Giải pháp từ phía công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội (Trang 38)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 45.693.598.422 47.259.575

4.3.2 Giải pháp từ phía công ty

Kiểm soát tốt quá trình mua nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu đầu vào là nhân tố đặc biệt quan trọng, là yếu tố cơ bản cấu thành nên sản phẩm. Do những đặc tính của sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn vào chất lượng các nguyên vật liệu đưa vào quy trình sản xuất. Nguyên vật liệu tốt đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật cùng với một trình độ nhất định về công nghệ, tay nghề và quản lý là cơ sở để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao. Vấn đề đặt ra là phải tổ chức tốt công tác cung ứng nguyên vật liệu trong mỗi doanh nghiệp một cách hợp lý đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh về số lượng, chất lượng, thời gian và chi phí …

- Công ty cần đánh giá, phân loại nhà cung ứng bằng cách lập sổ theo dõi hàng tháng hoặc quý, ghi rõ thời gian nhập, loại nguyên liệu, số lượng và kết quả đánh giá chất lượng; từ đó lựa chọn nhà cung ứng cho phù hợp.

- Các tiêu chuẩn cần thiết đối với nguyên vật liệu đầu vào cần được xây dựng chi tiết để bảo đảm thống nhất các tiêu chí chung về chất lượng đối với các nhà cung ứng của công ty.

- Bảo đảm đủ nguồn vốn lưu động cần thiết cho hoạt động mua sắm nguyên vật liệu. Cần lập ra kế hoạch mua sắm cụ thể trên cơ sở nghiên cứu và tính toán nhu cầu tiêu

dùng và khả năng sản xuất của nhà máy trong kỳ. Từ đó, ta có thể xác định được mức vốn lưu động sử dụng hiệu quả.

- Thiết lập đội ngũ nhân viên thu mua có trình độ, có kinh nghiệm, trung thực, am hiểu tình hình giá cả của nguyên vật liệu trên thị trường và những yêu cầu của mỗi loại nguyên vật liệu cần mua.

- Cần phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các phòng ban trong công tác cung ứng nguyên vật liệu cụ thể.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên quy trình thu mua, tồn kho nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

Xây dựng kho bảo quản

-Đối với kho nguyên liệu: phải có sơ đồ quy hoạch vị trí cho các nguyên liệu khác nhau, đảm bảo nguyên tắc vào trước ra sau, thuận tiện cho việc xếp dỡ.

-Đối với kho vật tư phụ tùng thay thế:

Vật tư phụ tùng thay thế phải có tên tuổi rõ ràng, phải được bảo quản trong hòm, trên kệ, giá kê.

Đối với các loại hóa chất: phải xác định rõ tên tuổi, nồng độ, thời hạn sử dụng ghi trên nhãn hiệu, thẻ kho.

Đối với các loại vật tư phụ tùng dễ bị biến dạng bởi thời tiết hoặc hóa chất, yêu cầu bảo quản trong điều kiện đặc biệt thì kho phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu bảo quản đó.

-Đối với kho thành phẩm:

Phải có sơ đồ quy hoạch vị trí cho các loại sản phẩm, đảm bảo thuận tiện cho việc xếp dỡ.

Phải có thẻ kho cho từng loại sản phẩm.

Phải có quy định cho việc xếp dỡ, bảo quản sản phẩm, trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy, chữa cháy.

Đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất

kiến thức kỹ năng, quy trình công nghệ, tổ chức quản lý. Bên cạnh nâng cấp dây chuyền sản xuất còn cần đào tạo quy trình vận hành, sử dụng, bảo dưỡng thiết bị cho công nhân nhằm tối đa hoá hiệu suất và kéo dài tuổi thọ máy móc.

Dưới sự tác động mạnh mẽ của thị trường trong và ngoài nước, công ty phải quan tâm, nghiên cứu, tính toán để lựa chọn máy móc, thiết bị, công nghệ phù hợp với công suất, tiêu chuẩn chất lượng và nhu cầu tiêu dùng của thị trường, đảm bảo đầu tư thu hồi vốn nhanh từ quá trình sử dụng sau này. Để có thể thực hiện việc đầu tư này, công ty có thể huy động vốn trên các nguồn khác nhau bằng các biện pháp như: đa dạng hoá nguồn vốn vay, hạn chế các khoản vay ngắn hạn; tận dụng chính sách trả chậm trong những phương thức mua bán và thanh toán; huy động từ nội bộ doanh nghiệp; khai thác và sử dụng triệt để những thiết bị đã có.

Nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ quản lý

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý

Sự thành công hay thất bại trong quá trình sản xuất, kinh doanh nói chung hay bất cứ hoạt động nào của công ty đều do con người quyết định. Đặc biệt các nhà quản trị càng đóng vai trò quan trọng hơn. Bởi vậy để công tác quản trị chất lượng có hiệu quả công ty cần nâng cao nhận thức của các cán bộ phòng kiểm tra chất lượng, quản đốc phân xưởng hay tổ trưởng các tổ về kiểm tra, kiểm soát thông qua việc tăng cường đào tạo cho họ về quản trị chất lượng.

- Cần phải tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty

Các bộ phận có liên quan đến công tác quản trị chất lượng của công ty cần phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp trong mọi hoạt động của mình. Có như vậy thì công tác quản trị chất lượng cũng như những hoạt động khác của công ty mới đạt hiệu quả cao. Nếu các bộ phận hoạt động không có sự gắn kết với nhau thì khi cùng tiến hành một công việc sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn, điều này không những không giúp công việc chung được tiến hành mà nó còn gây cản trở cho việc hoàn thành công việc đó.

Khi các bộ phận trong công ty gắn bó và cùng hỗ trợ cho nhau trong các hoạt động nói chung và việc quản trị chất lượng nói riêng thì sẽ tạo ra không khí cởi mở thân thiện,

cùng hỗ trợ giữa các khâu, các bộ phận phòng ban. Được làm việc trong một môi trường làm việc tốt sẽ kích thích mọi người làm việc tích cực hơn. Đây là cơ sở để hình thành nên một nền văn hóa trong công ty. Mọi hoạt động của công ty đều được thực hiện bởi những con người năng động, tích cực, có ý thức trách nhiệm, có trình độ chuyên môn sẽ là yếu tố nâng cao lợi thế cạnh trạnh của công ty.

- Tăng cường hiệu lực và tác động tích cực của phòng kiểm tra chất lượng

Quản trị chất lượng là một phần quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như thương hiệu của công ty. Vì thế nếu phòng kiểm tra chất lượng của công ty hoạt động tốt có nghĩa là công tác quản trị chất lượng của công ty cũng được đảm bảo.

Do vậy để tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống này thì công ty cũng phải tạo điều kiện cho phòng kiểm tra chất lượng được độc lập tự chủ vấn đề kiểm soát chất lượng từ khâu kiểm tra nguyên liệu đầu vào đến kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và đến thành phẩm. Để cho phòng kiểm tra chất lượng được độc lập hành động thì công ty cũng cần phải đưa ra một bảng phân công công việc cụ thể và thưởng phạt nghiêm minh để nâng cao ý thức của phòng kiểm tra chất lượng.

Thực tế hiện nay phòng kiểm tra chất lượng của công ty còn thiếu và trình độ chuyên môn còn hạn chế. Do sản phẩm được sản xuất qua nhiều công đoạn nên muốn kiểm soát được tất cả các công đoạn đó thì công ty cần bổ sung thêm nhân sự cho phòng kiểm tra chất lượng. Đối với những nhân viên hiện tại trong phòng thì cần được đào tạo thêm để nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng các yêu cầu trong công việc.

Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ của người lao động

Với đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp tương đối cao thì trình độ nhận thức và tay nghề có ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm. Đào tạo và giáo dục là biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng lực lượng lao động này. Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng giúp người lao động thực hiện các chức năng và nhiệm vụ một cách tự giác và thành thạo. Giáo dục là biện pháp tác động về mặt tâm lý, tinh thần nhằm nâng cao ý thức kỷ luật lao động, thái độ làm việc và trách nhiệm trong công việc. Để công tác giáo dục đào tạo có hiệu quả, công ty cần lập kế hoạch đào tạo trên cơ sở đánh giá thực trạng

chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên và yêu cầu của các công việc cụ thể cho từng người, từng bộ phận trong công ty.

