Thực trạng tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội hiện nay của trẻ em

Một phần của tài liệu Hoạt động thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong hệ thống an sinh xã hội tại Ngọc Hồi – Huyện Thanh Trì – Tp. Hà Nội hiện nay (Trang 64)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Thực trạng tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội hiện nay của trẻ em

có hoàn cảnh đặc biệt tại xã Ngọc Hồi

2.1.2.1. Nguồn thông tin về chính sách trợ giúp

Theo quy trình xét duyệt, khi có các chủ trương chính sách của Nhà nước về hỗ trợ, trợ giúp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cán bộ xã sẽ phổ biến đến tận người dân thông qua các buổi phát thanh trên loa đài, hoặc phổ biến cho các tổ trưởng dân phố, trưởng thôn. Từ đó, những người này sẽ phổ biến lại cho các hộ trong khu dân cư của mình, tuy nhiên hình thức này cũng gặp rất nhiều hạn chế và không được tổ chức một cách thường xuyên.

“Thực ra bây giờ chỉ còn cán bộ bán chuyên trách về trẻ em ở bên

dân số thôi, họ cũng chỉ phụ trách về mặt vận động tuyên truyền chính sách về sức khỏe sinh sản hoặc tiêm chủng mở rộng trong đó có sự góp mặt của trẻ em. Khi phổ biến các chính sách trợ giúp này chúng tôi thường thông qua sự góp mặt của trưởng thôn là chính, họ họp lại rồi thông báo cho những hộ gia đình có khả năng trong diện được xét để làm hồ sơ. Việc này chỉ có thể làm theo đợt thôi mà trưởng thôn thì họ cũng chỉ phổ biến được một vài buổi vì cũng phải đi làm và tập hợp các hộ cũng rất khó…”

(PVS, Nữ, 35 tuổi, cán bộ LĐ – TB & XH)

Tính hiệu quả của chính sách không chỉ thể hiện qua các số liệu minh chứng độ bao phủ, hay thống kê số lượng người được trợ giúp, mà còn thể hiện qua cách thức những người được trợ giúp nắm bắt, tiếp cận được các chính sách. Điều này cần được nhìn nhận qua quan điểm, đánh giá của người dân xem tính hiệu quả và

thực tiễn của các chính sách đó. Theo quan điểm về hệ thống sinh thái, trong môi trường sống của con người nói chung và những hộ gia đình có trẻ nằm trong diện nhận trợ giúp nói riêng, tồn tại nhiều hệ thống xã hội khác nhau như: gia đình, bạn bè, các nhóm cộng đồng, hệ thống chính sách…Những hệ thống đó có tác động không nhỏ vào cuộc sống của họ. Những hộ gia đình có trẻ em nằm trong diện được nhận trợ giúp xã hội biết đến thông tin về chính sách trợ giúp cho trẻ từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Biểu đồ 2.1. Nguồn thông tin về chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em

(Tỉ lệ %) 84.4% 76.6% 60.9% 25% 3.1% 1.6% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Cán bộ chính sách xã Trưởng thôn Loa phát thanh xã Hàng xóm Đài, ti vi Khác

Biểu đồ trên cho thấy người dân biết đến nguồn thông tin về chính sách trợ giúp cho trẻ thông qua cán bộ chính sách xã và trưởng thôn là nhiều nhất. Trên tổng số người được hỏi, có 54 người trả lời biết đến chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ là từ cán bộchính sách xã tương ứng với 84,4%; 49 người biết đến chính sách trợ giúp thông qua trưởng thôn chiếm 76,6%; 39 người nghe qua loa phát thanh (60,9%);

biết qua hàng xóm là (25%); 1 người trả lời là biết đến thông tin về chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ thông quađài, tivi chiếm 1,6%; 2 người biết qua các nguồnkhác chiếm (3,1%). Qua đó, có thể thấy cán bộ chính sách xã, trưởng thôn và hệ thống truyền thanh là nhân tố có tính tích cực có tích cực phổ biến các thông tin về chính sách trợ giúp xã hội tới người dân.

