1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư phát triển du lịch Bình Định liên kết với vùng Duyên hải miền Trung

81 904 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 453 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH LIÊN KẾT VỚI VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Duy Thục GV. Đào Quyết Thắng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Hà Lớp : Kinh tế Kế hoạch Đầu tư K31 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ Viết Tắt Nguyên chữ QHKHTH Quy hoạch kế hoạch tổng hợp KH–ĐT Kế hoạch đầu tư GDP Tổng sản phẩm quốc dân ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài TNHH Trách nhiệm hữu hạn PTDL Phát triển du lịch SOFOFA Hiệp hội sản xuất công nghiệp UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới CSHT Cơ sở hạ tầng VKTTĐMT Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung VH,TTDL Văn hóa, thể thao và Du lịch UBND Uỷ ban nhân dân KTXH Kinh tế xã hội CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân DN Doanh nghiệp KDDL Kinh doanh du lịch LỜI MỞ ĐẦU Những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành du lịch cả nước, du lịch Bình Định đã có những bước tiến đáng kể. Từ một vùng đất ven biển còn hoang sơ trước đây, đến nay Bình Định đang được biết đến như một địa điểm du lịch có sức hấp dẫn trong nước, có sức thu hút mạnh mẽ du khách trong nước và quốc tế. Việc phát triển du lịch địa phương đã được chính quyền các cấp và các nhà đầu tư quan tâm thúc đẩy. Cùng với nhiều dự án được đăng ký và triển khai, lượng vốn đầu tư vào ngành du lịch Bình Định ngày càng tăng đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng các cơ sở hoạt động du lịch của tỉnh nhà. Thực hiện Nghị quyết số 39NQTW ngày 1682004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Duyên hải Trung Bộ và Quyết định số 1482004QĐTTg ngày 1382004 của Thủ tướng Chính phủ về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định đã triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020, trong đó có bản “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020” xác định quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển và những giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, góp phần thực hiện chiến lược phát triển ngành. Thời gian qua, mặc dù Bình Định đã đạt được những kết quả khả quan trong việc thu hút vốn cho đầu tư phát triển du lịch, thể hiện qua số lượng vốn đầu tư tăng nhanh, các hoạt động xúc tiến đầu tư từng bước được đa dạng hoá, thu hút nhiều thành phần tham gia đầu tư…Song những gì đã đạt được chưa xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh nhà. Từ đó, để đầu tư phát triển du lịch Bình Định không những từ nỗ lực của tỉnh nhà thông qua các vốn đầu tư mà còn phải biết kết hợp với sự phát triển du lịch của các tỉnh lân cận nằm trong vùng Duyên hải miền Trung nhằm đem lại hiệu quả tối ưu cho hoạt động đầu tư vào du lịch. Với mong muốn được tìm hiểu rõ hơn về phát triển du lịch của tỉnh nhà thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy đầu tư cho phát triển du lịch Bình Định trong thời gian tới, cũng như phát triển du lịch của sự liên kết của vùng Duyên hải miền Trung với Bình Định. Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: “Đầu tư phát triển du lịch Bình Định liên kết với vùng Duyên hải miền Trung” để viết bài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mục đích của đề tài là ứng dụng lý luận về đầu tư phát triển và thu hút vốn để phân tích vai trò của các nguồn vốn trong quá trình phát triển du lịch Bình Định cũng như các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung trong thời gian qua, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc, từ đó xác định những giải pháp và kiến nghị cần giải quyết. Đối tượng nghiên cứu là cơ sở lý luận về đầu tư phát triển ngành du lịch, phân tích đánh giá thực trạng đầu tư phát triển du lịch Bình Định với du lịch của vùng Duyên hải miền Trung. Từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển ngành du lịch. Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Bình Định và một số tỉnh lân cận trong vùng Duyên hải miền Trung. Phương pháp nghiên cứu là mô tả, thống kê, so sánh và phân tích, với nguồn số liệu được thu thập từ niên giám thống kê, các báo cáo của các sở ban ngành trong tỉnh và các số liệu được công bố trên các website. Những kết quả nghiên cứu của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao việc thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch của Bình Định nói riêng và các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung, đưa ra một số giải pháp nhằm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng cũng như của tỉnh nhà theo định hướng chung của nước ta. Nội dung bài Chuyên đề gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đầu tư phát triển ngành du lịch Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển du lịch Bình Định với vùng Duyên hải miền Trung Chương 3: Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển du lịch Bình Định gắn với vùng Duyên hải miền Trung trong những năm tới Do thời gian thực tập còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và kỹ năng tích chưa sâu và kỹ năng bản thân còn yếu nên bài Chuyên đề không tránh phải những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy TS. Nguyễn Duy Thục và thầy Đào Quyết