1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ tới hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty liên doanh Việt Nam-Woosung

44 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 361 KB

Nội dung

Chương I: Tổng Quan Nghiên Cứu Của Đề Tài1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tỷgiá hối đoái là một yếu tố

Trang 1

Ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ tới hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu củacông ty liên doanh Việt Nam-Woosung”.

Trang 2

Chương I: Tổng Quan Nghiên Cứu Của Đề Tài

1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tỷgiá hối đoái là một yếu tố có tác động rất mạnh đến nhiều vấn đề kinh tế,xã hội, trong

đó đáng chú ý là tác động đến hoạt động nhập khẩu của từng doanh nghiệp cũng nhưcủa toàn quốc gia, nhất là với Việt Nam - một đất nước vẫn đang trong tình trạng nhậpsiêu như hiện nay Chính vì vậy, chính sách tỷ giá hối đoái của quốc gia và cơ chế điềuhành tỷ giá luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nước, chính phủ trong điềukiện kinh tế vĩ mô Dưới góc độ doanh nghiệp, việc nắm vững các vấn đề liên quanđến tỷ giá, từ góc độ lý thuyết, nhận thức quy luật đến góc độ luyện tập kỹ năng phảnứng kinh doanh trước những xu hướng biến động của tỷ giá, sẽ giúp ích không nhỏtrong thực hiện các kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là trong kinh doanh xuất nhập khẩu

và ra các quyết định tài chính

Kết quả khảo sát thực tế tại công ty liên doanh Việt Nam - Woosung cho thấy

từ năm 2008 trở lại đây thì hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là sự biếnđộng mạnh mẽ của tỷ giá hối đoái, đặc biệt là đồng USD một đơn vị tiền tệ được sửdụng để thanh toán chủ yếu trong các thương vụ mua bán, đã gây ra những thiệt haikhông nhỏ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sự trượt giá của VNĐ so vớiUSD đã đặt ra những khó khăn, thách thức rất lớn cho các nhà quản trị của công ty vớivấn đề nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường nước ngoài mà chủ yếu là thị trườngHàn Quốc

Điều này cho thấy rằng việc nghiên cứu để thấy rõ được những tác động của sựbiến động tỷ giá hối đoái đối với hoạt động nhập khẩu đang trở thành vấn đề cấp thiết

và nóng bỏng hiện nay không chỉ đối với riêng công ty Việt Nam - Woosung mà cònquan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu và các nhà nước, chínhphủ trên toàn cầu

2 Xác lập và tuyên bố vấn để trong đề tài.

Nhận thức được tầm quan trọng của biến động tỷ giá ngoại tệ với hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu của công ty liên doanh Việt Nam - Woosung, cùng vớinhững kiến thức, lý luận về tỷ giá hối đoái và nhập khẩu được lĩnh hội từ các thầy côgiáo và những nguồn thông tin như: sách, báo, tạp chí chuyên ngành em lựa chọn đề

Trang 3

tài”Ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ tới hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệucủa công ty liên doanh Việt Nam-Woosung”.

3 Các mục tiêu nghiên cứu.

* Về mặt lý luận

Hệ thống một cách logic các lý luận về tỷ giá hối đoái và các vấn đề liên quantới nhập khẩu một mặt hàng, qua đó có được những cơ sở lý luận quan trọng trong việcphân tích những ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu của công tyViệt Nam – Woosung

* Về mặt thực tiễn

Thông qua việc khảo sát và phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp chỉ rõ nhữngbiến động tỷ giá hối đoái đã ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động nhập khẩu nguyênvật liệu của công ty Việt Nam – Woosung, từ đó có những đề xuất, kiến nghị về một

số giải pháp nhằm hạn chế tác động của tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu của công ty,đồng thời cũng giúp cho các công ty kinh doanh xuát nhập khẩu khác nhận thức rõ hơnnhững ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu của công ty để cónhững bước đi đúng đắn trong việc quản trị những tác động của tỷ giá đến hoạt độngsản xuất kinh doanh

4 Phạm vi nghiên cứu.

Vấn đề nghiên cứu “ảnh hưởng và biến động tỷ giá đối với hoạt động nhậpkhẩu nguyên vật liệu của công ty Việt Nam-woosung” được thực hiện trong bối cảnhhậu khủng hoảng kinh tế, tài chính trên thế giới với sự biến động mạnh mẽ của tỷ giáhối đoái tại các thị trường trên toàn cầu, cùng với tình hình lạm phát tăng cao, tỷ giáUSD biến động mạnh tại thị trường Việt Nam

Trang 4

5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp chia làm 4 chương

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu của đề tài

Chương2: Những lý luận cơ bản về tỷ giá hối đoái, thị trường ngoại hối và tác độngcủa nó tới hoạt động nhập khẩu của các công ty xuất nhập khẩu

Chương3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng ảnh hưởng của tỷgiá hối đoái, đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu tại công ty Việt Nam-Woosung.Chương4: Các kết luận và đề xuất nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá hốiđoái đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Việt nam-Woosung

Trang 5

Chương II: Một Số Vấn Đề Lý Luận Cơ Bản Về Tỷ Giá Hối Đoái

Và Ảnh Hưởng Của Nó Tới Hoạt Động nhập Khẩu

2.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái

Để có cơ sơ hình thành một khái niệm chung về tỷ giá hối đoái phù hợp với bốicảnh hiện nay là các thị trường , đặc biệt là thị trường tài chính quốc tế, đang có xuhướng liên kết chặt chẽ với nhau và hoạt động ngày càng trở nên hiệu quả thì việc tríchdẫn các khái niệm về tỷ giá là cần thiết

