
Trang 21Chương II
THỰC TIÊN ÁP DỤNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
TỔ CHỨC NC&PT SỰ NGHIỆP CÓ THU
MỤC I CƠ SỞ PHÁP LÝ
Bản chất của việc áp dụng cơ chế tài chính đối với tổ chức NC&PT sự nghiệp
có thu là việc trao quyền tự chủ về tài chính cho các tổ chức này Quyền tự chủ về tài chính được thể hiện ở nhiều hoạt động như: được tự tìm kiếm các nguồn kinh phí
khác cho NC&PT ngoài nguồn của Nhà nước; được quyền tự quyết trong ký kết các
hợp đồng liên doanh, liên kết trong hoạt động NC&PT; quyết định việc tổ chức nhiệm vụ, quyết định trong phân phối nguồn tài chính cho từng hoạt dong NC&PT; quyết định việc sử dụng các nguồn thu của đơn vị Tóm lại, quyền tự chủ về tài chính bao gồm: quyền quyết định về nguồn thu và các nội dung chỉ trong phạm vi hoạt động của đơn vị
Quyền tự chủ về tài chính được thể hiện một cách rõ ràng nhất trên cơ sở
Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu Tuy nhiên, không phải chỉ đến khi Nghị định này ra đời các tổ chức NC&PT mới có quyền tự chủ về tài chính, mà trước khi có Nghị định này, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực bàng việc ban hành các biện pháp, chính sách trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng cùng nhằm mục đích tạo quyền tự chủ về tài chính cho các
tổ chức NC&PT
IL MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VE TU CHU TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC NC&PT
TRƯỚC KHI BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH 10/2002/NĐ-CP
1 Quyết định 175-CP ngày 29/4/1981 của Hội đồng Chính phủ về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật, quy định về việc phân chia lợi nhuận thu thêm trong việc thực hiện hoạt động KH&CN Thông qua hợp đồng, các bên có thể thoả thuận giá cả và các hình thức chuyển giao trí thức, chuyển giao công nghệ, áp dụng phương thức phân chia lợi
nhuận
2 Nghị quyết 51-HDBT ngay 17/5/1983 của Hội đồng Bộ trưởng về một số vấn đề công tác khoa học kỹ thuật, quy định các cơ quan NC&PT thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và thực hiện các hợp đồng kinh tế trong NC&PT và được thành lập
Trang 22nhập do thực hiện các hợp đồng kinh tế, đo bán sản phẩm sản xuất thử, phế liệu, phế
phẩm thu hồi và các dịch vụ KHKT
3 Quyết định 134-HĐBT ngày 31/8/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về một số biện pháp khuyến khích công tác khoa học kỹ thuật, cho phép các tổ chức NC&PT được quyền chủ động thiết lập và mở rộng mọi hình thức liên doanh, liên kết để ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và kỹ thuật vào sản xuất
Đối với khoản thu nhập từ việc áp dụng thành công các thành tựu khoa học và kỹ thuật của các tổ chức KH&CN được phân chia theo tỉ lệ như sau:
- 20% nộp vào Ngân sách nhà nước;
- 20% nộp vào Quỹ phát triển khoa học - kỹ thuật của cơ sở;
- 60% dành cho quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi của cơ sở (trong đó quỹ
khen thưởng chiếm 2/3)
4 Chỉ thị 199-CT ngày 25/6/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc sắp xếp và kiện toàn mạng lưới cơ quan nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật ở nước ta, quy định:
Từng bước chuyển các cơ quan NC&PT sang chế độ hạch toán kinh tế và tự cấp vốn Nhà nước sẽ không cấp kinh phí theo tổ chức và biên chế, mà chỉ cấp theo nhiệm vụ thông qua các hợp đồng
Phát huy quyền chủ động của các cơ quan NC&PT trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch khoa học — kỹ thuật trên cơ sở những nhiệm vụ Nhà nước giao và ký kết hợp đồng với các cơ sở sản xuất Cơ quan khoa học được tự chủ về tài chính, biên chế và chịu trách nhiệm vật chất về kết quả hoạt động của mình
$ Quyết định 268-CT ngày 30/7/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, cho phép các cơ quan hành chính, viện nghiên cứu khoa học, trường học, các đoàn thể làm kinh tế, Theo đó, các viện NC&PT được lập ra các tổ chức kinh doanh những ngành nghề và mặt hàng mà Nhà nước không cấm
6 Nghị định số 35-HĐBT ngày 28/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác quản lý KH&CN, cho phép các khoản lợi nhuận của các tổ chức KH&CN được trích đưa vào các quỹ: quỹ phát triển KH&CN, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng của tổ chức mình
Nguồn vốn của các tổ chức NC&PT ngoài phần kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, còn được huy động các nguồn vốn khác từ việc thực hiện các hợp đồng, từ
Trang 23Đối với các cơ quan NC&PT của Nhà nước, chuyển dần việc cấp kinh phí về lương và chi phí bộ máy từ ngân sách nhà nước theo tổ chức và biên chế sang chế độ cấp phát theo chương trình, đề tài, đề án thông qua hợp đồng đặt hàng
7 Quyết dịnh 324/CT ngày 11/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc tổ chức lại mạng lưới các cơ quan NC&PT đã trao quyền tự chủ cho các tổ chức KH&CN trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch NC&PT của mình trên cơ sở những nhiệm vụ được Nhà nước giao (nếu có) và ký hợp đồng với các cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp khác; tự chủ về tài chính, về lao động, hợp tác quốc tế theo quy
định của pháp luật và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình
8 Luật KH&CN ngày 9/6/2000 quy định việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN: Quyết định số 16/2003/QĐ-BKHCN ngày 18/7/2003 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành “Quy định về việc tuyển chọn tổ chức
và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài KH&CN và dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước” Theo các quy định này, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tham gia tuyển
chọn chủ trì đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm Đây là một cơ chế mở tạo điều kiện
cho các tổ chức NC&PT có đủ năng lực tham gia tuyển chọn để được cấp kinh phí
thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của Nhà nước
9 Nghị định 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chỉ
tiết thi hành một số điều của Luật KH&CN, cho phép các tổ chức NC&PT:
- Được nhận tài trợ hoặc được vay ưu đãi tại hệ thống các Quỹ KH&CN để
thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; được vay tín dụng tại các ngân hàng thương mại; - Liên doanh, liên kết; góp vốn với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiến
hành sản xuất — kinh doanh;
- Được chia lợi khi chuyển nhượng, chuyển giao kết quả NC&PT của tổ chức
mình
Nhân xét:
Các chính sách tạo quyền tự chủ về tài chính cho các tổ chức NC&PT đã được ban hành từ những năm 1980 Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, các tổ chức KH&CN được phép đa dạng hoá các nguồn tài chính ngoài nguồn ngân sách
nhà nước bằng các hoạt động của tổ chức mình như: ký kết các hợp đồng KH&CN,
hợp đồng kinh tế trong NC&PT, tham gia tuyển chọn chủ trì các nhiệm vụ KH&CN,
hưởng lợi từ việc chuyển giao kết quả NC&PT của tổ chức mình; đề xuất để được
Trang 24kinh phí từ các nguồn khác Trên thực tế phần kinh phí của Nhà nước từ lúc cấp 100% cho các tổ chức NCK&PT đến nay chỉ còn khoảng 50%-60% Tuy vậy các viện đã gặp nhiều khó khăn trong việc việc huy động thêm các nguồn vốn khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước
Việc quy định tài trợ từ ngân sách theo đề tài, dự án KH&CN có nghĩa là
ngân sách chỉ cấp cho người thực hiện nhiệm vụ thông qua tuyển chọn hoặc được giao Bằng cách ấy sẽ khuyến khích các cơ quan KH&CN tự chủ trong phương hướng hoạt động, đáp ứng được tình hình thực tế để có được những nguồn thu khác
cho tổ chức mình
Các tổ chức NC&PT được phép phân chia lợi nhuận thu thêm từ hoạt động KH&CN, nhưng việc xác định lợi nhuận thu thêm là rất khó Chính vì vậy việc phân chia lợi nhuận cũng không phát huy được hiệu quả
Những quy định về mặt chính sách của Nhà nước đã khẳng định tầm quan trọng của vai trò tự chủ nói chung, tự chủ về tài chính nói riêng của các tổ chức NC&PT Tuy nhiên, những cởi mở trên đây nhiều khi còn mang nặng tính chủ trương và trong quá trình thực thi chính sách vẫn còn nhiều bất cập Những quy định này chỉ phù hợp với một số rất ít tổ chức NC&PT sẵn có tiềm lực Hơn nữa, trong quá trình thực hiện việc thực thi chính sách ít được đánh giá, tổng kết khiến cho cơng tác hồn thiện chính sách, kể cả việc chỉnh sửa chính sách gặp nhiều khó khăn Nhiều chính sách mang tính cứng nhắc, chỉ có ý nghĩa về mặt quy phạm pháp luật
mà khơng có lối thốt cho các tổ chức như việc: làm thế nào để các tổ chức NC&PT có thể huy động được các nguồn vốn khác, cơ chế nào để đẩy nhanh ứng dụng kết
quả NC&PT vào sản xuất và đời sống , thêm vào đó thủ tục cho vay vốn phức tạp, biện pháp thế chấp không phù hợp với cơ quan khoa học Chính vì vậy, mặc dù từ những năm 1980, các tổ chức NC&PT được giao quyền tự chủ về tài chính nhưng thực sự chưa phát huy được hiệu quả đích thực của nó và vô hình dung đã vô hiệu hoá ưu đãi mà Nhà nước đã đề ra
II CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH THEO NGHỊ ĐỊNH 10/2002/NĐ-CP
Thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và Thông tư 25/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số
10/2002/NĐ-CP, Liên bộ Tài chính, Bộ KH&CN, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư
Trang 251 Muc dich
Việc áp dụng cơ chế tài chính đối với tổ chức sự nghiệp có thu nói chưng, tổ
chức NC&PT sự nghiệp có thu nói riêng nhằm vào việc giao quyền tự chủ thực sự cho các đơn vị trong việc tổ chức nhiệm vụ, sử dụng lao động; phát huy mọi khả
năng hiện có về lực lượng lao động, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị và phương tiện
cung cấp dịch vụ cho xã hội để tăng nguồn thu, quản lý thống nhất các nguồn tài chính; tạo quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức NC&PT sự nghiệp có thu, mà trước hết là thủ trưởng đơn vị
2 Nội dung
- Các tổ chức NCK&PT sự nghiệp có thu được quyền chủ động bố trí kinh phí
để thực hiện các hoạt động Kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà
nước cấp được ổn định trong 3 năm và hằng năm được tăng thêm theo tỉ lệ do Thủ tướng Chính phủ quy định;
- Được chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với yêu cầu thực tế và khả năng tài chính của tổ chức mình;
- Tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu do thanh lý tài sản thuộc ngân
sách nhà nước được để lại để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị
của tổ chức mình;
- Chủ động sử dụng số biên chế được giao; sắp xếp và quản lý lao động phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của đơn vị; thực hiện chế độ hợp đồng lao động phù hợp với khả năng tài chính của đơn vị;