Thắng để bài Chuyên đề thực tập này được hoàn thiện tốt hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Duy Thục và thầy Đào Quyết Thắng, chú Nguyễn Thanh Hải –Trưởng phòng QH –KHTH, chú Huỳnh Cao Vân –Chuyên viên chính của Sở KH – ĐT tỉnh Bình Định và các anh chị ở Sở đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài Chuyên đề thực tập này. Sinh viên thự hiện Nguyễn Thị Ngọc Hà CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH 1.1 Ngành du lịch và vai trò của du lịch trong nền kinh tế 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về ngành du lịch 1.1.1.1 Khái niệm du lịch Ngành du lịch hiện đại hình thành trong thế kỉ XIX cùng với sự phát triển của nền văn minh công nghiệp, và từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã trở thành một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh và chắc chắn của kinh tế thế giới. Khái niệm về du lịch cũng có những thay đổi theo sự phát triển của ngành. Nếu xem xét du lịch như là một hiện tượng xã hội, hiện tượng nhân văn làm phong phú thêm nhận thức và cuộc sống con người, Tổ chức thương mại thế giới WTO đã dưa ra định nghĩa: “Du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời hạn không quá một năm liên tục để vui chơi, vì công việc hay vì mục đích khác không liên quan đễn những hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến”. Nếu xem du lịch không chỉ đơn thuần là hiện tượng xã hội mà còn là hoạt động kinh tế, nó được coi là toàn bộ các hoạt động mà mục tiêu là kết hợp hoạt động của các đối tượng tham gia vào quá trình, kết hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn với các dịch vụ, hàng hóa để tạo ra sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách. Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội. Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ. Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình. 1.1.1.2 Đặc điểm của ngành du lịch Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết. Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan...). Đặc điểm của ngành dịch vụ gồm những điều sau đây: Không có giá trị xác định (ví dụ: với một sản phẩm bạn có thể quy định rõ về chất lượng phải nhưng thế nào nhưng phục vụ phải dựa vào đòi hỏi của từng khách hàng) Trao đổi giao dịch dựa rất nhiều vào nhu cầu của khách Không có vật liệu tồn kho (đa số) Đa số có tính cách trao đổi cá nhân Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng chiếm tỉ lệ rất cao và tỉ lệ nhận những đánh giá trực tiếp từ khách hàng cũng rất cao, từ đó đưa ra quyết định thay đổi để phù hợp với đòi hỏi của khách. Không thể theo một cơ chế nhất định mà phải biết ứng biến tùy hoàn cảnh. Đòi hỏi kiến thức của nhân viên cao hơn những ngành sản xuất. Thường là những cơ sở nhỏ để phục vụ đến tận nơi cho khách hàng và thị trường được rộng hơn Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được coi trọng. Ngoài ra còn có một dạng du lịch nữa, đó là du lịch xúc tiến thương mại, vừa đi du lịch vừa kết hợp làm ăn. 1.1.2 Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế Dù ra đời từ năm 1960 nhưng du lịch Việt Nam chỉ thực sự phát triển, đặc biệt trong khoảng 20 năm lại đây. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định với tốc độ trung bình ở mức tương đối cao (khoảng 20%), thị phần du lịch của Việt Nam trong khu vực đã tăng từ 5% năm 1995 lên trên 8% năm 2005, thu nhập từ ngành du lịch tăng lên nhiều lần. Đây là một thành công lớn góp phần giúp du lịch trở thành một trong những ngành có đóng góp lớn vào GDP. Hiệu quả chiều sâu về nhiều mặt của du lịch ngày càng rõ nét. ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hoạt động du lịch đã thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ; mỗi năm, hàng chục lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức dần đi vào nền nếp và lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ bán cho khách, nhân dân có thêm việc làm và thu nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và nhiều hộ dân ở không ít địa phương đã giàu lên nhờ làm du lịch. Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hoá. Tuyên truyền, quảng bá du lịch ở nước ngoài và tại chỗ trong nước đã truyền tải được giá trị văn hoá dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân. Điều quan trọng hơn cả là du lịch đã góp phần phát triển yếu tố con người trong công cuộc đổi mới. Hoạt động du lịch đã tạo ra trên 80 vạn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài; đã thực hiện tốt vai trò ngoại giao nhân dân với chức năng “sứ giả’’ của hoà bình, góp phần hình thành, củng cố môi trường cho nền kinh tế mở, đẩy mạnh phát triển kinh tếxã hội và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới; ký 29 Hiệp định hợp tác du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm và đầu mối giao lưu quốc tế và Hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; đã có quan hệ bạn hàng với trên 1.000 hãng, trong đó có nhiều hãng lớn, của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Du lịch nước ta là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới, của Hiệp hội Du lịch Châu áThái Bình Dương, của Hiệp hội Du lịch Đông Nam á và phát huy được vai trò, khai thác tốt quyền lợi hội viên. Tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và thế giới. Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để phát triển, chủ động gắn kết với du lịch khu vực và thế giới. Tính chủ động hội nhập cũng được thể hiện rõ trong việc thực hiện chủ trương dựa vào lợi thế so sánh (như văn hoá, ẩm thực, nguyên liệu, lao động rẻ...) đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu là kinh doanh ăn uống ở các nước láng giềng, Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ. Từ chỗ chỉ đón khoảng 250.000 lượt khách quốc tế vào năm 1990, đến năm 2009, cả nước đón 3,8 triệu lượt khách quốc tế, 25 triệu lượt khách nội địa với thu nhập từ du lịch đạt khoảng 70 nghìn tỷ đồng, thu hút khoảng 8,8 tỷ USD, chiếm 41% tổng số vốn đăng ký FDI vào Việt Nam.Hiện du lịch đóng góp khoảng 5% GDP của quốc gia. Từ năm 1991 đến năm 2009, lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch tăng gần 20 lần, từ 21.000 người lên 370.000 người và lao động gián tiếp khoảng trên 700.000 người… Trong thời gian tới, du lịch phát triển theo hướng hiện đại, chất lượng, có trọng tâm trọng điểm, xây dựng thương hiệu mạnh; đồng thời khai thác hợp lý nguồn lực, bảo vệ môi trường gắn khai thác các giá trị văn hoá dân tộc; phát triển du lịch cộng đồng xoá đói giảm nghèo. Đến năm 2020, Việt Nam thu hút khoảng 12 triệu lượt khách quốc tế và 45 triệu lượt khách nội địa; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. 1.2 Đặc điểm và nội dung đầu tư phát triển 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm đầu tư phát triển 1.2.1.1 Khái niệm đầu tư phát triển Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc sử dụng vốn trong hiện tại vào các hoạt động nào đó, là việc đánh đổi lợi ích trước mắt lấy lợi ích lâu dài nhằm tạo ra những tài sản mới, năng lực sản xuất mới, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc, thiết bị, tài nguyên. Như vậy, khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cần tính đúng tính đủ các nguồn lực tham gia. Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Trên quan điểm phân công lao động xã hội, có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ. Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia làm hai nhóm chính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận. Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thành: loại được khuyến khích đầu tư, loại không được khuyến khích đầu tư và loại cấm đầu tư. Từ góc độ tài sản, đối tượng đầu tư chia thành: những tài sản vật chất (tài sản thực) và tài sản vô hình. Tài sản vật chất, ở đây, là những tài sản cố định được sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế và tài sản lưu động. Tài sản vô hình như phát minh sáng chế, uy tín, thương hiệu… Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật…) và tài sản vô hình (những phát minh sáng chế, bản quyền…). Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem xét cả trên phương diện chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chủ đầu tư, vai trò quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Thực tế, có những khoản đầu tư tuy không trực tiếp tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tư cho y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo… nhưng lại rất quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống và vì mục tiêu phát triển, do đó, cũng được xem là đầu tư phát triển. Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Trong đó, đầu tư Nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho các thành viên trong xã hội. Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực… 1.2.1.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm chủ yếu sau : Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn. Vốn đầu tư nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm. Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia. Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lao động, giải quyết lao động dôi dư… Thời kỳ đầu tư kéo dài. Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đén khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm. Do vốn nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài. Thời gian này tính từ khi dưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn hoạt động và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy kết quả lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn như các Kim tự tháp Ai Cập, Nhà thờ La Mã ở Rôm, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, ĂngCoVát ở Campuchia… Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội… Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội vùng. Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài… nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu… có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản xuất không đạt công suất thiết kế… 1.2.2 Nội dung của hoạt động đầu tư phát triển Nội dung đầu tư phát triển ở phạm vi doanh nghiệp và phạm vi nền kinh tế có thể khác nhau. Trên góc độ nền kinh tế, đầu tư phát triển phải làm gia tăng tài sản cho nền kinh tế chứ không phải là hiện tượng chu chuyển tài sản giữa các đơn vị. Ví dụ, việc mua bán tài sản cố định giữa các đơn vị, vẫn được xem là hoạt động đầu tư của các đơn vị này, nhưng trên phương diện nền kinh tế, không có đầu tư tăng thêm mà chỉ chuyển quyền sở hữu từ đơn vị này sang đơn vị khác. Thứ nhất: Trên giác độ của nền kinh tế đất nước: Đầu tư tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu. Trong ngắn hạn, đầu tư tác động đến tổng cầu khi tổng cung chưa kịp thay đổi. Khi đầu tư tăng làm cho tổng cầu tăng kéo theo sản lượng cân bằng tăng và giá cả của các yếu tố đầu vào cũng tăng theo. Khi thành quả của đầu tư chưa phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng thêm, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và do đó giá cả sản phẩm giảm. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng lại kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định của nền kinh tế. Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nề kinh tế làm cho môĩ sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Chẳng hạn khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố đầu tư tăng làm cho giá cả các hàng hoá có liên quan tăng (giá chi phí vốn, gía công nghệ, lao động, vật tư) đến một mức nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Lạm phát làm cho sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác khi tăng đầu tư làm cho cầu các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện phát triển nền kinh tế. Khi tăng đầu tư cũng dẫn đến các tác động hai mặt nhưng theo chiều hướng với các tác động trên đây. Vì vậy trong điều hành kinh tế vĩ mô nền kinh tế, các nhà hoạt động chính sách cần thấy hết các tác động hai mặt này để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huy được các tác động tốt, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế: Kết quả nghiên cứu của các nhà đầu tư cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15 – 25 % so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước.Mức tăng trưởng GDP = Vốn đầu tư ICOR. Nếu ICOR không đổi mức tăng trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào mức đầu tư. Tại các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5 – 7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế lao động và sử dụng nhiều công nghệ có giá cao. Còn ở các nước chậm phát triển ICOR thấp từ 2 – 3 do thiếu vốn thừa lao động, sử dụng nhiều lao động để thay thế vốn, sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, các vùnh lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của các chính sách kinh tế nói chung. Đối với các nước đang phát triển, phát triển về bản chất được coi là vấn đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được tỷ lệ tăng thêm sản phẩm quốc nội dự kiến. Tại nhiều nước, đầu tư đóng vai trò như một cái huých ban đầu, tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế (các nước NICS, các nước Đông Nam Á). Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu để có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn (từ 9% – 10%) là tăng cường đầu tư tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông ngư nghiệp do có hạn chế về đất đai và khả năng sinh học , để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5% – 6% là rất khó khăn. Như vậy chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế đất nước. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết các mất cân đối về phát triển giữa các vùng và lãnh thổ, đưa vùng kém phát triển thoát khỏi đói nghèo, phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị...của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển. Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước. Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của đất nước ta hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Việt Nam là một trong số 90 nước kém nhất về công nghệ. Với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển về công nghệ lâu dài, nhanh chóng và vững chắc. Có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu và phát minh ra cônh nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù tự nghiên cứu hay nhập công nghệ từ nước ngoài cũng cần phải có tiền, cần có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư đều là những phương án không khả thi. Thứ hai: Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Chẳng hạn để tạo dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang tồn tại: Sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở này bị hao mòn, hư hỏng. Để duy trì được hoạt động bình thường cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa là phải đầu tư. Đối với các cơ sở vô vị lợi đang tồn tại, để duy trì hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả những hoạt động này đều là những hoạt động đầu tư. Nguồn vốn đầu tư phát triển: gồm có nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài + Nguồn vốn trong nước: Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ sở hoạt động xã hội phúc lợi công cộng vốn đầu tư do ngân sách cấp (tích luỹ qua ngân sách và viện trợ qua ngân sách) vốn viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho cơ sở và vốn tự có của cơ sở ( bản chất cũng tích luỹ từ phần tiền thưà do dân đóng góp không dùng đến).