Theo một nhà kinh tế học người Anh thì “ tỷ giá hối đoái là giá của một đồngtiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác”, còn Thomas P.Fitch lại cho rằng “ tỷgiá hối đoái là giá chuyển đổi của một đồng tiền này sang một đồng tiền khác” Đó lànhững quan điểm của các nhà kinh tế học nước ngoài, theo pháp lệnh về ngoại hối củaViệt Nam được quốc hội ban hành ngày 13/12/2005 thì “ tỷ giá hối đoái của đồng ViệtNam là giá của một đơn vị tiền nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”.PGS, TS Nguyễn Công Nghiệp cho rằng: Về hình thức, tỷ giá hối đoái là đơn vị tiền tệcủa một nước được biểu thị bằng các đơn vị tiền tệ nước ngoài, là hệ số qui đổi củamột đồng tiền này sang một đồng tiền khác, được xác định bởi mối quan hệ cung cầutrên thị trường tiền tệ Về nội dung, tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn

từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ, ( sự vận động của vốn, tín dụng…) giữa các quốc gia Đốivới PGS, TS Nguyễn Văn Tiến:”Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểuthị thông qua đồng tiền khác”

Như vậy, có thể thấy các khái niệm về tỷ giá hối đoái là có khác nhau và trong chừngmực nhất định cách hiểu về nội dung tỷ giá là chưa thật thống nhất Tuy nhiên, mộtđiểm chung nhất được thừa nhận rộng rãi ngày nay trong chế độ tỷ giá thả nổi theo cơchế thị trường đó là: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thôngqua đồng tiền khác

2.1.2 Khái niệm về nhập khẩu

Trong lý luận thương mại quốc tế “Nhập khẩu là việc quốc gia này mua hànghóa và dịch vụ từ quốc gia khác Nói cách khác , đây chính là việc nhà sản xuất nướcngoài cung cấp hàng hóa dịch vụ cho người cư trú trong nước”.Tuy nhiên, theo cáchthức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMS, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu

Trang 6

hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại, còn việc muadịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại.

Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ và thường tínhtrong một khoảng thời gian nhất định Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể,đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng

2.2 Một số lý thuyết cơ bản về tỷ giá hối đoái và nhập khẩu

2.2.1 Một số lý thuyết cơ bản về tỷ giá hối đoái

2.2.1.1 Các loại tỷ giá hối đoái

- Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do ngân hàng Trung Ương một nước quy định và

công bố làm cơ sở cho việc quản lý ngoại hối của ngân hàng Trung Ương đó và làm

cơ sở cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại.Tỷ giá chínhthức được tính toán trên cơ sở tỷ giá giao dịch của thị trường ngoại tệ và dựa vào một

số mục tiêu mà ngân hàng Trung Ương muốn đạt được trong thời gian hiện tại vàtương lai

Tỷ giá mua vào và tỷ giá bán: Tỷ giá mua vào, tỷ giá bán thường là tỷ giá do

các ngân hàng thương mại công bố để thực hiện việc mua bán ngoại tệ với khách hàngcủa mình Nó có thể là tỷ giá mua, tỷ giá bán của một thị trường ngoại tệ

- Tỷ giá cố định, tỷ giá thả nổi:

Tỷ giá cố định là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ giaođộng hẹp Dưới áp lực của cung cầu thị trường , để duy trì tỷ giá hối đoái cố định ,buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp ,do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc giathay đổi

Tỷ giá thả nổi là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu , không theo sựsắp đặt chủ quan của chính phủ.Tỷ giá thả nổi có thể chia làm : Tỷ giá thả nổi tự do và

tỷ giá thả nổi có quản lý

- Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn

Tỷ giá giao ngay là tỷ giá được xác định trên thị trường ngoại hối giao ngay,biểu hiện số lượng của một đồng tiền này trên đơn vị đồng tiền khác và cả hai đồngtiền đều ở dạng tiền gửi ngân hàng.Tỷ giá giao ngay được niêm yết ở tất cả ngân hàngthương mại, ngoài ra còn ở trên các phương tiện thông tin đại chúng

Trang 7

Tỷ giá có kỳ hạn là tỷ giá được áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ởhiện tại.Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn và được xácđịnh dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ.

2.2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Ngày nay, trong điều kiện lưu thông tiền giấy và tình trạng lạm phát tiền giấyđang trở nên phổ biến thì tỷ giá hối đoái biến động rất thường xuyên và thất thường

Sự tăng hoặc giảm của tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhautrong đó phải kể đến một số yếu tố chủ yếu như: mức chênh lệch lạm phát, mức độtăng hoặc giảm thu nhập quốc dân các nước, mức chênh lệch lãi suất, những kỳ vọng

về tỷ giá hối đoái và sự can thiệp của chính phủ…

* Mức chênh lệch lạm phát giữa các nước

Nếu như mức độ lạm phát giữa hai nước khác nhau trong điều kiện các nhân tốkhác không thay đổi, sẽ đẫn đến giá hàng hoá ở hai nước đó sẽ có những biến đổi khácnhau, làm cho ngang sức mua của hai đồng tiền đó bị phá vỡ, tức là làm biến động tỷgiá hối đoái.Ví dụ: Việt Nam và Mỹ đang duy trì tỷ lệ lạm phát thấp, nhưng sau đó tỷ

lệ lạm phát ở Việt Nam tăng lên một cách tương đối so với tỷ lệ lạm phát ở Mỹ Vậy,

tỷ giá hối đoái giữa USD và VND sẽ thay đổi như thế nào trong điều kiện các nhân tốkhác không thay đổi ?

Ở Mỹ, vì tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam cao hơn, giá cả hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu từViệt Nam sẽ tăng lên dẫn đến nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ này ở Mỹ giảm xuống.Cùng với sự giảm xuống về hàng hoá và dich vụ này, nhu cầu về VNĐ ở Mỹ cũng sẽgiảm xuống Sự giảm nhu cầu về VNĐ ở Mỹ tương đối với sự xuống cung USD trênthị trường ngoại hối

Ngược lại, ở Việt Nam vì tỷ lệ lạm phát ở Mỹ thấp hơn, nhu cầu về các hànghoá và dịch vụ của Mỹ sẽ tăng lên, nghĩa là nhu cầu về USD sẽ tăng lên Sự tăng lênnhu cầu về USD xảy ra đồng thời với sự giảm xuống cung về USD sẽ gây nên sự tănggiá USD ( tỷ giá hối đoái tăng) Giá của USD sẽ tăng lên đến tận khi bù đắp hoàn toànmức chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia

Tương tự nếu tỷ lệ lạm phát ở Mỹ tăng lên so với tỷ lệ lạm phát của Việt Nam thì tỷgiá hối đoái sẽ giảm xuống

* Mức độ tăng hoặc giảm thu nhập quốc dân giữa hai nước.

