Thực trạng công tác Bảo đảm tiền vay tại Maritime Bank Quảng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI MARITIME BANK QUẢNG NINH (Trang 30)

- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM MARITIME COMMERCIAL

2.2. Thực trạng công tác Bảo đảm tiền vay tại Maritime Bank Quảng

2.2.1. Cơ sở pháp lý về bảo đảm tiền vay

Hiện nay, Chi nhánh Maritime Bank Quảng Ninh đã và đang áp dụng các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay sau:

• Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của TCTD. Thông tư 06/2000/TT-NHNN1 ngày 4/4/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Nghị định 178/1999/NĐ- CP. Đây là văn bản pháp luật cơ bản nhất quy định hoạt động bảo đảm tiền vay, trong đó quy định rõ về quyền và nghĩa vụ cảu các bên trong giao dịch đảm bảo tiền vay, các tài sản tham gia làm tài sản bảo đảm…

• Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2005 về sửa đổi, bổ sung nghị định 178/1999/NĐ-CP. việc định giá đất do ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận theo giá chuyển nhượng thực tế tại địa phương tại thời điểm thế chấp và TCTD tự xem xét mức cho vay và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình.

• Thông tư 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 4/7/2003 hướng dẫn về trình tự thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất.

• Nghị định số 163 / 2006 /NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, quy định chi tiết thi hành một số điều Bộ luật Dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch

bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo

đảm. Nghị định này thay thế Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm, đồng thời bãi bỏ các Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP. Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm nhằm tạo ra sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm và bảo đảm tiền vay của các TCTD, đồng thời xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các loại hình tổ chức hoặc cá nhân trong việc áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo khoản 1 Điều 318 của Bộ luật Dân sự. Với “sân chơi” bình đẳng, việc bảo đảm tiền vay của TCTD và giao dịch dân sự của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có thoả thuận về biện pháp bảo đảm đều áp dụng chung các quy định tại NĐ này.

Ngoài ra còn có một số các quyết định cho vay đối với từng loại khách hàng như quyết định 1381/2002/QĐ-NHNN ngày 16/12/2002 về việc tổ chức tín dụng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, và tuân thủ theo luật của TCTD ngày 12/12/1997.

Dựa vào văn bản pháp luật và điều chỉnh hoạt động bảo đảm tiền vay như trên, chúng ta có thể thấy sự quan tâm của các cấp ngành có liên quan đến quá trình thực hiện bảo đảm tiền vay. Hệ thống pháp luật đã ngày càng được mở rộng thông thoáng hơn, giúp cho ngân hàng và khách hàng dễ dàng đi đến thỏa thuận hơn. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều điểm chưa được phù hợp và thích đáng, đòi hỏi các nhà làm luật cần có sự điều chỉnh kịp thời hơn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI MARITIME BANK QUẢNG NINH (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w