Nhìnở bình diện khác, có vấn đề nổi là lên khả năng tiếp cận chính sách của trẻ em và các hộ gia đình có trẻ em thuộc nhóm thụ hưởng còn thấp, và mang tính thụ động cao. Đây cũng là thực trạng điển hình trong quá trình thực hiện chính sách trợ giúpxã hội đối với trẻ em tại xã Ngọc Hồi.

“Ngoài công việc đồng áng, họ phải làm thêm các việc phụvào như thợ nề, gánh gạch…Thời gian lao động vất vả, thu nhập thấp, họ không có thời gian tham gia các buổi họp tổ dân cư, họp thôn nên việc nắm được các thông tin về hỗ trợ cho con mình cũng là điều dễ hiểu”

(PVS, Nữ, 35 tuổi, Cán bộ LĐ – TB & XH)

“Đi làm suốt ấy mà chú, không ai nói thì tôi cũng biết đâu.Tôi là lao

động chính trong nhà, bà nhà tôi đau ốm không ra ngoài được, lại phải cưu mang 3 đứa cháu nhỏ nên cũng chỉ nghe loáng thoáng hàng xóm nói chuyện, may sao lại được ủy ban xã gọi lên và giúp đỡ”

(Nam, 56 tuổi, có trẻ em được nhận trợ giúp )

Hộp 2.1. Minh chứng về một hộ nghèo

Chị HTS, 42 tuổi, hiện tại đang ở với chồng và hai con trong một căn hộ cấp 4 khoảng 15m2, đây là nhà ông nội ngăn đôi cho ở nhờ chứ gia đình chị không có nhà. Người chồng bị động kinh không lao động được. Mỗi gia đình tháng nhận được 700.000 tiền trợ giúp. Chị có 2 con trai, cháu lớn bị tim bẩm sinh. Trước đây đã được phẫu thuật và được hỗ trợ phẫu thuật nhưng sức khỏe của cháu vẫn rất yếu. hiện cũng được nhận trợ giúp 350.000 tháng, cháu bé thì có vấn đề về thần kinh hiện đang chuẩn bị phải nghỉ học. Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, chủ yếu trông chờ vào trợ giúp hàng tháng của 2 bố con khoảng 1.050.000 đồng mà chị gọi là “lương”. Còn lại chi phí sinh hoạt trong gia đình rất eo hẹp, thu nhập thêm chỉ là các công việc làm thuê, làm mướn “ai mượn gì cháu cũng làm –chị chia sẻ”. Tất cả các thông tin về chồng và con được nhận trợ giúp đều do xã lập danh sách đồng thời có cán bộ xã đến hướng dẫn tận nơi vì gia đình chị quá khó khăn.

Từ các đặc điểm nêu trên, có thể thấy được sơ đồ tương tác về mặt nắm bắt thông tin của người dân đối với các chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em như sau:

Hình 2.2. Sơ đồ sinh thái của những hộ khó khăn có trẻ em trong nhóm thụ hưởng tại xã Ngọc Hồi

Chú thích:

Quan hệ bình thường (có sự liên kết): Quan hệ mật thiết:

Quan hệ xa cách:

Qua sơ đồ trên, cho thấy hầu hết mối quan hệ giữa các hộ có trẻ em thuộc nhóm thụ hưởng chính sách có mối quan hệ khá lỏng lẻo với các hệ thống trung

gian với chính sách trợ giúp xung quanh. Nguyên nhân chủ yếu là do các trẻ này đều nằm trong những gia đình có thu nhập thấp, hoặc các hộ nghèo. Việc phải dành nhiều thời gian để lao động, kiếm sống hàng ngày khiến cho những người bảo trợ của trẻ không thể nắm được các thông tin cũng như là các cơ sở có thể cung cấp thông tin về hỗ trợ của nhà nước. Thiếu đội ngũ tuyên truyền viên và cán bộ chuyên trách góp phần làm cho cơ hội tiếp cận dịch vụ của họ càng ít hơn.Với những hộ đặc biệt khó khăn và UBND rõ danh sách thì họ sẽ được trợ giúp để hoàn thiện thủ tục nhận trợ giúp (thậm chí ngay cả khi họ không biết có chính sách trợ giúp đó).

