Xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh sản xuất, phát triển bền vững các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình NLKH tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình (Trang 59)

bn vng các mô hình NLKH trong toàn xã

Trong quá trình sản xuất theo mô hình NLKH của xã Ân Nghĩa, việc

đẩy mạnh sản xuất theo đúng yêu cầu kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao là điều rất quan trọng. Nhất là đạt hiệu quả hay thu lợi ích từ việc phát triển các mô hình NLKH không phải là đơn giản bởi điều kiện kinh tế của các hộ

gia đình, cũng như điều kiện tự nhiên của địa phương có thể chỉđủ yêu cầu

đáp ứng một số mô hình điển hình. Việc xây dựng phát triển các mô hình NLKH phải đảm bảo về các mặt kinh tế - xã hội - môi trường sinh thái. Đó là một số vấn đềđặt ra và cần được giải quyết.

Qua tìm hiểu phân tích và đánh giá hiện trạng sản xuất của các hệ

thống NLKH trên địa bàn xã Ân Nghĩa cùng với việc tìm hiểu những tiềm năng và hạn chế trong phát triển NLKH trên địa bàn. Từ đó tôi mạnh dạn

đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phục vụ cho việc phát triển các hệ

thống NLKH tại địa bàn nghiên cứu theo hướng có hiệu quả và bền vững như sau:

4.5.2.1. Giải pháp chung

Cần xây dựng và phát triển hệ thống kinh tế R - V - C, hệ thống R - V theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển các loại cây trồng mũi nhọn ( như

Mía) và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đầu tư và áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào mô hình nhằm ổn định về các mặt kinh tế - xã hội - môi trường sinh thái. Việc phát triển sản xuất mô hình NLKH có nhiều yếu tố tác động tới môi trường xung quanh như: vệ sinh chuồng trại, nhất là lợn và trâu bò. Xác động thực vật chưa được phân hủy,… Đó là những nguy cơ gây nhiễm bệnh cho con người. Do đó cần có những phương án ngăn chặn, phòng ngừa dịch bệnh hại

ảnh hưởng tới con người; vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, những nông hộ nuôi nhiều lợn, trâu bò cần chú ý hơn, chăm lo sức khỏe cho người dân để họ yên tâm lao động sản xuất NLKH, tăng nguồn thu nhập cho gia đình, cho địa phương.

Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai; canh tác các loại cây trồng phù hợp. Ngoài ra, Nhà nước cần có những chương trình hay mở các lớp tập huấn kỹ thuật về phát triển sản xuất mô hình NLKH, cho người dân vay vốn với lãi suất thấp để phục vụ sản xuất.

Ngoài ra cần tìm đầu ra khôn ngoan cho các sản phẩm nông lâm nghiệp, đây là thách thức lớn đối với ngành nông lâm nghiệp của xã.

4.5.2.2. Giải pháp cụ thể

- Giải pháp về kỹ thuật

+ Đối với chính quyền địa phương

Tăng cường công tác NLKH tại cơ sở thông qua các lớp tập huấn cho bà con nông dân về kỹ thuật làm vườn, rừng, kỹ thuật chăn thả, các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp ( IPM ) để người dân cùng nhau thực hiện.

- Cần chú trọng xây dựng những hệ thống NLKH trình diễn đảm bảo tính khoa học và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng để các hộ còn học và làm theo.

- Cán bộ KNKL trực tiếp đến tận cơ sở để hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân cải tạo lại hệ thống theo hướng phù hợp và có lợi trên diện tích hệ thống của hộ.

- Thí nghiệm những giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất, chất lượng cao để bà con học tập làm theo.

+ Đối với người dân

- Xem xét, lựa chọn các giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao

đưa vào hệ thống theo hướng dẫn của cán bộ KNKL.

- Áp dụng các biện pháp chống xói mòn đất như trồng cây theo hàng, trồng các loại cây ngắn ngày để giữđất (keo dậu, cốt khí…).

- Tận dụng tối đa nguồn phân xanh, phân chuồng có sẵn trong hệ

thống để giảm lượng phân hữu cơ.

