- Giả thuyết 1: Hiện nay, các chính sách trợ giúp xã hội nói chung và tại xã Ngọc hồi nói riêng đã bao phủ hầu hết các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn cần trợ giúp.
- Giả thuyết 2: Người dân có những đánh giá tích cực về hiệu quả của các
chính sách trợ giúpxã hội cho trẻ em đang được triển khai.
- Giả thuyết 3: Người dân đã có những hiểu biết nhất định về CTXH và vai
trò của CTXH trong hệ thống trợ giúp xã hội nói chung và cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp luận chủ đạo xuyên suốt và chi phối đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là phương pháp luận để lý giải các sự kiện được nghiên cứu và được ứng dụng trong phân tích đề tài nghiên cứu này như sau:
Thứ nhất: Việc hoạch định chính sách nói chung và chính sách trợ giúp xã
hội cho trẻ em nói riêng là một tồn tại khách quan. Đây là vấn đề phù hợp tất yếu với sự phát triển của lịch sử, xã hội và nền kinh tế. Thế giới đang bước vào quá trình toàn cầu hóa sâu sắc, việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em không còn là vấn đề của riêng một quốc gia mà có tính chất toàn cầu. Hơn nữa, việc tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em còn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nguồn nhân lực tương lai của quốc gia và thể hiện tính nhân văn cao cả.
Thứ hai: Quá trình nhận thức không chỉ dừng lại ở việc mô tả các hiện tượng
bên ngoài mà còn hướng tới nhận thức được bản chất bên trong của nó. Cụ thể, nghiên cứu về nghiên cứu về hệ thống chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em sẽ giúp những nhà hoạch định chính sách, những cán bộ thực hiện chính sách và nhân viên CTXH có cái nhìn tổng quát về vấn đề, vai trò quan trọng của hệ thống đó trong việc huy động nguồn lực trợ giúp cho trẻ em, giúp các em có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Thứ ba: Các nghiên cứu CTXH phải xuất phát từ thực tế lịch sử của mỗi xã hội cụ thể với nhu cầu thực tế của mỗi nhóm thân chủ. Xã hội là luôn biến đổi bởi vậy chính sách xã hội phải luôn luôn thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Việc nghiên cứu và thường xuyên cập nhật để tăng cường những mặt mạnh của chính sách và giảm thiểu những mặt tồn tại là công việc cần phải được tiến hành một cách liên tục, nghiêm túc và có sự đầu tư.
Như vậy, việc nhìn nhận hiệu quả của chính sách trợ giúp cho trẻ em cần tiến hành trên nhiều phương diện. Dựa trên quan điểm biện chứng khi nghiên cứu tác động của hệ thống chính sách xã hội trợ giúp cho trẻ em hiện nay cần phải đặt trong mối liên hệ, tác động nhiều chiều. Hiệu quả của các chính sách này là yếu tố trung tâm chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác như: kinh tế xã hội, cơ chế quản lý, đặc điểm gia đình, cộng đồng và các cách thức truyền đạt thông tin.
8.2. Phương pháp thu thập thông tin
8.2.1. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 140 hộ gia đình. Trong đó, có 65 hộ có trẻ em nằm trong diện được trợ giúpvà 75 hộ không có trẻ em nằm trong diện nhận trợ giúp. Thông tin từ bảng hỏi thu được từ phỏng vấn trực tiếp và kết quả trên phiếu đã được làm sạch.
Hiện tại xã Ngọc Hồi có 78 hộ nghèo trong đó có 56 hộ nghèo và 20 hộ có trẻ khuyết tật được nhận trợ giúp. Cơ cấu mẫu được lựa chọn khảo sát trong nghiên cứu như sau:
Số mẫu sử dụng trong nghiên cứu
Số mẫu hiện có trên địa bàn Số hộ nghèo có trẻ em được nhận trợ giúp 48 56/78
Số hộ khuyết tật có trẻ em được nhận trợ giúp 17 20/27
Tổng cộng 65
Sô hộ có trẻ em nằm trong diện cận nghèo 41 145
Hộ có điều kiện kinh tế khác 34
Tổng cộng 75
Về mặt thống kê, cơ cấu mẫu như trên không đủ lớn để có thể rút ra những kết luận trên bình diện vĩ mô. Tuy nhiên, xét riêng tại địa bàn nghiên cứu, cơ cấu mẫu như vậy có thể được xem là đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy cho những kết luận rút ra thuộc phạm vi địa bàn.
Tiêu chí lựa chọn các hộ có trẻ em nằm trong diện trợ giúp đảm bảo một
trong 2 tiêu chí sau:
- Gia đình nghèo
- Trẻ khuyết tật
Tiêu chí này phù hợp với yêu cầu cần có của các nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được nhận trợ giúp từ các chính sách trợ giúp hiện này.