Hộ có trẻ thụ hưởng Hệ thống chính sách hỗ trợ cho trẻ em Hệ thống chính sách, chương trình giảm nghèo Chính quyền địa phương Cán bộ LĐ- TB&XH xã Trưởng thôn, hàng xóm Đội ngũ cán bộ, tuyên truyền viên về chính sách

đình mới chỉ là ngưỡng cận nghèo, chưa đủ điều kiện để được nhận hỗ trợ, thường xuyên phải họ cũng phải phải xa nhà. Do đó, thông tin nghe được chủ yếu là qua hàng xóm hoặc vôtình qua báo đài, khi nắm được thông tin và mong muốn nhận trợ giúp xin nhận trợ giúp thì nảy sinh vướng mắc ở khâu giải quyết thủ tục, giấy tờ hoặc thông tin chưa nắm rõ. Có thể nói, mối quan hệ giữa những gia đình có hoàn cảnh đặc biệtvới các hệ thống xung quanh còn tồn tại nhiều rào cản.

“Nhà tôi không nắm được nhiều thông tin về những hỗ trợ có tiền này. Nhà đi làm suốt còn không đủ ăn, thời gian đâu mà nghe đài, báo, với lại nhà chúng tôi khi chấm điểm lại bị xếp vào dạng hộ cận nghèo nên cũng không thấy được gọi xét”

(PVS, Nữ, 42 tuổi, hộ cận nghèo)

“Nói thật với chú là, nhà tôi đi làm nên cũng không nắm được thông tin đâu, thấy bác trưởng thôn gọi họp rồi lấy danh sách xét duyệt sau đó, thì lên xã được cô H hướng dẫn quy trình thủ tục làm, giấy má có những gì thì xã cũng hướng dẫn rõ..”

(PVS,Nữ, 45 tuổi, có trẻ được nhận hỗ trợ chi phí học tập)

Nhìn chung, các hộ có trẻ em trong diện thụ hưởng ở xã Ngọc hồi cũng tiếp cận thông tin về các trợ giúp bằng nhiều nguồn khác nhau. Những nguồn thông tin này cũng cho thấy mối liên kết của các gia đình này với các nguồn lực tồn tại xung quanh trong cộng đồng. Cần phải thừa nhận một thực tế rằng, muốn các chính sách vận hành hiệu quả cần phải có một đội ngũ cán bộ chuyên trách đông đảo, luôn theo sát, trợ giúp và cung cấp thông tin cho người dân khi nào họ cần. Hơn nữa, chính quyền địa phương cần phải có sự chủ động trong việc giúp người dân nắm bắt và tiếp cận thông tin.Từ đó, hình thành mạng lưới thông tin trong cộng đồng. Tại những khâu này, cần thiếtđội ngũ cán bộ chuyên trách CTXH về vấn đề trẻ em giúp cho trẻ và gia đình nắm được các thông tin về chính sách trợ giúp thuận lợi hơn.

2.1.2.2. Những khó khăn hộ gia đình có trẻ em trong diện thụ hưởng gặp phải khi tiếp cận các trợ giúp và nguồn lực hỗ trợ giải quyết

Quá trình thực hiện các chính sách trợ giúp cho trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng là cái lưới an toàn cần thiết, góp phần trợ giúp cho

trẻ em cũng như gia đình giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố (cả chủ quan lẫn khách quan) nên khả năng tiếp cận của các hộ gia đình có trẻ em thụ hưởng cũng như phổ biến các chính sách với người dân còn nhiều hạn chế. Đây là điểm quan trọng cần khắc phục một cách triệt để trong quá trình vận hành và thực hiện các chính sách trợ giúpxã hội cho trẻ em một cách hữu hiệu nhất.

