Đánh giá hiệu quả kinh tế của các dạng hệ thống NLKH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình NLKH tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình (Trang 38)

Sau khi đã phân tích hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ, tôi tiến hành phân tích và nghiên cứu hiệu quả kinh tế mà 9 loại mô hình chính đang tồn tại và phát triển trong 34 hộ điều tra tại xã Ân Nghĩa. Để thấy rõ

được hiệu quả kinh tế của các hệ thống NLKH trên đem lại cho các hộ

gia đình, tôi đã tiến hành tìm hiểu tình hình thu, chi của các loại mô hình

đó. Cụ thể như sau:

Bảng 4.7-A. Hiệu quả kinh tế của các dạng hệ thống NLKH T T Dạng hệ thống Số lượng Tổng diện tích (ha) Chi (triệu đồng) Thu (triệu đồng) VA/1 hệ thống (triệu đồng) Thu- Chi/ha (triệu đồng) 1 R-V 9 3.68 46.73 330.6 31.54111 77.13859 2 V- A-C 4 0.495 84.18 214 32.455 262.2626 3 R-V-C 11 4.273 124.76 498.6 33.98545 87.48888 4 V-C-Rg 2 0.39 23.08 45.1 10.65 54.615385 5 R-C 4 0.73 16.65 110 23.3375 127.8767 6 R-V-C-Rg 1 0.35 10.7 54 43.3 123.7143 7 R-V-A-C- Rg 1 0.58 27.85 91.7 63.85 110.0862 8 R-A-C 1 1.26 46 115 69 54.7619 9 V-A-C-Rg 1 0.134 21.22 47.4 26.18 195.3731

Bảng 4.7-B. Hiệu quả kinh tế của các dạng hệ thống NLKH TT Dạng hệ thống Tỷ lệ thu từ các thành phần của hệ thống (%) Tỷ lệ chi cho các thành phần của hệ thống (%) R V A C Rg R V A C Rg 1 R-V 44.2 55.8 27.6 72.4 2 V- A-C 2.6 27.5 69.9 4.7 14 81.3 3 R-V-C 12.5 34.2 53.3 1.9 20.2 77.9 4 V-C-Rg 15.7 77.6 6.7 4.8 88.2 7 5 R-C 37.1 62.9 52.9 47.1 6 R-V-C-Rg 5.9 74.1 18.5 1.5 4.6 93.5 0 1.9 7 R-V-A-C- Rg 4.6 32.7 7.6 51.8 3.3 3.6 21.5 14.3 57.5 3.1 8 R-A-C 41.7 0 58.3 13 13 74 9 V-A-C-Rg 0 9.6 88.6 1.8 0 3.2 94.3 2.5 Qua kết quả tổng hợp ở bảng 4.7A, 4.7B ta thấy rằng:

Loại mô hình 1: R - V - C đạt lợi nhuận cao nhất là 373.840.000

đồng/năm, với bình quân trên mỗi hệ thống là 33.990.000 đồng/năm. Sở dĩ

có được những lợi nhuận cao như vậy là do hệ thống có nguồn thu khác nhau từ lâm nghiệp, vườn cây ăn quả, gia súc, gia cầm. đặc biệt là Mía cho năng suất và chất lượng cao.

Loại mô hình 2: R - V đạt lợi nhuận là 283.870.000 đồng/năm, với bình quân trên mỗi hệ thống là 31.540.000 đồng/năm. Đây là hệ thống đem lại lợi nhuận khá cao.

Loại mô hình 3: R - A - C đạt lợi nhuận là 69.000.000 đồng/năm, với bình quân trên mỗi hệ thống là 69.000.000 đồng/năm. Mô hình có được những lợi nhuận cao như vậy là do hệ thống có nhiều nguồn thu khác nhau như từ lâm nghiệp, Ao cá, chuồng Lợn với diện tích lớn.

Loại mô hình 4: V - A - C đạt lợi nhuận cao nhất là 132.820.000

đồng/năm, với bình quân trên mỗi hệ thống là 32.460.000 đồng/năm. Đây là hệ thống đem lại lợi nhuận khá cao tuy nhiên do nguồn nước của xã nên mô hình này không phổ biến rộng.

Loại mô hình 5: R - C đạt lợi nhuận là 93.350.000 đồng/năm, với bình quân trên mỗi hệ thống là 23.330.000 đồng/năm.

