Theo tôi, để học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu, trong giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THCS giáo viên phải phát huy được tính tích cực của học sinh.. Thực trạng Trong thực tế, hầu hết họ
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bảo Thắng, ngày 10 tháng 3 năm 2012
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp huyện
Họ và tên tác giả: Lã Thuỳ Dương
Sinh ngày: 30/08/2012
Chức vụ: giáo viên
Nơi công tác: Trường PTDT Nội trú
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Văn - Sử
I Tên sáng kiến
“Một số giải pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh bậc THCS”
II Mô tả giải pháp
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Như ta đã biết, dạy học lịch sử là quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử nhằm phục vụ cho việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh qua môn học Lịch sử vốn tồn tại khách quan, là những vấn đề
đã xảy ra trong quá khứ nên trong quá trình giảng dạy ôn tập để học sinh nắm bắt được những hình ảnh lịch sử cụ thể, đòi hỏi bên cạnh những lời nói sinh động giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy dạy khác nhau để đạt được hiệu quả cao trong truyền thụ
Đặc thù học tập môn lịch sử của bậc trung học cơ sở là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà cả của thế giới từ cổ đến kim, từ cận đại đến hiện đại Khi học lịch sử thì yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ Bởi vậy khi học, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt được kết quả cao Vì thế bộ môn Lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em Căn cứ vào tài liệu học tập và mục đích truyền thụ người dạy phải đề ra những phương pháp ôn tập phù hợp với đối tượng học sinh giúp các em nắm bắt nhanh và lưu giữ tốt kiến thức lịch sử, biết nhận xét,
Trang 2đánh giá một sự kiện, một chân dung, một giai đoạn lịch sử Tạo nên hứng thú trong quá trình chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh
Theo tôi, để học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu, trong giảng dạy bộ môn lịch sử
ở trường THCS giáo viên phải phát huy được tính tích cực của học sinh Muốn vậy, giáo viên phải tạo được hứng thú học tập của các em, để các em dễ dàng tiếp thu kiến thức mà không bị gò ép
Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi rất băn khoăn
về vấn đề học tập của các em Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử là cả một vấn đề Đặt ra yêu cầu đối với cả người dạy và người học Trò phải hứng thú, say mê; thầy phải phát huy được tính tích cực ở trò, phải khơi dậy được niềm đam mê ở trò Trong quá trình giảng dạy tôi đã cố gắng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, đồng thời nghiên cứu về một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở bộ môn Lịch sử
2 Thực trạng
Trong thực tế, hầu hết học sinh chưa ham học, chưa thực sự yêu thích bộ môn lịch sử, chỉ đối phó tức thời, năng lực tiếp thu còn hạn chế, điều kiện học tập của các em còn chưa đáp ứng được với yêu cầu nội dung và đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay Chất lượng của bộ môn lịch sử đã đến lúc “báo động”
Bên cạnh đó một số giáo viên soạn bài chưa chu đáo, có phần còn khiếm khuyết khi xác định nhiệm vụ và vai trò bộ môn lịch sử trong nhà trường Hoặc có thể khi giảng dạy, người giáo viên chưa thực sự tâm huyết với bộ môn, giảng dạy còn nặng một chiều truyền thụ kiến thức, tạo sự gò bó, nhàm chán trong lĩnh hội kiến thức của học sinh
Thực ra từ trước đến nay, đa số giáo viên ở trường do điều kiện dạy học, thiết bị còn có phần hạn chế nên khi giảng dạy hầu như giờ học chưa sôi nổi, học sinh chưa có hứng thú học tập, giờ học nhàm chán, nên hiệu quả giờ học đạt kết quả chưa cao Qua khảo sát đầu năm tôi thu được kết quả như sau:
Kết quả
Khối lớp
Tổng số học sinh
Khá-Giỏi Trung bình Dưới trung
bình
3 Tồn tại.
+ Khách quan:
- Trường PTDT Nội trú với đặc điểm là trường chuyên biệt, 100 % HS là người dân tộc thiểu số thuộc các xã vũng xa của huyện Bảo Thắng và Lào Cai
- Nhìn chung trình độ học sinh không đồng đều, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình
Trang 3- Việc tiếp cận kiến thức môn học còn hạn chế, phần lớn học sinh còn coi Lịch sử là môn phụ nên chưa nhiệt tình với môn học
+ Chủ quan:
- Giáo viên chưa thực sự đầu tư cho giờ dạy vì khi dạy tâm lý của học sinh
thường xem Lịch sử là môn phụ nên chất lượng bài soạn các tiết dạy chưa cao, nếu
có thì cũng hời hợt
- Các giờ học Lịch sử chưa gây được sự hứng thú cho học sinh vì giáo viên thì chỉ dạy cho hết bài, hết giờ
- Học sinh chưa yêu thích bộ môn Lịch sử vì phần lớn các em đều cho rằng học lịch sử rất khó, rất khô khan, rất trừu tượng, quá nhiều sự kiện cần ghi nhớ…
- Giáo viên và học sinh chưa bắt kịp với sự đổi mới phương pháp dạy và học
Lí do: Ở miền núi, sự đổi mới bao giờ cũng chậm trễ hơn vùng đồng bằng Nhiều giáo viên còn chưa quyết liệt trong việc bỏ đi phương pháp dạy học truyền thống
Phần II: CÁC GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT
Xuất phát từ thực tế bộ môn và qúa trình giảng dạy của mình tôi thấy cần tạo ra cho học sinh một không khí học tập sôi nổi, hứng thú hơn trong khi dạy học lịch sử Có như vậy học sinh mới yêu thích bộ môn và sẽ nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn Thiết nghĩ rằng trò chơi được sử sụng ở một số giờ học có thể áp dụng được, ví dụ như: ôn tập, làm bài tập, tổng kết, thực hành… không chỉ nhằm mục đích giải trí cho học sinh mà còn tạo nên một không khí hăng say học tập Các em phải có thể độc lập suy nghĩ tìm tòi hoặc phối hợp với các bạn trong nhóm để có đáp án nhanh, chính xác Vì thế khi các em được học Lịch sử qua hình thức trò chơi sẽ thấy thoải mái hơn, hứng thú hơn, từ đó mà ghi nhớ tốt những kiến thức cơ bản
Có nhiều biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh Trong khuôn khổ của một bài kinh nghiệm, tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã sử dụng trong quá trình soạn giảng phù hợp với điều kiện dạy và học ở trường tôi, đối với 1
số tiết ở hầu hết các khối lớp 6, 7, 8, 9 có lượng kiến thức không quá dài, nội dung tổng hợp của cả bài học và đã thu được kết quả tốt trong các hội thi giáo viên giỏi, được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao
1 Giải pháp: Trò chơi ô chữ.
a Cách tạo ô chữ.
Khi soạn bài, tôi thiết kế một hệ thống ô chữ lịch sử với các ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc Mỗi ô chữ hàng ngang là một đơn vị kiến thức trong bài học và sẽ có một chữ cái chìa khoá Mỗi ô hàng ngang có một câu hỏi để học sinh giải đáp Sau khi giải hết các ô chữ hàng ngang với các chữ cái xuất hiện, học sinh sẽ tìm được ô chữ hàng dọc Ô chữ hàng dọc sẽ là nội dung kiến thức cơ
Trang 4bản nhất của bài học Để tạo ra được một ô chữ có ý nghĩa về nội dung, phù hợp với đối tượng học sinh của các khối lớp thì tôi thường gợi ý trước cho học sinh một số nội dung có liên quan đến ô chữ vào cuối tiết học hôm trước để về nhà các
em tìm hiểu và chuẩn bị cho tiết học mà tôi sẽ sử dụng trò chơi ô chữ
b Sử dụng ô chữ.
Với ô chữ lịch sử, tôi thường sử dụng vào khâu củng cố bài học, hoặc có thể
sử dụng để kiểm tra kiến thức sau khi học một chương, một giai đoạn lịch sử Để thực hiện trò chơi giải ô chữ, tôi dành thời gian khoảng từ 7-10 phút, đây là một trong những biện pháp giúp học sinh nhớ ngay sự kiện cơ bản ở trên lớp, đồng thời kích thích tính tích cực học tập của các em
* Cách thứ nhất: Hoạt động nhóm
Bước1: Chia lớp làm ba nhóm, tôi phát phiếu học tập cho các em thảo luận nhóm Thời gian thảo luận khoảng từ 3 - 4 phút
Bước 2: Tôi kẻ ô chữ vào bảng phụ và treo lên bảng (đã chuẩn bị trước ở nhà)
Bước 3: Học sinh ba nhóm thi đua lên bảng điền vào các ô chữ Nhóm nào hoàn thành ô chữ trước và đúng sẽ chiến thắng Thời gian điền vào ô chữ khoảng
từ 2 - 3 phút
Bước 4: Tôi yêu cầu học sinh tìm ô chữ hàng dọc và trình bày hiểu biết của
em về ô chữ hàng dọc đó Thời gian để thực hiện khoảng từ 1 -2 phút
Bước 5: Tôi treo ô chữ hoàn chỉnh lên bảng, nhận xét và tuyên dương nhóm làm tốt và cho điểm để động viên các em
Trong quá trình chơi, nếu nhóm nào điền không đúng ô chữ thì sẽ bị trừ điểm Với cách thứ nhất do yêu cầu HS thảo luận nhóm và lên bảng điền vào ô chữ cho nên việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bị hạn chế Vì vậy với cách mày đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo bằng giấy tô ki
* Cách thứ hai: Hoạt động độc lập.
Bước 1: Tôi đóng vai trò là một người dẫn chương trình
Bước 2: Cho học sinh tự do lựa chọn ô chữ hàng ngang tuỳ thích, giáo viên đọc câu hỏi, học sinh trả lời
Bước 3: Sau khi lần lượt học sinh giải các ô chữ hàng ngang, các chữ cái chìa khoá sẽ xuất hiện; tôi cho học sinh tìm ô chữ hàng dọc và trình bày hiểu biết của em về ô chữ hàng dọc
Bước 4: Tôi nhận xét và tuyên dương những học sinh làm tốt, và cho điểm
để động viên các em
Với cách thứ hai có sự thuận lợi hơn, giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
c Thiết kế ô chữ.
Trang 5Ô chữ thứ nhất: Lịch sử 6
Bài 18 - Tiết 20: “Trưng Vương với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán”
Ô chữ gồm có 10 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc:
Hệ thống câu hỏi cho ô chữ:
- Hàng ngang số 1(Có 7 chữ cái) : Tên chồng của bà Trưng Trắc?
- Hàng ngang số 2 (Có 7 chữ cái): Tên của vua nước Nam Việt đã xâm lược Âu Lạc?
- Hàng ngang số 3 (Có 12 chữ cái): Niên hiệu của Thục Phán khi lên ngôi vua?
- Hàng ngang số 4 (Có 6 chữ cái): Tên Thái thú đã giết Thi Sách?
- Hàng ngang số 5 (Có 8 chữ cái): Tổ chức hành chính lớn nhất do nhà Hán lập ra gồm ba quận của nước ta với sáu quận của Trung Quốc?
- Hàng ngang số 6 (Có 6 chữ cái): Tên của viên tướng nhà Hán xâm lược nước ta?
- Hàng ngang số 7 (Có 8 chữ cái): Em của bà Trương Trắc?
- Hàng ngang số 8 (Có 2 chữ cái): Bà mẹ đã sinh ra bọc trăm trứng?
- Hàng ngang số 9 (Có 8 chữ cái): Nơi Bà Trưng chọn làm đất đóng đô?
- Hàng ngang số 10 (Có 2 chữ cái): Tên dòng sông đầu tiên quân thuỷ nhà Hán tiến vào xâm lược nước ta?
- Từ hàng dọc gồm có 10 chữ cái: Đế hiệu của Trưng Trắc khi lên làm vua?
Từ hàng dọc: TRƯNG VƯƠNG
Với ô chữ này, học sinh sẽ dễ dàng nhận biết ngay từ hàng dọc bởi vì các từ chìa khóa đều nằm trên một đường thẳng
Ô chữ thứ hai : Lịch sử 7
Bài 18 - Tiết 33: “Cuộc kháng chiến của nàh Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV”
Trang 6Ô chữ gồm có 6 ô chữ hàng ngang và một từ chìa khoá:
Hệ thống câu hỏi cho ô chữ
- Hàng ngang số 1: Có 6 chữ cái : Đây là tên thật của vị Giản định Hoàng đế?
- Hàng ngang số 2: Có 7 chữ cái: Tên của nước ta thời Lý-Trần?
- Hàng ngang số 3: Có 6 chữ cái: Tên gọi khác của Thăng Long thời nhà Hồ?
- Hàng ngang số 4: Có 6 chữ cái : Thành nhà Hồ được xây dựng tại Hà Tây?
- Hàng ngang số 5: Có 13 chữ cái: Tên thật của vị vua lấy hiệu là Trùng Quang Đế?
- Hàng ngang số 6: Có 8 chữ cái: Ông là con trai của Đặnh Tất, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Trần quý Khoáng?
- Từ chìa khoá gồm có 6 chữ cái : Quốc hiệu nước ta thời nhà Hồ?
Đáp án ô chữ:
Từ chìa khoá: ĐẠI NGU
Tôi chiếu bảng phụ đã hoàn chỉnh ô chữ với đáp án đúng để các em có thể quan sát được câu hỏi và hệ thống kiến thức, học sinh tự tìm ra câu trả lời, tìm ra mối liên giữa chúng Trong học sinh sẽ có cuộc tranh luận đâu là từ chìa khoá của
ô chữ và học sinh sẽ phát hiện ra từ chìa khoá là “Đại Ngu”
Tiếp đó giáo viên yêu cầu HS giải thích quốc hiệu “Đại ngu”
Ô chữ thứ ba: Lịch sử 8
Bài 26 - Tiết 41: “Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối
Trang 7thế kỉ XIX”
Ô chữ gồm có 8 ô chữ hàng ngang và một từ chìa khoá.
Hệ thống câu hỏi cho ô chữ:
- Hàng ngang số 1: Có 7 chữ cái : Ri-vi-e bị giết ở đâu?
- Hàng ngang số 2: Có 7 chữ cái: Ông vua trẻ kiên quyết chống Pháp là ai?
- Hàng ngang số 3: Có 7 chữ cái: Tên hiệp ước triều đình Huế kí với Pháp năm 1884?
- Hàng ngang số 4: Có 8 chữ cái : Thành miền Tây mà Phan Thanh Giản dâng cho Pháp?
- Hàng ngang số 5: Có 7 chữ cái: Tên thật của vua Hàm Nghi?
- Hàng ngang số 6: Có 9 chữ cái: Tên dãy núi vua Hàm Nghi vượt qua để sang Hà Tĩnh ?
- Hàng ngang số 7: Có 13 chữ cái: Người đứng đầu phe chủ chiến là ai?
- Hàng ngang số 8: Có 7 chữ cái: Nơi vua Hàm Nghi bị đi đày?
- Từ chìa khoá gồm có 8 chữ cái : Tên phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX ?
Đáp án ô chữ:
Từ chìa khoá: CẦN VƯƠNG
Tôi chiếu bảng phụ đã hoàn chỉnh ô chữ với đáp án đúng để các em có thể quan sát được câu hỏi và hệ thống kiến thức, học sinh tự tìm ra câu trả lời, tìm ra mối liên giữa chúng Trong học sinh sẽ có cuộc tranh luận đâu là từ chìa khoá của
ô chữ và học sinh sẽ phát hiện ra chìa khoá là “Cần Vương”
Bài 13- Tiết 15: “ Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ sau năm 1945 đến nay.”
Trang 8Ô chữ gồm có 6 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc:
Hệ thống câu hỏi cho ô chữ:
- Hàng ngang số 1: Có 10 chữ cái: Sự đối đầu Xô-Mĩ đưa thế giới đứng trước nguy
cơ này
- Hàng ngang số 2: Có 4 chữ cái: Tên một khối quân sự do Mĩ thiết lập
- Hàng ngang số 3: Có 7 chữ cái: Tên của nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vòng quanh Trái đất
- Hàng ngang số 4: Có 5 chữ cái: Mĩ và các nước Đế quốc tiến hành nhiều cuộc chiến tranh để nhằm thực hiện điều này đối với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc
- Hàng ngang số 5: Có 7 chữ cái: Chính sách đối ngoại của Liên Xô
- Hàng ngang số 6: Có 7 chữ cái: Tên của vị Tổng thống Mĩ tham dự Hội nghị I-an-ta
Đáp án ô chữ:
R U Z Ơ V E N
Ô chữ hàng dọc: Hai phe.
Với ô chữ này, học sinh sẽ dễ dàng nhận biết ngay từ hàng dọc bởi vì các từ chìa
khóa đều nằm trên một đường thẳng
2 Giải pháp: Sử dụng trò chơi “ đoán hoa”.
a Tạo trò chơi:
Trang 9- Tôi chuẩn bị các dữ kiện lịch sử, các dữ kiện đó có liên quan đến một sự kiện hay một nhân vật lịch sử được coi là “mật mã”
- Mỗi dữ kiện là một câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời
- Sau khi tìm được tất cả các dữ kiện, học sinh sẽ có căn cứ để xác định các
dữ kiện đó liên quan đến một sự kiện hay một nhân vật lịch sử
b Sử dụng trò chơi:
Với trò chơi này tôi có thể sử dụng để củng cố bài học hoặc cũng có thể sử dụng trong các tiết làm bài tập lịch sử Đặc biệt khi tôi muốn nhấn mạnh một sự kiện lịch sử quan trọng hay nhân vật lịch sử có công lớn đối với đất nước Thời gian để thực hiện khoảng từ 5 – 7 phút Để tiến hành trò chơi này, tôi đóng vai trò là người dẫn chương trình, nêu câu hỏi, đáp án và xử lý các tình huống có thể phát sinh trong khi chơi
Ví dụ:
Bài 28 - Tiết 45: “Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX”
( Lịch sử 8 )
Phần củng cố bài học, tôi đưa ra một bông hoa bằng giấy có 6 cánh, mỗi cánh hoa là mỗi dữ kiện, nhuỵ hoa là một “mật mã” : (tôi chiếu hình ảnh)
* Tôi nêu câu hỏi để học sinh tìm ra các dữ kiện trên mỗi cánh hoa:
- Cánh hoa 1: Cơ quan này đã xin mở 3 cửa biển
- Cánh hoa 2: Nơi nổ ra cuộc bạo loạn của Tạ Văn Phụng
- Cánh hoa 3: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế giai đoạn từ1892 đến 1913 là ai?
- Cánh hoa 4: Người đã dâng 2 bản thời vụ sách
- Cánh hoa 5: Người xin mở của biển Trà Lý ( Nam Định)
- Cánh hoa 6: Tình hình Việt nam nửa cuối thế kỷ XIX rơi vào tình trạng này
* Cho học sinh lựa chọn cánh hoa để trả lời
* Sau khi học sinh trả lời, tôi cho đáp án từng cánh hoa
* Khi đã tìm được tất cả câu trả lời ở các cánh hoa, tôi cho học sinh tìm mối liên
hệ giữa các dữ kiện đó để giải mật mã ở nhuỵ hoa Hoặc có thể gợi ý bằng câu hỏi:
Thái độ này của nhà Nguyễn trước các đề nghị cải cách vào cuối thế kỷ XIX ?
Đáp án:
- Cánh hoa 1: Viện Thương Bạc
- Cánh hoa 2: Quảng Yên
- Cánh hoa 3: Hoàng Hoa Thám
- Cánh hoa 4: Nguyễn Lộ Trạch
- Cánh hoa 5: Trần Đình Túc
- Cánh hoa 6: Khủng hoảng
- Nhuỵ hoa - “Mật mã”: Bảo thủ
Trang 10
3 Giải pháp: Sử dụng trò chơi : “Tiếp sức”
a Tạo trò chơi:
- Tôi chuẩn bị nội dung cơ bản, những nét chính, những sự kiện lịch sử quan trọng, tiêu biểu của một bài, một chương, một phần vào bảng phụ
- Các sự kiện đưa ra sẽ được thống kê theo thứ tự thời gian hoặc lập niên biểu để học sinh dễ dàng hệ thống kiến thức theo bài học, hoặc theo từng chương, từng phần
- Sau khi tìm được tất cả nội dung các sự kiện, học sinh sẽ dễ dàng khái quát được nội dung của bài, chương, phần vừa mới học
b Sử dụng trò chơi:
Với trò chơi này tôi có thể sử dụng để củng cố bài học hoặc cũng có thể sử dụng trong các tiết ôn tập chương, làm bài tập lịch sử Đặc biệt khi tôi muốn nhấn mạnh một sự kiện lịch sử quan trọng, một giai đoạn lịch quan trọng Thời gian để thực hiện khoảng từ 5 – 7 phút Để tiến hành trò chơi này, tôi đóng vai trò là người dẫn điều khiển, xử lý các tình huống có thể phát sinh trong khi chơi Tôi chia lớp làm 2 nhóm, lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ tiếp tục trò chơi nếu bạn đội mình chưa hoàn thành hoặc làm sai
Ví dụ:
Tiết 66: Làm bài tập lịch sử ( Phần chương VI) - Lịch sử lớp 7.
* Ngay từ đầu tiết học, tôi cho học sinh chơi ngay trò chơi này
Cho các sự kiện chính của lịch sử Việt nam nửa đầu thế kỷ XIX, yêu cầu các
em hoàn thành
- 1802
- 1806
- 1815
- 1820
- 1821 – 1827
- 1831 – 1832
- 1833 – 1835
- 1838
- 1854 - 1856
* Lần lượt các thành viên trong nhóm thay nhau lên điền nội dung các sự kiện
* Nếu hết thời gian mà nhóm nào chưa xong thì cũng phải dừng lại
* Tôi treo bảng phụ đã chuẩn bị phần đáp án hoàn chỉnh để cho các em đối chiếu Đáp án:
- 1802: Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long