Đối với doanh nghiệp quốc doanh, vốn đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn hơn bao gồm vốn ngân sách (lấy từ phần tích luỹ của ngân sách, vốn khấu hao cơ bản, vốn viện trợ qua ngân sách), vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay, vốn phát hành trái phiếu, vốn góp liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước và các hình thức huy động vốn khác quy định theo điều 11 nghị định 56CP ngày 3101996. Đối với các doanh nghiệp ngoaì quốc doanh vốn đầu tư bao gồm vốn tự có, vốn vay, vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Đối với các công ty cổ phần, ngoài các nguồn vốn trên đây còn bao gồm tiền thu được do phát hành trái phiếu. + Vốn huy động của nước ngoài: bao gồm vốn đầu tư gián tiếp và vốn đầu tư trực tiếp • Vốn đầu tư gián tiếp: là vốn của Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức khác nhau là viện trợ hoàn lại và viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp, kể cả vay dưới hình thức thông thường. Một hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồn tại dưới loại hình ODA – viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển. Vốn đầu tư gián tiếp thường lớn cho nên có tác dụng mạnh và nhanh đối với việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của nước nhận đầu tư. Tuy nhiên tiếp nhận vốn đầu tư gián tiếp thường gắn với sự trả giá về chính trị và tình trạng nợ nần chồng chất nếu không sử dụng có hiệu quả vốn vay và thực hiện nghiêm ngặt chế độ trả vốn vay. Các nước Đông Nam Á và NICS Đông Á đã thực hiện giải pháp vay dài hạn, vay ngắn hạn rất hạn chế và đặc biệt không vay thương mại. Vay dài hạn lãi suất thấp, việc trả nợ không khó khăn vì có thời gian hoạt động đủ để thu hồi vốn. • Vốn đầu tư trực tiếp: là vốn của các doanh nghiệp và cánh ân nước ngoài đầu tư sang nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra. Vốn này thường không đủ lớn để giải quyết dứt điểm từng vấn đề kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư. Tuy nhiên với vốn đầu tư trực tiếp, nước nhận đầu tư không phải lo trả nợ, lại có thể dễ dàng có được công nghệ (do người đầu tư đem vào góp vốn và sử dụng) trong đó có cả công nghệ bị cấm xuất theo con đường ngoại thương vì lý do cạnh trang hay cấm vận các nước nhận đầu tư; học tập được kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc theo lối công nghiệp của nước ngoài, gián tiếp có chỗ đứng trên thị trường thế giới, nhanh chóng được thế giới biết đến thông qua quan hệ làm ăn với các nhà đầu tư. Nước nhận đầu tư phải chia sẻ lợi ích kinh tế do đầu tư đem lại với người đầu tư theo mức độ góp vốn của họ. 1.3 Nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch Từ khi ngành du lịch ra đời và bắt đầu phát triển đến nay thì nguồn vốn đầu tư vào các địa điểm du lịch cũng như các cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành này bao gồm từ nhiều nguồn khác nhau, từ nguồn vốn nươc ngoài, từ ngân sách nhà nước hay các doanh nghiệp tổ chức cá nhân trong và ngoài nước với nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Khai sơ để hình thành nên khu du lịch Nhà nước ta đã đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản chẳng hạn như xây dựng đường sá thuận lợi để từ đó thu hút các nhà đầu tư vào nhằm phát triển hơn. Từ năm 2001 đến nay, Chính phủ đã cấp 4.836 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm tại các địa phương. Các thành phần kinh tế đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Nguồn vốn FDI đầu tư vào các khu du lịch có tiềm năng và mang lại hiệu quả kinh tế cao như vào 2009 có Dự án đầu tư xây dựng vườn bách thú hoang dã Safari và khu nghĩ dưỡng Bình Châu với tổng vốn đầu tư là 500 triệu USD (vốn điều lệ 75 triệu USD), hay vào năm 2010 có Khu du lịch Nam Hội An với tổng số vốn đầu tư là 4 tỷ USD (vốn điều lệ 800 triệu USD)… Về xây dựng cơ sở vật chất và đa dạng sản phẩm du lịch, toàn ngành và các địa phương, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm du lịch, đã phát huy nội lực, huy động vốn từ các thành phần kinh tế để phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Những hoạt động đầu tư từ các nguồn vốn trên, do đó đến năm 2009, cả nước có 789 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 68 doanh nghiệp nhà nước, 250 công ty cổ phần, 12 công ty liên doanh, 455 công ty TNHH và 4 doanh nghiệp tư nhân và hơn 10.000 doanh nghiệp lữ hành nội địa. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cũng không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nếu như năm 1990, cả nước chỉ có 350 cơ sở lưu trú du lịch với 16.700 buồng, thì đến hết năm 2009, cả nước đã có 10.900 cơ sơ lưu trú du lịch với trên 215.000 buồng, trong đó: 3 sao: 184 cơ sở với 13.168 buồng; 4 sao: 95 cơ sở với 11.628 buồng; 5 sao: 35 cơ sở với 8.810 buồng. Ngoài ra còn có khoảng hàng nghìn hộ tư nhân kinh doanh du lịch hoạt động ở hầu hết các địa phương cả nước. 1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển du lịch 1.4.1 Tiềm năng và nguồn lực cho phát triển du lịch Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm năng ấy thể hiện ở các thế mạnh sau: 1.4.