Dự báo tình hình thay đổi của tỷ giá trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ tới hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty liên doanh Việt Nam-Woosung (Trang 34)

Động Nhập Khẩu Của Công Ty 4.1 Các phát hiện qua nghiên cứu của đề tà

4.2.1Dự báo tình hình thay đổi của tỷ giá trong thời gian tớ

Để hạn chế những ảnh hưởng của biến động tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu, công ty cần sử dụng các biện pháp, kỹ thuật nhằm đưa ra những dự báo về thay đổi của tỷ giá qua đó lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất.

Theo nhận định của các chuyên gia tỷ giá VN Đ/ USD trong thời gian tới sẽ tiếp tục biến động mạnh và có xu hướng tăng. Nhận định này được các chuyên gia đưa ra dựa trên một số nhân tố cơ bản của nền kinh tế Việt Nam và thế giới.

Thứ nhất, dựa trên cán cân thanh toán của nước ta trong thời gian gần đây. Qua phân tích tình hình thực tế cho thấy hiện nay nước ta vẫn là một nước nhập siêu, thâm hụt cán cân thương mại liên tục tăng nhanh trong mấy năm trở lại đây, từ 2,8 tỷ USD trong năm 2006 lên 12,45 tỷ USD năm 2007 và 18 tỷ USD trong năm 2008. Tuy năm 2009 thâm hụt có giảm 4,5 tỷ so với năm trước nhưng vẫn ở mức cao.

Bảng 4.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam từ 2007 – 2009 và dự báo 2010 Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Năm 2010 ngân hàng nhà nước dự báo nhập siêu của nước ta sẽ gần với con số của năm 2007 khoảng 12,46 tỷ USD. Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại lớn như hiện nay khiến cho dự trữ ngo hối giảm tương ứng ( khoảng từ 23 tỷ USD cuối năm 2008 xuống còn xấp xỉ 17 tỷ USD vào 12/2009), điều này sẽ khiến cho áp lực giảm giá VNĐ tiếp tục đợc duy trì nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, thu ngoại tệ để giảm bớt thâm hụt cán cân thanh toán.

Thứ hai, nhìn từ góc độ lạm phát ta thấy từ năm 2007 trở lại đây chỉ số lạm phát của nước ta luôn ở mức cao hơn chỉ số lạm phát của Mỹ rất nhiều. Có thể tham khảo bảng số liệu sau. N ăm Chỉ số 2007 2008 2009 2010 Xuất khẩu 48,38 64 56,5 62,54 Nhập khẩu 60,83 82 70 75 Thâm hụt 12,45 18 13,5 12,46

Bảng 4.2: Chỉ số lạm phát ở Việt Nam và Mỹ từ 2007 – 2009, dự báo 2010 Đơn vị: % Năm Nước 2007 2008 2009 2010 Việt Nam 12,7 22 6,88 10 Hoa Kỳ 3,09 4,17 -0,46 2,1 Chênh lệch 9,61 17,8 7,34 7,9

Nguồn: Global Financial Data và ngân hàng nhà nước Việt Nam

Bảng số liệu chỉ số lạm phát của Việt Nam và Hoa Kỳ cho thấy năm 2008 chênh lệch lạm phát giữa hai nước lên đến 17,8%, mức cao nhất trong những năm qua, điều này lý giải tại sao tỷ giá VNĐ/USD của năm 2008 lại có những biến động dữ dội như vậy. Theo các chuyên gia của Việt Nam và Mỹ dự báo năm 2010 tỷ lệ lạm phát của nước ta sẽ ở mức 10% trong khi của Hoa Kỳ là 2,1%. Như vậy, chênh lệch lạm phát giưũa hai nước năm 2010 có thể sẽ là 7,9% cao mức chênh lệch năm 2009. Do đó tỷ giá VNĐ/USD sẽ có xu hướng tăng lên trong thời gian tới nhưng không biến động dữ đội như năm 2008.

Thứ ba, căn cứ trên yếu tố tâm lý của những người tham gia vào thị trường ngoại hối của Việt Nam dễ dàng nhân thấy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta hiện nay đang găm giữ một lượng ngoại tệ lớn do kỳ vọng vào sự tăng giá của đồng đôla so với VNĐ, đồng thời một số lượng không nhỏ các hộ gia đình cũng lo ngại đồng nội tệ sẽ mất giá nên họ có xu hướng mua vàng hay đôla để cất trữ thay vì cất trữ bằng VNĐ nhất là khi các chuyên gia của công ty chứng khoán sài Gòn đưa ra dự báo VNĐ có thể sẽ mất giá 4%. Trong khi đó sắp đến thời điểm cuối năm các doanh nghiệp có nhu cầu vay nhiều đôla để trả nợ. Tất các nhân tố này sẽ gây ra tình trạng căng thẳng cho thị trường ngoại hối, khi cầu USD vượt quá cung tất yếu sẽ đẫn đến sự tăng giá cho đồng đôla.

Một điểm đáng lưu ý trong việc đưa ra dự báo về tỷ giá trong thời gian tới theo các chuyên gia là việc chính phủ giảm lãi xuất VNĐ (tức là VNĐ giảm giá) trong khi Hoa Kỳ có khả năng tăng lãi suất vốn liên bang (đồng đôla tăng giá) sẽ khiến cho tỷ giá VNĐ/USD tăng.

Tóm lại, qua những phân tích dựa trên các số liệu và diễn biến thực tế của nền kinh tế các chuyên gia kinh tế đưa ra dự báo rằng tỷ giá VNĐ/USD sẽ tăng trong thời gian tới. Kết quả dự báo này cho thấy biến động tỷ giá sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của công ty.

4.2.2 Phương hướng hành động để hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu của công ty.

Trước những tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu công ty đề ra một số phuơng hướng hành động để giảm thiểu những tác động tiêu cực đó.

Trước tiên, công ty chủ trương áp dụng một số biện pháp và thoả thuận với nhà cung ứng một số điều khoản trong hợp đồng sao cho có lợi cho cả hai bên, tránh những thiệt hại do biến động tỷ giá gây ra. Chủ trương tiếp theo công ty sẽ giảm tỷ lệ phụ thuộc vào đồng đôla trong thanh toán với nhà xuất khẩu và hướng đi lâu dài công ty tính đến đó là nâng cao tỷ lệ nội đại hoá nguyên vật liệu trong sản xuất, tăng cường tính tự chủ về nguyên vật liệu , thúc đẩy sản xuất và gia tăng xuất khẩu thu ngoại tệ.

Ngoài các phương hướng hành động trên doanh nghiệp cần xem xét xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ tài chính có đủ năng lực, trình độ, hiểu biết về chính sách tỷ giá của nhà nước, có khả năng phân tích các nhân tố đưa ra những dự đoán tỷ giá trong tương lai cho doanh nghiệp và quyết định nên sử dụng giải pháp nào để hạn chế tốt nhất những tác động của tỷ giá.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ tới hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty liên doanh Việt Nam-Woosung (Trang 34)