1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình NLKH tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

71 595 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 562,54 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI THỊ ANH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NLKH TẠI XÃ ÂN NGHĨA HUYỆN LẠC SƠN TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K42 - LN Khoa : Lâm nghiệp Khoá : 2010 – 2014 Giáo viên hướng dẫn : TS. Đàm Văn Vinh Thái Nguyên, năm 2014 64 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Các loại số liệu, bảng biểu được kế thừa, điều tra dưới sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận. Giảng viên hướng dẫn Sinh viên Giảng viên phản biện 65 LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em được thực tập tại xã Ân Nghĩa - Huyện Lạc Sơn - tỉnh Hòa Bình với đề tài : “ Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình NLKH tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình”. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, ngoài sự nỗ lực của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiêm khoa Lâm Nghiệp và sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong suốt 4 năm học vừa qua. Với lòng biết ơn sâu sắc em xin cảm ơn Ban giám hiệu Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy giáo, Tiến sĩ Đàm Văn Vinh, người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ủy Ban Nhân Dân và bà con nhân dân xã Ân Nghĩa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại xã. Em cũng xin gửi lời biết ơn đến gia đình, người dân và ban bè đã động viên giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Do thời gian thực tập và điều kiện có hạn nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái nguyên, tháng 5 năm 2014 Sinh viên 66 MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC 4 2.1.1. Quan điểm về hệ thống 4 2.1.2. Quan điểm về hệ thống NLKH 4 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NLKH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 4 2.2.1. Tình hình nghiên cứu NLKH trên thế giới 4 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 6 2.3. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 7 2.3.1. Điều kiện tự nhiên xã Ân Nghĩa 7 2.3.2. Điều kiện về kinh tế xã hội 10 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 14 3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu 14 3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu 14 3.3. Nội dung nghiên cứu 14 3.4. Phương pháp nghiên cứu 14 3.4.1. Công tác ngoại nghiệp 14 3.4.2. Công tác nội nghiệp 16 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18 4.1. Tình hình sản xuất NLKH tại khu vực nghiên cứu 18 4.1.1. Khái quát tình hình phát triển nông lâm kết hợp tại xã Ân Nghĩa 18 4.1.2. Kết quả điều tra và phân loại hệ thống NLKH tại xã Ân Nghĩa 19 4.2. Đánh giá hiệu quả các hệ thống NLKH trên địa bàn xã Ân Nghĩa 23 4.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống NLKH tại xã Ân Nghĩa 23 67 4.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các dạng hệ thống NLKH 30 4.2.3. Hiệu quả về mặt xã hội 32 4.2.4. Hiệu quả vể mặt môi trường 33 4.3. Kết quả khảo sát một số hệ thống NLKH điển hình 34 4.3.1. Mô hình 1: R - V - C 35 4.3.2. Mô hình 2: V - C - Rg 38 4.3.3. Mô hình 3: R - VAC - Rg 40 4.4. Đánh giá những khó khăn, thuận lợi cho phát triển mô hình NLKH tại xã Ân Nghĩa 43 4.4.1. Vai trò của các tổ chức xã hội 43 4.4.2. Phân tích sơ đồ SWOT về việc phát triển hệ thống NLKH tại xã Ân Nghĩa 47 4.5. Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển NLKH 47 4.5.1. Lựa chọn cây trồng vật nuôi xác định cơ cấu cây trồng hợp lý 47 4.5.2. Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh sản xuất, phát triển bền vững các mô hình NLKH trong toàn xã 51 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56 5.1. Kết luận 56 5.2 Kiến nghị 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 68 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT cs : Cộng sự FAO : Tổ chức nông lương thuộc Liên hợp quốc HT : Hệ thống KNKL : Khuyến nông kuyến lâm NLKH : Nông lâm kết hợp NLN : Nông lâm nghiệp NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn R - A - C : Rừng - Ao - Chuồng R - C : Rừng - Chuồng R - V : Rừng - Vườn R - V - A - C - Rg : Rừng - Vườn - Ao - Chuồng - Ruộng R - V - C : Rừng - Vườn - Chuồng R - V - C - Rg : Rừng - Vườn - Chuồng - Ruộng STT : Số thứ tự TB : Trung bình V - A - C : Vườn - Ao - Chuồng V - A - C - Rg : Vườn - Ao - Chuồng - Ruộng V - C - Rg : Vườn - Chuồng - Ruộng VA : Thu - Chi 69 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Ân Nghĩa 9 Bảng 2.2: Nhân khẩu các xóm trong xã 10 Bảng 4.1: Các dạng mô hình NLKH chủ yếu tại các xóm của xã Ân Nghĩa 19 Bảng 4.2: Phân nhóm kinh tế hộ của các hộ được điều tra 21 Bảng 4.3: Phân loại các dạng mô hình NLKH được điều tra tại xã Ân Nghĩa 21 Bảng 4.4-A: Kết quả điều tra kinh tế của các hệ thống NLKH 24 Bảng 4.4-B: Kết quả điều tra kinh tế của các hệ thống NLKH 25 Bảng 4.5: Kết quả đánh giá các dạng mô hình NLKH có sự tham gia 28 Bảng 4.6: Bảng phân bố các dạng hệ thống NLKH theo diện tích 29 Bảng 4.7-A. Hiệu quả kinh tế của các dạng hệ thống NLKH 30 Bảng 4.7-B. Hiệu quả kinh tế của các dạng hệ thống NLKH 31 Bảng 4.8: Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình 35 Bảng 4.9: Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình 38 Bảng 4.10: Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình 40 Bảng 4.11: Kết quả phân tích vai trò của các tổ chức đến vấn đề phát triển các hệ thống NLKH tại xã Ân Nghĩa 44 Bảng 4.12: Đánh giá lựa chọn cây lâm nghiệp 48 Bảng 4.13: Đánh gía lựa chọn cây ăn quả 49 Bảng 4.14: Đánh giá lựa chọn vật nuôi 50 Bảng 4.15: Đánh giá lựa chọn cây nông nghiệp 51 70 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sơ đồ lát cắt hệ thống R - V - C 37 Hình 4.2: Sơ đồ lát cắt mô hình V - C - Rg 39 Hình 4.3: Sơ đồ lát cắt mô hình R - VAC - Rg 42 Hình 4.4. Sơ đồ VENN biểu hiện mối quan hệ của các tổ chức xã hội 46 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam với tổng diện tích đất tự nhiên là 33.091.039 ha, có diện tích đồi núi chiếm khoảng ¾ tổng diện tích lãnh thổ. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với điều kiện khí hậu thuận lợi làm cho thảm thực vật rừng ở Việt Nam vô cùng phong phú về chủng loại và đa dạng sinh học cao, đặc biệt đối với cây trồng, vật nuôi có điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt. Đây có thể coi là một tiềm năng lớn cho phát triển nông - lâm nghiệp, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi, cũng có nhiều khó khăn như: Tài nguyên rừng bị suy thoái, thiên tai, dịch bệnh phát sinh nhanh và nhiều loại. Trình độ khoa học kỹ thuật của người lao động còn thấp, chủ yếu là lao động thủ công, đặc biệt là người dân miền núi, trung du, dẫn đến khả năng sử dụng đất chưa hợp lý, nhất là canh tác trên đất dốc. Nhiều nơi người dân chủ yếu sản xuất theo phương thức du canh, du cư, hay canh tác độc canh làm cho nhiều nguồn tài nguyên đất bị suy thoái nghiêm trọng, dẫn đến các hiện tượng xói mòn, rửa trôi… Nhiều diện tích đất lâm nghiệp và đất canh tác nông nghiệp bị thoái hoá, làm cho giảm độ phì dẫn đến năng suất cây trồng ngày càng suy giảm. Đứng trước thực trạng đó, trong những năm qua, nhà nước đã hoàn thành công tác quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia bước đầu đã áp dụng được trên địa bàn nông thôn miền núi và đưa ra được một số chủ trương, chính sách như: Chính sách giao đất giao rừng, đầu tư vốn, kỹ thuật giúp phát triển nông - lâm nghiệp thông qua các chương trình dự án của nhà nước. Vấn đề đặt ra là cần phải giải quyết vấn đề phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các hệ thống canh tác, đưa vào đó là các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống nhân dân, tạo công ăn việc làm, đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. Trong những hệ thống sử dụng đất nâng cao hiệu quả kinh tế, tận dụng đất đai, góp phần sử dụng đất bền vững hiện nay là nông lâm kết hợp 2 (NLKH). Người ta nhận thấy đây là một hệ thống sử dụng đất rất có hiệu quả và dễ áp dụng, phù hợp trên nhiều vùng sinh thái đặc biệt là vùng miền núi trung du. Đây là phương thức sử dụng đất tổng hợp giữa lâm nghiệp với nông nghiệp (gồm: trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản). Phương thức sản xuất này có nhiều ưu điểm, đảm bảo việc sử dụng đất một cách tốt nhất đem lại nguồn thu nhập cho người dân, đảm bảo tính an toàn về môi trường được người dân các vùng chấp nhận. Xã Ân Nghĩa nằm ở gần cuối huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 2760,92 ha. Vì là xã miền núi nên chưa có điều kiện để phát triển về các ngành công nghiệp mới, thương mại dịch vụ mà chủ yếu phát triển về nông, lâm nghiệp. Do đó cần thiết phải phát triển hệ thống nông - lâm nghiệp (NLN) theo hướng NLN tiên tiến. Để giúp người dân xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, có được những giải pháp hữu ích để thiết kế xây dựng các hệ thống NLKH tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần ổn định đời sống nhân dân là việc làm cần thiết. Chính từ suy nghĩ này tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình NLKH tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình” 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu một số hệ thống NLKH ở xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình để tìm ra những tiềm năng và hạn chế, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển một số hệ thống NLKH có hiệu quả về kinh tế và môi trường tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá được hiện trạng phát triển các mô hình NLKH trên địa bàn xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. - Đề xuất các giải pháp phát triển NLKH nhằm nâng cao hiệu quả, tính bền vững và nhân rộng các mô hình NLKH. 1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học [...]... tập và thi đấu vào các ngày lễ tết, 14 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Những hệ thống NLKH trong xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu - Xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình 3.2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu Từ tháng 2/2014 đến tháng 5/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu. .. dạng mô hình NLKH tại xã tương đối phong phú và đa dạng, nhiều mô hình được áp dụng phù hợp với điều kiện địa hình của xóm, điển hình là 9 mô hình sau: - Mô hình 1: Rừng - Vườn - Mô hình 2: Vườn - Ao - Chuồng - Mô hình 3: Rừng - Vườn - Chuồng - Mô hình 4: Vườn - Chuồng - Ruộng - Mô hình 5: Rừng - Chuồng - Mô hình 6: Rừng - Vườn - Chuồng - Ruộng - Mô hình 7: Rừng - Vườn - Ao - Chuồng - Ruộng - Mô hình. .. Xuất phát từ mục tiêu của đề tài tôi tiến hành nghiên cứu những nội dung sau: - Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, xã hội của khu vực nghiên cứu - Nghiên cứu hiện trạng những hệ thống NLKH đại diện trên địa bàn nghiên cứu - Xác định những tiềm năng và hạn chế trong