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên a. Địa hình Địa hình có ý nghĩa đặc biệt với du lịch. Các dạng địa hình nước ta có tiềm năng lớn về du lịch chủ yếu là địa hình Karst, địa hình bờ biển và địa hình hải đảo Địa hình Karst: Kiểu địa hình này chiếm khoảng 60.000 km2 tập trung chủ yếu ở Việt Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, với các dạng Karst hang động, Karst ngập nước và Karst đồng bằng. Địa hình Karst tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn với hệ thống các hang động, núi đá vôi… Địa hình bờ biển: Bờ biển nước ta dài khoảng 3.260 km với nhiều cảnh quan phong phú, đa dạng, có nhiều bãi tắm đẹp là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghĩ dưỡng và vui chơi giải trí. Các bãi biễn nổi tiếng: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Văn Phong (Nha Trang), Vũng Tàu… Địa hình hải đảo: Nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó nhiều đảo có cảnh quan đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch như Quan Lạn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo(Bà Rịa – Vũng Tàu)… Khó khăn: các dạng địa hình Karst tập trung chủ yếu trong các khu vực cực kỳ khó khăn về điều kiện giao thông, trong các hệ sinh thái nhạy cảm dễ bị phá vỡ. Vì vậy khó khăn lớn nhất trong khai thác các loại hình vào phát triển du lịch chính là việc vừa phát triển mà vẫn đảm bảo sự bền vững của môi trường. b. Khí hậu Khí hậu nhiệt đới gió mùa có sự phân hóa đa dạng theo mùa, theo vĩ tuyến và theo độ cao nên có ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức du lịch. Sự phân hóa của các loại khí hậu đã quy định sự phát triển của các loại hình du lịch, vì vậy nước ta có cả các hình thức du lịch của đới nóng và đới lạnh. Trở ngại chính ảnh hưởng tới du lịch: Nước ta có nhiều bão, lũ lụt vào mùa mưa tàn phá nặng nề các khu vực nó đi qua, đặc biệt là vùng duyên hải miền trung; gió mùa đông bắc vào mùa đông, và một số hiện tượng thời tiết đặc biệt làm ngưng trệ nhiều hoạt động du lịch sinh thái, tham quan. c. Thủy văn Nước trên mặt: Nước trên mặt có giá trị quan trọng không chỉ cung cấp cho nhu cầu của khách du lịch mà còn tạo ra các loại hình du lịch đa dạng: du lịch hồ, du lịch song nước…Có giá trị hơn cả là mạng lưới song ngòi ở đồng bằng song Cửu Long và một vài song khác như sông Hương, sông Hàn, sông Hồng…Hệ thống hồ cũng có giá trị lớn về du lịch, tiêu biểu như hồ Tây (Hà Nội), hồ Hòa Bình (Hòa Bình), hồ Ba Bể (Bắc Cạn), hệ thống hồ ở Đà Lạt (Lâm Đồng)… Nước dưới đất: Nhìn chung ít có giá trị du lịch. Trong đó tài nguyên nước khoáng có giá trị đặc biệt đối với du lịch. Nước khoáng chứa một số thành phần vật chất đặc biệt có tác dụng cho sức khỏe con người và gắn với loại hình du lịch chữa bệnh. Nước ta đã phát hiện được khoảng hơn 400 nguồn nước khoáng tự nhiên, trong đó có nhiều nguồn nước đã được đưa vào khai thác cho mục đích du lịch, tiêu biểu như Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Thanh Hóa, Vũng Tàu… Tuy nhiên nguồn nước của các hệ thống sông suối phân hóa rõ rệt theo mùa đã và đang gây ảnh hưởng to lớn đến các hoạt động du lịch có liên quan mật thiết đến nguồn lợi sông nước. d. Sinh vật Việt Nam nằm ở nơi gặp gỡ giữa các luồng di cư động thực vật, vì thế tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng. Diện tích rừng che phủ ở nước ta khoảng 37%, chủ yếu tập trung ở Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đã thống kê được hơn 800 loài cây gỗ, 332 loài thú, trên 1.000 loài chim và 330 loài bò sát, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Nước ta đã thành lập được 105 khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm 27 vườn quốc gia, 44 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa, lịch sử, môi trường. Tài nguyên sinh vật nước ta ngoài giá trị lớn về môi trường còn có ý nghĩa kinh tế, du lịch to lớn. Khó khăn: Nguồn tài nguyên sinh vật tuy đa dạng và phong phú nhưng đang đứng trước nhiều nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng, nhất là khi các hoạt động du lịch có liên quan trực tiếp đến sinh vật phát triển, nguy cơ này ngày càng được nhân lên. 1.4.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn a. Di tích lịch sử văn hóa Di tích lịch sử văn hóa là tài nguyên quan trọng hàng đầu của du lịch. Cho đến nay cả nước có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó có 2.715 di tích được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng. Đặc biệt đã có những di tích lịch sử văn hóa được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại như cố đô Huế (1993), phố cổ Hội An (1999), thánh địa Mỹ Sơn (1999)…Ngoài ra còn có một số di tích khác đang đề nghị UNESCO công nhận như chùa Hương (Hà Tây), bãi đá cổ Sa Pa (Lào Cai), Hoàng Thành Thăng Long…Các di tích này đã và đang được khai thác nhất định vào phát triển du lịch. b. Lễ hội Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng độc đáo. Chính nhửng nét riêng đó đã làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc dân tộc việt nam.nhiều lễ hội ra đời các ngay nay hàng nghìn năm vẫn được giữ gìn và duy trì .Các lễ hội văn hóa có sức hút vô cùng to lớn đối với du kháh thập phương. Các lễ hội của nước ta chủ yếu tập trung vào các tháng giêng và tháng hai lễ hội đền gióng (Hà Nội), Chùa Hương (Hà Tây), Phủ Giày (Nam Định), Đền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử (Quảng Ninh), Tây Sơn (Bình Định), Hội đâm trâu (Tây Nguyên), Hội chọi trâu (Đồ Sơn)… c. Các dạng tài nguyên du lịch nhân văn khác Nước ta có 54 dân tộc phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam với những phong tục, tập quán độc đáo ,các hoạt động văn hóa –nghệ thuật đa dạng và đặc sắc có sức hút to lớn đối với các các du lịch trong và ngoài nước. Dọc chiều dài đất nước có hàng trăm làng nghề thủ công, những món đặc sản đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra cả nước còn có hàng trăm bảo tàng với nhiều hiện vật và tài liệu lịch sử quý giá đang được lưu trữ. 1.4.1.3 Nguồn nhân lực Năm 1990 toàn Ngành mới có hơn 17.000 lao động trực tiếp, đến nay đã có gần 30 vạn lao động trực tiếp (tăng gần 10 lần so với 30 năm trước, phần đông từ các ngành khác chuyển sang) và trên 70 vạn lao động gián tiếp, phần lớn là ở độ tuổi dưới 30 (60%); phân bổ trên phạm vi cả nước (miền Bắc 40%, miền Trung 10%, miền Nam 50%). Lao động quản lý chiếm tỷ trọng khá cao (25%); lao động phục vụ trực tiếp ở các ngành nghề chuyên sâu chiếm 75%, trong đó lễ tân là 9%, phục vụ buồng là 14,8%, phục vụ ăn uống (bàn, bar) là 15%, nhân viên nấu ăn là 10,6%, nhân viên lữ hành và hướng dẫn viên là 4,9%, nhân viên lái xe, tàu du lịch là 10,6% và 36,5% còn lại là lao động làm các nghề khác. Trong tổng số có 56,86% lao động được đào tạo (0,21% cán bộ đạt trình độ sau đại học; 12,75% đại học và cao đẳng; 25,8% trung cấp và 18,1% sơ cấp (nghề). Có 32% lao động phục vụ trực tiếp biết tiếng Anh; 3,2% biết tiếng Pháp; 3,6% biết tiếng Trung Quốc ở các mức độ khác nhau; các ngoại ngữ khác cũng đã được quan tâm đào tạo, nhưng số lượng người thông thạo không nhiều. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức ngành Du lịch mặc dù với biên chế rất hạn hẹp (cơ quan Tổng cục Du lịch hiện có 104 biên chế; người làm công tác du lịch tại các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bình quân trong toàn quốc khoảng 10 biên chế), đã nỗ lực vượt bậc, hoàn thành được chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở cả tầm chiến lược và tác nghiệp cụ thể. Chủ trương xã hội hóa trong đào tạo du lịch, có sự kết hợp giữa nhà trường, doanh nghiệp, người học để xây dựng đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất và trách nhiệm, đổi mới công nghệ, tăng cường quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh. 1.4.2 Hệ thống pháp luật, các chính sách khuyến khích và xúc tiến đầu tư vào du lịch 1.4.2.1 Hệ thống pháp luật Luật Du lịch được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ bảy, ngày 1462005 đã tạo nền tảng pháp lý quan trọng cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và hoạt động du lịch trong giai đoạn mới, thể hiện quan điểm, chính sách của Ðảng, Nhà nước phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, kích thích đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo… đáp ứng nhu cầu về du lịch trong nước và quốc tế và phục vụ có hiệu quả công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của đất nước. Nghij định đã sửa đổi và bổ sung một số vấn đề như sau: Thứ nhất, Cụ thể hóa một số nội dung được quy định trong Luật Du lịch nhưng chưa được hướng dẫn tại Nghị định số 922007NĐCP Do tình trạng “luật khung” trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay nên Luật Du lịch mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính nguyên tắc, chung chung, làm cơ sở cho việc đề ra những quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, thực tiễn cho thấy Nghị định 922007NĐCP còn thiếu tính toàn diện trong việc hướng dẫn thi hành Luật Du lịch. Nhiều nội dung trong Luật Du lịch chưa được quy định cụ thể, đòi hỏi sớm được bổ sung: Quy định về quản lý điểm du lịch. Quy định cụ thể về ngành, nghề kinh doanh lữ hành. Quy định cụ thể các trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định tại điểm c, d khoản 3 Điều 47 Luật Du lịch. Quy định cụ thể nội dung “giấy tờ liên quan” được quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Du lịch nhằm công khai, minh bạch hóa các thành phần của hồ sơ đề nghị đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Quy định về việc thu, nộp phí, lệ phí. Quy định cụ thể về nội dung hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam. Thứ hai, Sửa đổi những nội dung chưa hợp lý được quy định tại Nghị định 922007NĐCP. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định 922007NĐCP nhằm xác định cụ thể lĩnh vực quảng bá, xúc tiến du lịch của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành, đảm bảo thời gian làm việc của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành trong lĩnh vực lữ hành, tránh tình trạng những người hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong các lĩnh vực không thuộc lĩnh vực lữ hành nhưng vẫn đủ điều kiện được công nhận là người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành. Điều chỉnh lại các mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế đối với từng ngành, nghề kinh doanh lữ hành quốc tế, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch trong trường hợp xảy ra rủi ro hoặc doanh nghiệp vi phạm hợp đồng. Quy định trách nhiệm hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương đối với cơ quan có thẩm quyền trong việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn, cấp và thu hồi giấy chứng nhận thuyết minh viên. Thứ ba, Bổ sung thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và điều chỉnh một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết 692010NQCP, góp phần công khai, minh bạch và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực du lịch. 1.4.2.2 Chính sách khuyến khích đầu tư vào du lịch Để phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chính phủ đã đề ra hệ thống chính sách phát triển du lịch phù hợp bao gồm chính sách dài hạn và chính sách cấp bách và thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, các chương trình, đề án phát triển du lịch. Chính sách đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của đất nước; bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội. a.Chính