- Quyết định tổ chức các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ có thu, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách và được miễn giảm thuế theo quy định;
- Đối với tổ chức tự bảo đảm toàn bộ chỉ phí, quỹ tiền lương bình quân của
đơn vị được tăng thêm 2,5 lần lương tối thiểu của Nhà nước Đối với tổ chức tự bảo đảm một phần chi phí, quỹ tiền lương bình quân của đơn vị được tăng thêm 2 lần so
với mức tiên lương tối thiểu do Nhà nước quy định;
- Đối với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp bảo đảm hoạt động thường xuyên, đơn vị được chủ động điều chỉnh giữa các mục chi cho phù hợp Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp
của đơn vi, cuối năm chưa chỉ hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử
dụng;
- Các đơn vị được trích lập và sử dụng 4 quỹ: quỹ dự phòng ồn định thu nhập,
Trang 263 Những kết quả đạt được
Sau gần 3 năm thực hiện cơ chế tài chính đối với tổ chức sự nghiệp có thu, đã
có 97 tổ chức sự nghiệp khoa học thuộc các bộ, cơ quan trung ương và 41 tổ chức sự nghiệp khoa học ở địa phương áp dụng cơ chế này”
Các tổ chức NC&PT sự nghiệp có thu khi chuyển sang thực hiện cơ chế tài chính này đã được giao quyền tự chủ về tài chính, hầu hết các tổ chức được khoán
phần kinh phí ngân sách cấp Các tổ chức tích cực khai thác các nguồn thu sự
nghiệp, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình cung ứng dịch vụ, chủ động sử dụng các nguồn kinh phí tuỳ theo yêu cầu hoạt động của đơn vị, bảo đảm chỉ tiêu hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở quy chế chỉ tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng Vì vậy tình hình tài chính của các tổ chức NC&PT sự nghiệp có thu đã được cải thiện đáng kể Tuy nhiên việc tăng thu của các tổ chức NC&PT sự nghiệp diễn ra không đồng đều, tập trung ở một số tổ chức có thế mạnh, có khả năng cung ứng dịch vụ cho xã hội như các viện khoa học lớn: viện nghiên cứu ngô thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, viện di truyền nông nghiệp, viện nghiên cứu KH&CN tàu thuỷ
Mặc dù thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, nhưng hàng năm ngân sách nhà
nước vẫn đầu tư kinh phí tăng thêm để bảo đâm phát triển hoạt động sự nghiệp công
Mức kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho đơn vị sau khi xác định được giao ổn định 3 năm đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng cùng với nguồn tự thu của
tổ chức mình
Hầu hết các tổ chức NC&PT sự nghiệp có thu khi chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính ngoài việc bảo đảm tiền lương cơ bản do Nhà nước quy định, còn tạo được nguồn kinh phí để giải quyết thu nhập tăng thêm ít, nhiều cho cán bộ
Các tổ chức NC&PT đã chủ động, linh hoạt trong việc phân phối nguồn tài chính, cũng như điều phối cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vu NC&PT cho phi hợp, đặc biệt nhiều nơi có những chính sách cụ thể khuyến khích, động viên cán bộ nên hiệu quả hoạt động đã tăng lên rõ rệt, mang lại những kết quả đáng kể cho đơn vị Ví dụ: ở Viện nghiên cứu Ngô có chế độ thưởng cho những đề tài được xác nhận có hiệu quả Viện khuyến khích cán bộ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Khi chọn tạo ra
được một giống mới và giống đó cho sản phẩm có thể sản xuất được, thì cơ sở sản
xuất trả Viện 500 đ/kg, Viện sẽ trích 10% trả cho tác giả chọn tạo ra giống đó Viện cũng xây dựng phương thức khoán (diện tích, sản lượng, giá ) đối với những giống đưa ra sản xuất đại trà (trả 1000 đ/kg giống cho cả nhóm) Những giống tốt được sản xuất chấp nhận, cán bộ tiêu thụ 1 kg giống được hưởng 500 đồng Đối với mỗi công trình nghiên cứu tạo ra một giống mới được khu vực hoá thưởng 2 triệu đồng, công
Trang 27trình được công nhận tiến bộ kỹ thuật hoặc tạo ra giống được công nhận giống quốc
gia được thưởng 5 triệu đồng”
Trên cơ sở được trao các quyền tự chủ về tài chính, các tổ chức NC&PT đã cung ứng các dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng với chất lượng ngày càng cao
cho xã hội Nhiều tổ chức NC&PT đã mở rộng thực hiện nghiên cứu ứng dụng, triển
khai, thực hiện các hợp đồng NC&PT với các đơn vị trong và ngoài nước, thực hiện chuyển giao công nghệ, đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất
4 Vấn đề còn tồn tại
Việc quy định “Khi Nhà nước điểu chỉnh các quy định về tiền lương, nâng
mức lương tối thiểu hoặc thay đổi định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi ngân sách nhà
nước, đơn vị sự nghiệp tự trang trải các khoản chi tăng thêm theo chính sách chế độ mới” là không phù hợp Trên thực tế, các tổ chức NC&PT có nguồn tự thu không đảm bảo chị trả được số tiền lương tăng thêm mà ngân sách nhà nước vẫn phải trả phần kinh phí này
Cơ chế tài chính đối với tổ chức NC&PT sự nghiệp có thu chỉ thực sự phù hợp
với các tổ chức có nguồn thu lớn, bởi vì các tổ chức này mới có cơ hội (tự chủ) phát huy hết khả năng của mình mang lại nhiều nguồn thu cho đơn vị, vì thế mới có khả
năng bảo đảm trang trải và thu nhập cho cán bộ Đối với các tổ chức NC&PT sự nghiệp có nguồn thu thấp không đáng kể nếu áp dụng cơ chế tài chính này, thì khả nang nang cao thu nhập cho cán bệ là rất khó bên cạnh việc số kinh phí ngân sách bảo đảm cho hoạt động thường xuyên sẽ bị cắt giảm