việc phát triển những hệ thống NLKH hiện có trên địa bàn - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển những hệ thống NLKH tại xã. .. điều tra và phân loại hệ thống NLKH tại xã Ân Nghĩa 4.1.2.1 Kết quả điều tra hệ thống NLKH tại Ân Nghĩa Để đánh giá một cách tổng quát nhất về việc sản xuất NLKH trên địa bàn nghiên cứu Tôi tiến hành điều tra khảo sát thực tế kết hợp phỏng vấn lãnh đạo xã và các trưởng xóm cùng một số người dân đã thu được kết quả như sau: Bảng 4.1: Các dạng mô hình NLKH chủ yếu tại các xóm của xã Ân Nghĩa Mô Hình RR-V... của người dân (PRA) * Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Kết quả nghiên cứu đã đưa ra hiệu quả mà những hệ thống NLKH đã chỉ ra những tiềm năng, hạn chế và mong muốn của người dân trong việc xây dựng hệ thống NLKH Qua đó làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển một số hệ thống NLKH trên địa bàn xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình Từ đó phần nào giúp cho các cấp chính quyền địa... 1 kg quả B là giá trị phụ phẩm thu hoạch/năm 18 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tình hình sản xuất NLKH tại khu vực nghiên cứu 4.1.1 Khái quát tình hình phát triển nông lâm kết hợp tại xã Ân Nghĩa Trong những năm gần đây được sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp các ngành của địa phương, người dân xã Ân Nghĩa đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lâm nghiệp... được nhiều Loại mô hình 6,7,8,9 có 3/34 hộ tham gia chiếm 11,76% Do điều kiện đất đai, nguồn nước nên những mô hình này chưa được áp dụng rộng rãi trên địa bàn của xã 4.2 Đánh giá hiệu quả các hệ thống NLKH trên địa bàn xã Ân Nghĩa 4.2.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống NLKH tại xã Ân Nghĩa Qua điều tra phỏng vấn 34 hộ gia đình áp dụng phát triển các mô hình NLKH tại 8 xóm của xã Ân Nghĩa, dựa trên... kinh tế người dân tham gia 2.3 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.3.1 Điều kiện tự nhiên xã Ân Nghĩa 2.3.1.1 Vị trí địa lý Xã Ân Nghĩa là một vùng thấp nằm ở gần cuối huyện Lạc Sơn về phía Đông Nam, cách trung tâm huyện 10 km, quốc lộ 12B từ Hòa Bình đi Nho Quan chạy qua, đường Hồ Chí Minh từ bắc vào nam chạy qua xã về phía Đông Nam là 4km + Phía Bắc tiếp giáp với xã Bình Chân, xã Bình Cảng, xã Vũ Lâm 8... Phía Đông tiếp giáp với xã Yên Nghiệp + Phía Nam tiếp giáp với vườn Quốc gia Cúc Phương Ninh Bình và xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa + Phía Tây tiếp giáp với xã Tân Mỹ 2.3.1.2 Đặc điểm địa hình Xã Ân Nghĩa là một vùng thấp nằm ở gần cuối huyện Lạc Sơn Được chia thành 2 vùng rõ rệt: Phía Nam và Tây Nam của xã là vùng núi cao, núi đá vôi và rừng rậm; còn lại là bừa bãi và đồi thấp rất thuận... hình 8: Rừng - Ao - Chuồng - Mô hình 9: Vườn - Ao - Chuồng - Ruộng Các dạng mô hình trên được người dân quan tâm chú trọng và phát triển rộng, điển hình là mô hình Rừng - Vườn - Chuồng Các mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định hơn, đảm bảo tính lâu dài, ít rủi ro và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, đồng thời bảo vệ đất và nước Loại mô hình 1: Rừng - Vườn là sự kết . nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình NLKH tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu một số hệ thống NLKH ở xã Ân. được thực tập tại xã Ân Nghĩa - Huyện Lạc Sơn - tỉnh Hòa Bình với đề tài : “ Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình NLKH tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình . Trong quá. trường tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá được hiện trạng phát triển các mô hình NLKH trên địa bàn xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w