Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
1,07 MB
Nội dung
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI MARITIME BANK QUẢNG NINH Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trương Thanh Vân Sinh viên thực hiện : Nguyễn Anh Duy Mã sinh viên : 10TCB006 Lớp : TCNH – K2B Khoa : Tài chính ngân hàng HÀ NỘI – Tháng 05/2013 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI MARITIME BANK QUẢNG NINH Giảng viên chấm thứ nhất: ………………………………………… Giảng viên chấm thứ hai: …………………………………………. HÀ NỘI – Tháng 05/2013 MỤC LỤC MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG BIỂU/ SƠ ĐỒ/ HÌNH VẼ ii 1.1. Bảo đảm Tiền vay trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 1 1.1.3. Các hình thức bảo đảm tiền vay 3 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đảm bảo tiền vay 11 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY 18 TẠI MARITIME BANK QUẢNG NINH 18 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Quảng Ninh 18 - Tên gọi: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI 18 VIỆT NAM 18 - Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM MARITIME COMMERCIAL 18 STOCK BANK 18 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 18 2.1.2. Mô hình tổ chức 19 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime bank Quảng Ninh trong 3 năm 2010-2012 21 2.2. Thực trạng công tác Bảo đảm tiền vay tại Maritime Bank Quảng Ninh 23 2.2.2. Thực trạng bảo đảm tiền vay 24 KẾT LUẬN 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. DN : Doanh nghiệp 2. TD : Tín dụng 3. KQKD : Kết quả kinh doanh 4. NHNN : Ngân hàng nhà nước 5. NHTM : Ngân hàng thương mại 6. QHKH : Quan hệ khách hàng 7. TCTD : Tổ chức tín dụng 8. TMCP : Thương mại cổ phần 9. UBND : Ủy ban nhân dân 10. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn i DANH MỤC BẢNG BIỂU/ SƠ ĐỒ/ HÌNH VẼ Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện bảo đảm tiền vay có tài sản bảo đảm 14 Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Maritime Bank Quảng Ninh 19 Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh 22 Bảng 2.2: Dư nợ cho vay phân theo tính chất bảo đảm 25 Bảng 2.3: Dư nợ theo hình thức bảo đảm tiền vay 26 Bảng 2.4: Tình hình cho vay thế chấp 29 Bảng 2.5: Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản cố định 30 Bảng 2.6: Tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba 32 Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn tại thời điểm cuối năm 34 Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn theo các hình thức bảo đảm/ tổng nợ quá hạn 35 Số hiệu biểu Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 23 Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay thế chấp 29 ii LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do viết chuyên đề Trong cơ chế thị trường hiện nay các ngân hàng thương mại đang ngày một phát triển mạnh mẽ và có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Vấn đề chất lượng và sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng càng được đặc biệt quan tâm khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Cũng giống như các hoạt động kinh doanh khác, rủi ro trong hoạt động tín dụng luôn luôn tiềm ẩn. Nếu rủi ro liên tiếp xảy ra thì ngân hàng thương mại sẽ khó tránh khỏi sự phá sản và dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân. Vì vậy phải thực hiện các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đi vay. Để ngân hàng và khách hàng có thể tiếp cận và thực hiện được các quan hệ vay vốn, đó là khách hàng phải đảm bảo được ba vấn đề cơ bản, cũng là ba vấn đề điều kiện tiên quyết. Thứ nhất: hoạt động sản xuất, kinh doanh tốt, sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thứ hai: tình hình tài chính, nguồn thu và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng đảm bảo. Thứ ba: thực hiện đảm bảo khoản vay… trong đó, hai điều kiện đầu là điều kiện cần, còn việc đảm bảo khoản vay trong nhiều trường hợp là điều kiện đủ. Vấn đề bảo đảm tiền vay tuy đã được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp lý của chính phủ, của ngành ngân hàng nhưng trong thực tế việc vận dụng thực hiện lại là một vấn đề rất khó khăn, không những từ phía khách hàng vay, từ phía ngân hàng mà còn khó khăn cả đối với cơ quan có liên quan đến việc công chứng, đăng kí giao dịch bảo đảm tài sản. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ, các Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ngày càng nhiều làm mức cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay không chỉ mang lại nguồn lợi cho Chi nhánh mà còn là một yêu cầu bức thiết để Maritime Bank Quảng Ninh có thể đứng vững trên thị trường. iii 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa kiến thức về vấn đề bảo đảm tiền vay tại NHTM. - Tìm hiểu thực trạng hoạt động bảo đảm tiền vay tại NHTM cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh. - Đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Maritime Bank Quảng Ninh. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh. - Về thời gian: số liệu 2010 – 2012 3.2 Đối tượng nghiên cứu Đề tài hoạt động: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Maritime Bank Quảng Ninh. 4. Bố cục chuyên đề Ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận thì chuyên đề gồm ba phần: Chương I: Lý luận chung về vấn đề bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Thương mại. Chương II: Thực trạng bảo đảm tiền vay tại Maritime Bank Quảng Ninh. Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Maritime Bank Quảng Ninh. Sau quá trình thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank)-Chi nhánh Quảng Ninh. Với sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của các anh chị trong chi nhánh ngân hàng và đặc biệt là: Cô Trương Thanh Vân: Giảng viên khoa tài chính ngân hàng Đã giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! iv CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Bảo đảm Tiền vay trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Hoạt động cho vay là việc tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Theo đó, nếu nguyên tắc hoàn trả tín dụng bị vi phạm thì rủi ro tín dụng xảy ra. Quan hệ tín dụng thể hiện trong hợp đồng tín dụng nhằm đưa ra các điều khoản thi hành, các cam kết thực hiện một cách nghiêm túc và tự nguyện giữa người đi vay và người cho vay. Hợp đồng tín dụng là cơ sở pháp lý để thực hiện các nghĩa vụ của 2 bên khi tham gia hoạt động tín dụng, nó cũng là cơ sở để thực hiện các bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay. Như vậy bảo đảm tiền vay được hình thành trên cơ sở từ hợp đồng tín dụng đã được thông qua của chủ thể tham gia hoạt động tín dụng và cũng nằm trong mục tiêu chính của ngân hàng là an toàn và sinh lời. Theo nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng thì “Bảo đảm tiền vay là phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay”. Bảo đảm tiền vay góp phần rất lớn cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, tạo niềm tin giữa ngân hàng và khách hàng và góp phần tạo lập mối quan hệ bền vững. 1.1.2. Sự cần thiết của bảo đảm tiền vay * Đối với ngân hàng: - Bảo đảm tiền vay giúp ngân hàng bảo đảm trong cấp tín dụng: Ngân hàng là một trung gian tài chính “đi vay để cho vay” huy động vốn của khách hàng để cấp tín dụng nên trách nhiệm hàng đầu là bảo vệ lợi ích của người gửi tiền. Mặc dù phần lớn các ngân hàng đều dự tính trước những rủi ro có thể có, những rủi ro này phải được kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ số tiền gửi của khách hàng. Do đó sự an toàn là một vấn đề cần xem xét trước tiên đối với 1 mọi khoản vay. Vì lý do này một ngân hàng thường sẽ cho vay trên cơ sở có bảo đảm để giảm thiểu rủi ro. - Bảo đảm tín dụng nhằm mục đích gắn trách nhiệm của người vay trong việc quản lý và sử dụng tiền vay: Mặc dù bảo đảm không phải là tiêu chuẩn mang tính nguyên tắc nhưng không phải vì thế mà đặt thấp vị trí của nó. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường rủi ro rất có thể xảy ra đối với các chủ thể kinh doanh, và khi mang tài sản của mình ra làm đảm bảo cho khoản vay (giá trị tài sản làm bảo đảm thường lớn hơn giá trị khoản vay) sẽ có trách nhiệm hơn trong việc quản lý và sử dụng vốn vay để trả nợ ngân hàng mà không phải đem tài sản có giá trị của bản thân để trả nợ. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của bảo đảm tín dụng. - Bảo đảm tín dụng là tiêu chuẩn bổ sung những mặt hạn chế của nhà quản trị tín dụng, cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi của môi trường kinh doanh: Để bảo đảm cho nguồn thu nợ có thể bù đắp được các tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra thì việc định giá tài sản đảm bảo là quan trọng. Thế nhưng việc định giá tài sản đảm bảo chỉ có ý nghĩa trong trường hợp cho vay đối với những khách hàng tư nhân, ít uy tín hoặc những doanh nghiệp nhỏ làm ăn không ổn định. Còn đối với những công ty lớn có chính sách quản lý hiệu quả, có sản phẩm và các dịch vụ được thị trường sẵn sàng chấp nhận, có lợi nhuận tương đối ổn định và với một tình hình tài chính ổn định, uy tín trong thanh toán nợ cũ thì đó là những khách hàng tiềm năng và trong trường hợp này chính những yếu tố trên đã là tài sản đảm bảo rồi * Đối với khách hàng: - Khách hàng là người gửi tiền: Bảo đảm tín dụng góp phần giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng thương mại, vì vậy khoản tiền gửi của khách hàng trong ngân hàng an toàn hơn, yên tâm hơn về khoản tiết kiệm của mình. - Khách hàng là người vay vốn: Qua áp dụng đảm bảo tiền vay hướng cho khách hàng phải sử dụng vốn vay có hiệu quả để có khả năng trả nợ ngân hàng 2 và nhận lại tài sản. Khi vay vốn khách hàng phải cầm cố thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình, khách hàng chỉ có thể nhận lại tài sản đảm bảo và các giấy tờ có liên quan khi đã trả hết nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Như vậy khi đem tài sản của mình làm bảo đảm cho khoản vay khách hàng sẽ có trách nhiệm hơn trong quản lý và sử dụng vốn vay, điều đó cũng có nghĩa là hiệu quả của vốn vay cũng được đảm bảo cùng với đó, vốn vay sẽ thực sự đem lại những lợi ích cho chủ thể vay vốn. * Đối với nền kinh tế: Việc đảm bảo tiền vay thực hiện tốt sẽ hạn chế được nợ quá hạn, nợ khó đòi, giảm rủi ro, tăng lợi nhuận, nâng cao uy tín của ngân hàng thu hút người gửi tiền để cho vay mở rộng sản xuất phát triển kinh tế. 1.1.3. Các hình thức bảo đảm tiền vay 1.1.3.1. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. * Bảo đảm bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp là hình thức mà theo đó khách hàng phải chuyển các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng) tài sản bảo đảm sang ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết. Do đó khách hàng vẫn giữ được tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, còn ngân hàng chỉ giữ giấy tờ gốc có liên quan đến tài sản trong thời gian thực hiện hợp đồng. Những tài sản thường được sử dụng làm tài sản thế chấp: - Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất. - Giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. 3 [...]... KQKD Maritime Bank Quảng Ninh năm 2010 - 2012) 22 Biểu đồ 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2 2.2 Thực trạng công tác Bảo đảm tiền vay tại Maritime Bank Quảng Ninh 2.2.1 Cơ sở pháp lý về bảo đảm tiền vay Hiện nay, Chi nhánh Maritime Bank Quảng Ninh đã và đang áp dụng các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay sau: • Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của... Nghị định tiền vay, Chi nhánh Maritime Bank Quảng Ninh đã áp dụng gần như đầy đủ các biện pháp 24 bảo đảm mà Nghi định đã đưa ra như: cầm cố, thế chấp, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản của bên thứ ba và cho vay không có tài sản bảo đảm Từ khi thực hiện đến nay, chi nhánh đã áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và theo đúng pháp luật... phòng ngừa rủi ro, đảm 3 (Nguồn: BC tình hình bảo đảm tiền vay của Maritime Bank Quảng Ninh năm 2010 - 2012) 25 bảo an toàn vốn tín dụng, tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng mình Trên thực tế dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm tại ngân hàng chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng dư nợ, còn lại đa phần là dư nợ có bảo đảm Các hình thức bảo đảm tiền vay tại chi nhánh, cụ... và tiền phạt (nếu có) từ tiền thu bán đấu giá tài sản cầm cố nếu bên cầm cố không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ * Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với tổ chức tín dụng Như vậy, khác với chế độ bảo đảm khác, bảo đảm. .. vốn vay là việc khách hàng vay lại dùng chính tài sản hình thành (được mua sắm hoặc xây dựng lên) từ khoản vay mà khách hàng đã vay tại tổ chức tín dụng để đảm bảo cho chính khoản vay này Do vậy xét về thời gian, tài sản đảm bảo chưa hình thành (chưa tồn tại) tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng và các bên chỉ ký kết hợp đồng bảo đảm khi tài sản bảo đảm được hình thành Trong khi đó việc cho vay có bảo. .. do không có bảo đảm tiền vay bằng tài sản mà từ chối những khách hàng vay vốn thì đồng nghĩa với việc NHTM tự đặt dấu chấm hết cho hoạt động kinh của mình Mặt khác, thực tế cho thấy cho vay có bảo đảm bằng bảo lãnh lại thường có hiệu quả và tính an toàn cao vì người bảo lãnh bao giờ cũng là những cá nhân, đơn vị có tiền lực tài chính và có uy tín cao, thêm vào đó cho vay có bảo đảm bằng bảo lãnh lại... bảo đảm tiền vay Hệ thống pháp luật đã ngày càng được mở rộng thông thoáng hơn, giúp cho ngân hàng và khách hàng dễ dàng đi đến thỏa thuận hơn Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều điểm chưa được phù hợp và thích đáng, đòi hỏi các nhà làm luật cần có sự điều chỉnh kịp thời hơn 2.2.2 Thực trạng bảo đảm tiền vay Sau hơn 8 năm Chi nhánh Maritime Bank Quảng Ninh đi vào hoạt động thì Nghị định về bảo đảm tiền vay. .. đắn 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đảm bảo tiền vay 1.1.4.1 Nhân tố từ phía ngân hàng Ngân hàng chính là người trực tiếp ra quyết định cho vay và sử dụng hình thức bảo đảm tiền vay đối với mỗi khách hàng, do đó bản thân ngân hàng sẽ là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả bảo đảm tiền vay Trong đó bao gồm rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như: * Chất lượng nhân sự ngân hàng, đặc biệt là... sự chênh lệch, ưu tiên sử dụng trong từng biện pháp bảo đảm tiền vay Sau đây là khái quát tình hình cho vay theo tính chất bảo đảm của Chi nhánh Maritime Bank Quảng Ninh trong 3 năm gần đây: Đơn vị: Tỷ đồng So sánh Chỉ tiêu Năm Năm 2010 Có tài sản đảm bảo Năm 2011 2012 So sánh 2010-2011 2011-2012 (+/-) 2.054,3 2.435,9 2.659,7 +381,6 Không tài sản đảm bảo 10,2 Tổng cộng 2.064, 12,2 13,4 +2 2.448,1 2.673,1... nhánh vay và một số khách hàng thân thiết Việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay là một vấn đề, một yêu cầu không mới nhưng chưa bao giờ là không cần thiết đối với công tác bảo toàn vốn và phát triển hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng thương mại Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng đó của bảo đảm tiền vay Maritime Bank Quảng Ninh luôn chủ trương đề cao công tác thực hiện các biện pháp phòng . Thương mại. Chương II: Thực trạng bảo đảm tiền vay tại Maritime Bank Quảng Ninh. Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Maritime Bank Quảng Ninh. Sau quá trình thực tập. 05/2013 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI MARITIME BANK QUẢNG NINH Giảng viên. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI MARITIME BANK QUẢNG NINH Giảng viên