(tính theo nội tệ) tăng( %)
0,94% 9,8% 7.2%
Nguồn: phòng xuất nhập khẩu công ty Việt Nam - Woosung
Năm 2009, giá của nguyên liệu nhập không chỉ bị tác động mạnh bởi tỷ giá VNĐ/USD mà còn bị tác động mạnh bởi biến động tỷ giá giữa đồng won với đồng đôla vì thị trường nhập khẩu chính của công ty là thị trường Hàn quốc. Những biến động thất thường của hai loại tỷ giá này đã khiến cho giá nguyên vật liệu của công ty tính theo đồng đôla và đồng nội đều tăng.
Biểu đồ 3.5: Tỷ giá USD/VNĐ năm 2009
Nguồn: Financial Global Data và kết quả tính toán của tác giả.
Năm 2009 tỷ giá VNĐ/USD tăng mạnh. Cụ thể trong quí I/2009 tỷ giá VNĐ/USD biến động trong khoảng 17.844 đến xấp xỉ 17.900. Từ tháng 4 cho đến tháng 10, tỷ giá VNĐ/USD tăng nhẹ và ổn định từ mức 17.900 đến 18.400 trong đó đỉnh điểm vào tháng 8 1USD = 18.744 VNĐ. Trong 2 tháng 11 và 12 năm 2009, USD bất ngờ tăng mạnh so với VNĐ, mức đỉnh tiến sát tới ngưỡng 1USD có thể đổi được 20.000 VNĐ trên thị trường tự do còn tỷ giá liên ngân hàng cũng tăng lên mức 18.745VNĐ/USD. Trước sự trượt giá nhanh chóng của VNĐ so với USD trong năm 2009, công ty đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong hoạt động nhập khẩu của mình. Tác động của khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến số lượng đơn đặt hàng của công ty, đơn đặt hàng giảm, sản xuất sẽ giảm dẫn đến nhu cầu nhập khẩu nguyên vật
liệu giảm và tất yếu trị giá hàng nhập giảm nhưng trị giá hàng nhập năm 2009 cao hơn năm 2007 và 2008. Nguyên nhân là do trong thời gian này tại thị trường Hàn Quốc đồng USD mất giá nhiều so với đồng won (do kinh tế Mỹ suy thoái và sức mạnh của đồng USD suy giảm mạnh trên thế giới), nếu như năm 2007 và năm 2008 tỷ giá giữa đồngWON và USD dao động quanh mức 1USD = 1560WON thì năm 2009 1USD = 1160 won, do đó giá nguyên liệu nhập khẩu tính bằng đồng đôla tăng so với 2 năm trước. Năm 2009 trị giá hàng nhập khẩu là 1 645 859$ tăng 121 403 $ so với năm 2008 trong khi khối lượng hàng nhập giảm cộng thêm với sự tăng giá của USD so với đồng nội địa càng khiến giá nhập khẩu của công ty tính theo nội tệ cao hơn nhiều so với những năm trước đó, gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Những tháng giữa và cuối năm thường tập trung nhiều đơn hàng do đó nhu cầu về nguyên vật liệu tăng nhưng trong khoảng thời gian này đồng USD lại liên tục tăng giá thậm chí có thời điểm tỷ giá liên ngân hàng lên sát ngưỡng 18.745 VNĐ/USD, còn trên thị trường tự do 1USD có thể đổi được gần 20.000 VNĐ tuy sau đó có giảm nhưng vẫn dao động xung quanh mức 19.000 VNĐ/USD.Như vậy chỉ làm phép so sánh đơn giản giữa hai tỷ giá đầu năm và cuối năm 2009 cũng thấy rõ trên mỗi 1USD công ty phải gánh chịu thêm mức phí khoảng 1000 đồng ( tính theo tỷ giá liên ngân hàng), khoản gia tăng này nhân với trị giá hàng nhập khẩu năm 2009 là 1 645 859$ thì tính ra công ty mất đi một khoản nội tệ tương đuơng với 1,7 tỷ VNĐ.
Trong những tháng đầu năm 2010, tỷ giá USD liên ngân hàng tiếp tục tăng mạnh và bình ổn xung quanh mức 19.000VNĐ/USD. Đây là mức tỷ giá cao và sẽ tiếp tục làm cho giá nguyên vật liệu nhập khẩu của công ty tăng lên so với năm 2009.
-Biến động tỷ giá ảnh hưởng đến số lượng nhà cung ứng hàng nhập
Các sản phẩm bơm hơi của công ty là hàng đặc chủng chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng và yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất cao. Các nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra sản phẩm chỉ một số nước mới có thể sản xuất, do đó công ty phải nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu từ nước ngoài. Trong đó gần như là công ty nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc. Như đã đề cập ở trên nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm của công ty chỉ một số nước có khả năng sản xuất do đó các nhà cung ứng Hàn Quốc cũng chỉ sản xuất một số chi tiết còn lại phải nhập khẩu từ nước khác như: Pháp, Australia…Năm 2007 và 2008 kinh tế Mỹ suy thoái, đồng đôla bị mất giá so với nhiều
đồng tiền khác ( gồm cả đồng EUR và AUD) làm cho giá nguyên vật liệu từ thị trường Pháp và Úc tăng trong khi đó thời gian này giá trị của đồng won được cho là mạnh so với đồng USD nên lợi nhuận của các nhà cung ứng Hàn Quốc bị giảm đi rất nhiều và do đó số lượng các nhà cung ứng của công ty giảm.
- Biến động tỷ giá còn có những tác động nhỏ tới việc thanh toán hàng hoá của công ty với nhà nhập khẩu.
Có những thời điểm đồng USD tăng giá so với VNĐ, người dân và doanh nghiệp đều muốn găm giữ đồng đôla do lo ngại đồng đôla tiếp tục tăng giá gây ra tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại hối, đẩy các ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng khan hiếm đôla, khiến cho việc thanh toán tiền hàng của công ty cho nhà nhập khẩu gặp khó khăn, vì lúc này các ngân hàng thường kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất ngoại tệ.Tuy nhiên ảnh hưởng này không diễn ra thường xuyên và hậu quả không quá lớn. Biến động tỷ giá VNĐ/USD tăng khiến cho khoản phải trả của doanh nghiệp tính theo đồng nội tệ tăng lên, giảm lợi nhuận công ty.
-Biến động tỷ giá tác động tới việc hoạch định kế hoạch và phương án thực thi trong việc hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá.
Thật vậy, đứng trước tình hình tỷ giá biến động thất thường, công ty rất khó đưa ra dự đoán diễn biến tiếp theo của tỷ giá sẽ tăng hay giảm để đưa ra kế hoạch nhập khẩu và lựa chọn phương án phòng ngừa. Chính điều này khiến cho công ty không dám áp dụng các điều khoản giá linh hoạt vào trong hợp đồng mua bán hay sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối để giảm thiệt hại do biến đông tỷ giá gây ra. Thực tế thấy nếu công ty áp dụng điều khoản giá linh hoạt trong hợp đồng mua bán của mình thì công ty đã chia sẻ rủi ro biến động tỷ giá với phía đối tác.