Chưa có cơ chế để có thể quản lý từng loại hình tổ chức NC&PT có thu Vì
vậy trên thực tế nhiều tổ chức có nguồn thu nhưng vì các lý do khác nhau đã không thực hiện theo cơ chế tài chính này
Rõ ràng việc áp dụng cơ chế tài chính đối với tổ chức NC&PT sự nghiệp có thu đã mang lại những kết quả nhất định Tuy nhiên các tổ chức này đã gặp phải
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế tài chính này Chúng ta
cùng xem xét ở một số nghiên cứu trường hợp dưới đây
Trang 28MỤC II
THUC TIEN ÁP DỤNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC NC&PT SỰ NGHIỆP CÓ THU QUA PHÂN TÍCH MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
3 viện mà Đề tài chọn nghiên cứu gồm: 1 viện thuộc Bộ, I viện thuộc Tổng
Công ty, ! viện thuộc Trường đại học, đó là:
- Viện vật liệu xây dựng: thuộc Bộ Xây dựng;
- Viện công nghệ: thuộc Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp; ~- Viện khoa học kỹ thuật bưu điện: thuộc Học viện công nghệ bưu chính viễn
thông
A VIEN VAT LIEU XAY DUNG
I MỘT SỐ NÉT CHUNG VE VIEN VAT LIEU XAY DUNG
Viện vật liệu xây dựng được thành lập ngày 4/11/1969, là viện nghiên cứu
KH&CN quếc gia về vật liệu xây dựng phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng trong phạm vi toàn quốc Viện vật liệu xây dựng
là đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng
Viện có trụ sở chính tại Hà Nội và Trung tâm vật liệu xây dựng miền Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Tại Hà Nội, Viện có 8 phòng thí nghiệm và các xưởng pilot
được xây dựng trên diện tích 1,3 ha
Cơ cấu tổ chức: Với tư cách là viện nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa
học kỹ thuật, Viện gồm có: Viện trưởng và 3 Phó Viện trưởng, Các Hội đồng tư vấn, 4 phòng quản lý, 10 phòng/ trung tâm chuyên môn Viện trưởng chịu trách nhiệm và chỉ đạo chung Các Viện phó được phân công theo từng lĩnh vực hoạt động, ví dụ:
phụ trách KHCN, phụ trách dịch vụ có thu,
Nhân lực: Viện có 156 cán bộ, trong đó có 131 cán bộ nghiên cứu KH&CN
có trình độ đại học và trên đại học
Chức năng, nhiệm vụ chính của Viện
- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về lĩnh vực vật liệu xây dựng;
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh
Trang 29- Phân tích, kiểm định nguyên, nhiên liệu, sản phẩm vật liệu xây dựng, môi
trường sản xuất vật liệu xây dựng;
- Tham định, đánh giá, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới sản xuất vật liệu xây dựng của nước ngoài và kết quả nghiên cứu trong nước;
- Thực hiện công tác tư vấn trong lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng;
- Đào tạo, bồi dưỡng sau đại học; đào tạo kỹ thuật viên, thí nghiệm viên, công nhân vận hành thiết bị các dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng;
- Thực hiện hợp tác trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học, tư vấn, đào tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực vật liệu xây dựng
Il HOAT DONG TAI CHINH
Kể từ khi thành lập, trong thời kỳ bao cấp hoàn toàn, Viện hoạt động theo hình thức đơn vị hành chính sự nghiệp Từ năm 1988, khi nền kinh tế mở cửa bắt đầu phát triển, Viên đã có những hợp đồng hoạt động dịch vụ có thu để bù thêm kinh phí hành chính sự nghiệp ít ỏi của Nhà nước Như vậy về thực chất Viện đã là tổ chức NC&PT sự nghiệp có thu kể từ năm 1988 Nghị định 10/2002/NĐ-CP được ban hành sau khi nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp đã tự chuyển sang đơn vị sự nghiệp có
thu
Viên chính thức áp dụng cơ chế tài chính đối với tổ chức sự nghiệp có thu từ năm 2002 trên cơ sở Nghị định 10/2002/NĐ-CP
Sở đĩ Viện áp dụng cơ chế tài chính này là vì: cơ chế tài chính đối với tổ chức sự nghiệp có thu phù hợp với điều kiện và khả năng hoạt động của Viện Nếu không
áp dụng cơ chế này Viện sẽ không phát triển được vì các lý do sau:
- Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước không đủ để tồn tại và phát triển; - Không thúc đẩy việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu phục vụ sản xuất; - Cán bộ nghiên cứu sẽ thiếu tự chủ, không có diéu kiện tiếp xúc với doanh nghiệp, từ đó đế dẫn tới nghiên cứu xa vời với thực tế và nhu cầu sản xuất
Viên là tổ chức đảm bảo một phần chỉ phí hoạt động thường xuyên, hằng năm được ngân sách nhà nước cấp một phần kinh phí cho hoạt động thường xuyên
Cơ cấu nguồn tài chính của viện: 23,5% kinh phí cho hoạt động thường xuyên của viện, 6% đặt hàng từ các doanh nghiệp, 60,5% dự án từ chương trình quốc gia và
Trang 301 Nguồn kinh phí của Viện
Hàng năm Viện được Nhà nước cấp kinh phí cho các nhiệm vụ chị thường
xuyên từ l,7- 2,2 tỉ/ năm, chỉ cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa hoc công nghệ từ 3-4,5
ti/ nam (xem Bảng 5) và chi cho xây dựng cơ bản để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản sẽ được duy trì cho đến
hết năm 2005 Ngoài ra Viện được Nhà nước cho phép hoạt động KH&CN phục vụ
các cơ sở sản xuất thông qua hợp đồng kinh tế tạo thêm nguồn thu cho việc tái đầu tư xây dựng Viện, chi trả lương cho cán bộ ngoài biên chế, chí thưởng, phụ cấp, v.v
cho cán bộ công nhân viên và phát triển cơ sở vật chất
Nhìn chung nguồn thu tăng đáng kể nhờ áp dụng cơ chế tài chính mới Tuy