- Học hỏi kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp (IPM) từ cán bộ

KNKL nhằm bảo vệ và tăng năng suất cây trồng vật nuôi.

- Bố trí cây trồng theo đúng kỹ thuật để tận dụng triệt để đất đai và không gian dinh dưỡng.

- Thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất với những hộ

làm NLKH khác.

- Chủ động tính cực tham gia học hỏi trồng những lớp khoá học tập huấn kỹ thuật sản xuất NLN tổ chức trong và ngoài xã. Ngoài ra còn thu thập học hỏi qua những nguồn thông tin như: Báo, đài, ti vi, sách…

- Xây dựng chuồng trại hợp lý, đúng quy cách, hợp vệ sinh. Qua điều tra khảo sát nhiều gia đình đã biết cách trồng các loại cỏ cho chăn nuôi gia súc như: cỏ voi... ngoài ra còn tích trữ rơm rạ cho gia súc phòng trừ khi thiếu thức ăn đặc biệt vào mùa đông.

- Giải pháp về vốn

Do đời sống của người dân chưa cao nên cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

phục vụ cho sản xuất còn hạn chế. Chính vì vậy chính quyền địa phương cần phải làm cầu nối giữa người dân và các tổ chức tín dụng (ngân hàng

phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách…) tạo điều kiện cho người dân

được vay vốn một cách nhanh, thuận tiện để mở rộng hoặc phát triển tăng năng suất các thành phần trong hệ thống NLKH.

- Về phía UBND xã cần có những chính sách và biện pháp hỗ trợ

những hộ nông dân nghèo dưới nhiều hình thức khác nhau: Thăm hỏi, động viên nhau làm kinh tế…

- Giải pháp về đất đai

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng của con người, đối với sản xuất nông lâm nghiệp đất là tư liệu sản xuất vô cùng quý giá. Để

góp phần sử dụng vốn đất có hiệu quả, tiết kiện, phù hợp vói điều kiện lập

địa thì đòi hỏi cần phải biết được tính chất đất, điều kiện địa hình, khí hậu của địa phương và nơi canh tác để xác định cây trồng, vật nuôi phù hợp. Vấn đề giải quyết ởđây là phải bố trí hợp lý cây trồng và vật nuôi trên một diện tích đất sao cho hiệu quả và bền vững, không để bỏ phí tấc đất nào có thể canh tác được. Chú ý xen canh cây trồng để tăng thêm thu nhập.

- Giải pháp về thị trường

+ Đối với nhà nước và chính quyền địa phương

- Khuyến khích người dân tham gia sản xuất NLKH đồng thời tìm cho họ thị trường tiêu thụ sản phẩm để họ an tâm sản xuất, không phải lo

đầu ra cho các sản phẩm. Cần có chiến lược, chính sách thị trường và thương mại nông sản hàng hóa.

- Cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để cung cấp các thông tin kịp thời cho bà con nông dân từng bước nâng cao kiến thức về thị

trường cho người dân.

- Nhà nước cần có các hình thức trợ giúp giá nông lâm sản, vật tư

nông nghiệp (phân bón, thức ăn…) cho người dân để họ yên tâm đầu tư

phát triển các thành phần trong hệ thống.

Cần quy hoạch vùng sản xuất nguyên vật liệu tập trung đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến, các cơ sở thu mua nông sản tạo đầu ra định cho sản phẩm từ hệ thống NLKH, tránh việc bị tư thương ép giá.

4.4.2.3. Đối với người dân

Cần linh hoạt trong việc thu thập thông tin về tình hình giá cả thị

- Cần liên kết các bộ phận NLKH trong vùng để hạn chế tình trạng tư thương ép giá.

- Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm xây dựng đường bê tông hoá liên thôn liên xóm giúp cho việc đi lại thuận tiện hơn.