Trang 8

Thu nhập quốc dân của một nước tăng lên hay giảm xuống so với nước kháctrong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, sẽ làm tăng hoặc giảm nhu cầu vềhàng hoá và dịch vụ nhập khẩu, do đó sẽ làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toánhàng nhập khẩu sẽ tăng lên hay giảm xuống Giả sử, thu nhập quốc dân của Mỹ tănglên trong khi mức thu nhập quốc dân của Việt Nam không thay đổi, điều này dẫn đếnnhu cầu nhập khẩu hàng hoá Việt Nam ở Mỹ sẽ tăng lên Do đó, cung về USD sẽ tănglên trên thị trường ngoại hối vì những nhà nhập khẩu cần bán USD để mua ngoại tệthanh toán hàng nhập khẩu Vì mức thu nhập quốc dân của Việt Nam không thay đổi,nhu cầu nhập khẩu hàng hoá ở Việt Nam không đổi nên nhu cầu về USD sẽ khôngthay đổi Kết quả là, USD sẽ giảm giá, tức là tỷ giá hối đoái giữa USD và VND sẽgiảm xuống Tương tự, nếu tỷ lệ thu nhập quốc dân của Mỹ giảm xuống so với củaViệt Nam sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái giữa USD và VND tăng lên.

* Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước

Khi mức lãi suất ngắn hạn của một nước tăng lên một cách tương đối so vớicác nước khác, trong những điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, thì vốn ngắnhạn từ nước ngoài sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra đó Điềunày làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, dẫn đến sự biến động tỷgiá

Giả sử Mỹ nâng lãi suất tiền gửi trong khi Việt Nam vẫn giữ nguyên mức lãisuất như cũ, các nhà kinh doanh ở Việt Nam sẽ mua các tín phiếu ngắn hạn ở Mỹ đểnhằm thu tiền lãi cao hơn Do đó, cầu về USD sẽ tăng lên để đổi lấy các tín phiếu đó.Đồng thời, các nhà kinh doanh Mỹ muốn giữ tiền gửi ở các ngân hàng hoặc các chứng

từ có giá ở nước mình hơn là đầu tư ở Việt Nam với lãi suất thấp Do vậy, cung USD

sẽ giảm xuống trên thị trường hối đoái

Như vậy, sự tăng lãi suất tiền gửi ở Mỹ so với Việt Nam sẽ làm tăng cầu USD nhưngđồng thời làm giảm cung USD dẫn đến giá USD sẽ tăng lên, tức là tỷ giá hối đoái giữaUSD và VND sẽ tăng lên

Tương tự, sự giảm lãi suất tiền gửi của USD so với VND sẽ dẫn đến giá USD sẽ giảmxuống

* Những kỳ vọng về tỷ giá hối đoái.

Trang 9

Kỳ vọng của những người tham gia vào thị trường ngoại hối về triển vọng lêngiá hay xuống giá của một đồng tiền nào đó có thể là một nhân tố rất quan trọng quiđịnh tỷ giá Những kỳ vọng về giá cả của các đồng tiền có liên quan rất chặt chẽ đếnnhững kỳ vọng về thay đổi tỷ lệ lạm phát, lãi suất và thu nhập giữa các quốc gia.Giả sử rất nhiều người tham gia vào thị trường ngoại hối, đặc biệt là các nhà đầu cơlớn cho rằng đồng USD sẽ giảm giá trong thời gian tới, trong điều kiện các nhân tốkhác không thay đổi Điều này dẫn đến cung về USD sẽ tăng lên trên thị trường ngoạihối vì nhiều người muốn bán chúng để mua ngoại tệ trước khi USD bị mất giá Đồngthời, cầu về USD sẽ giảm xuống đến sau khi sự giảm giá USD xảy ra Kết quả là tỷ giáhối đoái sẽ giảm xuống.

* Sự can thiệp của chính phủ.

Bất kỳ một chính sách nào của chính phủ mà có tác động đến tỷ lệ lạm phát,thu nhập thực tế hoặc mức lãi xuất trong nước đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của

tỷ giá hối đoái Chính phủ có thể sử dụng ba loại hình can thiệp chủ yếu là:(1) canthiệp vào thương mại quốc tế, (2) đầu tư quốc tế và (3)can thiệp trực tiếp vào thịtrường ngoại hối

Đối với loại hình thứ nhất, sự can thiệp của chính phủ nhằm khuyến khích xuấtkhẩu hoặc hạn chế nhập khẩu, chính phủ có thể sử dụng các biện pháp như trợ cấp sảnxuất, xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu như áp dụng thuế nhậpkhẩu, hạn ngạch, cấm nhập khẩu…

Việc áp dụng các biện pháp trên sẽ ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái vìchúng ảnh hưởng đến nhu cầu xuất khẩu hoặc nhập khẩu, bởi vậy sẽ ảnh hưởng đếncầu hoặc cung về nội tệ trên thị trường ngoại hối

Đối với loại hình thứ hai, chính phủ có thể can thiệp dòng đầu tư quốc tế bằngbiện pháp cấm đầu tư ra nước ngoài, đánh thuế thu nhập lợi tức của công dân nướcmình ở nước ngoài hoặc công dân nước ngoài ở nước mình…

Cuối cùng, chính phủ có thể can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối bằng cáchmua hoặc bán trực tiếp nội tệ tên thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoáitheo mục tiêu đặt ra

Ngoài ra, tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như: năngsuất lao động tốc độ tăng trưởng ngoại thương, khủng hoảng ngoại hối, khủng hoảng

Trang 10

kinh tế, chiến tranh, thiên tai, đình công, các quyết sách lớn của nhà nước trong lĩnhvực kinh tế, tài chính, tiền tệ Điều này có thể giải thích hiện tượng tại sao tỷ giá củamột đồng tiền tăng lên ngay cả khi sức mua của nó bị giảm sút.