nhiên Viện vẫn không đủ vốn hoạt động Mặc dù Nhà nước cho phép các viện nghiên cứu được vay vốn tín dụng tại ngân hàng nhưng điều kiện thế chấp không phù hợp Tài sản mà Viện đang sử dụng coi là của Nhà nước, Viện không có quyền sở hữu nên ngân hàng không chấp nhận để được thế chấp Điều đó làm ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của Viện Chẳng hạn khi khách hàng có nhu cầu mua nhưng nợ
tiền thì Viện không thể bán được vì không có vốn quay vòng ngay, nên đã bị mất nhiều khách hàng
Bảng 5: Các nguồn kinh phí của Viện
don vi: triệu đồng 2002 2003 2004 Tổng kinh phí được cấp từ ngân 10.794 11.989 sách
Chi hoạt động thường xuyên 1.823 2.219}
Nguồn kinh phí! (lương và bộ máy)
do ngân sách Đề tài NC&PT 1.000 2.811 3.220 nhà nước cấp Dư án P 700 360 Đầu tư xây dựng cơ bản (hết 2005) 7160 4300 5100 Dự án khác 1322 1160 1090 Nguồn kinh phí | Giá trị hợp đồng 16.500 | 19.300 37.000 từ hoạt động sự | Giá trị sản lượng 16.300 | 18.800 28.000 nghiệp có thu Giá trị thanh toán 16.000) 17.800 24.100
của Viên
Trang 312 Các nội dung chỉ của viện
- Chi hoạt động thường xuyên (lương & bộ máy): phần nào giảm hơn trước,
do đã khoán hoạt động cho một số đơn vị trong Viện Năm 2004 giảm 12%, năm
2005 có khả năng sẽ giảm 25% - Các khoản chi khác:
e _ Nghiên cứu thăm dò (đề tài cấp Viện);
e© Mua sắm trang thiết bị và phương tiện làm việc; e_ Sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng trang thiết bị;
e Chi hoat dong thông tin, tư liệu và đào tạo;
e - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; se Chi bảo hiểm;
e Chị phúc lợi; « Chi khen thưởng
- Chi phí trực tiếp cho các hợp đồng dịch vụ sự nghiệp có thu Chi thêm nhân công cho cán bộ trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ này (ngoài lương cơ bản)
- Chi nộp thuế các loại: khoản này tăng lên theo tỉ lệ hoạt động sự nghiệp có
thu của Viện
Bảng 6: Các khoản chỉ từ nguồn vốn của viện đơn vị: triệu đồng Noi dung chi 2002 2003 2004 Đề tài cấp viện 27,49 20 25
Đầu tư xây dựng cơ bản 400 340 920 Mua sắm trang thiết bị 400 341 450
Sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng trang thiết bị 220 372 300
Chi đào tạo, thông tin, tư liệu 56,68 62 65
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 106 120
Chi phúc lợi 270 320 350
Chi khen thưởng 24 15 30
Đóng góp cho Nhà nước (thuế và các 950 1.350 2.200
khoản nộp khác)
Trang 32Bang 7: Cấu trúc các nguôn chỉ của Viên
Tỷ lệ % các nguồn chỉ so với tổng nguồn
chi của viện Chỉ cho nhân lực (lương) 30% Chị cho hoạt động NC&PT bên ngoài viện 20% Chi phí đầu tư cho phòng thí nghiệm, thiết bi 40% đo và thử nghiệm
Chi phí khác 10%
Nhìn vào các bảng số liệu trên đây, chúng ta có thể thấy hằng nam Viện Vật
liệu xây dựng được Nhà nước cấp một phần kinh phí cho hoạt động thường xuyên
Bên cạnh đó Viện còn khai thác được rất nhiều nguồn kinh phí khác từ ngân sách nhà nước bằng việc thực hiện các đề tài, dự án Trong số đó, phần kinh phí thực hiện hoạt động NCK&PT tăng nhiều
Ngoài phần ngân sách cấp hằng năm cho viện, điều đáng nói là nguồn thu sự nghiệp của Viện tăng lên đáng kể qua các năm, trong đó chủ yếu là từ các hợp đồng
NC&PT Nam 2004, doanh thu của Viện là 24,1 tỷ đồng, tăng hơn năm 2003 là 35,3% Chính từ nguồn thu này mà Viên đã trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp với con số khá ấn tượng (năm 2003 là 106 triệu, năm 2004 là 120 triệu)
Ngoài ra viện còn sử dụng để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động NC&PT, chi cho các hoạt động phúc lợi, khen thưởng và đóng góp cho Nhà nước Vì nguồn thu của Viện tăng, nên hầu hết các khoản chi này đều tăng qua
các năm
I DANH GIA HOAT DONG CUA VIEN KE TU KHI AP DUNG CO CHE TAI CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC NC&PT SỰ NGHIỆP CÓ THU
Nhìn chung Viện thực hiện cơ chế tài chính đối với tổ chức NC&PT sự nghiệp có thu đã mang lại những kết quả khả quan Những kết quả có được này ngoài việc được sự quan tâm sát sao của Bộ Xây dựng phải kể đến tính năng động, sức sáng tạo và trách nhiệm cao của mỗi cán bộ của Viện
1 Về cơ cấu tổ chức của Viện
Để tăng cường hoạt động NC&PT, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh,
Viện đã thành lập thêm 2 trung tâm chuyên môn thuộc Viện và 1 bộ phận trực thuộc
Trang 332005 Viện áp dụng thêm 3 đơn vị chuyên môn hoạt động theo cơ chế “tự trang trải”
Đây là bước chuẩn bị cho việc chuyển dần sang cơ chế hoạt động theo mộ hình
“doanh nghiệp khoa học”
2 Về chất lượng hoạt động nghiên cứu của Viện
Thống kê những năm gần đây số lượng đề tài, dự án nhiều, ít không theo quy luật Nhưng số lượng nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước năm sau thường nhiều hơn năm trước Năng lực nghiên cứu và uy tín của Viện đã được nâng cao đáng kể Các đơn vị chuyên môn đã cố gắng phát huy khả năng của mình trong công tác tìm kiếm hợp đồng và triển khai thực hiện hợp đồng Nhiều sản phẩm của Viện đã có ưu thế trên thị trường như: xi măng giếng khoan, vật liệu chịu lửa
Cơ cấu loại hình công việc đang chuyển dịch theo xu hướng mới là: tư vấn,
đào tạo, sản phẩm đặc chủng
Nhìn chung thời gian nghiên cứu bình quân một đề tài NC&PT hoặc một dự án sản xuất thử ngày càng ngắn hơn và hiệu quả áp dụng vào thực tế sản xuất ngày càng cao hơn Chính vì vậy, hiện nay Viện đang có một số sản phẩm đặc chủng ít phải cạnh tranh với thị trường Mục tiêu chính của Viên phải tăng số lượng sản phẩm đặc chủng, nâng cao hiệu quả loại hình tư vấn và đào tạo
