- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM MARITIME COMMERCIAL
2.2.2. Thực trạng bảo đảm tiền vay
Sau hơn 8 năm Chi nhánh Maritime Bank Quảng Ninh đi vào hoạt động thì Nghị định về bảo đảm tiền vay ra đời, do đó những hoạt động ban đầu của Chi nhánh còn gặp khó khăn, tuy nhiên khi thực hiện Nghị định tiền vay, Chi nhánh Maritime Bank Quảng Ninh đã áp dụng gần như đầy đủ các biện pháp
bảo đảm mà Nghi định đã đưa ra như: cầm cố, thế chấp, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản của bên thứ ba và cho vay không có tài sản bảo đảm. Từ khi thực hiện đến nay, chi nhánh đã áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và theo đúng pháp luật. Mặc dù vậy cũng có sự chênh lệch, ưu tiên sử dụng trong từng biện pháp bảo đảm tiền vay.
Sau đây là khái quát tình hình cho vay theo tính chất bảo đảm của Chi nhánh Maritime Bank Quảng Ninh trong 3 năm gần đây:
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2010-2011 So sánh 2011-2012 (+/-) (%) (+/-) (%) Có tài sản đảm bảo 2.054,3 2.435,9 2.659,7 +381,6 +18,6 +223,8 +9,2
Không tài sản đảm bảo 10,2 12,2 13,4 +2 +19,7 +1,2 +9,8
Tổng cộng 2.064, 5
2.448,1 2.673,1 +383,6 +18,6 +225 +9,2
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay phân theo tính chất bảo đảm 3
Theo bảng số liệu cho thấy 3 năm qua Chi nhánh chỉ chú trọng vào hình thức cho vay có tài sản bảo đảm, do khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân và đây cũng là đặc thù kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Năm 2012 dư nợ cho vay đạt 2.673,1 tỷ đồng, trong đó cho vay không có tài sản bảo đảm đạt 13,4 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,5% tổng dư nợ, chủ yếu là cho các công nhân viên trong hệ thống Chi nhánh vay và một số khách hàng thân thiết.
Việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay là một vấn đề, một yêu cầu không mới nhưng chưa bao giờ là không cần thiết đối với công tác bảo toàn vốn và phát triển hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng thương mại. Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng đó của bảo đảm tiền vay Maritime Bank Quảng Ninh luôn chủ trương đề cao công tác thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đảm
bảo an toàn vốn tín dụng, tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng mình. Trên thực tế dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm tại ngân hàng chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng dư nợ, còn lại đa phần là dư nợ có bảo đảm .
Các hình thức bảo đảm tiền vay tại chi nhánh, cụ thể như bảng sau:
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2010-2011 So sánh 2011-2012 (+/-) (%) (+/-) (%) Thế chấp 1.624, 9 1.958,4 2.004,8 +333,5 +20,5 +46,4 +2,3 Cầm cố 204,4 232,6 320,7 +28,2 +13,8 +88,1 +37,8 Bảo đảm bằng tài sản từ vốn vay 112,5 115,2 106,9 +2,7 +2,4 -8,3 -7,2
Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba 112,5 129,7 227,2 +17,2 +12,29 +97,5 +75,1 Không có bảo đảm bằng tài sản 10,2 12,2 13,4 +2 +19,7 +1,2 +9,8 Tổng cộng 2.064, 5 2.448,1 2.673,1 +383,6 +18,6 +225 +9,2
Bảng 2.3: Dư nợ theo hình thức bảo đảm tiền vay 4
Như vậy, tại chi nhánh Maritime Bank Quảng Ninh hiện nay áp dụng tất cả các hình thức bảo đảm tiền vay, mặc dù tỷ trọng mỗi hình thức có sự chênh lệch đáng kể. Chi nhánh chủ yếu cho vay thế chấp và cầm cố, còn việc cho vay không có tài sản bảo đảm hầu như chỉ được áp dụng với các cán bộ công nhân viên chức của Chi nhánh và mạng lưới ngân hàng. Trong đó tài sản mà Chi nhánh đã nhận bảo đảm trong năm 2012 bao gồm : Giấy tờ có giá 234.387 triệu đồng, bất động sản 252.580 triệu đồng, phương tiện vận tải 108.887 triệu đồng,
máy móc thiết bị 1.702.947 triệu đồng, tài sản khác 2.357.174 triệu đồng. Mức cho vay cụ thể từng khách hàng tối đa là 70% giá trị tài sản, mức cho vay mà chi nhánh thực hiện chủ yếu trong khoảng 30-70% giá trị tài sản . Cho vay Thế Chấp hầu như chiếm khoảng trên 70% tổng dư nợ, sở dĩ hình thức này được ngân hàng và khách hàng sử dụng nhiều là vì khi tiến hành bảo đảm, tài sản sẽ thuộc quền sở hữu của ngân hàng, nhưng khách hàng vẫn có quyền sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.2.1. Bảo đảm bằng tài sản thế chấp
Tại ngân hàng Maritime Bank Quảng Ninh tài sản được thế chấp chủ yếu là bằng nhà đất, xưởng, nhà kho và công trình xây dựng. Đây là hình thức bảo đảm thuận lợi cho cả ngân hàng và khách hàng.