2.2.2 Một số lý thuyết về nhập khẩu

2.2.2.1 Vai trò của nhập khẩu

Nhập khẩu có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế,chuyển giao công nghệ Thật vậy, nhập khẩu tạo ra hàng hoá bổ sung cho những hànghoá thiếu hụt trong nước và thay thế những sản phẩm trong nước không sản xuất đượchoặc sản xuất với chi phí cao Đẩy mạnh quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đảm bảophát triển kinh tế cân đối, ổn định, có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu.Góp phần cải thiện, nâng cao mức sống của nhân dân

2.2.2.2 Các phương thức nhập khẩu

- Nhập khẩu trực tiếp: là phương thức nhập khẩu trong đó người nhập khẩu và

người xuất khẩu giao dịch trực tiếp với nhau bằng cách gặp mặt hoặc thông qua cácphương tiện thông tin như thư từ, điện tín, thư điện tử… để bàn bạc và thoả thuận vớinhau về hàng hoá, giá cả, phương thức thanh toán…và các điều kiện giao dịch khác

- Nhập khẩu gián tiếp: là phương thức nhập khẩu trong đó việc kiến lập quan hệ

giữa nhà nhập khẩu với nhà xuất khẩu và các điều kiện giao dịch đều phải thông quatrung gian thương mại Thường là các đại lý nhập khẩu hoặc công ty mẹ nhập khẩunguyên vật liệu cho công ty con và các chi nhánh…

- Nhập khẩu đối lưu: là phương thức nhập khẩu trong đó việc nhập khẩu hàng

hoá kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu hàng hoá, người nhập khẩu đồng thời là người xuấtkhẩu Lượng hàng hoá trao đổi có giá trị tương đương

2.2.2.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động nhập khẩu một mặt hàng

- Nhu cầu tiêu dùng trong nước đối với một mặt hàng

Nhu cầu tiêu dùng trong nước của một mặt hàng sẽ tác động đến hoạt động nhậpkhẩu mặt hàng đó Mà yếu tố này thì lại phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tếtrong nước, chính sách thương mại như thuế quan và hạn ngạch…, tâm lý tiêu dùngcủa người dân Chẳng hạn như: Khi nền kinh tế đang nằm trong chu kỳ tăng trưởng thìnhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất cũng như tiêu dùng sẽ tăng lên, làm gia tăngsức cầu đối với hàng hóa nhập khẩu

Trang 11

- Tương quan về quyền lực thương lượng giữa nhà nhập khẩu với nhà cung ứng

nước ngoài

Hoạt động nhập khẩu một mặt hàng trong nước cũng sẽ bị tác động bởi tươngquan quyền lực thương lượng giữa nhà nhập khẩu với các nhà cung ứng nước ngoài.Nếu số lượng các nhà cung ứng càng nhiều thì sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứngcàng lớn, nguồn cung ứng hàng nhập khẩu cho công ty càng dồi dào đem đến cho công

ty nhiều lựa chọn hơn giúp công ty có thể nhập hàng chất lượng cao giá cả cạnh tranh.Ngược lại nếu như số lượng nhà cung ứng hạn chế thì quyền lực thương lượngnghiêng về phía nhà cung ứng gây khó khăn cho công ty trong hoạt động nhập khẩucủa mình

- Các chính sách vĩ mô của nhà nước

Chính sách thuế quan và hạn ngạch: Các loại thuế liên quan tác động đến hoạtđộng nhập khẩu gồm có thuế nhập khẩu, các loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế thu nhập, thuế VAT hạn ngạch của một mặt hàng cụ thể sẽ có những ảnh hưởngmạnh mẽ tới hoạt động nhập khẩu một mặt hàng Chẳng hạn như thuế nhập khẩu làmột loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốcnước ngoài trong quá trình nhập khẩu, khi hàng hoá bị đánh thuế nhập khẩu sẽ làmtăng chi phí nhập khẩu dẫn đến giá của sản phẩm tăng hay như hạn ngạch nhập khẩu,một hàng hoá bị áp dụng hạn ngạch nhập khẩu nghĩa là hàng hoá đó sẽ chỉ được nhậpkhẩu một mức nhất định còn lượng ngoài hạn ngạch sẽ không được nhập khẩu hoặc sẽphải chịu mức thuế cao hơn thông thường rất nhiều Yếu tố này rõ ràng sẽ ảnh hưởngrất lớn đến hoạt động nhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng hàng nhập khẩu mộtmặt hàng

Chính sách tỷ giá: Tỷ giá tác động đến hoạt động nhập khẩu ở chỗ khi tỷ giátăng, đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ thì giá nhập khẩu tính bằng nội tệ tănglên, lượng hàng nhập khẩu giảm Ngược lại khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ tăng giá, sẽkhuyến khích nhập khẩu, lượng hàng nhập khẩu tăng.Ví dụ chính phủ Việt Nam hiệnnay đang duy trì chính sách đồng nội tệ yếu để khuyến khích xuất khẩu và hạn chếnhập khẩu

Các chính sách khác: lãi suất, chính sách thương mại của nhà nước có tác độnglớn tới hoạt động nhập khẩu.Các chính sách thương mại cho biết mặt hàng nhập khẩu

Trang 12

được khuyến khích hay hạn chế Những rào cản thương mại cả rào cản kỹ thuật và ràocản phi kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu sẽ ngăn chặn sự xâm nhập hàng hóa từ bênngoài vào thị trường quốc gia đó.