Viên đã được nhận giải thưởng VIFOTEC năm 1999, 2000, 2001; nhận bằng độc quyền giải pháp hữu ích
Bên cạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động tư vấn, dịch vụ kỹ thuật, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào phục vụ sản xuất là một trong 2 hoạt động chính của Viện Song song với các hoạt động nghiên cứu đề tài, dự án theo nguồn vốn ngân sách, đây cũng là hoạt động chứng minh khả năng ứng dụng các kết quả NCK&PT do Viện thực hiện vào sản xuất và đời sống
3 Về kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu thường xuyên, nghiên cứu
thông qua tuyển chọn, giao nhiệm vụ
Kinh phí cấp cho đề tài, dự án tăng dần theo thời gian (Xem bảng 8) Số lượng đề tài, dự án và kinh phí được cấp phụ thuộc vào nguồn kinh phí ngân sách được phân bổ về Bộ Xây dựng và việc phân bổ cho các đơn vị trong Bộ Tuy nhiên có một
số nhiệm vụ cấp Nhà nước, kinh phí được phân bổ thẳng từ Bộ KH&CN
Trang 344 Về chất lượng hoạt động quản lý trong Viện
Hiện nay Viện đã căn cứ vào các Nghị định, quyết định, thông tư để ban hành
các quy chế hoạt động của Viện, như: khoán, thanh toán, chi tiêu nội bộ,
Viện hoạt động trên cơ sở Quy chế hoạt động KH&CN và Quy chế chi tiêu nội bộ của Viện Vì vậy hoạt động của viện ngày càng nền nếp hơn
5, Thu nhập của cán bộ
Thu nhập bình quân tháng của cán bộ công nhân viên tăng nhiều qua các năm, năm 2003:1,5tr đồng/ tháng; năm 2004: 1,8 triệu đồng/tháng Dự kiến năm 2005: 2,28 triệu đồng/tháng
6 Về xây dựng cơ bản, cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu
Hiện nay Viện đang có 1 dự án xây dựng cơ bản Kinh phí này được thể hiện
trong Bảng 5 cho tới hết năm 2005 Xây dựng cơ bản bao gồm: xây nhà thực nghiệm; mua sắm thiết bị thử nghiệm, nghiên cứu Ngoài ra mỗi năm Viện được Bộ Xây dựng cấp khoảng 300-600 triệu đồng thuộc nguồn kinh phí: tăng cường trang thiết bị và sửa chữa xây dựng nhỏ trong Viện,
IV MOT SO KHO KHAN VA DE XUAT CUA VIEN VỀ CHÍNH SÁCH
Nghị định 10/2002/NĐ-CP về cơ bản là hợp lý Việc áp dụng cơ chế tài chính đối với tổ chức sự nghiệp có thu rất phù hợp với chức năng và hoạt động của viện, đã khuyến khích thúc đẩy các dịch vụ KH&CN phục vụ trực tiếp sản xuất, bảo đảm thu
nhập cho cán bộ
Tuy nhiên Viện gặp khó khăn về vốn Hiện nay việc vay vốn đồi hỏi phải có thế chấp Ngân hàng quan niệm tài sản Viện quản lý là của Nhà nước, nên không thể lấy đó làm thế chấp vay vốn để thực hiện các hợp đồng dịch vụ KH&CN Nên có biện pháp thế chấp phù hợp với đặc thù của cơ quan khoa học
Mức lương quy định không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu Nhà nước quy định là quá ít, không thúc đẩy những cán bộ có năng lực cống hiến cho xã hội Đề nghị mức lương lớn nhất không quá 5 triệu VND/thang
Nhà nước không nên thu thuế với các sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất
thử nghiệm Thời gian miễn thuế nên là 2 năm kể từ khi có công bố sản phẩm hoặc thực hiện dự án, bởi vì bất cứ một sản phẩm mới muốn thâm nhập vào thị trường để
Trang 35Trong thời gian tới, Nhà nước cần đầu tư có trọng điểm, không dàn trải Xác
định các tổ chức KH&CN hoạt động có hiệu quả để đầu tư tập trung
Đẩy manh việc chuyển đổi các tổ chức hoạt động nghiên cứu ứng dụng, triển khai KH&CN sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp khoa học Có thể ở hai
dạng: doanh nghiệp KH&CN chuyển đổi, hoặc doanh nghiệp KH&CN trực thuộc tổ
chức KH&CN
B VIỆN CÔNG NGHỆ,
1 MỘT SỐ NÉT CHUNG VỀ VIÊN CÔNG NGHỆ
Viện Công nghệ được thành lập ngày 19/8/1969 theo Quyết định số 147/CP của Chính phủ Từ tháng 10/1985 Viện Công nghệ trực thuộc Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp, thuộc Bộ Công nghiệp
1 Cơ cấu tổ chức
Viện Công nghệ gồm có 3 phòng chức năng và 6 trung tâm
3 phòng: Tổ chức hành chính; Tổng hợp; Tài chính, kế toán
6 trung tâm: Trung tâm công nghệ và thiết bị đúc; Trung tâm cơ khí và tự động hoá; Trung tâm nghiên cứu và kiểm định vật liệu; Trung tâm máy nâng và thiết bị công nghiệp; Trung tâm chuyển giao công nghệ; Trung tâm đào tạo
2 Lĩnh vực hoạt động
Viện tiến hành nghiên cứu áp dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến phù hợp với hoàn cảnh nước ta, đưa vào sản xuất, sửa chữa nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn lao động
- Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, cung cấp, thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị lẻ và dây chuyển đồng bộ về đúc, nhiệt luyện, cơ khí, nâng chuyển — xếp dỡ;
- Chế tạo phụ tùng các loại từ đúc phôi - gia công cơ khí — xử lý nhiệt và hoàn thiện sản phẩm với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, vật liệu cao cấp;
- Kiểm định vật liệu: phân tích thành phần, xác định cơ lý tính và tổ chức vật liệu, kiểm tra khuyết tật sản phẩm,
- Đào tạo nghề: đào tạo thợ kỹ thuật, bồi dưỡng nâng cao kỹ sư chuyên ngành
Song song với nhiệm vụ NC&PT, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là một
Trang 36làm của đội ngũ cán bộ vì thu nhập của người lao động chủ yếu dựa vào hiệu qua của hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh này
3 Cơ sở vật chất
Tổng diện tích nhà, xưởng làm việc: 7.100 m? Tổng diện tích đất được nhà nước giao quyền sử dụng: 9.000 m° Tổng giá trị tài sản cố định: 8.846,65 m?