Để thế chấp tài sản khách hàng phải đăng ký giao dịch bảo đảm đối với việc thế chấp quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với đất tại UBND xã, phường, thị trấn hoặc tại sở địa chính nhà đất nơi có bất động sản, đăng ký với cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực nếu tài sản là tàu, thuyền biển, với cục Hàng không dân dụng Việt Nam nếu tài sản thế chấp là máy bay, tàu bay. Nhà ở, công trình xây dựng luôn gắn liền với đất và việc thế chấp tài sản này không thể tách rời đất do đó khi thế chấp phải đăng ký giao dịch bảo đảm tại Sở địa chính nhà đất hoặc UBND phường, xã, thị trấn.
Sau khi xác định quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng về tài sản thế chấp Sở giao dịch yêu cầu người đi vay viết đơn xin vay. Nội dung của đơn xin vay phải thể hiện được sự cam đoan trước ngân hàng, cơ quan pháp luật và chính quyền địa phương về tài sản thế chấp thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay phải: được phép giao dịch, không có tranh chấp, chưa được chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, thế chấp, cho thuê hay dùng làm vật bảo đảm cho bất kỳ một nghĩa vụ nào. Đồng thời thoả thuận rằng Sở giao dịch sẽ có toàn quyền thu hồi tài sản đó để phát mại, thu hồi vốn trong trường hợp đến hạn được vay không trả được nợ. Việc định giá tài sản thế chấp sẽ do tổ định giá tài sản của Maritime Bank thực hiện. Cán bộ tín dụng phải thực hiện đúng qui định của Nhà nước mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp. Mức cho vay cụ thể từng
khách hàng do Giám đốc Sở giao dịch quyết định. Ngân hàng phải lập văn bản gửi UBND phường, xã để thông báo cho chính quyền địa phương biết là ngân hàng đang quản lý toàn bộ hồ sơ gốc về nhà và đất mà người vay đã thế chấp nhằm phối hợp với các cơ quan chính quyền trong việc bảo toàn tài sản bảo đảm này nhằm tránh trường hợp người vay xin xác nhận để chuyển nhượng và cho thuê bất hợp pháp. Chỉ khi khách hàng trả hết nợ (lãi và gốc) thì ngân hàng mới thông báo cho chính quyền địa phương biết để giải chấp cho gia đình có quyền sở hữu nhà. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2010-2011 So sánh 2011-2012 (+/-) (%) (+/-) (%) Nhà ở, quyền sử dụng đất 243,7 332,9 280,7 +89,2 36,6 -52,2 -15,6 Máy móc, thiết bị 601,2 783,4 721,7 +182,2 +30,3 -61,7 -7,8 Tài sản khác 780 842,1 1.002,4 +62,1 +7,9 +160,3 +19,0 Tổng 1.624,9 1.958,4 2.004,8 +333,5 +20,5 +46,4 +2,3 Bảng 2.4: Tình hình cho vay thế chấp 5
Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay thế chấp 6
