Những điểm hạn chế trong việc giảm thiểu tác động của biến động tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu của công ty.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ tới hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty liên doanh Việt Nam-Woosung (Trang 33)

Động Nhập Khẩu Của Công Ty 4.1 Các phát hiện qua nghiên cứu của đề tà

4.1.2Những điểm hạn chế trong việc giảm thiểu tác động của biến động tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu của công ty.

giá đối với hoạt động nhập khẩu của công ty.

Thứ nhất, công ty phụ thuộc hoàn toàn vào đồng đôla trong thanh toán tiền hàng cho nhà cung ứng mặc dù nhà cung ứng chính của công ty là Hàn Quốc. Điều này khiến cho hoạt động nhập khẩu của công ty bị ảnh hưởng rất nhiều khi có sự biến động mạnh của USD. Nền kinh tế Mỹ những năm gần đây có nhiều bất ổn kéo theo sự biến động thất thường và rất khó dự đoán của tỷ giá USD với nhiều đồng tiền khác trên thế giới trong đó có cả VNĐ và Won gây ra không ít thiệt hại cho các nhà kinh doanh nói chung và công ty nói riêng. Chỉ sử dụng đồng đôla trong thanh toán khi biến động tỷ giá VNĐ/USD hay tỷ giá Won/USD hoặc một số tỷ giá khác xảy ra gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới giá hàng nhập khẩu, số lượng nhà cung ứng và thậm chí cả việc thanh toán tiền hàng cho đối tác…Hơn nữa đồng đôla chỉ là đồng tiền của nước thứ ba và vậy đối với cả công ty và nhà cung ứng đều cần có quá trình chuyển đổi từ VNĐ sang USD và từ USD chuyển đổi sang Won gây lãng về thời gian và gia tăng chi phí, không có lợi cho cả đôi bên nhất là khi có biến động tỷ giá xảy ra.

Thứ hai, công ty thiếu sự linh hoạt trong việc sử dụng một số điều khoản và công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá chẳng hạn như áp dụng điều khoản giá linh hoạt, điều khoản chia sẻ rủi ro, phòng ngừa thông qua hợp đồng kỳ hạn hay sử dụng quyền chọn…thay vì chỉ đàm phán với nhà cung ứng để nới rộng thời gian thanh toán thì công ty có thể sử dụng các điều khoản và công cụ trên để hạn chế tác động của biến động tỷ giá một cách hiệu quả. Chẳng hạn như năm 2008 khi tỷ giá hối đoái trên thị trường có nhiều biến động mạnh lô hàng nhập khẩu đầu tiên của năm diễn ra vào ngày 13/4 đã chịu những tác động do tỷ giá tăng lên, vậy nếu công ty căn cứ vào dự báo mất giá của VNĐ của các chuyên gia và đàm phán với nhà cung ứng để áp dụng điều

khoản giá linh hoạt vào trong hợp đồng mua bán thì khi tỷ giá VNĐ/USD tăng lên lô hàng nhập sau của công ty sẽ được giảm giá hàng nhập hoặc đợc chia sẻ rủi ro từ nhà xuất khẩu. Hạn chế này xuất phát từ sự yếu kém về nhân lực tài chính công ty. Nếu các phòng ban khác đều được chuyên môn hoá và được đào tạo bài bản thì bộ phận tài chính vẫn chưa được quan tâm đích đáng. Kết quả công ty đã phải chịu những tổn thất trong hoạt động nhập khẩu của mình.

Thứ ba, việc chỉ sử dụng duy nhất một phương thức trong thanh toán và thời gian thanh toán ngắn cũng khiến cho công ty khó có khả năng linh hoạt trong việc sử dụng các giải pháp hạn chế những ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái. Điều này một phần do năng lực lãnh đạo yếu kém của công ty, mặt khác là do công ty đã sử dụng một phương thức thanh toán này từ lâu dẫn đến tâm lý ngại đổi mới. Nếu như công ty có thể đàm phán mở rộng các phương thức thanh toán và ở mỗi thời điểm cụ thể sử dụng các phương thức thanh toán có lợi nhất với một khoảng thời gian thanh toán hợp lý thì chắc chắn công ty có nhiều cơ hội hơn trong việc sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ tới hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty liên doanh Việt Nam-Woosung (Trang 33)