Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 47 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
47
Dung lượng
296 KB
Nội dung
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc Đề tài: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT KIM HÀ NỘI Tóm lược Lời cảm ơn Mục lục Danh mục bảng biểu Danh mục sơ đồ, hình vẽ Danh mục từ viết tắt Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1.2 Vấn đề nghiên cứu chính của đề tài 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.5 Kết cấu đề tài Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng và quản trị chất lượng 2.1 Chất lượng 2.1.1 Khái niệm về chất lượng 2.1.2 Vai trò của chất lượng trong kinh doanh 2.2 Quản trị chất lượng Nguyễn Thị Ngọc Ánh – 42c1 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc 2.2.1 Khái niệm quản trị chất lượng 2.2.2 Các chức năng của quản trị chất lượng 2.2.3 Nội dung của hoạt động kiểm soát chất lượng theo ISO 9001:2000 2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu sản phẩm 2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài 2.4.1 Xác định các yếu tố nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm 2.4.2 Các quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm 2.4.3 Các phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng sản phẩm của công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội 3.1 Phương pháp nghiên cứu 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 3.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 3.2 Các kết quả phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng sản phẩm của công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội 3.2.1 Khái quát tình hình và những điều kiện đảm bảo chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội 3.2.1.1 Đôi nét giới thiệu về công ty 3.2.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3.2.2 Một số nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chất lượng của công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Ánh – 42c1 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc 3.2.3 Một số kết quả phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội 4.1 Nhận xét chung về thực trạng quản trị chất lượng tại công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội 4.1.1 Những thành công chính 4.1.2 Một số tồn tại 4.1.3 Nguyên nhân cơ bản 4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội 4.3.2 Giải pháp từ phía công ty 4.3.3 Một số giải pháp ở tầm vĩ mô KẾT LUẬN PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Nguyễn Thị Ngọc Ánh – 42c1 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa trở thành tất yếu của mọi nền kinh tế. Xu hướng này sẽ tạo ra những cơ hội to lớn cho các nền kinh tế nói chung và Việt Nam nói riêng mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, có cơ hội tiếp cận và học hỏi với công nghệ và kỹ năng quản lý mới, môi trường kinh doanh trong nước ngày càng được cải thiện, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài… Nhưng bên cạnh những cơ hội lớn do hội nhập sâu rộng mang lại thì vẫn tồn tại những thách thức không nhỏ. Đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 11/7/2006, mở cửa thị trường bán lẻ vào năm 1/1/2009 làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt. Để đứng vững trên thị trường đòi hỏi năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tổ chức phải đủ mạnh. Trong đó năng lực cạnh tranh được thể hiện thông qua lợi thế về năng suất và chất lượng sản phẩm. Chất lượng đang dần trở thành một trong những nhân tố cơ bản quan trọng quyết định sự thành bại của cạnh tranh, của sự tồn tại cũng như uy tín của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung. Trong những năm gần đây, nhìn chung vấn đề quản trị chất lượng của các doanh nghiệp được chú trọng và nâng cao. Sản phẩm sản xuất ra ngày càng tốt hơn về chất lượng, đa dạng về chủng loại, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã và hàng Việt Nam bước đầu chiếm lĩnh được thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận Tuy nhiên công tác quản trị chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa thật sự hiệu quả so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thành lập từ 28/10/1966, công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội được sát nhập từ 3 bộ phận dệt tất của 3 nhà máy đóng trên địa bàn Hà Nội là: Nhà máy dệt kim Đông Xuân, Xí nghiệp 8/5 (nay là công ty dệt 19/5) và Xí nghiệp Cự doanh (nay là công ty Thăng Long). Sản phẩm chủ yếu của công ty là bít tất sợi bông và chun dệt với sản lượng 1 triệu đôi bít tất và 10 triệu m chun/năm. Cùng với mục tiêu phát triển của ngành dệt may nói chung, công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội đang có những nỗ lực lớn trong việc áp dụng những công nghệ mới, dây chuyền máy móc hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nguyễn Thị Ngọc Ánh – 42c1 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc Tuy nhiên qua quá trình điều tra phỏng vấn và tìm hiểu thực tế tại công ty em nhận thấy công tác quản trị chất lượng của công ty chưa thật hiệu quả vẫn còn tồn tại những nhược điểm gây ra sự lãng phí trong chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Do đó để khẳng định vị thế của mình trên thị trường đồng thời phấn đấu để trở thành nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm dệt kim hàng đầu Việt Nam, vấn đề cấp thiết của công ty hiện nay là hoàn thiện công tác quản trị chất lượng. 