Bê tông hoá kênh mương xây dựng đập chứa nước cho mùa khô, tạo

điều kiện thuận lợi cho sản xuất NLN phát triển mạnh, xây dựng mạng điện lưới quốc gia tại 1 số thôn xóm có điện trong xã giúp bà con có thể áp dụng biện pháp cơ giới hoá vào sản xuất và phục vụ điều kiện sinh hoạt hàng ngày.

- Giải pháp về nguôn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố cần thiết để xây dựng và phát triển các mô hình NLKH. Chính vì vậy, công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ

kỹ thuật cần được quan tâm đầu tư hỗ trợ tích cực. Cụ thể các ban ngành

đoàn thể Ban Khuyến nông khuyến lâm, hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh... cần phối hợp với các đơn vị như Trung tâm Tư vấn - Hỗ trợ

nông nghiệp, Trung tâm Quản lý Kiểm định giống cây trồng vật nuôi, Trung tâm Khuyến nông để huấn luyện, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật từ kết quả nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng các thành tựu khoa học khuyến nông về sử dụng giống mới trong kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cho hộ nông dân. Tổ chức các điểm trình diễn, tập huấn, hoạt động tham quan, học tập những mô hình điển hình tiên tiến trong và ngoài xã để từ đó các hộ nông dân học hỏi, áp dụng vào thực tiễn sản xuất,

Phần 5

KT LUN VÀ ĐỀ NGH 5.1. Kết luận

Quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cu và đề xut gii pháp phát trin mô hình Nông lâm kết hp ti xã Ân Nghĩa, huyn Lc Sơn, tnh Hòa Bình” có thể rút ra một số kết luận như sau:

Trên địa bàn xã hiện có 9 mô hình được bà con áp dụng là: - Mô hình 1: Rừng - Vườn

- Mô hình 2: Vườn - Ao - Chuồng - Mô hình 3: Rừng - Vườn - Chuồng - Mô hình 4: Vườn - Chuồng - Ruộng - Mô hình 5: Rừng - Chuồng

- Mô hình 6: Rừng - Vườn - Chuồng - Ruộng - Mô hình 7: Rừng - Vườn - Ao - Chuồng - Ruộng - Mô hình 8: Rừng - Ao - Chuồng

- Mô hình 9: Vườn - Ao - Chuồng - Ruộng

Trong 9 mô hình NLKH thì mô hình Rừng - Vườn - Chuồng và mô hình Rừng - Vườn được coi là mô hình bền vững, có tính rủi ro thấp, đem lại hiệu quả

kinh tế cao được người dân áp dụng rộng và phát triển mạnh trên địa bàn xã. Mô hình Vườn - Ao - Chuồng, Vườn - Chuồng - Ruộng cũng được các hộ dân trong xã áp dụng tuy nhiên không phổ biến rộng rãi, tùy vào điều kiện của từng gia đình thuận lợi để phát triển loại cây trồng, vật nuôi để có khả năng áp dụng và cải tiến về khoa học kĩ thuật để đem lại hiệu quả cao hơn.

Các loại mô hình còn lại chưa phù hợp và đem lại hiệu quả cao cần

được cải tiến kĩ thuật cũng như cách phối hợp cây trồng với nhau một cách hợp lí và có hiệu quả kinh tế cao.

Sự phân bố của các dạng hệ thống theo mức thu – chi của 34 hộ điều tra như sau: số hộ có mức thu từ 100 – 150 triệu đồng/ha là nhiều nhất (9 hộ), chiếm 26,47%. Với mức thu chi này cũng cải thiện được phần nào đời sống của người dân, giúp họ có cuộc sống tốt hơn.

Qua việc điều tra đánh giá tổng hợp giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng của các tổ chức xã hội đến việc phát triển hệ thống NLKH ở xã Ân Nghĩa. Trong đó có 3 tổ chức giữ vai trò quan trọng đó là: Hội nông

dân, Hội phụ nữ, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Lựa chọn loài cây trồng, vật nuôi chính cho quá trình phát triển của hệ thống như sau:

- Cây lâm nghiệp: keo, bạch đàn, tre, nứa - Cây nông nghiệp: Mía, ngô, lúa, sắn - Cây ăn quả: ổi, nhãn, vải, bưởi - Vật nuôi: lợn, trâu, bò, gà,vịt, ngan

Nên đầu tư bố trí thí điểm các hệ thống mang tính khoa học kỹ thuật sáng tạo, có tính khả thi cao cho người dân có thể phát huy ý tưởng sáng tạo của mình trong sản xuất, tham quan học tập và ứng dụng mô hình trong sản xuất một cách hiệu quả.