- Các nhân tố khác

Thu nhập của dân cư: Nhập khẩu còn phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú

trong nước Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu đối với hànghóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao, điều này có thể dẫn đến lượng hàng nhập khẩutăng

Chi phí nhập khẩu: Chi phí nhập khẩu thì gồm nhiều chi phí khác nhau, tùy

từng mặt hàng nhập khẩu và phương thức thanh toán Nhưng nhìn chung chi phí nhậpkhẩu có các chi phí chính như: chi phí vận chuyển,chi phí bảo hiểm, lệ phí hải quan

2.2.2.4 Các phương thức thanh toán trong nhập khẩu

Có sáu phương thức thanh toán cơ bản thường được sử dụng trong các nghiệp

vụ quốc tế nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng Trong đó, mỗi loại đều cónhững đặc trưng và mức độ rủi ro khác nhau đối với người nhập khẩu cũng như xuấtkhẩu Đó là:

- Chuyển tiền

Thanh toán chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó khách hàng( người có yêu cầu chuyển tiền ) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiềnnhất định cho một người khác ( người thụ hưởng ) ở một địa điểm nhất định Có haiphương thức chuyển tiền là chuyển tiền bằng điện (T&T) và chuyển tiền bằng điện cóbồi hoàn (TTR)

- Trả tiền trước

Theo phương pháp trả tiền trước, người nhập khẩu sẽ trả tiền trước cho ngườixuất khẩu trước khi nhận được hàng hoá Việc trả tiền thường được thực hiện bằngcách chuyển tiền qua mạng thanh toán quốc tế vào tài khoản ngân hàng của người xuấtkhẩu hoặc bằng một hối phiếu ngân hàng Hầu hết các nhà nhập khẩu đều không thích

áp dụng phương pháp thanh toán này vì họ phải gánh chịu mọi rủi ro có thể nảy sinhbởi việc trả tiền trước cho một hợp đồng

Mặc dù vậy, trong thực tế, tuỳ thuộc vào vị thế của mỗi bên, tầm quan trọng củahàng hoá cũng như khả năng tài chính và mức độ tin cậy giữa các bên mà phương

Trang 13

pháp thanh toán này vẫn có thể được áp dụng một cách thích hợp Mặt khác, tuỳ theotừng tình huống việc trả tiền trước không nhất thiết phải được tiến hành đối với toàn

bộ giá trị của một hợp đồng mà có thể được tiến hành với một phần nhất định giá trịcủa hợp đồng

- Thư tín dụng

Một thư tín dụng (L/C) là công cụ được phát hành bởi một ngân hàng thay mặtcho người nhập khẩu cam kết trả tiền cho người xuất khẩu khi người này xuất trìnhđược cho ngân hàng các chứng từ gửi hàng phù hợp với các điều khoản đòi hỏi trongnội dung thư đó

- Hối phiếu

Một hối phiếu là một lệnh trả tiền không điều kiện được viết bởi một bên,thường là người xuất khẩu, thông báo cho người mua về việc trả số tiền ghi trên hốiphiếu khi nó được xuất trình Hối phiếu thể hiện yêu cầu chính thức của người xuấtkhẩu đối với việc trả tiền từ người nhập khẩu Một hối phiếu tạo cho người xuất khẩumột sự bảo vệ ít hơn một L/C vì trong phương pháp thanh toán này ngân hàng không

có trách nhiệm trả tiền thay cho người mua

- Gửi hàng

Theo thoả thuận gửi hàng, người xuất khẩu gửi hàng cho người nhập khẩu trongkhi vẫn giữ quyền sở hữu thực tế đối với số hàng hoá đó Người nhập khẩu có quyềnnhập kho nhưng chưa phải trả tiền hàng hoá cho tới tận khi họ đã bán được hàng hoácho bên thứ ba

- Mở tài khoản

Là nghiệp vụ trong đó người xuất khẩu gửi hàng và trông đợi người mua trảtiền theo các điều khoản đã thoả thuận Người xuất khẩu phụ thuộc hoàn toàn vào khảnằng chi trả, tình trạng tài chính và đạo đức của người mua

2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước.

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự biến động của tỷ giá trong nhữngnăm gần đây và chính sách tỷ giá ở Việt Nam Trong đó có một vài cuốn sách điểnhình như:

Trang 14

- Quản lý ngoại hối và điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam của tác giả LêQuốc Lý, bộ kế hoạch và đầu tư Trong cuốn sách này đề cập tới các vấn đề như: Thịtrường ngoại hối, quản lý ngoại hối, việc điều hành chính sách tỷ giá của Việt Namtrong giai đoạn hiện nay.

- Một số vấn đề về chính sách tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tếViệt Nam của GS TS Lê Văn Tư và TS.Nguyễn Quốc Khánh, nhà xuất bản thống kê.Trong cuốn sách đã trình bày các vấn đề như: Tổng luận về tỷ giá hối đoái trong nềnkinh tế mở, thực trạng về việc hoạch định và thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái chomục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam, những giải pháp chủ yếu cho việc hoàn thiệnchính sách tỷ giá hối đoái trong giai đoạn mới

- Biến động ngoại tệ (đồng USD, EUR) và hoạt động xuất khẩu của PGS.TSNguyễn Thị Quy Đây là một đề tài rất mới nói lên được một cách cụ thể tỷ giá hốiđoái ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam, một mảng rất quan trọngtrong hoạt động ngoại thương mà nhà nước ta đang rất quan tâm và tạo điều kiện đểphát triển

- Tỷ giá hối đoái , chính sách và tác động của nó đối với ngoại thương qua thựctiễn kinh tế một số nước của TS Nguyễn Thị Thư, NXB chính trị quốc gia Trongcuốn sách này đề cập một cách tổng quát tỷ giá hối đoái tác động tới tổng thể nền kinhtế

- Kinh tế ngoại thương của tác giả Phạm Thị Ngọc Khuyên, Phạm Anh Tú,Trường đại học ngoại thương, xuất bản nam 2004 Trong cuốn sách này đề cập đến cácvấn đề cơ bản về phát triển ngoại thương, các công cụ của chính sách ngoại thương, sựtác động của tỷ giá đến các nhân tố chi phí và lợi nhuận, đánh giá lợi nhuận và hiệuquả kinh doanh xuất nhập khẩu

2.4 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu

Tỷ giá hối đoái là phương tiện so sánh về mặt giá trị tương đối giữa các ngoại

tệ và từ đó có tác động to lớn đến hoạt động nhập khẩu của công ty Cụ thể tỷ giá hốiđoái có những tác động sau đây đến hoạt động nhập khẩu:

Thứ nhất, tác động đến giá và lượng hàng nhập khẩu, khi tỷ giá hối đoái tăng

lên, có nghĩa là đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so với đồng nội tệ, trong điều kiệncác nhân tố khác không đổi, sẽ có tác động bất lợi cho nhập khẩu

Trang 15

Trong trường hợp này, tỷ giá hối đoái tăng lên hàng nhập khẩu đắt hơn nên các nhànhập khẩu hạn chế kinh doanh hàng nhập (vì nhà nhà nhập khẩu phải bỏ ra nhiều tiềnhơn để mua ngoại tệ thanh toán cho hàng nhập), gây nên tình trạng khan hiếm nguyênliệu, vật tư, hàng hoá ngoại nhập, làm tăng giá các mặt hàng này, gây khó khăn chocác nhà sản xuất trong nước, nhất là những cơ sở chỉ sử dụng nguyên liệu nhập.

Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm xuống có tác động tích cực tới hoạt độngnhập khẩu, đây thực sự là cơ hội tốt cho các nhà nhập khẩu, vì nhà nhập khẩu phải chi

ít hơn đồng nội tệ để mua ngoại tệ thanh toán cho khách hàng, nhất là nhập khẩunguyên liệu, máy móc để phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước

Thứ hai, tác động đến số lượng nhà cung ứng hàng nhập

Thật vậy trong ngắn hạn, tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ có lợi cho xuất khẩu, vì mộtđồng ngoại tệ thu được sẽ đổi được nhiều nội tệ hơn làm cho doanh thu và lợi nhuậncủa doanh nghiệp xuất khẩu tăng lên tính bằng nội tệ Từ đó kích thích doanh nghiệp

mở rộng xuất khẩu, mở rộng sản xuất, điều này dẫn đến nhu cầu nhập khẩu tăng đốivới các doanh nghiệp ở các quốc gia phải nhập khẩu nguyên vật liệu Vì vậy đối vớiquốc gia này thì cung ứng hàng nhập khẩu tăng Mặt khác trong ngắn hạn do dự trữ vềnguyên vật liệu tạm thời chưa chịu tác động từ việc tăng giá đầu vào nên chi phí sảnxuất tính bằng ngoại tệ giảm giúp doanh nghiệp xuất khẩu hạ giá bán bằng ngoại tệ vìthế doanh nghiệp nhập khẩu không chỉ được hưởng từ nguồn cung ứng tăng lên màcũng sẽ được mua với giá thấp hơn

Trong dài hạn, khi tỷ giá hối đoái tăng lên thì chi phí nhập khẩu tính bằng đồngnội tệ có xu hướng tăng lên làm cho giá bán của hàng xuất khẩu cũng sẽ tăng lên, điềunày có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá Như vậy xét về dài hạn thìviệc phá giá nội tệ ở quốc gia xuất khẩu không hẳn là có lợi cho xuất khẩu Vì vậynguồn cung ứng hàng nhập khẩu của chúng ta sẽ giảm

Ngoài ra còn một số tác động nhỏ khác như:

- Tác động của tỷ giá đến việc thanh toán hàng hóa của nhà nhập khẩu

Để mua hàng hóa từ nước ngoài, doanh nghiệp phải dùng một loại tiền để trảcho nhà xuất khẩu, có thể là đồng tiền nước xuất khẩu hoặc đồng tiền mạnh khác tùytheo sự thoả thuận của các bên Như vậy nếu như tỷ giá tăng lên thì nhà nhập khẩu khimua hàng sẽ bị mất một số tiền bằng đồng nội tệ, còn nhà xuất khẩu sẽ thu về đồng

Trang 16

ngoại tệ, còn khi tỷ giá giảm thì nhà nhập khẩu sẽ được lợi vì phải bỏ ra ít nội tệ hơn

để mua ngoại tệ dùng cho thanh toán hàng nhập Vì vậy sự biến động tỷ giá sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến khoản phải trả của nhà nhập khẩu

- Tác động tới việc thực hiện kế hoạch kinh doanh cũng như hoạch định kếhoạch kinh doanh

Vì nếu tỷ giá ổn định, ít biến động sẽ thuận lợi cho các nhà quản trị trong việclãnh đạo doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã đề ra nhưng khi tỷ giá biến động mạnhthì chi phí cho hoạt động nhập khẩu tăng lên và lợi nhuận sẽ giảm, điều này có thể dẫnđến mục tiêu về doanh thu và chi phí như doanh nghiệp đề ra ban đầu không thể đạtđược Thêm vào đó việc khó dự báo tỷ giá trong tương lai làm cho các nhà quản trịgặp khó khăn trong việc ước tính chi phí phải trả cho nhập khẩu trong tương lai Từ đótác động đến việc lập kế hoach kinh doanh trong dài hạn

Trang 17

Chương 3: Phương Pháp Nghiên Cứu Và Kết Quả Phân Tích Thực Trạng Ảnh Hưởng Của Tỷ Giá Hối Đoái Tới Hoạt Động

Nhập Khẩu Của Công Ty Việt Nam – Woosung

3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

` - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: phát phiếu điều tra và câu hỏi phỏng vấncác chuyên gia Phiếu điều tra được thiết kế dưới hình thức câu hỏi trắc nghiệm nằmtạo sự thuận tiện, nhanh chóng cho người trả lời Mỗi phiếu gồm 7 câu hỏi trắc nghiệmvới các nội dung chủ yếu tập trung vấn đề ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạtđộng nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Tổng số có 10 phiếu được phát ra và thu

về được 7 phiếu trong đó có 5 phiếu hợp lệ Bên cạnh đó tác giả đã thực hiện cuộcphỏng vấn với các chuyên gia diễn ra ngày 20/4 với những vấn đề liên quan tình hìnhnhập khẩu, hoạt động kinh doanh của công ty và những ảnh hưởng của biến động tỷgiá trong nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty và phương hướng hành động để hạnchế những tác động này

