8. Phương pháp nghiên cứu
1.1.2 Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.1.2.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái
Đây là một trong những quan điểmlý thuyết quan trọng được sử dụng trong
CTXH, đặc biệt khi đi tìm hiểu đánh giá về hệ thống chính sách trợ giúp xã hội cũng như các hệ thống phụ trợ khác xung quanh trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Bởi nó cho nhân viên CTXH biết rằng các em đang thiếu nhưng gì và những hệ thống mà các em có thể tham gia và tiếp cận bởi trọng tâm của hệ thống là hướng đến những cái tổng thể và mang tính hòa nhập.
Đại diện cho những người theo thuyết hệ thống là Hasson, Macoslee, Siporin,…Trong đó 2 tác phẩm nổi tiếng về ứng dụng những quan điểm hệ thống trong thực hành CTXH là Goldstein, Pincus, Minahan [28].
Những hệ thống mà nhân viên CTXH làm việc là những hệ thống đa dạng: hệ thống gia đình, cộng đồng, hệ thống xã hội. Hay còn được phân thành các loại hệ thống như sau:
+ Hệ thống tự nhiên: gia đình, bạn bè, người đưa thư…
+ Hệ thống chính thức: nhóm cộng đồng, tổ chức công đoàn…
+ Hệ thống xã hội: bệnh viện, trường học, các thiết chế xã hội, hay hệ thống chính sách.v.v
Vấn đề xã hội xảy ra khi thân chủ không tiếp cận được với những hệ thống đó hoặc có vấn đề với việc tiếp cận các hệ thống trên. Do đó, lý thuyết hệ thông cung cấp cho nhân viênCTXH có cái nhìn toàn diện về vấn đề trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang gặp phải và có kế hoạch giúp đỡ chúng một cách hiệu quả. Thuyết này quan trọng trong việc xác định những yếu tố trong hệ thống sinh thái mà trẻ đang sống, nhân viên CTXH sẽ nhìn nhận xem trẻ liên hệ chặt chẽ với yếu tố nào, chưa chặt chẽ với yếu tố nào. Ứng dụng vào việc rà soát, đánh giá các chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em trong hệ thống an sinh xã hội hiện nay nhằm lý giải và đánh giá đúng mức độ hiệu quả cũng như những tồn tại. Điều đó giúp cho việc nhìn nhận xem trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng đã tiếp cận và sử dụng một cách hợp lý nhất những hỗ trợ ưu đãi của nhà nước hay chưa. Từ đó, song song với quá trình can thiệp với từng vấn đề cụ thể, nhân viên CTXH có thể kết
hợp, huy động đuợc các nguồn lực có sẵn, những hệ thống chính sách cần thiết còn ẩn hoặc thân chủ chưa có điều kiện tiếp nhận để giúp cho quá trình can thiệp được được hiệu quả. Muốn vậy, mỗi nhân viên CTXH cần xây dựng cho mình một cái nhìn tổng thể về hệ thống an sinh xã hội nói chung và hệ thống chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em nói riêng.
1.1.2.2. Lý thuyết về thang bậc nhu cầu
Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lý học người Mỹ, được thế giới biết đến như là nhà tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology) bởi hệ thống lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Ngay từ sau khi ra đời, lý thuyết này có tầm ảnh hưởng khá rộng rãi và được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khoa học [50].
Vào thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo nămcấp bậc:
- Nhu cầu cơ bản (basic needs): ăn uống, hít thở không khí…
- Nhu cầu về an toàn (safety needs): tình yêu thương, nhà ở, việc làm…
- Nhu cầu về xã hội (social needs): nhu cầu được hoà nhập
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs): được chấp nhận có vị trí trong một nhóm người, cộng đồng, xã hội…
- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs): nhu cầu được hoàn thiện, phát triển trí tuệ, được thể hiện khả năng và tiềm lực của mình…
Hệ thống nhu cầu của Maslow được thể hiện dưới hình kim tự tháp. Nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp ở phía dưới. Các nhu cầu trên luôn tồn tại và đan xen lẫn nhau. Thang bậc nhu cầu này của Maslow ứng dụng vào đề tàiđể xác định, đánh giá hiệu quả trợ giúp của các chính sách đối với trẻ emtại xã Ngọc Hồiđang dừng lại ở mức nhu cầu nào. Việc xác định được mức độ nhu cầu của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang được trợ giúp rất quan trọng. Điều này thể hiện hiệu quả thực tế của các chính sách trợ giúp cho trẻ em đang được triển khai trên bình diện quốc gia nói chung và tại địa bàn nghiên cứu nói riêng.