Mong muốn của người dân về cải thiện hiệu quả của các chính sách

Một phần của tài liệu Hoạt động thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong hệ thống an sinh xã hội tại Ngọc Hồi – Huyện Thanh Trì – Tp. Hà Nội hiện nay (Trang 87)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3.Mong muốn của người dân về cải thiện hiệu quả của các chính sách

trợ giúp xã hội

Nhìn tổng thể, người dân nói chung trong đó có những hộ có trẻ em trong điện thụ hưởng nói riêng đều nhận thấy sự cần thiết của việc tiếp tục hoàn thiện các chính sách xã trợ giúp xã hội cho trẻ em đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Bởi hơn ai hết, họ hiểu rằng đó là những nguồn lực có khả năng đóng góp trong việc chăm sóc, giáo dục và phát triển với nhóm đối tượng đặc thù này.

Số liệu điều tra cho thấy cho thấy trong 140 người được hỏi, tỉ lệ người dân cho rằng việc xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em nghèo và trẻ em khuyết tật là cần thiết chiếm 120/140 (88,2%); 16/140 (11,8 %) lựa chọn phương án không biết và không có ai lựa chọn là không cần thiết. Từ đó có thể thấy, bên cạnh việc chính sách trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vẫn còn nhiều khía cạnh cần phải được hoàn thiện, người dân cũng đã thấy được sự cần thiết của các chính sách trợ giúp cho trẻ. Phần lớn người được hỏi đã dành sự quan tâm nhất định của mình tới vấn đề chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em đặc biệt là trợ giúp xã hội cho nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.

Biểu đồ 2.8. Lý do của sự cần thiết xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ (Tỉ lệ %) 60.5 95 40.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Đảm bảo sự phát triển Giúp đỡ trẻ em nghèo và trẻ khuyết tật có cơ

hội phát triển

Khác

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Biểu đồ trên cho thấy đa số mọi người thấy sự cần thiết của các chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em nghèo và trẻ em khuyết tật là giúp đỡ trẻ em nghèo và trẻ khuyết tật có cơ hội phát triển 113/119 (95%); đảm bảo sự phát triển của trẻ chiếm

72/120 (60,5%); ý kiến khác chiếm 48/120 (40,3%). Con số 40,3% y kiến khác ở đây chủ yếu là “giúp gia đình bớt khó khăn”. Một số ý kiến khác “Mong muốn được

xét hỗ trợ”; “Nhà cũng có trẻ đi học” tuy là một phần nhỏ nhưng từ đó cũng nói nên

Hộp 2.6. Mong muốn của một hộ cận nghèo

Nhà chị T, thuộc hộ cận nghèo, trước đây gia đình bán đất đi xây được căn nhà mái bằng 3 tầng rộng rãi, khang trang. Chồng cô Tuyết bị tụmáu não, phải mổ não từnăm 2003, mổ 2 lần bây giờ chú bị liệt, nằm giường. Gia đình có 6 người: 2 vợ chồng, 3 đứa con và 1 đứa cháu. Cô con gái lớn đi làm công nhân, con thứ 2 học trung cấp , đứa thứ 3 học lớp 9. Tính tổng thu nhập khoảng gần 5.000.000

đồng/tháng. Thường thì hàng tháng phải đi vay thêm tiền vì còn tiền ăn uống, thuốc thang cho chồng. Gia đình có 1 con đang học lớp 9 được hỗ trợ học phí, giảm mấy chục 1 tháng đồng thời được hưởng hỗ trợ chi phí học tập là 70.000/tháng. Tuy nhiên, mức hỗ trợ như vậy so với hoàn cảnh gia đình chị T rất khó khăn. Hiện tại, chồng cô được trợ cấp 700.000 đồng/tháng (vì được xét trợ cấp cho người khuyết tật đặc biệt nặng mất khả năng lao động. gia đình Mong muốn: “Mong nhà nước cho các em thêm mỗi tháng một tí cho đỡ vất vả.”

Trong những năm vừa qua, chính sách ASXH của Đảng và Nhà nước đã hộ trợ cho người nghèo, người tàn tật và trẻ em rất đáng kể, góp phần vào việc ổn định chính trị và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Đối với các trẻ em có hòa cảnh đặc biệt đều được địa phương quan tâm đề nghị cho các cháu được hưởng trợ giúp xã hội, tặng quà nhân dịp ngày lễ tết. Các hình thức tặng bằng tiền, quần áo để động viên tinh thần, vật chất cho trẻ vươn lên. Các em thuộc nhóm hộ nghèo được giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập ở các cấp học tuy mức trợ giúp còn thấp so với nhau. Từ thực tế đó, nhà nước cần nghiên cứu tăng mức trợ giúp cho các trẻ em trong diện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Việc cái tiến, hoàn thiện các chính sách cũng rất cần sự tham gia góp và xuất phát từ nhu cầu thực của người dân đặc biệt là từ nhu cầu các nhóm được hỗ trợ. Nhằm đáp ứng các nhu cầu của đối tượng được nhận trợ giúp thì việc cải thiện và hoàn thiện các chính sách trợ giúp cho gia đình, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là điềucần thiết.

Biểu đồ 2.9. Giải pháp tiếp tục cải thiện hiệu quả của chính sách trợ giúp (Tỷ lệ: %) 16.8 21.5 27.1 67.3 68.2 68.2 0 10 20 30 40 50 60 70 Khác Bổ sung thêm những cán bộ làm công tác phổ biến chính sách dưới cơ sở Đảm bảo tính minh bạch,

thông tin rộng rãi Tuyên truyền qua các

phương tiện thông tin Mở rộng đối tượng hỗ trợ Mở rộng mức trợ cấp

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Từ kết quả trả lời thu được từ 107/120 người trả lời việc hoàn thiện chính sách cho trẻ em là cần thiết. Kết quả thu được cho thấy mở rộng mức trợ giúp và mở rộng đối tượng hỗ trợ và mở rộng mức trợ giúp là giải pháp được ưu tiên nhất đều chiếm 73/107 (62,8%); 72/107 (67,3%) lựa chọn là tuyên truyền qua các phương tiện thông tin; 23/107 (21,5%) chọn bổ sung thêm những cán bộ làm công tác phổ biến chính sách dưới cơ sở. Qua đó, có thể thấy khi được nhận hỗ trợ như vậy người dân sử dụng khoản hỗ trợ đó cho chi phí giáo dục cho trẻ và cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ là chủ yếu. Và hiệu quả của khoản trợ giúp xã hội đối với gia đình của trẻ còn chưa được hiệu quả vì lí do mức hỗ trợ chưa cao. Và một trong những giải pháp họ đưa ra để nhằm cải thiện hiệu quả các chính sách trợ giúpxã hội cho trẻ em là mở rộng mức trợ giúp và mở rộng đối tượng hỗ trợ. Có thể thấy bên cạnh các đối tượng đặc thù được hưởng trợ giúp xã hội hàng tháng cao là trẻ khuyết tật nặng và đặc biệt nặng thì trẻ em trong các giađình nghèo là đối tượng chiếm tỉ lệ cao nhất. Nhưng chưa có cơ chế nào quy định mức hỗ trợ cao hơn cho nhóm trẻ

này. Nguyên nhân dẫn đến nghèo ở xã Ngọc Hồi có nhiều, nhưng chúng tôi nhận thấy một số nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất, Một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo phổ biến nhất trong những hộ gia đình mà chúng tôi khảo sát ở Ngọc Hồi là bệnh hiểm nghèo. Trong các gia đình này hầu như đều có người bị bệnh, không có khả năng lao động, mà đa phần là nam giới. Nữ giới là người tạo ra thu nhập chính cho gia đình. Và công việc phổ biến của họ là làm vệ sinh và đi buôn bán.

Thứ hai, quá trình chuyển đổi sử dụng đất đã gây nên tình trạng tái nghèo.Theo báo cáo của UBND xã, khi quỹ đất nông nghiệp còn nhiều, đời sống của người dân nói chung tương đối ổn định. Khoảng 10 năm trở lại đây, khi đất nông nghiệp được chuyển đổi sang thành các khu công nghiệp đã dẫn đến hiện tượng người dân giàu lên nhanh chóng trong một thời gian do được đền bù tiền sở hữu đất đai. Người dân được đền bù một số tiền lớn nhưng không được hướng dẫn cách để sử dụng quay vòng sản xuất nên dẫn tới hiện tượng tái nghèo. Cách thức sử dụng chủ yếu đó là xây nhà, mua xe máy, mua vật dụng gia đình, một thời gian sau khi số tiền đền bù đã hết dẫn đến nhiều hộ rơi vào nguy cơ tái nghèo. Xuất hiện hiện tượng thiếu đói trong chính những ngôi nhà kiên cố. Điều này dẫn dến hiện trạng không được xếp vào hộ nghèo hay cận nghèo khi có rà soát vì các tiêu chí chấm điểm.

Hộp 2.7. Một số hiện tượng phổ biến…

Theo quan sát của chúng tôi, đa phần các hộ nghèo ở làng Ngọc Hồi đều sống trong những ngôi nhà cấp 4, lợp tấm lợp xi măng. Ngoài ra, một trong những điều ngỡ ngàng nhất là trong những ngôi nhà 2 tầng, 3 tầng khang trang, đẹp đẽ cũng có những con người đang hàng ngày thiếu ăn, sống trong cảnh nghèo khó, bươn trải để kiếm tiền giống như những ngôi nhà tranh, vách lán. Được cán bộ thôn dẫn đến tận cửa mà chúng tôi vẫn còn e ngại, do dự không giám bước vào, sợ vào lầm nhà. Quả thật nếu không chứng kiến tận mắt, chắc chúng tôi sẽ chẳng bao giờ tin lại có nhiều hoàn cảnh đến như thế. Ngôi nhà to lớn nhưng đồ đạc bên trong lại chẳng có gì giá trị nhiều, thu nhập hàng tháng rất thấp. Đây là điển hình cho những hộ có nguy cơ tái nghèo và rơi xuống dưới chuẩn nghèo rất cao.

Bên cạnh đó, các chính sách trợ giúpcho trẻ em đặc biệt là các em khuyết tật còn chưa tính được đến việc một số em khuyết tật nặng cần có người chăm sóc. Theo tinh thần của hệ thống trợ giúp xã hội, khi tiến hành trợ giúp cho trẻ khuyết tật nhằm giúp các em và gia đình giảm bớt những khó khăn về chi tiêu, có nhiều cơ hội hơn các cơ hội lựa chọn và tham gia các hoạt động kinh tế để gia tăng thu nhập cho gia đình. Đối với những trẻ bị khuyết tật nặng không thể tự chăm sóc bản thân thì luôn cần có người bên cạnh chăm nom. Đây là một khuyết thiếu trong việc xác định các đối tượng hỗ trợ một cách toàn diện. Người chăm sóc cho trẻ em khuyết tật nặng cũng cần được hỗ trợ, khi tốn thêm một người chăm sóc trẻ có nghĩa là gia đình bớt đi một lao động. Vì thế, nếu không chú ý đến đối tượng này thì vô hình chung các chính sách trợ giúp chưa thực sự đi vào chiều sâu trong việc giúp hộ gia đình có trẻ em cần trợ giúp giải quyết các vấn đề khó khăn một cách bền vững.

Như vậy, người dân đã mạnh dạn đưa ra những nhận định và mong muốn về sự cần thiết cũng như các giải pháp hoàn thiện các chính sách trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Người dân đánh giá cao sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời cũng có nguyện vọng, đề xuất tiếp tục mở rộng phạm vi, đối tượng và mức hỗ trợ lên cao hơn nữa. Trong thực tế, những hộ có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là những hộ có điều kiện kinh tế rất khó khăn. Khi chưa giảm bớt được tình trạng khó khăn này thì rất khó vươn lên thoát nghèo bền vững. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cũng như các mặt khác cho trẻ em. Do đó, các chính sách trợ giúp cần có cái nhìn tổng thể, căn cứ vào nhu cầu thực tế của các nhóm trẻ và gia đình tương ứng để có các giải pháp bổ sung, hoàn chỉnh phù hợp.

2.3. Nhận định của ngƣời dân về công tác xã hội

2.3.1. Hiểu biết chung của người dân về công tác xã hội

CTXH là lĩnh vực mới mẻ và đã được công nhận là một nghề tại Việt Nam. Mục tiêu của CTXH là trợ giúp các đối tượng yếu thế trong xã hội để phục hồi chức năng xã hội, cải thiện cuộc sống và vươn lên hòa nhập với cộng đồng một cách bền vững. Có thể nói, CTXH là công cụ hữu hiệu để thực cụ thể hóa các hoạt động của hệ thống an sinh xã hội hiện nay. Trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

khó khăn nói riêng cũng là một trong những nhóm đối tượng đặc thù mà CTXH hướng đến. Hiện nay, theo Đề án phát triển nghề CTXH của Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2010 đã quy định về biên chế cán bộ CTXH cấp xã phường. Tuy nhiên, người dân đã thực sự nắm biết đến các thông tin về CTXH chưa cũng là một yếu tố cần bàn. Trong nghiên cứu này chúng tôi có tìm hiểu về nhận thức của người dân tại xã Ngọc Hồi- Huyện Thanh Trì- Hà Nội về CTXH để phần nào thấy được mức độ phổ biến các thông tin về CTXH đối với người dân. Trước hết biểu đồ dưới đây phần nào cho ta thấy được tỷ lệ người dân biết đến CTXH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.10. Tỷ lệ người dân biết đến công tác xã hội

(Tỷ lệ: %)

57.7%

42.3%

Có Không

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Qua biểu đồ cho thấy, 79/140 người được hỏi trả lời chưa biết đến CTXH tương ứng 57,7 %; 58/140 (42,3 %) người biết đến và đã từng nghe nói về CTXH.

Như vậy, có thể nói bước đầu người dân cũng đã biết đến khái niệm CTXH. Tuy

nhiên con số trên chưa thể kết luận người dân đã thực sự hiểu khái niệm về CTXH

hiện nay. Để luận giải vấn đề này chúng tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của người dân về CTXH. Điều đó được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.11. Ý kiến của người dân về công tác xã hội (Tỉ lệ %) 1.8% 29.1% 34.5% 45.5% 74.5% 40% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Khác Hoạt động bảo trợ, lao động

thương binh - xã hội Hoạt động thực hiện tuyên truyền,

phổ biến chính sách Hoạt động văn hóa đoàn thể Hoạt động trợ giúp người nghèo,

trẻ em, phụ nữ Là một nghề

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Từ biểu đồ trên tathấy, phần lớn người dân lựa chọn CTXH là hoạt động trợ giúp người nghèo, trẻ em, phụ nữ chiếm tỷ lệ 41/55 (74,5%); 25/55(45,5%) cho

rằng CTXH là hoạt động văn hóa đoàn thể; 21/55 (40%) cho rằng CTXH là một nghề; 19/55 (34,5%) chọn CTXH là hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách;

16/55 (29,1%) lựa chọn CTXH là hoạt động bảo trợ, LĐ - TB & XH; 1,8% chọn khác. Tỷ lệ người dân chọn CTXH là hoạt động trợ giúp người nghèo, trẻ em, phụ nữ; là hoạt động văn hóa đoàn thể và là hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách chiếm tỷ lệ cao đơn giản vì ý hiểu đơn thuần của họ về nhân viên CTXH chính là những người đến giúp những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, những người tuyên truyền, phổ biến các chính sách trợ giúp đến với người dân.

“Tôi thì hiểu CTXH là những người làm việc với những người như chúng tôi đây”

Như vậy, trong số những người được hỏi trả lời có biết thông tin về CTXH

thì quan điểm phố biến là: CTXH chủ yếu làm việc với những đối tượng như: người nghèo phụ nữ và trẻ em…, là những công việc như các cán bộ đoàn thể vẫn đang thực hiện ở địa phương. Thông qua các phỏng vấn, chia sẻ về các kiến thức CTXH, người dân cũng phần nào tiếp nhận thêm các thông tin mới về lĩnh vực rất mới mẻ mà gần gũi với cuộc sống của họ.

2.3.2. Nhận định về các vai trò nhân viên công tác xã hội có thể đảm nhiệm

Khi được hỏi về nhân viên CTXH có thể đảm nhiệm những công việc gì thì đa số người dân lực chọn nhân viên CTXH có thể chăm sóc, bảo vệ trẻ em; chăm sóc người khuyết tật và tham gia công tác đoàn thể văn hóa tại địa phương.

Biểu đồ 2.12. Công việc nhân viên công tác xã hội có thể đảm nhiệm

(Tỷ lệ: %) 5.3% 15.8% 22.8% 24.6% 35.1% 38.6% 57.9% 78.9% 78.9% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Khác Tham gia làm cán bộ quản lý các cấp Can thiệp với gia đình

có xung đột Xây dựng và hoạch định

chính sách Hoạt động trong lĩnh vực

lao động Tuyên truyền, phổ biến

chính sách Công tác đoàn thể văn hóa

tại địa phương Chăm sóc người khuyết tật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chăm sóc, bảo vệ trẻ em

Từ biểu đồ trên cho thấy phần lớn người dân cho rằng nhân viên CTXH có thể chăm sóc, bảo vệ trẻ em và chăm sóc người khuyết tật cả hai đều chiếm 45/57 (78,9%); 33/57 (57,9%) ý kiến cho rằng nhân viên CTXH có thể tham gia công tác đoàn thể văn hóa tại địa phương; 22/57 (38,6%) ý kiến chọn nhân viên CTXH đảm nhiệm công việc tuyên truyền, phổ biến chính sách; 20/57 (35,1%) phương án lựa

Một phần của tài liệu Hoạt động thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong hệ thống an sinh xã hội tại Ngọc Hồi – Huyện Thanh Trì – Tp. Hà Nội hiện nay (Trang 87)