Nhà xưởng làm việc: 2.721,8 triệu đồng
Trang thiết bị: 6.124,8 triệu đồng
4 Nhân lực KH&CN
Hiện nay Viện có 157 người, trong số đó cán bộ nghiên cứu là 50 người Số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên chiếm 50%
1L HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Kể từ khi được đưa về Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp, Viện không được ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho hoạt động của Viên Vì vậy, từ năm 1990 cán bộ của Viện không có lương từ ngân sách nhà nước mà Viện phải tự
trang trải nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn là một cơ quan nghiên cứu nên tại
thời điểm đó Viện chưa đủ điều kiện sản xuất như một doanh nghiệp, hơn nữa việc phải tự hạch toán, trang trải mọi khoản chi phí trong bối cảnh cơ chế thị trường là vô cùng mới mẻ đối với một cơ quan nghiên cứu Chính vì vậy Viện đã gặp nhiều khó khăn trong một thời gian dài Cũng vì khó khăn nên ở giai đoạn này Viện đã phải tìm mọi cách để tồn tại, đã sản xuất nhiều mặt hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: gia công cơ khí, vật liệu xây dựng, hoá chất nhằm đem lại doanh thu cho Viện
Có thể nói một thuận lợi lớn và là nòng cốt đối với Viện trong lúc khó khăn là Viện có dự án UNDP tài trợ Từ dự án UNDP tài trợ này, Viện đã tiên phong sản xuất một số mặt hàng như xi măng, hoá chất và sản phẩm đã cạnh tranh được với thị trường trong nước, đem lại phần lớn doanh thu cho Viện Từ 1995 đến nay, Viện đã tự trang trải được các khoản chi phí Dây chuyển công nghệ do dự án UNDP đã được nâng cấp dần Hiện nay Viện đang sản xuất sản phẩm gang thép hợp kim dựa
trên dự án UNDP Bên cạnh thuận lợi này, Viện luôn được sự quan tâm, chỉ đạo,
Trang 37Như vậy, trước khi Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu ra đời, Viện đã phải tự hạch toán, tự tìm kiếm công việc, tự tổ chức thực hiện theo cơ chế lời ăn, lỗ chịu Viện thực hiện khoán theo đầu việc cho đơn vị và cá nhân, thu nộp theo quy chế đã thống nhất trong toàn Viện Năm 2001 Viện bắt đầu áp dụng cơ chế khoán thu nộp sản xuất kinh doanh cho 3 trung tâm Điều đó đã tháo gỡ những vướng mắc cố hữu và phát huy được nguồn sức mạnh nội lực của các đơn vị, đồng thời phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh Các đơn vị trong viện đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm hợp đồng, triển khai thực hiện và bán hàng hoá Đây cũng là năm thu nhập bình quân mỗi người cao hơn hẳn
các năm trước Tuy nhiên trong giai đoạn này chưa ban hành được phương thức quản
lý và quy chế điều hành mới phù hợp nên còn lúng túng trong điều hành và tổ chức sản xuất
Viện áp dụng cơ chế tài chính đối với tổ chức sự nghiệp có thu theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP từ tháng 11/2002 Viện là đơn vị có nguồn thu, tự đảm bảo toàn bộ
chi phi hoạt động thường xuyên
1 Nguồn tài chính của Viện
1.1 Nguồn ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước chỉ cấp cho Viện để thực hiện các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ hằng năm thông qua việc giao nhiệm vụ hoặc tuyển chọn Ngồi ra Viện khơng có bất cứ một khoản kinh phí nào từ ngân sách nhà nước
1.2 Nguồn thu sự nghiệp của Viện
Nguồn thu của Viện chủ yếu qua các hoạt động:
- Thực hiện các hợp đồng kinh tế, bao gồm: các hợp đồng chuyển giao công nghệ, áp dụng kết quả nghiên cứu, chế tạo phụ tùng phục vụ thay thế sửa chữa, bán sản phẩm và công nghệ, đào tạo, dịch vụ KH&CN khác và sản xuất kinh doanh Đây là nguồn thu chính của Viện
Bảng 9 Nguồn tài chính của Viện đơn vị: triệu đồng Nội dung 2001 2002 2003 2004 Kinh phi NC&PT (NSNN) 1.535 4.700 3.310 2.791 Kinh phí thu sự nghiệp 11.692 9.330 13.193 17.783
(ngoai NSNN)
Trang 38Bảng 10: Cấu trúc các nguồn tài chính của Viện
Tỷ lệ % các nguồn thu so với tổng nguồn thu (trừ
nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên) Hợp đồng NC&PT 10% Thiết kế/ xây dựng 10% Dich vu tu vin CGCN 15% | Gido duc va dao tao 1% Lixãng và các sản phẩm 60% Khác 4%
2 Vốn vay của Viện
- Mỗi năm Viện được vay 1.500 triệu từ Tổng công ty máy động lực và máy
nông nghiệp với lãi suất thấp hơn mức quy định của Nhà nước
- Việc vay vốn ngân hàng rất khó khăn vì không có tài sản thế chấp Năm 2004 lần đầu tiên Viện vay vốn được từ ngân hàng (4.100 triệu) trên cơ sở được
Tổng công ty bảo lãnh
3 Các nội dung chi cua Viện
- Các chị phí hợp đồng: vật tư, trang thiết bị và dụng cụ, th khốn chun mơn, mua công nghệ, vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, đo kiểm chất lượng ;
- Thuế;
- Tiền công;
- Sửa chữa, khấu hao;
- Cac khoản bảo hiểm, phúc lợi;
- Chi khác
- Kinh phí dành cho bộ máy, hoạt động thường xuyên của Viện
Viện không được ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên mà hoàn toàn phải tự lo Đối với Viện, phần kinh phí này chủ yếu được trích từ kinh phí quản lí của các hợp đồng và kinh phí hỗ trợ bộ máy quản lí từ các đề tài , du án (theo TT45-2001/TTLB TC-KHCN) Kinh phí này được dùng chi lương quản
ly, chi chung
- Kinh phí xây dựng cơ bản, cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu
Trang 39Bảng I1: Cấu trúc các nguồn chỉ của Viện Tỷ lệ % các nguồn chỉ so với tổng nguồn chỉ của viện Chi cho nhân lực (ương) 25% Chỉ cho vật liệu 35% Chi phi khác 20%
Nhìn vào các bảng số liệu thống kê trên đây, chúng ta có thể thấy rằng kinh phí dành cho nghiên cứu tăng, giảm không ổn định, đặc biệt trong 3 năm gần đây nguồn kinh phí này đã giảm nhiều Kinh phí chi cho xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị nghiên cứu cũng được tăng lên Doanh thu của Viện chủ yếu là từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Viện Mặc dù có những năm doanh thu toàn Viện vẫn chưa đạt được chỉ tiêu đặt ra nhưng trong vòng 3 năm trở lại đây nguồn kinh phí này đã tăng lên Nguồn kinh phí ngoài ngân sách dành cho hoạt động tư vấn, đào tạo, dịch vụ khoa học kỹ thuật tăng lên rất nhanh qua các năm, chứng tỏ cán bộ của Viên đã năng động hơn, chủ động tìm kiếm các hợp đồng để đem lại nhiều nguồn thu khác nhau về cho Viện
II ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHÚC, HOẠT ĐỘNG CỦA VIÊN CONG NGHE KE TU
KHI ÁP DỤNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC NC&PT SỰ NGHIỆP CÓ THU
1 Cơ cấu tổ chức của Viện
Viện đã sắp xếp lại cơ cấu tổ chức cho gọn nhẹ, tính giản biên chế, đưa người
đôi dư làm các việc khác do Viện tìm thêm ngồi cơng việc nghiên cứu, sản xuất theo chức năng cuả Viện Đối với những người có thể tự lo liệu và không muốn làm theo sự phân công mới của Viện, Viện cũng tạo điều kiện để phát huy năng lực hoạt động Sau một thời gian làm quen với cơ chế mới Viện cũng dần ổn định và phát
triển
2 Chất lượng hoạt động nghiên cứu của Viện
Trang 40Bảng 12 Một số kết quả KH&CN chủ yếu Nội dung 2001 2002 2003 2004 Tổng số nhiệm vụ KH&CN cấp nhà 3 3 5 2 nước chủ trì thực hiện (để tài, dự án) Tổng số nhiệm vụ KH&CN cấp bộ 6 5 6 4 chủ trì thực hiện (đề tài, dự án) Số bài báo đã được đăng trên các 1 2 3 2 tạp chí chuyên ngành quốc tế
Số bài báo đã được đãng trên các 3 3 4 3 tạp chí chuyên ngành trong nước
Số giải thưởng KH&CN được nhận 1
trong nước
3 Chất lượng hoạt động quản lý trong Viện Viện có 3 phòng chức năng làm nhiệm vụ quản lý:
- Phòng Tổ chức- Hành chính quản lý về tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, quản trị
- Phòng Tổng hợp quản lý về kế hoạch, thực hiện các hợp đồng kinh tế, nghiên cứu khoa học, các đề tài, dự án
- Phòng Tài vụ quản lý về kinh tế, tài chính, chỉ, thu
Nhìn chung ba phòng phối hợp nhịp nhàng, thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý trong cơ chế tài chính mới này Các điều khoản ký kết hợp đồng, thủ tục pháp lý, huy động vốn, giải quyết các vấn đề liên quan trong triển khai hợp đồng, đề tài, dự án đều được khối quản lý xử lý nhanh, hợp lý
Các trung tâm trong Viện hoạt động tự chủ, đảm nhận hầu hết các khâu trong thực hiện hợp đồng, chủ động tìm việc, bố trí triển khai từ kế hoạch, kỹ thuật, nhân lực, biện pháp Nhờ đó công tác quản lý của Viện cũng có nhiều thuận lợi, dẫn đến chất lượng hoạt động quản lý trong Viện khá tốt
4 Thu nhập của cán bộ