Loại mô hình 6: R - V - A - C - Rg. Đây là mô hình không phổ biến nhiều ở xã. Nguồn thu từ mô hình này cũng tương đối ổn định, lợi nhuận từ

mô hình này là 63.850.000 đồng/năm, bình quân trên mỗi mô hình là 63.850.000 đông/năm.Loại mô hình 7: R - VC - Rg, mô hình này có nguồn thu từ Vườn - chăn nuôi là chủ yếu. Lợi nhuận có được là 43.300.000

đồng/năm.

Loại mô hình 8: V - AC - Rg là mô hình có mức thu nhập ổn định,

đảm bảo tự cung tự cấp. Đây là loại mô hình dễ làm và cũng dễ tìm giống. Mức lợi nhuận của mô hình là 26.180.000 đồng/năm.

Loại mô hình 9: V - C - Rg là mô hình có mức thu nhập thấp nhất trong các mô hình. Với mức lợi nhuận là 21.300.000 đồng/năm. Bình quân trên mỗi mô hình là 10.650.000 đồng/ năm.

Tóm lại: Tùy từng mô hình, tùy từng gia đình khác nhau có mức đầu tư khác nhau, có điều kện đất đai, địa hình, cây trồng, vật nuôi khác nhau, kể cả kỹ thuật canh tác của từng hộ mà thu nhập cũng khác nhau. Có loại mô hình có mức đầu tư rất cao, cũng có dạng mô hình có mức đầu tư thấp. Những loại mô hình có mức đầu tư cao nhưng không hẳn đã cho thu nhập cao và ngược lại. Cho nên mỗi loại mô hình đem lại được hiệu quả kinh tế

cao nhất cần phải sử dụng các yếu tố trên một cách hợp lý. Khai thác một cách triệt để những gì đang có đểđem lại hiệu quả cao nhất.

4.2.3. Hiu qu v mt xã hi

Nhờ có việc phát triển NLKH của các hộ gia đình đã đóng góp một phần đáng kể vào vào các vấn đề công ích xã hội là cơ sở tạo điều kiện cho xã hội phát triển. Hiệu quả rõ nhất là giải quyết công ăn việc làm cho lao

động nhàn rỗi trong xã vừa tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân, lại hạn chế được tệ nạn xã hôi như cờ bạc, rượu chè, mê tín dị đoan... Cuộc sống của người dân đi vào ổn định, các hộ nghèo giảm bớt, chênh lệch giàu nghèo cũng được rút ngắn trên địa bàn xã.

Việc phát triển kinh tế hộ theo hướng NLKH còn tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa có điều kiện giao lưu kinh tế, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm nghiệp. Phần nào họ đã nhận thức được vai trò tầm quan trọng của

rừng và đất rừng. Nhờ đó họ ý thức bảo vệ và sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả lâu dài, bền vững phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của người dân.

4.2.4. Hiu qu v mt môi trường

Trong các mô hình đang được áp dụng tại xã Ân Nghĩa đều góp phần giải quyết tốt các vấn đề về môi trường, đảm bảo nguồn không khí trong lành tại địa phương, hiệu quả đặc biệt là rừng trồng. Sản xuất NLKH là phát triển sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai có hiệu quả nhằm nâng cao độ màu mỡ của đất, kéo dài tuổi thọ của đất.

Loại mô hình 1: R - V - C , trồng các cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp và chuồng trại vật nuôi. Nguồn thức ăn cho gia súc gia cầm chủ yếu là các cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp. đồng thời nguồn phân giải của gia súc, gia cầm lại là nguồn dinh dưỡng cho đất, bổ sung các chất khoáng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Các thành phần tham gia trong mô hình bổ sung hỗ trợ nhau, không làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, đặc biệt là vệ sinh môi trường tốt.

Loại mô hình 2: R - C là mô hình có sự kết hợp giữa cây lâm nghiệp, chăn nuôi tạo nên một tiểu khí hậu cho khu vực gần rừng, chuồng trại chăn nuôi lấy thịt và phân bón cho cây rừng. Cây rừng thực hiện các quá trình hấp thu khí CO2, nhả khí O2; làm giảm tiếng ồn hay khói bụi từ các xưởng gỗ, lò gạch, đảm bảo bền vững môi trường sinh thái.

Loại mô hình 3: R - V- A - C - Rg là loại mô hình đầy đủ cả 5 thành phần được sắp xếp, bố trí đơn giản nhưng hiệu quả về môi trường cũng khá cao. Trên cùng là rừng tái sinh tự nhiên, xuống thấp hơn là nhà ở, chuồng trại chăn nuôi gia súc sử dụng cây lâm nghiệp và cỏ trồng làm thức ăn. Chuồng trại chăn nuôi lấy thịt và phân bón cho cây rừng. Nguồn nước mặt thủy sản để tưới tiêu cho ruộng lúa, hoa màu và vệ sinh chuồng trại. Do vậy mô hình này cũng góp phần ổn định môi trường sinh thái tại khu vực dưới tác động của tán rừng.