Có thể thấy tài sản thế chấp được sử dụng là nhà ở và quyền sử dụng đất, chiếm trên 15%. Do đây là loại tài sản có giá trị cao nên khi đem thế chấp khách hàng sẽ vay được số tiền lớn tương đương với tỷ lệ % cho vay theo quy định, đáp ứng được nhu cầu vốn lớn của khách hàng. Hơn nữa khi thế chấp loại tài sản này sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như sinh sống của khách hàng, chi phí thẩm định tài sản thấp, không đòi hỏi phải thuê chuyên gia thẩm định. Dư nợ cho vay đối với các loại tài sản thế chấp khác tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng khoảng trên 40%, bao gồm các tài sản có giá trị như đơn hàng, hàng tồn kho, ôtô… Thông thường các ngân hàng rất thận trọng cho vay theo hình thức này. Vì tài sản này theo quy định thì khách hàng vẫn được giữ lại sử dụng, do đó sẽ có sự hao mòn, đặc biệt là hao mòn vô hình, làm giảm giá trị của tài sản thế chấp. Chính vì vậy việc cho vay thế chấp bằng tài sản khác như hàng tồn kho, ô tô, máy móc thiết bị… chi nhánh chỉ cho vay với mức giới hạn là từ 30-50% giá trị tài sản thế chấp. Nhìn chung qua 3 năm hình thức cho vay cầm cố luôn giữu mức ổn định, khối lượng vay tăng đều qua các năm.
2.2.2.2. Bảo đảm bằng tài sản cầm cố
Theo quy định của Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam các loại tài sản có thể đem cầm cố là: Máy móc thiết bị, ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư tài khoản tiền gửi, trái phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm, các loại giấy tờ có giá khác, quyền góp vốn, quyền khai thác tài sản...Tại Chi nhánh, hình thức cầm cố tài sản thường được áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn, vay thương mại, nên khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất, cá nhân có nhu cầu vốn tạm thời, tổ chức kinh tế đầu tư cho dự án ngắn hạn. Do đó tại Chi nhánh chủ yếu cầm cố các giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, trái phiếu kho bạc, kỳ phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, và tỷ trọng hình thức cho vay này chỉ chiếm một phần nhỏ trong dư nợ cho vay:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2010-2011 So sánh 2011-2012 (+/-) (%) (+/-) (%) Sổ tiết kiệm 116,5 123,3 189,2 +6,8 +5,8 +65,9 +53,4 Giấy tờ có giá 10,2 18,6 32,1 +8,4 +82,3 +13,6 +72,5 Tài sản khác 77,7 90,7 99,4 +13 +16,7 +8,7 +9,5 Tổng cộng 204,4 232,6 320,7 +28,2 +13,8 +88,1 +37,8 Bảng 2.5: Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố 7
Trong thời gian qua hình thức cho vay cầm cố tài sản được Maritime Bank Quảng Ninh triển khai rất có hiệu quả, tổng tài sản là giấy tờ có giá được khách hàng đem cầm cố tăng đột biến, năm 2012 đạt 234.388 triệu đồng tăng gấp 7 lần so với năm 2011 (đạt 29.946 triệu đồng), trong đó chủ yếu là sổ tiết kiệm và các loại giấy tờ nhà đất. Đây được coi là hình thức bảo đảm tiền vay an toàn nhất đối với chi nhánh, vì những tài sản này có tính thanh khoản cao, dễ chuyển nhượng nên sẽ dễ dàng hơn cho chi nhánh khi thanh lý tài sản bảo đảm.
Tại chi nhánh, cầm cố bằng cổ phiếu chiếm tỷ lệ rất thấp, nguyên nhân là do thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phát triển, số lượng và chất lượng cố phiếu chưa cao, hơn nữa mệnh giá cổ phiếu ở Việt Nam không cao nên giá trị món vay sẽ thấp, vì thế không kích thích được khách hàng vay. Nhìn chung hình thức cầm cố tại chi nhánh còn ở mức hạn chế.