Giúp người lao động nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống quản trị chất lượng, thúc đẩy cán bộ công nhân viên phát huy tính sáng tạo trong lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tạo điều kiện cho cán bộ của công ty đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, cập nhật thông tin về các kỹ thuật mới, công nghệ mới. Định kỳ, công ty có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về quản trị chất lượng; tổ chức các ngày làm việc không lỗi, tuần lễ chất lượng; biểu dương, khen thương kịp thời các công nhân, cán bộ có thành tích tốt trong công việc.

Cần nghiên cứu và từng bước sư dụng một số công cụ thống kê

Sử dụng các công cụ thống kê là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện hoạt động quản trị chất lượng hiệu quả. Thực tế cho thấy không một quy trình sản xuất nào có thể đảm bảo các sản phẩm đầu ra là giống nhau và có chất lượng luôn luôn ổn định. Việc sử dụng các công cụ thống kê sẽ giúp các nhà quản trị có căn cứ thực tế và khoa học cho việc ra các quyết định xử lý, cho phép các hoạt động được thực hiện một cách nhất quán đúng mục tiêu đề ra, giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian tìm nguyên nhân …

Đối với công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội đặc trưng là một công ty sản xuất thì biểu đồ Pareto và biểu đồ kiểm soát là những công cụ hỗ trợ hữu hiệu nhất hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị chất lượng của công ty.

- Biểu đồ Pareto xác định kiểu sai sót phổ biến và thứ tự ưu tiên khắc phục vấn đề và kết quả cải tiến.

%

Các loại khuyết tật

- Biểu đồ kiểm soát giúp công ty phân biệt các biến động của quy trình sản xuất trong suốt một chu kỳ thời gian. Từ đó, có thể dự đoán, đánh giá sự ổn định của quá trình, xác định thời điểm cần điều chỉnh.

Điểm vượt giới hạn trên

Giới hạn trên

Giới hạn trung bình

Giới hạn dưới

x % y % z %

Công ty nên bổ sung thêm hệ thống tài liệu

Hệ thống văn bản và biểu mẫu của công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội còn rất sơ sài do vậy cần bổ sung thêm các tài liệu về quản trị chất lượng cho các phòng ban và các phân xưởng sản xuất.

Thực tế cho thấy công ty không có những hướng dẫn công việc cụ thể của các tổ trưởng cho công nhân, không có các báo cáo này nộp lên cho các quản đốc phân xưởng hay giám đốc. Công ty không có các biên bản để ghi chép lại những vấn đề được kiểm tra, kiểm soát tại công ty. Do vậy việc xác định trách nhiệm đối với từng công nhân khi có sự việc không phù hợp xảy ra và đưa biện pháp khắc phục gặp rất nhiều khó khăn.

Trong thời gian tới công ty cần phải có quy định biểu mẫu phân công công việc cụ thể đưa xuống các phân xưởng sản xuất và cho phòng kiểm tra chất lượng. Nó sẽ là công cụ trợ giúp đắc lực cho công tác quản trị chất lượng tại công ty.

Cần bổ sung thêm các công cụ theo dõi và đo lường

Hiện nay các công cụ theo dõi và đo lường của công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội còn rất thô sơ và lạc hậu nên công ty cần đầu tư các dụng cụ kiểm tra cần thiết để đảm bảo tính chính xác của công tác kiểm tra chất lượng qua đó đảm bảo rằng sản phẩm công ty sản xuất ra đạt yêu cầu về chất lượng do khách hàng đưa ra. Từ đó sẽ tạo dựng được uy tín đối với khách hàng và đưa thương hiệu của công ty lên một tầm cao mới.

Trước hết là đầu tư các nguyên liệu cần thiết để kiểm tra xác suất nguyên liệu đầu vào. Đây là công đoạn rất quan trọng đối với chất lượng sản phẩm do các nguyên liệu được sơ chế trực tiếp để tạo ra sản phẩm. Trên thực tế không thể kiểm soát được 100% số sản phẩm và cũng không thể kiểm tra hết tất cả các đặc tính của sản phẩm vì thế công ty phải sử dụng biệ pháp theo dõi và đo lường phù hợp phù hợp với trình độ sản xuất của doanh nghiệp để có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w