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: các dữ liệu thứ cấp được thu thập tạidoanh nghiệp gồm: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, kim ngạch nhập khẩunguyên vật liệu từ năm 2007 – 2009, một số thông tin khác liên quan hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Các sách chuyên ngành về tỷ giá, hoạt động kinh tếquốc tế, tài chính…Các bài báo chuyên ngành và báo điện tử, internet

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: thống kê chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu vàdoanh thu qua các năm tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tỷ lệ lạm phát của ViệtNam và Hoa Kỳ, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây…

- Phương pháp so sánh dữ liệu: so sánh doanh thu và chi phí nhập khẩu nguyênvật liệu trong 3 năm gần đây, so sánh mức độ gia tăng giá nguyên vật liệu tính bằngnội tệ từ năm 2007 – 2009, so sánh chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ thờigian gần đây…

3.2 Đánh giá tổng quan về công ty Việt Nam – Woosung

- Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Trang 18

Công ty Việt Nam – Woosung là công ty liên doanh giữa các đối tác là công ty

cổ phần Thanh Quang và hai đối tác Hàn Quốc là công ty Woosung I&C co ltd vàcông ty Woosung I.B co ltd được thành lập ngày 31/5/2001 theo quyết định số972/1999/QDUB ngày 27/9/1999 do UBND tỉnh Hà Tây cấp

Tổng vốn đầu tư ban đầu của công ty là 600.000 USD, trong đó vốn pháp định

là 400.000 USD trên diện tích 3000m2 tại xã An Thượng – Hoài Đức – Hà Nội Cácsản phẩm sản xuất của công ty gồm có: thuyền thể thao và giải trí, thuyền quân sự vàthuyền công tác, tăng, lều, bạt, áo phao, phao cứu hộ, áo sơ mi, quần áo thông thường,túi và ba lô du lịch cùng các sản phẩm may mặc khác Sau 9 năm hình thành và pháttriển công ty đã đạt được sự tăng trưởng và phát triển vượt bậc, sản lượng liên tục tăngqua các năm cùng với nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm giúpcông ty mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao danh tiếng Cụ thể năm đầu tiên công

ty chỉ sản xuất 563 800 đơn vị sản phẩm nhưng đến nay với sự mở rộng quy mô sảnxuất kinh doanh công ty có thể sản xuất được 1 450 000 đơn vị sản phẩm, xuất khẩucho hơn 60 khách hàng thường xuyên ở 18 nước trên thế giới: Italia, Pháp, Ấn Độ,Australia, Thái Lan, Argentina, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Hàn Quốc… góp phầntăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp nhất định vào ngân sách nhà nước Cùng vớinhững nỗ lực về đổi mới công nghệ, chất liệu sản xuất để nâng cao chất lượng sảnphẩm thì trong một vài năm trở lại đây công ty rất chú trọng đến nguồn nhân lực Minhchứng cho thấy công ty tuyển chọn đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ quản lý giỏi vàthường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, không chỉ vậy mà

cả đội ngũ công nhân cũng được lựa chọn kỹ càng và được các chuyên gia Hàn Quốcđào tạo kỹ năng tay nghề Thêm vào đó sản phẩm sản xuất ra luôn được kiểm tra gắtgao trước khi giao cho bạn hàng, từ đó tạo được niềm tin và uy tín với bạn hàng cácnước Đó chính là yếu tố cốt lõi làm nên sự thành công của Việt Nam – Woosung ngàynay

Trang 19

Bảng 3.1: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty từ 2007 - 2009

Nguồn: phòng kinh doanh công ty Việt Nam - Woosung

- Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty

* Điểm mạnh của công ty

Qua khảo sát, nghiên cứu về công ty nhận thấy công ty có nhưng lợi thế nhấtđịnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Điểm mạnh đầu tiên cần được đề cập đến đó là đội ngũ nhân sự được đào tạobài bản theo hướng chuyên môn hoá cao, giúp công ty nắm giữ năng lực quản lý vàthực hiện tốt công tác R&D cùng với đội ngũ công nhân có tay nghề cao, được các

Hội đồng quản trị

B

an giám đốc

Văn phòng

XN

thu yền

PX m ộc XN

khí

Trang 20

chuyên gia Hàn Quốc đào tạo, giúp công ty hoàn thành tốt khâu sản xuất, đảm bảochất lượng sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh Hơn nữa với lợi thế là giá nhâncông ở Việt Nam tương đối thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới chophép công ty giảm chi phí cấu thành sản phẩm, tạo sự cạnh tranh thực sự về giá cảtrong khi vẫn đảm bảo về chất lượng của sản phẩm Bởi vậy sản phẩm của công tythoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.

* Điểm yếu của công ty

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật đã nêu trên thì công ty còn tồn tại một số điểmyếu cần xem xét

Thứ nhất, trong hoạt động kinh doanh công ty phân định làm 2 lĩnh vực riêngbiệt Mảng thứ nhất là: sản xuất các loại thuyền bơm hơi, các sản phẩm bơm hơi khác,tăng, lều, bạt phục vụ cứu hộ, giao thông, du lịch, giải trí…Mảng thứ hai là: sản xuất

áo sơ mi, thường phục, túi xách, balô du lịch, các sản phẩm ngành may Nhưng nếunhư lĩnh vực thứ nhất công ty rất chú trọng vào cả khâu sản xuất lẫn đưa sản phẩm rathị trường thì ở lĩnh vực thứ hai công ty không có hoặc rất ít chú tâm đến Bởi vậy sau

9 năm hình thành và phát triển lĩnh vực may mặc của công ty vẫn chỉ dừng lại ở mứcgia công chứ chưa thể đưa sản phẩm nào ra thị trường

Điểm yếu thứ hai của công ty cần được đề cập đến đó là sự phụ thuộc quá nhiềuvào nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài Điều này đồng nghĩa rằng công ty đangnằm trong thế bị động về nguyên vật liệu , đánh mất quyền chủ động vào tay nhà cungứng, gây ra những ảnh hưởng lớn đến sự vận hành trơn tru của quá tình sản xuất.Thêm đó sự biến động tỷ giá ngày càng bất lợi cho nhập khẩu khiến lợi nhuận củacông ty bị ảnh hưởng

3.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động của công ty.

3.2.2.1 Nhân tố vĩ mô

- Kinh tế: sự phát triển, hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế nước nhà vớikinh tế thế giới tạo ra sự giao thoa sâu rộng trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa cácnền kinh tế với nhau.Việc nhập khẩu hàng hoá, nguyên vật liệu từ nước khác cũng nhưxuất khẩu hàng hoá sang các nước khác trở nên dễ dàng hơn Điều này cũng đồngnghĩa rằng sự phát triển và mở cửa của nền kinh tế Việt Nam với thế giới giúp chohoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty từ thị trường nước ngoài được diễn

Trang 21

ra nhanh chóng, thuận tiện và thông suốt, thêm vào đó là sự tăng trưởng và phát triểncủa nền kinh tế nâng cao mức thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho ngườidân Bởi vậy, ngày càng có nhiều gia đình và cá nhân tiêu tiền vào lĩnh vực du lịch haynghỉ mát và vì thế cũng có nhiều khu du lịch nghỉ mát được mọc lên dẫn đến nhu cầu

về thuyền du lịch và giải trí…tăng lên

- Chính trị: Một nền chính trị ổn định sẽ làm cho các nhà đầu tư kinh doanhtrong nước cũng như nước ngoài yên tâm hơn và tin tưởng hơn khi đầu tư vào thịtrường Việt Nam.Và càng có nhiều nhà kinh doanh muốn hợp tác làm ăn với các đốitác Việt Nam, càng tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc lựa chọn nhà cungứng

- Pháp luật: Mở cửa thị trường Việt Nam đã và đang nỗ lực cải tạo và hoànthiện hệ thống pháp luật, rút gọn các thủ tục hành chính tạo môi trường kinh doanhhấp dẫn cho các công ty ,doanh nghiệp và cơ hội để họ phát triển công việc kinh doanhcủa mình Đối với công ty việc chính phủ áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi cho cácdoanh nghiệp giúp công ty có được nguồn vốn tốt để khắc phục những khó khăn tronghoạt động nhập khẩu của mình trong thời biến động không ngừng của tỷ giáVNĐ/USD.Cùng với đó là chính sách giảm thuế nhập khẩu hàng hoá giúp doanhnghiệp giảm được khoản tiền lớn chi cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu

Tuy nhiên,bên cạnh một vài chính sách tích cực đó thì việc chính phủ duy trìchính sách tỷ giá yếu giữa VNĐ so với đồng USD tạo ra những bất lợi cho hoạt độngnhập khẩu của công ty Đôi khi có những thời điểm các ngân hàng tạo ra sự khan hiếmUSD giả tạo cũng đã gây ra khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thanh toán tiềnhàng với đối tác

- Điều kiện tự nhiên xã hội: Những biến đổi bất thường của thời tiết trongnhững năm trở lại đây gây ra rất nhiều trận bão lũ kinh hoàng, chính phủ các nước cónhu cầu dự trữ nhiều hơn các loại thuyền ,phao, áo cứu hộ…nhằm phục vụ cho côngtác phòng chống bão lụt dẫn đến sản lượng sản xuất tăng do đó nhu cầu nguyên vậtliệu tăng phục vụ cho quá trình sản xuất

3.2.2.2 Nhân tố vi mô

- Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty

Trang 22

Lượng hàng nhập khẩu của công ty nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào năng lựcsản xuất kinh doanh của công ty Thật vậy, khả năng đáp ứng các đơn hàng của kháchhàng càng cao, uy tín công ty càng lớn, điều này giúp công ty có nhiều đơn hàng hơngia tăng sản xuất do đó nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu tăng Ngược lại năng lựckinh doanh kém thì số lượng các đơn hàng ít không kích thích sản xuất dẫn đến nhucầu nhập khẩu sẽ giảm.

- Chính sách về nhập khẩu của công ty

Ban lãnh đạo công ty sẽ đưa ra những dự đoán về nhu cầu sản phẩm trên thịtrường sự thay đổi của tỷ giá ở những thời điểm nhất định Đánh giá những tác độngcủa chúng để đưa ra quyết sách cho hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty

về việc có nên dự trữ nguyên vật liệu hay không nếu có thì dự trữ bao nhiêu

- Nguồn lực tài chính của công ty

Đây là yếu tố quyết định công ty có đủ khả năng dự trữ nguyên vật liệu với khốilượng lớn hay không, khả năng thanh toán cho đối tác của công ty ra sao, nếu nguồntài chính dồi dào công ty có thể dự trữ cho nguyên vật liệu với khối lượng lớn nếu cầnthiết, nếu không dù có có thể dự báo được những biến động bất lợi xảy ra với hoạtđộng nhập khẩu nguyên vật liệu của mình, công ty cũng không thể dự trữ nguyên vậtliệu vì không có khả năng chi trả cho hàng nhập khẩu và chi phí kho bãi Cũng vậy nếunguồn tài chính công ty tốt công ty có thể chủ động lựa chọn phương thức thanh toánphù hợp nhất, tốt nhất đới với hoạt động nhập khẩu của mình

- Nguồn nhân lực của công ty

Nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực cho phòng nhập khẩu của công ty sẽ ảnhhưởng không nhỏ đến hiệu quả của nhập khẩu Nếu đáp ứng đủ nhân lực có nghiệp vụtốt cho phòng ban này sẽ giúp công ty thực hiện khâu nhập khẩu nguyên vật liệu củamình nhanh chóng hơn, suôn sẻ và thuận lợi tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượnghàng nhập khẩu

Đây cũng chính là lợi thế của công ty Nắm giữ một đội ngũ nhân lực có trình

độ nghiệp vụ ở hầu hết các phòng ban trong đó có cả bộ phận xuất nhập khẩu giúp quátrình này luôn được diễn ra nhanh chóng,dễ dàng tiết kiệm chi phí, thời gian, tiền bạccho công ty bởi hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu là hoạt động cực kì quan trọngđối với sản xuất kinh doanh của công ty

Ngày đăng: 07/04/2015, 08:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w