Loại mô hình 4: V - C - Rg trồng các cây nông nghiệp như ngô, cây

ăn quả, Ruộng lúa và chuồng trại vật nuôi. Nguồn thức ăn cho gia súc gia cầm chủ yếu là các cây nông nghiệp. đồng thời nguồn phân giải của gia súc, gia cầm lại là nguồn dinh dưỡng cho đất, bổ sung các chất khoáng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Các thành phần tham gia trong mô

hình bổ sung hỗ trợ nhau, không làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái,

đặc biệt là vệ sinh môi trường tốt.

Loại mô hình 5: V - A - C - Rg trồng các cây nông nghiệp, Ruộng lúa và chuồng trại vật nuôi. Nguồn thức ăn cho gia súc gia cầm chủ yếu là các cây nông nghiệp. đồng thời nguồn phân giải của gia súc, gia cầm lại là nguồn dinh dưỡng cho đất, bổ sung các chất khoáng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Nguồn nước mặt thủy sản để tưới tiêu cho ruộng lúa, hoa màu và vệ sinh chuồng trại. Các thành phần tham gia trong mô hình bổ sung hỗ trợ nhau, không làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.

Loại mô hình 6: R - V trồng các cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp. Là mô hình có sự kết hợp trồng cây mía, sắn, cây ăn quả xen lẫn với cây lâm nghiệp tạo nên một tiểu khí hậu riêng cho khu vực gần rừng. Với diện tích cho đất lâm nghiệp và cây nông nghiệp khá lớn nên môi trường sinh thái luôn ổn định và bền vững.

Loại mô hình 7: R -A- C, là mô hình có sự kết hợp giữa cây lâm nghiệp, chăn nuôi tạo nên một tiểu khí hậu cho khu vực gần rừng, chuồng trại chăn nuôi lấy thịt và phân bón cho cây rừng. Cây rừng thực hiện các quá trình hấp thu khí CO2, nhả khí O2; làm giảm tiếng ồn hay khói bụi từ

các xưởng gỗ, lò gạch, đảm bảo bền vững môi trường sinh thái.

Loại mô hình 8: VAC. Đây là loại mô hình có sự kết hợp chặt chẽ,

đảm bảo tính hài hòa, đồng nhất, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tạo nên một môi trường sinh thái trong lành và ổn định

Loại mô hình 9: R - V - C - Rg là mô hình có sự kết hợp trồng cây nông nghiệp xen lẫn với cây lâm nghiệp tạo nên một tiểu khí hậu riêng cho khu vực gần rừng. Chuồng trại chăn nuôi lấy thức ăn từ cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, phân chuồng được bón cho ruộng lúa và các cây trồng nông nghiệp khác. Các thành phần trong hệ thống này hỗ trợ nhau cùng phát triển, đảm bảo ổn định môi trường sinh thái.

4.3. Kết quả khảo sát một số hệ thống NLKH điển hình

Qua thời gian trực tiếp điều tra, phỏng vấn và nghiên cứu 34 hộ gia

phương thức canh tác riêng và đem lại nguồn thu nhập cho nông hộ là khác nhau, mỗi mô hình là một nét đặc trưng riêng tạo nên nét đẹp cho cảnh quan tự nhiên của xã.

Để thấy được sự khác nhau giữa các mô hình đó, tôi tiến hành điều tra phân loại và nghiên cứu kĩ 3 loại mô hình NLKH điển hình đang được người dân địa phương áp dụng.

Mô hình 1: R - V - C ( Rừng + Sắn, Mía + cây rau màu, lương thực thực phẩm và các loài cây phù trợ khác (các loại cây gia vị...) + nhà ở + chuồng trại vật nuôi ). Mô hình này rất phổ biến cho người dân tại địa phương áp dụng với kết cấu hợp lý, cách thức trồng thích hợp.

Mô hình 2: V - C - Rg. Đây là mô hình cũng được người dân địa phương áp dụng, mô hình được kết hợp giữa cây nông nghiệp, vật nuôi và ruộng lúa, mô hình là có sự tương hỗ với nhau tạo nên một môi trường sinh thái khép kín, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình 3: R - VAC - Rg, (Rừng + Mía + cây rau màu, lương thực thực phẩm + chuồng trại vật nuôi + ao cá + ruộng lúa). Đây là mô hình đầy

đủ 5 thành phần, kết hợp giữa rừng, cây nông nghiệp,chuồng trại, ruộng và cả ao cá tận dụng nguồn thức ăn và không gian tốt mang lại hiệu quả cao.