1.2 Vấn đề nghiên cứu chính của đề tài Khi Việt Nam thâm nhập ngày càng sâu vào thị trường thế giới, tham gia trên một sân chơi rộng khắp toàn cầu, Ngành dệt may trong những năm gần đây đã tận dụng những cơ hội mang lại và phần nào đã chuyển những thách thức thành những kết quả đáng ghi nhận của ngành. Ngành dệt may Việt Nam đã tận dụng được trong việc hấp dẫn các thương nhân và nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư và làm ăn khi được đánh giá là điểm đến ổn định về chính trị, an toàn về xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được do tận dụng được cơ hội cũng như vượt qua được những thách thức do hội nhập mang lại ngành dệt may vẫn còn những hạn chế. Đặc biệt là tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng phải lao đao. Bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để vượt qua và đứng vững trên thị trường? Song song với các chính sách Marketing như: tăng cơ cấu mặt hàng, tăng chi phí đầu tư cho quảng cáo, các chương trình khuyến mại, marketing trực tiếp, củng cố và phát triển cơ cấu tổ chức, phân công công việc tạo cơ chế phối hợp tốt cho các hoạt động marketing … thì vấn đề về Logistics như: cải tiến và nâng cấp nhà xưởng kho bãi, nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các đơn hang như về thủ tục đặt hàng, thời gian và thời hạn giao hàng được rút ngắn … cũng được đẩy mạnh tuy nhiên không nhất thiết phải đặt lên hàng đầu. Thay vào đó vấn đề quản trị chất lượng được quan tâm đặc biệt. Vậy làm thế nào để hoàn thiện công tác quản trị chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng? Nguyễn Thị Ngọc Ánh – 42c1 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc Xuất phát từ thực tế đó, qua đợt thực tập tại công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội, em nhận thấy vấn đề hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty hiện nay là vô cùng cần thiết và đây là lý do em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội”. Để giải quyết vấn đề trên, vấn đề nghiên cứu chính của đề tài là: xem xét, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chất lượng của công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội. Những kết quả và hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng chưa đạt yêu cầu như mong muốn để từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu Dựa vào thực trạng công tác quản trị chất lượng tại công ty cùng với những kiến thức được trang bị sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Thương Mại, trên cơ sở nhận thức tổng hợp em xin đưa ra mục tiêu nghiên cứu cho đề tài tốt nghiệp của mình như sau: • Phân tích thực trạng về công tác quản trị chất lượng tại công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội. • Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội. Qua những phân tích nghiên cứu về những hoạt động quản trị chất lượng trên, từ đó đề tài sẽ đưa ra giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty. Qua đó giúp nhà quản trị của công ty có được cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng công tác quản trị chất lượng tại công ty mình. Đồng thời đưa ra những giải pháp khả thi nhất để nhà quản trị của công ty có thể áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty mình trong thời điểm này để tăng khả năng cạnh tranh, vượt qua được những thách thức từ môi trường kinh doanh khắc nghiệt. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Hoạt động quản trị chất lượng bao trùm mọi lĩnh vực, mọi khâu hoạt dộng và mọi yếu tố (hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất Nguyễn Thị Ngọc Ánh – 42c1 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc lượng). Do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm thực tế cũng như để đảm bảo khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội. 1.5 Kết cấu đề tài Kết cấu luận văn ngoài lời cảm ơn, kết luận và các phụ lục thì kết cấu của luận văn gồm 4 chương sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoàn thiện quản trị chất lượng tại công ty. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng sản phẩm của công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY 2.1 Chất lượng 2.1.1 Khái niệm về chất lượng Khái niệm chất lượng đãcó từ rất lâu và được sử dụng phổ biến và tương đối thông dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Tuy nhiên hiểu như thế nào về chất lượng không phải là một vấn đề đơn giản. Vì chất lượng là một vấn đề rộng và phức tạp, phản ánh một cách tổng hợp các nội dung củakỹ thuật, kinh tế và xã hội. Do tính phức Nguyễn Thị Ngọc Ánh – 42c1 7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc tạp này nên hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Mỗi khái niệm đều có những căn cứ khoa học, thực tiễn khác nhau và có đóng góp nhất định thúc đẩy khoa học quản trị chất lượng không ngừng phát triển và hoàn thiện. Chẳng hạn theo quan điểm của các nhà sản xuất, chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm hay dịch vụ với một tập hợp các yêu cầu hay tiêu chuẩn đã được xác định trước. Theo đó họ cho rằng: “Chất lượng là tổng hợp những tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn các yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện kinh tế, xã hội nhất định.” Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay có rất nhiều khái niệm chất lượng được đưa ra. Theo W. Edwads Deming: “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng” hay “Chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm với yêu cầu của tiêu dùng” là quan điểm của J.M. Juran. Kaoru Isikawa lại cho rằng: “Sản phẩm có chất lượng là sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhưng với chi phí sản xuất thấp nhất”. Một cách chung nhất tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9001: 2000 định nghĩa về chất lượng như sau: “Chất lượng là mức độ của tập hợp các đặc tính đáp ứng các yêu cầu”. Theo đó họ lý giải yêu cầu là những nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc. Và yêu cầu này là của các bên liên quan bao gồm: khách hàng nội bộ, cán bộ nhân viên của các tổ chức, những người cung ứng nguyên vật liệu, pháp luật … Nói tóm lại, mặc dù đứng trên góc độ phương diện khác nhau sẽ có những quan điểm về chất lượng khác nhau nhưng cái chung nhất khi đề cập đến chất lượng mà quan điểm nào cũng nói đến là việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Và yếu tố này có thể được xem như là thước đo lường chất lượng hiệu quả nhất 2.1.2 Vai trò của chất lượng trong kinh doanh Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới như hiện nay bên cạnh những thuận lợi mang lại cho các doanh nghiệp như: khả năng tiếp cận Nguyễn Thị Ngọc Ánh – 42c1 8 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc với khoa học kỹ thuật hiện đại, học tập cách thức quản lý của các doanh nghiệp nước ngoài … thì quá trình này cũng mang lại cho các doanh nghiệp nhiều khó khăn và đặc biệt phải kể đến là môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thêm vào đó xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao nên những đòi hỏi về chất lượng cũng đang tồn tại song song với những đòi hỏi về số lượng. Người tiêu dùng sẵn sang trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng cao hơn. Vì thế, chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Cụ thể: • Chất lượng là một trong những nhân tố hình thành nên đồng thời làm gia tăng thêm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. • Quan tâm đến chất lượng là một trong những phương thức tiếp cận và tìm cách đạt được những thắng lợi trong sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. • Chất lượng là một trong những nhân tố có vai trò quyết định đến thương hiệu của doanh nghiệp. • Chất lượng – mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí. Nâng cao chất lượng góp phần làm giảm một số chi phí lãng phí qua đó nâng cao doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.2 Quản trị chất lượng 2.2.1 Khái niệm quản trị chất lượng Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó cũng không phải là một kết quả ngẫu nhiên. Nó là kết quả tác động của hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó nếu muốn đạt được kết quả mong muốn cần phải kiểm soát các yếu tố này. Và quản trị chất lượng ra đời vì thế. Thực tế hiện nay cũng giống như chất lượng, quản trị chất lượng cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau. Chẳng hạn theo tiêu chuẩn của công nghiệp Nhật Bản – JIS: “Quản Nguyễn Thị Ngọc Ánh – 42c1 9 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc lý chất lượng là hệ thống các phương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm những hàng hóa có chất lượng hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng”. “Quản lý chất lượng là nghiên cứu triển khai, thiết kế, sản xuất và bảo dưỡng một số sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có ích cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng” – là quan điểm của Kaoru Ishikawa – chuyên gia hàng đầu về quản lý chất lượng tại Nhật Bản. A.Faygenbuam – giáo sư Mỹ lại rằng: “Quản lý chất lượng sản phẩm – đó là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả nhất của những bộ phận khác nhau trong một đơn vị kinh tế, chịu trách nhiệm triên khai các thông số chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt được và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và sản xuất một cách kinh tế nhất, thỏa mãn các nhu cầu của thị trường”. Theo Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 8402:1999 cho rằng: “Quản trị chất lượng là một hoạt động có chức năng quản trị chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong hệ thống chất lượng”. Hay theo ISO 9000:2000 “Quản trị chất lượng là các hoạt động phối hợp nhau để điều hành và kiểm soát tổ chức về mặt chất lượng”. Mặc dù tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về QTCL, nhưng nhìn chung các quan điểm đều thống nhất cho rằng: “Quản trị chất lượng chính là hệ thống các công việc nhằm điều phối và kiểm soát mọi hoạt động của một tổ chức về mặt chất lượng”. 2.2.2 Các chức năng của quản trị chất lượng Quản trị chất lượng cũng như mọi hoạt động quản trị khác đều thực hiện một số chức năng cơ bản như: hoạch định, thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh. Nhưng do mục tiêu và đối tượng của quản trị chất lượng có những đặc thừ riêng nên các chức năng của quản trị chất lượng cũng có những đặc điểm riêng như sau: Nguyễn Thị Ngọc Ánh – 42c1 10 [...]... kiểm soát chất lượng sản phẩm của công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội 3.2.1 Khái quát tình hình và những điều kiện đảm bảo chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội 3.2.1.1 Đôi nét giới thiệu về công ty Xí nghiệp Dệt kim Hà Nội được thành lập ngày 28/10/1966 theo quyết định số 2374/QĐ-TCCQ của Uỷ Ban hành chính Hà Nội được sát nhập từ 3 bộ phận dệt tất của 3 nhà máy đóng trên địa bàn Hà Nội: -... xưởng hoàn thiện và tại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật - Phương pháp điều tra phỏng vấn: sử dụng mẫu phiếu điều tra phỏng vấn đối với nhà quản trị, cán bộ công nhân viên công ty nhằm tìm kiếm các thông tin xác thức về công tác quản trị chất lượng của công ty Để thu thập được đầy đủ thông tin cần thiết em đã lấy 20 mẫu phiếu để tìm hiểu về công tác quản trị chất lượng của công ty cổ phần. .. với chất lượng sản phẩm cao hơn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hơn - Năm 1990 – 1997: sản phẩm của công ty liên tục tăng cả về số lượng lẫn chất lượng Để phù hợp với quy mô sản xuất và phát triển của đơn vị UBND TP Hà Nội cho phép đổi tên thành Công ty Dệt kim Hà Nội vào ngày 13/9/1994 12/6/1997 Xí nghiệp mũ Hà Nội sáp nhập vào Công ty Dệt kim Hà Nội - Năm 2005: doanh nghiệp Nhà nước Công ty Dệt. .. DỆT KIM HÀ NỘI 4.1 Nhận xét chung về thực trạng quản trị chất lượng tại công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội 4.1.1 Những thành công chính Với phương châm hoạt động là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, trên cơ sở đó mở rộng thị truờng, gia tăng thị phần và nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội đã từng buớc đạt nhiều thành tựu đáng... thập được là kết quả thực trạng hoạt động quản trị chất lượng tại công ty như sau: 3.2.3.1 Quản trị chất lượng nguyên vật liệu Quản trị chất lượng nguyên vật liệu là thực sự cần thiết vì đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Theo khảo sát điều tra, nguyên liệu sản xuất chính của công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội là sợi, thuốc nhuộm, kim máy dệt, dầu máy; bao bì gồm: túi nilon, thùng... sản phẩm tai công ty Cao Su Sao Vàng” của Nguyễn Hoài Thu sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội/ 2005 Đề tài nghiên cứu về thực trạng quản trị chất lượng sản phẩm và đưa ra một số giải pháp như: hoàn thiện công tác quản trị chất lượng trong quá trình sản xuất, đầu tư thiết bị, tăng cường công nghệ hiện đại Giải pháp quản trị nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm giấy của công ty giấy Tissue... định cao nhất trong công ty cổ phần - Hội đồng quản trị của công ty hiện nay có 5 thành viên Hội đồng quản trị quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hang năm của công ty - Giám đốc công ty là: người điều hành công việc kinh doanh hang ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về thực hiện... phận dệt bít tất của Nhà máy Dệt kim Đông Xuân - Bộ phận dệt bít tất của Xí nghiệp 8/5 (nay là Công ty Dệt 19/5) - Bộ phận dệt kim của Xí nghiệp Cự Doanh (nay là Công ty Thăng Long) Xí nghiệp Dệt kim Hà Nội đặt tại xã Xuân Đỉnh – Từ Liêm Hà Nội với tổng diện tích là 10.875 m² Máy móc tập hợp từ 3 cơ sở trên gồm có: 140 máy dệt bít tất tự động, bán tự động và thủ công; 100 máy dệt chun; một số công. .. cao chất lượng quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh đến năm 2012” của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn/ 2008 “Áp dụng sơ đồ kiểm soát để kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty Cơ khí Trần Hưng Đạo” của Trần Văn Dũng sinh viên Đại học Mở Hà Nội Tuy có rất nhiều đề tài nghiên cứu về quản trị chất lượng nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu để hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại. .. việc quản trị doanh nghiệp, vấn đề định giá cho các sản phẩm được sản xuất ra, hoạch định tài chính cho các chương trình xúc tiến bán, tính doanh thu lợi nhuận Vì thực chất, chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí Nguyễn Thị Ngọc Ánh – 42c1 34 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT KIM HÀ . kim Hà Nội Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội 4.1 Nhận xét chung về thực trạng quản trị chất lượng tại công ty cổ phần Dệt kim. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY 2.1 Chất lượng 2.1.1. công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội. • Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội. Qua những phân tích nghiên cứu về những hoạt động quản trị