0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

nghĩa lý luận và thực tiễn

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TRONG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI TẠI NGỌC HỒI – HUYỆN THANH TRÌ – TP. HÀ NỘI HIỆN NAY (Trang 28 -28 )

3.1. Ý nghĩa lý luận

Đề tài sử dụng kiến thức trong lĩnh vực an sinh xã hội, chính sách xã hội,

CTXH với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung, đối với trẻ em nghèo và trẻ khuyết tật nói riêng, đóng góp vào việc xây dựng cơ sở lý luận cho những nghiên cứu mang tính toàn diện hơn ở giai đoạn sau.

Đề tài sử dụng và góp phần kiểm chứng một số quan điểm lý thuyết nổi bật

trong CTXH như: quan điểm về hệ thống sinh thái và quan điểm về các thang bậc nhu cầu để lý giải một số vấn đề thựctiễn trong quá trình nghiên cứu.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Đối các chính sách trợ giúp xã hội với trẻ em trên địa bàn nghiên cứu: Trên

cơ sở rà soát, đánh giá hệ thống các chính sách trợ giúp cho trẻ em trên địa bàn xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội, đề tài hướng tới việc chỉ ra một số khía cạnh để hiểu về thực trạng vấn đề vận hành của các chính sách hiện nay. Từ việc đánh giá tác

động, đề tài góp phần đưa ra một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách trợ giúptại địa phương.

- Đối với ngành CTXH: từ việc đánh giá tác động của hệ thống chính sách trợ giúp, đề tài cũng nhằm bổ sung thêm một số thông tin, nghiên cứu thực tiễn về lĩnh vực bảo trợ trẻ em. Bên cạnh việc phát hiện,chỉ ra những tồn tại trong quá trình vận hành chính sách cũng như mức độ mà trẻ em được thụ hưởng, đề tài nhằm góp phần làm rõ hơn vai trò cụ thể của nhân viên CTXH trong quá trình trợ giúp một cách hiệu quả nhất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

- Đối với các nhà hoạch định chính sách: các chính sách trợ giúp luôn nằm

trong mối quan hệ biện chứng với thực tế xã hội và luôn biến đối. Đề tàihướng đến việc đề xuất một số khuyến nghị làm cơ sở cho quá trình hoạch định, bổ sung chính sách của nhà nước trong vấn đề chăm sóc, giáo dục vàbảo vệ trẻ em.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài hướng đến viê ̣c tìm hiểu và phân tích các hoạt động của hệ thống chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại xã Ngọc Hồi, từ đó đưa ra những phát hiện có tính thực tiễn và sát với nhu cầu của trẻ em cần trợ giúp, góp phần mang lại cái nhìn tổng thể, tạo sự thuận lợi cho việc nắm bắt và tiếp cận hiệu quả hệ thống nguồn lực quan trọng trong việc trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtvà quá trình can thiệp, hỗ trợ trẻ em yếu thế nói chung của ngành CTXH.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiê ̣n được mu ̣c đích nghiên cứu nói trên, quá trình nghiên cứu tập

trung giải quyết những nhiê ̣m vụ sau:

- Rà soát, đánh giá các chính sách trợ giúp trẻ emcó hoàn cảnh đặc biệtđang được triển khai hiện nay.

- Mô tả, đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện chính sách trợ giúp tập trung vào 2 nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt là: trẻ em nghèo và trẻ khuyết tật trên đi ̣a bànxã Ngọc Hồi.

- Phân tích nhận định, đánh giá của người dân về CTXH trong lĩnh vực hoạt động của hệ thống chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em.

- Góp phần đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp cho việc thực hiện chính sách trên địa bàn nghiên cứu thuận lợi hơn.

5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động thực hiện của chính sách trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệthiện nay trên địa bàn xã Ngọc Hồi –Thanh Trì –Hà Nội.