Tiêu chí chọn những hộ không có trẻ nằm trong diện nhận trợ giúp như sau:
- Hộ gia đình cận nghèo (đây là nhóm có thể được hưởng trợ giúp)
Đề tài lựa chọn thêm các hộ gia đình cận nghèo và có điều kiện kinh tế từ trung bình trở lên nhằm tìm hiểu các quan điểm, nhìn nhận theo các chiều cạnh khác nhau của người dân có hoàn cảnh kinh tế khác nhau. Điều này giúp cho việc đánh giá, phân tích quá trình thực hiện chính sách trợ giúp, đồng thời xem xét khả năng xảy ra hiện tượng người dân ở các hoàn cảnh khác nhau có trẻ em phù hợp với tiêu chí được trợ giúp nhưng không tiếp cận được các chính sách trợ giúp không.
Đối tượng khảo sát là các chủ hộ hoặc người bảo trợ của trẻ em, những người có quyền quyết định các khoản chi tiêu trong gia đình nói chung và cho trẻ em nói riêng .
Kết quả thu được được xử lí bằng phần mềm SPSS 16 for Windows. Cơ cấu mẫu như sau:
Về giới tính Giới tính Tần suất (Ngƣời) Tần số (%) Nam 66 47,5 Nữ 74 52,5 Tổng 140 100 Về trình độ học vấn Trình độ học vấn Tần suất (Ngƣời) Tần số (%) Không đi học 6 4,4 Tiểu học 14 10,2 Trung học cơ sở 66 46,7 Trung học phổ thông 43 30,7 Trung cấp 7 5,1 Cao đẳng, đại học 4 2,9 Tổng 140 100
Cơ cấu tuổi
Tuổi Tần suất (Ngƣời) Tần số (%) 18- 25 1 0,7 26- 35 31 21,9
36- 45 59 42,3
46- 60 24 16,8
61- 100 25 18,2
Tổng 140 100
Đặc điểm hoàn cảnh gia đình
Hoàn cảnh gia đình Tần suất
(Ngƣời) Tần số (%) Khá giả 3 2,2 Trung bình 37 25,9 Nghèo 59 42,4 Cận nghèo 41 29,5 Tổng 140 100 8.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu theo cơ cấu đối tượng như sau:
(xem Phụ lục 2. Đề cương phỏng vấn sâu )
TT Đối tƣợng phỏng vấn Số lƣợng
1 Cán bộ thực hiện chính sách xã 03 2 Chủ hộ gia đình có trẻ em được nhận trợ giúp 10 3 Chủ hộ gia đình có trẻ em không được nhận trợ giúp 05
Tổng cộng 18
8.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu
Tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp vàtìm hiểu các tài liệu liên quan nhằm mang lạimột cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề nghiên cứu.
NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Khái niệm công cụ
1.1.1.1. Chính sách xã hội
Chính sách xã hội là sự cụ thể hoá, thể chế hoá các đường lối, chủ trương để giải quyết những vấn đề xã hội dựa trên những tư tưởng, quan điểm phù hợp với bản chất xã hội - chính trị phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng nhóm xã hội nói riêng nhằm tác động trực tiếp vào con người và điều chỉnh các quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, hướng tới mục đích cao nhất là thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân [39, tr. 290].
Như vậy chính sách xã hội là một bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính quyền nhà nước, là sự thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối của một nhà nước nhằm giải quyết vấn đề liên quan tới cuộc sống con người, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Dựa trên quan điểm của chủ thể lãnh đạo, phù hợp với bản chất của chế độ chính trị - xã hội, nó góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội cho phù hợp với mục tiêu của giai cấp, chính đảng cầm quyền. Thực chất, mỗi chế độ chính trị muốn tồn tại và phát triển phụ thuộc rất lớn vào việc điều hòa xã hội như thế nào
thông qua các chính sách ban hành, đâylà những công cụ để nhà nước điều hòa các mối quan hệ xã hội, ổn định và tăng cường sự phát triển xã hội đồng thời làm nên mạng lưới an sinh xã hội của một quốc gia.
1.1.1.2. An sinh xã hội
Trong thời gian qua cùng với sự phát triển về kinh tế- xã hội chung trên toàn thế giới đã có nhiều ý kiến khác nhau về thuật ngữ An sinh xã hội (ASXH) và những bộ phận cấu thành của nó.
Ngân hàng Thế giới cho rằng: “An sinh xã hội là những biện pháp công cộng
nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh
về thu nhập”.Trên cơ sở đó để cho hộ gia đình và cộng đồng dễ bị tổnthương có thể hạn chế và làm giảm các tác động tiêu cực bằng nhiều biện pháp công cộng khác nhau. Cụ thể là các chính sách cần thiết của nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công và những biện pháp khác có tính chất tương tự. Trong đó bảo hiểm xã hội có vai trò quan trọng nhất.