Kết quả khảo sát cho thấy, những hộ có trẻ em trong diện thụ hưởng đã biết đến các chính sách trợ giúp thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó chính quyền địa phương đã làm công tác tuyên truyền chính sách tới các hộ này khá tốt. Tuy

nhiên, trong quá trình xét duyệt để nhận trợ giúp xã hội, người dân cũng đã gặp phải những khó khăn nhất định.

Biểu đồ 2.2. Khó khăn gặp phải trong quá trình xét duyệt để nhận trợ giúp

(Tỷ lệ: %) 64.5% 21% 16.1% 4.8% 0 10 20 30 40 50 60 70 Không gặp khó khăn gì Thủ tục rườm ra, thời gian xét duyệt

lâu

Không nắm rõ thông tin

Khác

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Từ biểu đồ trên có thể thấy trên tổng số người được hỏi trong dạng thụ hưởng về những khó khăn gặp phải trong quá trình xét duyệt, số người lựa chọn không gặp phải khó khăn gì chiếm tỷ lệ lớn 41 (64,5%);13 ý kiến cho rằng thủ tục rườm rà, thời gian xét duyệt lâu chiếm tỷ lệ 21%;10 người không nắm rõ thông tin chiếm tỷ lệ 16,1%. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ người dân không gặp khó khăn gì trong quá trình xét duyệt chiếm tỷ lệ lớn nhất. Thực tế, trên địa bàn xã Ngọc Hồi,

tiêu chí cụ thể. Khi có kết quả thống kê rà soát các hộ nghèo, chính quyền địa phương sẽlập rà soát các danh sách các hộ có trẻ em trong diện thụ hưởng không và tiến hành thông báo phổ biến việc làm hồ sơ danh xin duyệt. Chính quyền xã tổ chức một số buổi họp, mời các gia đình có trẻ em trong diện thụ hưởng lên và phổ biến quy trình làm hồ sơ. Trong quá trình hoàn thiện các hồ sơ, chính quyền và các cán bộ xã sẽ hỗ trợngười ân nếu có khó khăn vướng mắc. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy rằng, thông tin về các chính sách trợ giúp vẫn được người dân tiếp nhận một cách thụ động.

“…Hiện tại xã có 2 thủ thư làm công việc thông báo tin tức, mời các hộ dân có trẻ đủ điều kiện hưởng lên xã họp và làm thủ tục. 2 người này sẽ thông báo cho các trưởng thôn, đồng thời cũng chia nhau về từng nhà ở các thôn Yên Kiện, Ngọc Hồi và Lạc thị để thông báo cho từng nhà có trong danh sách. Việc này cũng rất mất thời gian vì có khi phải đi đi lại lại nhiều lần mà không gặp chủ hộ ở nhà…”

(PVS, Nữ, 35 tuổi, Cán bộ LĐ – TB & XH)

Tình trạng này cũng cho thấy rằng, khi thông tin đến với người dân vẫn chưa theo các kênh chính thống và có hệ thống hỗ trợ ổn định sẽ dẫn đến việc người dân không nhận thức đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong các hoạt động trợ giúp.