5.2. Khách thể nghiên cứu

- Hệ thống chính sách trợ giúpcho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệthiện hành. - Hộ gia đình có trẻ em nghèo và trẻ em khuyết tật được hưởng trợ giúp xã hội.

- Hộ gia đìnhcó trẻ emkhông nằm trong diện được hưởng trợ giúp. - Cán bộ thực hiện chính sáchcấp xã.

5.3. Phạm vi nghiên cứu

5.3.1. Phạm vi không gian : Xã Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, Hà Nội. 5.3.1. Phạm vi thời gian: Từ tháng 1/2013 – 10/2013.

5.4. Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu

Nghiên cứu sự hoạt động của các chính sách xã hội hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là một phạm vi rộng. Do thời gian và điều kiện có hạn nên chúng tôi tập trung vào các khía cạnh sau:

- Rà soát chính sách trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hiện nay đang đượcđang được áp dụng trong hê ̣ thống an sinh xã hội, liên hệ với tình hình thực tế tại địa bàn xã Ngọc Hồi –Thanh Trì –Hà Nội.

- Do nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được quy định trong luật là rất lớn, trong phạm vi và điều kiện, đề tài tập trung vào hoạt động của các chính sách đối với 2 nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt chủ đạo ở địa bàn nghiên cứu là: trẻ em nghèo và trẻ khuyết tật.

- Tìm hiểu thực trạng triển khai các chính sách trợ giúp trẻ em nghèo và trẻ khuyết tật trên địa bàn xã Ngọc Hồi.

- Tìm hiểu và phân tíchnhận định của người dân về hiệu quả của chính sách trợ giúp đang thực hiện tại địa bàn nghiên cứu trên những khía cạnh: tính hợp lý và mục đích sử dụng của các trợ giúp trên cho trẻ em.

- Tìm hiểu và phân tích hiểu biết của người dân tại địa bàn nghiên cứu về

CTXH và vai trò nhân viên CTXH có thể đảm nhận trong lĩnh vực thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội.

6. Câu hỏi nghiên cứu

- Các chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại xã Ngọc Hồi đang được tiến hành như thế nào?

- Người dân trên địa bàn xã nhận định như thế nào về hiệu quả của các chính sách trợ giúpxã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn xã Ngọc Hồi?

- Người dân có nhận định như thế nào về CTXH và vai trò của nhân viên CTXH đối với hệ thống trợ giúp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hiện nay?

7. Giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết 1: Hiện nay, các chính sách trợ giúp xã hội nói chung và tại xã Ngọc hồi nói riêng đã bao phủ hầu hết các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn cần trợ giúp.

- Giả thuyết 2: Người dân có những đánh giá tích cực về hiệu quả của các

chính sách trợ giúpxã hội cho trẻ em đang được triển khai.

- Giả thuyết 3: Người dân đã có những hiểu biết nhất định về CTXH và vai

trò của CTXH trong hệ thống trợ giúp xã hội nói chung và cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Phương pháp luận chủ đạo xuyên suốt và chi phối đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là phương pháp luận để lý giải các sự kiện được nghiên cứu và được ứng dụng trong phân tích đề tài nghiên cứu này như sau:

Thứ nhất: Việc hoạch định chính sách nói chung và chính sách trợ giúp xã

hội cho trẻ em nói riêng là một tồn tại khách quan. Đây là vấn đề phù hợp tất yếu với sự phát triển của lịch sử, xã hội và nền kinh tế. Thế giới đang bước vào quá trình toàn cầu hóa sâu sắc, việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em không còn là vấn đề của riêng một quốc gia mà có tính chất toàn cầu. Hơn nữa, việc tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em còn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nguồn nhân lực tương lai của quốc gia và thể hiện tính nhân văn cao cả.