4.3.1. Mô hình 1: R - V - C

Chủ hộ: Bùi Văn Nghĩa. Tuổi: 48. Dân tộc: Mường. Trình độ văn hóa: 7/10 Số nhân khẩu: 5. Lao động chính: 3. Lao động phụ: 2

Địa chỉ: xóm Tưa, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Bảng 4.8: Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình

Cơ cấu đất đai Diên tích (ha) Tỷ lệ %

1. Đất lâm nghiệp 0,17 27,1

2. Đất vườn 0,4 63,6

3. Đất nhà ở 0,05 8

4. Chuồng trại 0,008 1,3

Tổng 0,628 100

Hộ gia đình ông Nghĩa xây dựng mô hình R - V - C từ năm 1992, mô hình đã dần được hoàn thiện và phát triển ổn định cho đến ngày hôm nay.

Đây là một mô hình phổ biến nhất ở xã, nó đòi hỏi không chỉ về diện tích, kết cấu, thành phần đa dạng mà cả về vốn đầu tư, kỹ thuật sản xuất và nguồn lao động. Các thành phần trong mô hình có sự tương hỗ, kết hợp chặt chẽ với nhau. Vì vậy mà mô hình được tăng tính hiệu quả và ổn định cho kinh tế nông hộ, giảm thiểu mức độ rủi ro.

Phần cao nhất là diện tích cho đất lâm nghiệp, có diện tích là 0,17 ha trong đó được trồng các loài cây như: keo, tre và nứa được trồng xung quanh.

Phần sườn đồi là diện tích giành cho: sắn, mía và các loại cây ăn quả

khác bố trí hợp lý trên diện tích 0,4 ha.

Xuống thấp hơn nữa là hệ thống nhà ở, chuồng trại được bố trí hợp lý, Chuồng trại của gia đình nuôi các loài vật nuôi như: lợn, gà. Chăn nuôi có hiệu quả nên hộ gia đình đạt được lợi nhuận khoảng 68,95 triệu đồng

Mô hình mà gia đình ông Nghĩa đang áp dụng là R - V - C, là mô hình có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo tính hài hòa, các thành phần kết cấu trong mô hình đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các loại cây trồng, vật nuôi được gia đình ông Nghĩa bố trí trên diện tích là 0,628 ha, với tổng thu nhập của hộ năm 2013 là 86,7 triệu đồng.

• Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp của hộ gia đình - Thuận lợi: + Có nguồn nhân lực,

+ Đất đai gần nhà thuận tiện cho việc chăm sóc

- Khó khăn: + Thiếu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất mô hình NLKH

+ Giá cả đầu ra cho sản phẩm không ổn định + Hạn chế về đất đai

- Giải pháp:+ Tạo điều kiện để hộ có thể vay vốn với lãi suất thấp + Tìm thị tường tiêu thụ một cách thông minh

+ Thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng và vật nuôi

Cây trồng, vật nuôi

Chuồng trại Nhà ở Vườn cây ăn quả Rừng

Điều kiện đất đai Đất bằng phẳng Đất bằng phẳng Đất vàng, tơi xốp,mịn Đất vàng có ít đá lẫn

Loài cây, vật nuôi

chính

Lợn, gà Nhà mái bằng Sắn, mía Keo, tre, nứa

Tổ chức quản lý Hộ gia đình Hộ gia đình Hộ gia đình Hộ gia đình

Khó khăn Chưa hợp vệ sinh, thiếu vốn đầu tư, nhỏ lẻ Thiếu vốn đầu tư Thị trường tiêu thụ Hạn chếđất đai Địa hình phức tạp, vốn đầu tư ít

Mong muốn Có đủ vốn đầu tư Thị trường tiêu thụổn định Được vay vốn với lãi suất

thấp Giải pháp Hỗ trợ vốn đầu tư Tạo ra một thị trường rộng lớn Tạo điều kiện để hộđược vay vốn với lãi suất thấp Hình 4.1: Sơđồ lát cắt hệ thống R - V - C

4.3.2. Mô hình 2: V - C - Rg

Chủ hộ: Bùi Văn Hường. Tuổi: 44. Dân tộc: Mường. Trình độ văn hóa: 7/10 Số nhân khẩu: 4. Lao động chính: 4. Lao động phụ: 0

Địa chỉ: xóm Láo, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Bảng 4.9: Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình NLKH tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)