Biểu đồ 2.3. Đánh giá quy trình thủ tục để được nhận trợ giúp xã hội

(Tỷ lệ: %) 1.6% 1.6% 26.6% 54.7% 15.6% 0 10 20 30 40 50 60 Không biết/không nói

Rất đơn giản Đơn giản Bình thường Phức tạp

Khi được hỏi về ý kiến đánh giá quy trình thủ tục để được hưởng trợ giúp xã hội, 10 người (15,6%) chọn phương án trả lời là phức tạp, 17 người (26,6%) trả lời đơn giản và 35 người (54,7%) trả lời là bình thường. Từ đó, có thể thấy quy trình thủ tục để trẻ được hưởng trợ giúp xã hội không phức tạp. Một phần là do cán bộ chính quyền địa phương có những hướng dẫn cụ thể tới từng đối tượng được nhận trợ giúp. Đặc biệt đối với những đối tượng có trẻ khuyết tật trong diện thụ hưởng. Trước đây, chỉ có trẻ khuyết tật nặng trong gia đình nghèo mới được nhận trợ giúp của nhà nước. Theo nghị định 13/2010/NĐ-CP đã mở rộng đối tượng là tất cả các trẻ khuyết tật nặng. Đặc thù chung của những hộ như vậy ở Ngọc Hồi là những hộ nghèo, cận nghèo hoặc trung bình. Khả năng tiếp cận thông tin của họ thấp và số lượng không nhiều nên chính quyền xã ưu tiên hỗ trợ cho họ từ các khâu làm giấy tờ, xác nhận thủ tục.

“Nhà cháu nghèo lắm các bác ạ, bố cháu thì bị động kinh một tháng

không biết bao nhiêu tiền thuốc, 2 đứa con thì thần kinh không ổn định. Đứa nhỏ hiện giờ phải nghỉ học vì hay lên cơn đánh bạn, may có các chú ở xã làm hết mọi thứ để bố nó và thằng lớn được hưởng lương hàng tháng không thì nhà cháu không biết bấu víu vào đâu. 4 miệng ăn mà lại còn thuốc thang nên nghề gì cháu cũng phải làm, may còn có mảnh ruộng trồng rau được”

(Nữ, 42 tuổi, có con được nhận trợ giúp)

Tuy được hướng dẫn cụ thể từ cán bộ địa phương, người dân cũng vẫn gặp phải những khó khăn nhất định như xin dấu, các xác nhận về mặt giấy tờ hành chính..v.v.. Khi gặp phải những khó khăn, vướng mắc về chính sách hưởng trợ giúp xã hội người dân thường tìm đến chính quyền địa phương, cán bộ lao động thương binh xã hội…Kết quả thu được dưới đây đã cho thấy điều đó:

Biểu đồ 2.4. Nguồn hỗ trợ khi vướng mắc về chính sách trợ giúp (Tỉ lệ %) 63.1% 46.2% 18.5% 7.7% 7.7% 4.6% 0 10 20 30 40 50 60 70 Trưởng thôn Cán bộ LĐ- TB&XH Chính quyền địa phương Hàng xóm Không nhờ ai Khác

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Trong số những người được hỏi, 41 người trả lời khi có vướng mắc về chính sách trợ giúp họ tìm đến nhân trưởng thôn chiếm 63,1%; 30 tìm đến cán bộ lao độngthương binh xã hội 46,2%; 12 người chiếm 18,5% lựa chọn khi có vướng mắc sẽ tìm đến chính quyền địa phương nhờ hỗ trợ. Qua đó,có thể thấy trưởng thôn, cán bộ LĐ – TB &XH và chính quyền địa phương là địa chỉ tin cậy mà người dân tìm đến khi có những vướng mắc về chính sách được hưởng trợ giúp vì đây là những nguồn lực gần nhất và có thể tiếp cận ngay với họ.

Nhìn chung những gia đình có trẻ em trong diện được trợ giúp không có vướng mắc gì nhiều trong quá trình xét duyệt hay nhận trợ giúp. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng bên cạnh những mặt tích cực thì quá trình xét duyệt danh sách các hộ có trẻ được hưởng trợ giúp từ tuyến cấp thôn, xóm vẫn có những hạn chế nhất định.

Một phần của tài liệu Hoạt động thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong hệ thống an sinh xã hội tại Ngọc Hồi – Huyện Thanh Trì – Tp. Hà Nội hiện nay (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)