2.2.2.3. Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba
Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng trên 5% tổng dư nợ. Hình thức cho vay này tương đối an toàn, bởi vì bên thứ ba ngoài việc phải thỏa mãn một số điều kiện quy định mới được đứng ra bảo lãnh cho khách hàng vay vốn, đồng thời phải chịu trách nhiệm về khoản vay của khách hàng vay đối với ngân hàng. Do đó bên bảo lãnh phải hiểu rõ được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bên nhận bảo lãnh, tin tưởng vào khả năng thanh toán của đối tượng mà mình bảo lãnh để tránh rủi ro
khi thanh toán. Hình thức này thường được các công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân áp dụng khi vay vốn để đầu tư các dự án trung và dài hạn. Để vay được lượng vốn lớn trong khi vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp này thường là nhỏ thì họ cần phải có người đứng ra bảo lãnh. Đối với các công ty cổ phần và công ty TNHH thì người bảo lãnh thường là những thành viên trong công ty, đối với công ty tư nhân thì người bảo lãnh thường là người thân, chủ sở hữu công ty. Những người bảo lãnh này thường có quan hệ rất thân thiết với khách hàng vay vốn nên mức độ trách nhiệm của khách hàng cũng sẽ được nâng cao. Đồng thời người bảo lãnh cũng phải có trách nhiệm như người vay vốn, nên ngân hàng sẽ yên tâm hơn về khoản vay. Như vậy người bảo lãnh vừa là người giúp ngân hàng giám sát khách hàng vừa cũng được coi là con nợ của ngân hàng nên trách nhiệm của người bảo lãnh rất lớn.
Tuy nhiên để hoạt động hình thức cho vay này được an toàn khi cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước, ngân hàng phải có sự giám sát thẩm duyệt cũng như phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách thường xuyên nhằm nâng cao độ an toàn trong cho vay. Đồng thời ngân hàng cũng rất cần sự giúp đỡ của các ngành, các cấp có liên quan để vừa đảm bảo vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng và đảm bảo cơ chế tín dụng hiện hành.
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2010-2011 So sánh 2011-2012 (+/-) (%) (+/-) (%) Thế chấp 78,7 93,4 154,5 +14,7 +18,6 +61,1 +65,4 Cầm cố 22,5 27,2 52,3 +4,7 +20,8 +25,1 +92,2 Tín chấp 11,3 9,1 20,4 -2,2 -19,4 +11,3 +124,1 Tổng 112,5 129,7 227,2 +17,2 +12,2 +97,5 +75,1 Bảng 2.6: Tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba 8
Tại Chi nhánh, hình thức tín chấp luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong 3 năm sự biến động về dư nợ cho vay bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba không có nhiều thay đổi, cho thấy được Chi nhánh vẫn luôn tạo được niềm tin với khách hàng. Riêng đối với hình thức cho vay cầm cố vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, hình thức này ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do các thủ tục giấy tờ nhà đất rất phức tạp, mà hiện nay đa phần giấy tờ về quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu đất không đầy đủ, nhiều giấy tờ không hợp lệ và các vấn đề về luật đất đai chưa hoàn thiện nên hình thức cho vay này dễ gặp rủi ro.
2.2.2.4. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo nên bằng một phần hay toàn bộ khoản vay của TCTD. Tức là khi phát tiền vay tài sản này chưa hình thành, do đó mức độ rủi ro của hình thức cho vay này khá cao so với cầm cố, thế chấp tài sản. Hơn nữa việc quản lý trong quá trình hình thành tài sản cũng có nhiều khó khăn vì nó phụ thuộc vào trình độ quản lý của ngân hàng, nó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Do đó tại Chi nhánh thường áp dụng hình thức cho vay này đối với khách hàng có uy tín, có quan hệ làm ăn lâu dài hoặc bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tại chi nhánh trước đó để tránh rủi ro.
Nhìn chung hình thức cho vay này Chi nhánh áp dụng còn khá e dè, hình thức cho vay này chiếm tỷ trọng dưới 5% tổng dư nợ, tỷ lệ tăng trưởng qua các năm là không đáng kể. Chủ yếu cho vay theo hình thức thế chấp cấc tài sản như: căn hộ chung cư, máy móc dây chuyền, thiết bị sản xuất, ôtô, tất cả các tài sản phải có giấy tờ đầy đủ và hợp lệ.
2.2.2.5. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
Hình thức cho vay này có rủi ro khá cao do việc cho vay không có tài sản