Người dân cần được hỗ trợ về vốn, khoa học kĩ thuật, giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng đẩm bảo để phát triển kinh tế hộ gia đình.

5.2 Kiến nghị

Do thời gian điều tra có hạn, địa bàn rộng lớn, nên việc lựa chọn các mô hình điều tra còn gặp nhiều khó khăn. Số hộ điều tra còn thấp

(34 hộ/15 thôn), các mô hình kinh tế có thu nhập cao còn ít, chủ yếu là

những mô hình có mức thu nhập khá, nên điều tra số hộ cao hơn để

đánh giá chính xác hiệu quả của các mô hình.

Trong thời gian điều tra thực tập tại địa phương tôi nhận thấy,

đời sống người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn, các mô hình

NLKH điển hình còn ít, rất mong các cấp chính quyền địa phương, có

sự quan tâm hơn nữa tới đời sống kinh tế của người dân tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, các mô hình NLKH điển hình cần

được nhân rộng, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và con người trên địa bàn, tạo sựđồng thuận cao trong toàn xã.

Khi thu thập số liệu từ các hộ gia đình nên thu thập số liệu trong vài năm thì mới phản ánh được thực trạng kinh tế của hộ gia đình.

Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của mô hình NLKH

Nhà nước và địa phương cần quan tâm giúp đỡ cho các hộ nông dân

TÀI LIỆU THAM KHẢO I Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (2005), Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, sinh thái của một số mô hình NLKH tại xã Nghi Kiều, Nghi Lộc, Nghệ An làm cơ sở đề xuất một số giải pháp xây dựng các mô hình NLKH có hiệu quả cao, Trường ĐH Lâm nghiệp, Hà Tây.

2. Lê Thanh Bình và cs (2009), một số mô hình về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ

in Quang Hưng, Hà Nội.

3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoa học kỹ thuật (1987), một số mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 4. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chương trình hỗ trợ lâm nghiệp

(2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

5. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Sổ tay đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) đối với các hoạt động phát triển và bảo tồn lâm sản ngoài gỗ tại cấp thôn bản, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

6. Nguyễn Ngọc Lan (2010) “ Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại xã Sơn Thịnh- huyện Văn Chấn- tỉnh Yên Bái”, chuyên đề tốt nghiệp.

7. Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trạng do chính phủ ban hành. 8. Thái Phiên.Nguyễn Tử Siêm (2002), Sủ dụng bền vững đất ở vùng cao,

NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

9. Thái Phiên.Nguyễn Tử Siêm (1998), canh tác bền vững trên đất dốc,

NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Xuân Quát (1994), Thiết kế VAC cho mọi vùng, NXB Nông

Nghiệp, Hà Nội

11. Nguyễn Văn Sở, Lê Quang Bảo, Phạm Quang Vinh, Đặng Kim Vui, Trần Quốc Hưng, (2007), Giáo trình Nông lâm kết hợp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

12. Phạm Quang Vinh, Phạm Xuân Hoàn, Kiều Trí Đức (2005) Nông lâm

II. Tiếng Anh

13. FAO and IIRR (1995), Resourse management of upland areas in

Southeat Asia, FARM field pocument 2, FAO Bargkok, Thailand anh

IIRR, Silarg, cavite, Philippines, 20 fpp.

14. King, K.F.S (1987), The history of agroforestry, In steppler, H.A. and

Nair, P.K.R (Eds): Agroforestry: Adecade of developiment, ICRAF, Nairobi, kenya, pp, 1 - 11.

15. Lundgren, B.O. and J.B.Raintree (1982), Sustained agrofores try, In

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình NLKH tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)