Ngân hàng Phát triển châu Á quan niệm: “An sinh xã hội là một hệ thống
chính sách công nhằm giảm nhẹ tác động bất lợi của những biến động đối với các hộ gia đình và cá nhân”. Định nghĩa này nhấn mạnh vào tính dễ bị tổn thương của
con người nếu không có an sinh xã hội. Định nghĩa này có nội hàm đồng thuận với định nghĩa của Ngân hàng Thế giới đã nêu trên.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “An sinh xã hội là sự cung cấp phúc
lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế của nhà nước hoặc tập thể nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp”. Định nghĩa
này nhấn mạnh khía cạnh bảo hiểm xã hội và mở rộng tạo việc làm cho những đối tượng ở khu vực kinh tế không chính thức [33, tr. 5].
Còn tại Việt Nam: trênthực tế ta có thể thấy rằng, với điều kiện kinh tế và sự phát triển hiện nay, ASXH Việt Nam gắn liền với hệ thống bảo hiểm xã hội do một cơ quan chủ quản của nhà nước đảm nhiệm là Bảo Hiểm Xã hội Việt Nam. Chịu trách nhiệm thu các khoản đóng bảo hiểm tự nguyện cũng như bắt buộc để thực hiện chuyển khoản thu nhập và chương trình bảo hiểm y tế và cung cấp một loạt các hình thức trợ giúp cho các đối tượng đóng bảo hiểm và thực hiện bảo hiểm y tế. Một đặc điểm khác của Bảo Hiểm Xã hội Việt Nam là bảo hiểm dưới hình thức chuyển khoản dựa trên qúa trình đóng bảo hiểm [46, tr. 10].
Như vậy, ASXH thể hiện quyền cơ bản của con người, công cụ để xây dựng một xã hội hài hòa, tạo điều kiện phát triển xã hội hòa bình và không có sự loại trừ. An sinh xã hội có tác dụng thúc đẩy sự đồng thuận, bình đẳng và công bằng xã hội thông qua xóa đói giảm nghèo và kiểm soát bất bình đẳng.
1.1.1.3. Khái niệm trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Khái niệm trẻ em
Theo Điều 1 Công ước Quốc tế Quyền trẻ em: “Trẻ em có nghĩa là người
dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn”
Pháp luật Việt Nam đều có các quy định liên quan đến việc xác định đối tượng trẻ em, xuất phát từ đặc thù của từng ngành luật và căn cứ vào quyền lợi và nghĩa vụ tốt nhất của trẻ em. Theo Luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em Việt
Nam năm 2004 quy định:” trẻ em là những người dưới 16 tuổi, người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi”.
Đề tài sử dụng khái niệm trẻ em theo quy định của Luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ em làm căn cứ xây dựng tiêu chí xác định khách thể nghiên cứu và các nhóm trẻ đang được hưởng trợ giúp xã hội theo quy định của Pháp luật.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng (Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáodục Trẻ em).
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm: trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải lao động nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật (Điều 40 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). Hiện nay, khái niệm về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã được mở rộng hơn, ngoài các nhóm trẻ được quy định trong luật thì còn 4 nhóm nữa phù hợp với định nghĩa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và cũng được đưa vào nhóm chính sách trợ giúp cho các nhóm trẻ em này là: Trẻ em sống trong các gia đình nghèo, Trẻ em bị buôn bán bắt cóc, trẻ em bị ngược đãi bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích.
1.1.1.4. Trợ giúp xã hội
Trợ giúp xã hội là sự đảm bảo của Nhà nước, sự hỗ trợ của nhân dân về thu nhập và các điều kiện sinh sống thiết yếu bằng các hình thức và biện pháp khách nhau đối với các thành viên trong xã hội khi họ rơi và hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, yếu thế hoặc hụt hẫng trong cuộc sống mà ban thân họ
không đủ khả năng tự lo được cho cuộc sống của bản thân và gia đình ở mức tối thiểu [26, tr. 242].
Như vậy, hệ thống trợ giúp xã hội đối với trẻ em có thể được hiểu Bao gồm các chính sách, chương trình, hoạt động hỗ trợ trẻ em (có thể hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em hoặc thông qua hộ gia đình, cộng đồng) theo các hình thức khác nhau không phân biệt là có điều kiện hay không có điều kiện, có thể là hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật hoặc cả tiền và hiện vật với mục tiêu hỗ trợ trẻ em khắc phục tình trạng khó khăn, thực hiện được quyền trẻ em, đáp ứng nhu cầu của trẻ em trong phát triển, hỗ trợ sự tham gia bình đẳng giữa các nhóm trẻ em trong xã hội, hoà nhập cộng đồng và phát triển [33].
1.1.1.5. Công tác xã hội
Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW - 1970): "Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”.
Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc tế thông qua tháng 7/ 2000
tại Montréal, Canada (IFSW): “Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng