8. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Khái quát chung về quy trình triển khai trợ giúp xã hội cho trẻ em
Kinh phí thực hiện việc trợ giúp xã hội đối với trẻ em được cân đối từ ngân sách địa phương và nguồn vốn hỗ trợ từ nhà nước rút ra từ số vốn đầu tư hàng năm. Trên thực tế, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ nhiều hơn đối với những địa phương khó khăn và hạn chế hơn với những địa phương có kinh tế phát triển và cân đối được nguồn vốn đầu tư cho kinh tế xã hội. Tại Ngọc Hồi, các chế độ trợ giúp hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, hàng năm, địa phương cũng chi một phần ngân sách hỗ trợ thêm cho các đối tượng cần sự trợ giúp trong đó có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Đây là các trợ giúp một lần vào các dịp lễ tết. Chính quyền xã cũng huy động sự tham gia của các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh trên địa bàn vào hoạt động này.
Việc xác định đối tượng trẻ em được tiếp nhận hỗ trợ là do Sở LĐ – TB & XH
cùng các Phòng LĐ – TB & XH trực thuộc thực hiện. UBND xã thông báo tới toàn thể người dân để biết về chính sách, điều kiện và mức thụ hưởng.
Hình 2.1. Lưu đồ quy trình thực hiện việc xét duyệt danh sách trẻ em nhận trợ giúp
Quá trình xác định danh sách những trẻ em đủ điều kiện để nhận hỗ trợ phải thông qua nhiều bước. Cấu trúc của hệ thống bảo vệ trẻ em được phân ra như sau: Tại cấp thành phố, Phòng bảo vệ chăm sóc trẻ em (trực thuộc sở LĐ – TB&XH)
được biên chế trung bình khoảng 4 cán bộ. Ở cấp huyện có 1 cán bộ phụ trách mảng trẻ em đặt trong Phòng LĐ – TB & XH. Ở cấp xã, cán bộ phụ trách lĩnh vực chăm sóc trẻ em hiện nay là cán bộ chuyên trách về LĐ –TB & XH. Như vậy, một cán bộ
Dựa vào chính sách hiện hành UBND thành phố quyết định mức hỗ trợ
(không thấp hơn mức tối thiểu) và quy trình thực hiện cho địa phƣơng
UBND xã/ phƣờng, Cơ sở BTXH… thông báo rộng rãi tới toàn thể ngƣời dân để biết về chính
sách, điều kiện và mức thụ hƣởng Đối tƣợng/hộ gia đình, ngƣời thân, ngƣời giám
hộ chuẩn bị hồ sơ UBND Xã/ Phƣờng (Các bộ phận liên quan) Gửi hồ sơ xin hưởng trợ cấp Thẩm đi ̣nh hồ
sơ; Niêm yết
công khai ta ̣i Trụ sở UBND UBND Huyện/ Thành phố (Các phòng, ban chức năng) Phòng LĐ-TBXH Thẩm định, phê duyệt hồ sơ trình Chủ tich UBND huyện/ thành phố Hoàn thiện hồ sơ Sở LĐ– TB & XH (Phòng Bảo trợ XH) (Danh sách trẻ em thụ hƣởng chính sách)
công, tình hình lao động việc làm, dẫn tới ảnh hưởng đến tiến độ xét duyệt các hồ sơ nhận trợ giúp sẽ có những chậm trễ nhất định, nhiều trường hợp còn chưa được nhận hỗ trợ một cách kịp thời.
“ Cấu trúc hiện nay của ngành LĐ –TB & XH như một hình tam giác ngược. Càng ở tuyến cơ sở thì cán bộ càng phải làm nhiều. Họ không thể dành toàn bộ thời gian và công sức cho riêng một lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ, hỗ trợ trẻ em.”
(PVS, Nam, 47 tuổi,Phó Chủ tịch Xã, Phụ trách Văn –Thể)
Hạn chế lớn này cũng bắt nguồn từ việc hệ thống UBDSGĐ&TE bị giải thể, toàn bộ mạng lưới tuyên truyền viên gồm 10.929 người với gần 160.000 cộng tác viên chuyển sang ngành y tế. Ngày 4/2/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2008/NĐ - CP và Nghị định số 14/2008/NĐ - CP về việc giải thể UBDSGĐ&TE ở các địa phương và chuyển các bộ phận về các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh, huyện. Điều này dẫn tới thiếu cộng tác viên chuyên trách về vấn đề trẻ em.
“Tại Ngọc Hồi, cán bộ LĐ – TB & XH kiêm nhiệm cả lĩnh vực trẻ em nói chung trong đó có việc thực hiện chính sách trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Với tính chất công việc nhiều và dàn trải như vậy nên vậy công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng tại xã cũng gặp nhiều khó khăn nhất định”
(PVS, Nam, Cán bộ Văn hóa xã)
Như vậy, các công tác liên quan đến trẻ em thuộc về lĩnh vực dân số, nhưng hiện tại do sự giải thể của UBDSGĐ & TE nên trách nhiệm được chuyển giao cho
ngành LĐ & TB – XH.
“ Không còn hệ thống cộng tác viên trẻ em như trước đây nữa. Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong khâu quản lý, giám sát cũng như tiến hành công việc. Lực lượng cán bộ cũ chuyên trách làm công tác bảo vệ, chăm sóc dưới trẻ em dưới địa phương hầu như không còn. Hiện tại chủ yếu là lực lượng cán bộ mới, chuyên trách về mảng lao động thương binh xã hội kiêm nhiệm thêm vấn đề trẻ em.”
Sự thay đổi về nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy đã gây ra một số chậm trễ trong công tác nắm bắt thông tin, cập nhật về tình hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung tại địa bàn xã. Việc thiếu hụt đội ngũ cán bộ và cộng tác viên chuyên trách đã gây khó khăn rất nhiều cho việc tiến hành khảo sát, đánh giá và cập nhật các thông tin về các nhóm trẻ được thụ hưởng, cũng như mức độ lũy tiến của chương trình chăm sóc, bảo vệ và hỗ trợ cho trẻ em. Xét trên quan điểm hệ thống sinh thái hỗ trợ cho việc trẻ em tiếp cận với trợ giúp thì hệ thống các các cán bộ tuyên truyền, vận động đã thiếu hụt chưa trở thành một nguồn lực hỗ trợ có tính thường xuyên và chắc chắn cao như trước kia. Hệ thống các cán bộ có vai trò quan trọng này như chiếc cầu nối giữa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của mình tiếp cận hỗ trợ một cách dễ dàng hơn.
“Tôi kết hợp với bên LĐ –TB & XH trong nhiều lĩnh vực, Thấy rằng, công việc như hiện nay rất quá tải cho cán bộ LĐ – TB & XH tại địa phương, nhiều việc như thế nên không thể thực hiện chuyên sâu được. Chủ yếu tập trung trẻ em, chính sách người có công, tệ nạn thì bên công an lo nhiều hơn (chủ yếu về mặt pháp luật), còn chúng tôi chưa được chuyên sâu vì có rất nhiều việc phải làm, nếu có cộng tác viên CTXH thì rất là tốt.”
(PVS, Nam, Cán bộ Văn hóa xã)
Như vậy, vấn đề hiện tại là mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên về vấn đề trẻ em từ cấp thành phố tới cấp huyện xã đang tồn tại rất nhiều vấn đề về số lượng cũng như kỹ năng nghiệp vụ. Tại địa phương, các công việc liên quan đến trẻ em được chuyển cho cán bộ LĐ – TB &XH, vô hình chung đã gây nên áp lực từ công việc.
“ Hiện tại,chúng tôi còn rất thiếu người trong các công việc liên quan đến chính sách trợ giúp, chăm sóc cho trẻ em. Tôi chính là thuộc bên lao động thương binh xã hội nhưng cũng phải kiêm nhiệm thêm cả mảng trẻ em này nên rất nhiều việc. Trước đây, khi còn ban Dân số thì đây là công việc chính của họ. Có sự phối hợp giữa 2 ban
đảm bảo các hoạt động này được tốt thì việc bổ sung, tăng biên chế thêm các cán bộ chuyên trách về trẻ em tại các phòng ban LĐ & TBXH sẽ tốt hơn”
(PVS Nữ, 35 tuổi, Cán bộ LĐ – TB & XH )
Tình trạng các cán bộ ngành LĐ – TB & XH phải kiêm nhiệm giải quyết cả vấn đề trợ giúp trẻ em đã làm cho việc xét duyệt trở nên mất thời gian cũng như các hộ có trẻ em trong nhóm thụ hưởng khó tiếp cận được với các phúc lợi trên. Theo đánh giá của Sở LĐTB&XH Hà Nội, đội ngũ cán bộ phụ trách mảng bảo vệ và chăm sóc trẻ em còn mỏng về số lượng và rất khiêm tốn về chất lượng triển khai các công việc liên quan đến trẻ em, mà điển hình là việc rà soát và xét duyệt cho các em nghèo và trẻ khuyết tật thụ hưởng cácphúc lợi từ hệ thống chính sách trợ giúp.
Cán bộ LĐ - TB &XH tại xã không chuyên trách về vấn đề trẻ em, ngoài việc phải phụ trách tất cả các mảng trong lĩnh vực LĐ –TB &XH tại xã hơn nữa họ lại không được đào tạo bài bản hay chỉ được tập huấn sơ lược về CTXH nên việc bổ sung cán bộ CTXH có chuyên môn, nghiệp vụ là vô cùng cần thiết.
“Sở cũng có định hướng cho đi học về CTXH nhưng sắp xếp được đi thì rất khó, địa phương chỉ cho được về thời gian thôi. Vừa rồi, cũng có lập danh sách đi lên nhưng kinh phí cao quá nên cũng khó. Tôi cũng muốn chuyên sâu về CTXH, tôi chỉ được học trung cấp thôi nên muốn nâng cao hơn. Với lại, tôi thấy đi tập huấn như vậy cũng tốt, nhưng chỉ dừng lại ở phổ biến kiến thức và có chứng chỉ bình thường thì cũng chưa hợp lý lắm”
(PVS, Nữ, 35 tuổi, Cán bộ LĐ – TB & XH )
Đây là đội ngũ đóng vai trò cầu nối, trung gian quan trọng cho việc kết nối giữa trẻ em, các hộ khó khăn với các nguồn lực hỗ trợ. Vai trò của nhân viên CTXH không chỉ dừng lại ở tuyên truyền phổ biến chính sách mà còn trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cũng như gia đình các em các thủ tục, giấy tờ liên quan để được đủ điều kiện được xét duyệt là đối tượng nhận trợ giúp. Đồng thời, trợ giúp cho những nhóm trẻ có nhu cầu cần được trợ giúp nhưng chưa tiếp cận được với các hỗ trợ này.Trong quá trình thực hiện hoạt động trợ giúp, các tổ chức đoàn thể đã rất
tích cực tham gia như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Mặt trận tổ quốc và một số tổ chức xã hội, công ty kinh doanh có mặt trên địa bàn xã. Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên trên địa bàn huyện và xã chưa thiết lập được mạng lưới tư vấn viên trẻ em cấp xã, do đó, dẫn tới việc tham vấn không kịp thời cho các hộ gia đình về chính sách hay các nguồn lực hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn gặp nhiều trở ngại. Hiện tại, việc phổ biến tuyên truyền các chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em cũng thông qua kênh của các tổ chức đoàn thể địa phương. Tuy nhiên, các tổ chức này hoạt động mang không thương xuyên nên khó tạo ra một kênh thông tin tin cậy cho công tác phổ biến tuyên truyền đến các hộ gia đình. Thực tế tại địa phương đang rất thiếu những cán bộ có chuyên môn CTXH về vấn đề trẻ em để thường xuyên theo sát và hướng dẫn giúp cho trẻ em cũng như các gia đình trong diện thụ hưởng chính sách tiếp cận các hỗ trợ dễ dàng hơn. Điều này cũng được thể hiện trong phân tích về các nguồn tiếp cận cung cấp thông tin về trợ giúp xã hội cho trẻ em ở phần sau.
Tại địa bàn xã Ngọc Hồi, việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng đã được đưa vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm giảm bớt khó khăn và tạo một môi trường sống tốt cho trẻ. Ngoài việc nỗ lực đánh giá, xét duyệt cho các trường hợp trẻ em được hưởng trợ giúp, chính quyền địa phương xã cũng cố gắng đề xuất mở rộng thêm các đối tượng cần hỗ trợ. Cùng với việc thực hiện các chương trình chính sách trợ giúp trực tiếp đến trẻ trong khám chưa bệnh, học tập như miễn giảm học phí cho trẻ em trong các hộ nghèo, cấp học bổng cho trẻ em nghèo học giỏi, là việc thực hiện tích cực các dự án, chương trình giảm nghèo hỗ trợ cho các hộ nghèo về vốn, kinh nghiệm sản xuất. Tất cả các hoạt động trên đều nhằm việc trợ giúp giảm bớt khó khăn cho trẻ và gia đình. Đối với các gia đình có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguồn trợ giúp từ các chính sách là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quan trọng.
Có thể thấy, các chính sách trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại xã Ngọc Hồi đều thực hiện dựa trên quy định về chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên,
hoàn cảnh đặc biệt đã mang lại nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện rà soát, đánh giá trợ giúp. Những khó khăn này không chỉ gây áp lực cho cán bộ LĐ – TB
&XH tuyến xã mà còn ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thông tin, nắm bắt nguồn hỗ trợ của các gia đình có trẻ em cần trợ giúp. Yếu tố này sẽ được phân tích rõ hơn trong phần sau. Vì vậy, cần phải bổ sung, xây dựng lực lượng cán bộ chuyên trách trợ giúp xã hội cho trẻ em nằm trong hệ thống LĐ – TB & XH để hoàn thiện quá trình thực hiện trợ giúp phù hợp với tình hình thực tế.