Thứ hai: Quá trình nhận thức không chỉ dừng lại ở việc mô tả các hiện tượng

bên ngoài mà còn hướng tới nhận thức được bản chất bên trong của nó. Cụ thể, nghiên cứu về nghiên cứu về hệ thống chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em sẽ giúp những nhà hoạch định chính sách, những cán bộ thực hiện chính sách và nhân viên CTXH có cái nhìn tổng quát về vấn đề, vai trò quan trọng của hệ thống đó trong việc huy động nguồn lực trợ giúp cho trẻ em, giúp các em có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Thứ ba: Các nghiên cứu CTXH phải xuất phát từ thực tế lịch sử của mỗi xã hội cụ thể với nhu cầu thực tế của mỗi nhóm thân chủ. Xã hội là luôn biến đổi bởi vậy chính sách xã hội phải luôn luôn thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Việc nghiên cứu và thường xuyên cập nhật để tăng cường những mặt mạnh của chính sách và giảm thiểu những mặt tồn tại là công việc cần phải được tiến hành một cách liên tục, nghiêm túc và có sự đầu tư.

Như vậy, việc nhìn nhận hiệu quả của chính sách trợ giúp cho trẻ em cần tiến hành trên nhiều phương diện. Dựa trên quan điểm biện chứng khi nghiên cứu tác động của hệ thống chính sách xã hội trợ giúp cho trẻ em hiện nay cần phải đặt trong mối liên hệ, tác động nhiều chiều. Hiệu quả của các chính sách này là yếu tố trung tâm chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác như: kinh tế xã hội, cơ chế quản lý, đặc điểm gia đình, cộng đồng và các cách thức truyền đạt thông tin.

8.2. Phương pháp thu thập thông tin

8.2.1. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi

Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 140 hộ gia đình. Trong đó, có 65 hộ có trẻ em nằm trong diện được trợ giúpvà 75 hộ không có trẻ em nằm trong diện nhận trợ giúp. Thông tin từ bảng hỏi thu được từ phỏng vấn trực tiếp và kết quả trên phiếu đã được làm sạch.

Hiện tại xã Ngọc Hồi có 78 hộ nghèo trong đó có 56 hộ nghèo và 20 hộ có trẻ khuyết tật được nhận trợ giúp. Cơ cấu mẫu được lựa chọn khảo sát trong nghiên cứu như sau:

Số mẫu sử dụng trong nghiên cứu

Số mẫu hiện có trên địa bàn Số hộ nghèo có trẻ em được nhận trợ giúp 48 56/78

Số hộ khuyết tật có trẻ em được nhận trợ giúp 17 20/27

Tổng cộng 65

Sô hộ có trẻ em nằm trong diện cận nghèo 41 145

Hộ có điều kiện kinh tế khác 34

Tổng cộng 75

Về mặt thống kê, cơ cấu mẫu như trên không đủ lớn để có thể rút ra những kết luận trên bình diện vĩ mô. Tuy nhiên, xét riêng tại địa bàn nghiên cứu, cơ cấu mẫu như vậy có thể được xem là đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy cho những kết luận rút ra thuộc phạm vi địa bàn.

Tiêu chí lựa chọn các hộ có trẻ em nằm trong diện trợ giúp đảm bảo một

trong 2 tiêu chí sau:

- Gia đình nghèo

- Trẻ khuyết tật

Tiêu chí này phù hợp với yêu cầu cần có của các nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được nhận trợ giúp từ các chính sách trợ giúp hiện này.

Tiêu chí chọn những hộ không có trẻ nằm trong diện nhận trợ giúp như sau:

- Hộ gia đình cận nghèo (đây là nhóm có thể được hưởng trợ giúp)

Đề tài lựa chọn thêm các hộ gia đình cận nghèo và có điều kiện kinh tế từ trung bình trở lên nhằm tìm hiểu các quan điểm, nhìn nhận theo các chiều cạnh khác nhau của người dân có hoàn cảnh kinh tế khác nhau. Điều này giúp cho việc đánh giá, phân tích quá trình thực hiện chính sách trợ giúp, đồng thời xem xét khả năng xảy ra hiện tượng người dân ở các hoàn cảnh khác nhau có trẻ em phù hợp với tiêu chí được trợ giúp nhưng không tiếp cận được các chính sách trợ giúp không.

Đối tượng khảo sát là các chủ hộ hoặc người bảo trợ của trẻ em, những người có quyền quyết định các khoản chi tiêu trong gia đình nói chung và cho trẻ em nói riêng .

Kết quả thu được được xử lí bằng phần mềm SPSS 16 for Windows. Cơ cấu mẫu như sau:

Về giới tính Giới tính Tần suất (Ngƣời) Tần số (%) Nam 66 47,5 Nữ 74 52,5 Tổng 140 100  Về trình độ học vấn Trình độ học vấn Tần suất (Ngƣời) Tần số (%) Không đi học 6 4,4 Tiểu học 14 10,2 Trung học cơ sở 66 46,7 Trung học phổ thông 43 30,7 Trung cấp 7 5,1 Cao đẳng, đại học 4 2,9 Tổng 140 100

Cơ cấu tuổi

Tuổi Tần suất (Ngƣời) Tần số (%) 18- 25 1 0,7 26- 35 31 21,9

36- 45 59 42,3

46- 60 24 16,8

61- 100 25 18,2

Tổng 140 100

Đặc điểm hoàn cảnh gia đình

Hoàn cảnh gia đình Tần suất

(Ngƣời) Tần số (%) Khá giả 3 2,2 Trung bình 37 25,9 Nghèo 59 42,4 Cận nghèo 41 29,5 Tổng 140 100 8.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu theo cơ cấu đối tượng như sau:

(xem Phụ lục 2. Đề cương phỏng vấn sâu )

TT Đối tƣợng phỏng vấn Số lƣợng

1 Cán bộ thực hiện chính sách xã 03 2 Chủ hộ gia đình có trẻ em được nhận trợ giúp 10 3 Chủ hộ gia đình có trẻ em không được nhận trợ giúp 05

Tổng cộng 18

8.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu

Tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp vàtìm hiểu các tài liệu liên quan nhằm mang lạimột cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề nghiên cứu.

NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1. Khái niệm công cụ

1.1.1.1. Chính sách xã hội

Chính sách xã hội là sự cụ thể hoá, thể chế hoá các đường lối, chủ trương để giải quyết những vấn đề xã hội dựa trên những tư tưởng, quan điểm phù hợp với bản chất xã hội - chính trị phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng nhóm xã hội nói riêng nhằm tác động trực tiếp vào con người và điều chỉnh các quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, hướng tới mục đích cao nhất là thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân [39, tr. 290].

Như vậy chính sách xã hội là một bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính quyền nhà nước, là sự thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối của một nhà nước nhằm giải quyết vấn đề liên quan tới cuộc sống con người, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Dựa trên quan điểm của chủ thể lãnh đạo, phù hợp với bản chất của chế độ chính trị - xã hội, nó góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội cho phù hợp với mục tiêu của giai cấp, chính đảng cầm quyền. Thực chất, mỗi chế độ chính trị muốn tồn tại và phát triển phụ thuộc rất lớn vào việc điều hòa xã hội như thế nào

thông qua các chính sách ban hành, đâylà những công cụ để nhà nước điều hòa các mối quan hệ xã hội, ổn định và tăng cường sự phát triển xã hội đồng thời làm nên mạng lưới an sinh xã hội của một quốc gia.

1.1.1.2. An sinh xã hội

Trong thời gian qua cùng với sự phát triển về kinh tế- xã hội chung trên toàn thế giới đã có nhiều ý kiến khác nhau về thuật ngữ An sinh xã hội (ASXH) và những bộ phận cấu thành của nó.

Ngân hàng Thế giới cho rằng: “An sinh xã hội là những biện pháp công cộng

nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TRONG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI TẠI NGỌC HỒI – HUYỆN THANH TRÌ – TP. HÀ NỘI HIỆN NAY (Trang 28 -28 )

×