sách dài hạn Nhóm chính sách khuyến khích du lịch: Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; tăng cường năng lực, ứng dụng công nghệ cao, đơn giản hóa thủ tục xuất, nhập cảnh, miễn thị thực; khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân vào các lĩnh vực, ngành nghề du lịch, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch; ưu đãi đầu tư đối với vùng sâu, vùng xa có tiềm năng du lịch nhưng khả năng tiếp cận hạn chế; khuyến khích phát triển sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù, sản phẩmdịch vụ mang tính chiến lược (casino); hình thành quỹ thời gian nghỉ ngơi khuyến khích du lịch; tăng cường du lịch MICE, du lịch giáo dục, du lịch công đoàn, thanh niên và du lịch bởi nhóm xã hội; chú trọng du lịch cao cấp, điều tiết hợp lý du lịch đại chúng; Nhóm chính sách kiểm soát chất lượng du lịch: nâng cao nhận thức, kiến thức về quản lý chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống kiểm định, công nhận chất lượng; phát triển, tôn vinh thương hiệu, thúc đẩy nhượng quyền thương hiệu; hình thành và tôn vinh hệ thống danh hiệu, nhãn hiệu. Nhóm chính sách tăng cường hợp tác đối tác CôngTư: Cơ chế liên kết giữa đại diện nhà nước với khu vực tư nhân theo mô hình tham gia, đại diện, góp vốn, chuyển giao, BOT, BT; tham gia trong tư vấn hoạch định chính sách (hội đồng tư vấn PTDL); quỹ phát triểnquỹ xúc tiến du lịch; chia sẻ trách nhiệm trong thực hiện chương trình phát triển (xúc tiến, quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực); huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân cho hoạt động chung của vùng, quốc gia; xã hội hoá đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; ưu đãi đối với những dự án đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, hải đảo; nhà nước đảm bảo hạ tầng đến chân các công trình thuộc các khu, điểm du lịch quốc gia; huy động doanh nghiệp đóng góp quỹ xúc tiến du lịch theo tỷ lệ doanh thu hoặc tỷ lệ theo số lượng khách quốc tế. Nhóm chính sách phát triển du lịch bền vững: khuyến khích bằng công cụ tài chính và hỗ trợ đối với các mô hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ sạch, mô hình “3R”; khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án phát triển du lịch có sử dụng nhiều lao động địa phương; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở dịch vụ du lịch; cơ chế tạo lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn phục vụ hoạt động du lịch. Khuyến khích, hỗ trợ các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm xã hội và môi trường. b. Chính sách cấp bách Chính sách đầu tư đầu tư tập trung cho các khu du lịch trọng điểm quốc gia có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế: ưu đãi bằng các công cụ tài chính, thu hút FDI, hỗ trợ trực tiếp của nhà nước về cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm, phân cấp quản lý đối với khu du lịch quốc gia. Chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng vùng, quốc gia có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế: tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm; khuyến khích sản phẩm mới có tính chiến lược; hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch vùng, thương hiệu quốc gia, sản phẩm đặc trưng; liên kết khai thác giá trị văn hóa, sinh thái và những tài nguyên du lịch nổi bật của vùng, quốc gia. Chính sách bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh”; xây dựng nếp sống văn minh du lịch; Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch: Khuyến khích đào tạo và chuyển giao kỹ năng tại chỗ; thu hút chuyên gia, nhân tài, nghệ nhân trong và ngoài nước phục vụ cho đào tạo du lịch; tăng cường chuẩn hóa kỹ năng, chương trình đào tạo; đẩy mạnh thẩm định, công nhận kỹ năng; tạo điều kiện di chuyển, chuyển đổi nghề nghiệp; hình thành mã ngành đào tạo du lịch ở các cấp đào tạo; sử dụng phí dịch vụ vào việc đào tạo và phát triển nhân lực. Chính sách về xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: tăng cường nghiên cứu thị trường, phân đoạn các thị trường mục tiêu; hỗ trợ về tài chính đối với thị trường trọng điểm; liên kết, tập trung nguồn lực trong và ngoài nước cho xúc tiến quảng bá tại thị trường trọng điểm; quảng bá những thương hiệu mạnh theo phân đoạn thị trường trọng điểm; hình thành các kênh quảng bá toàn cầu đối với những thị trường trọng điểm (văn phòng đại điện du lịch, thông tin đại chúng toàn cầu); chiến dịch quảng bá tại các thị trường trọng điểm. Chính sách phát triển du lịch cộng đồng:Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch nông thôn, nông nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng; tăng cường năng lực tham gia của động đồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật; hỗ trợ trang thiết bị cơ bản cho cộng đồng, phát triển mô hình nghỉ tại nhà dân (homestay); tăng cường trách nhiệm kinh tế, chia sẻ lợi ích với cộng đồng; hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng; hỗ trợ chuyển đổi nghề sang làm du lịch ở các vùng nông thôn, ven đô. 1.4.2.3 Hoạt động xúc tiến đầu tư vào du lịch Chính phủ ta thường xuyên tổ chức các hội thảo nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như quảng bá du lịch Việt Nam. Chẳng hạn như: Ngày 9112011, tại thủ đô Santiago, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Chilê, phối hợp với Hiệp hội SOFOFA Chilê tổ chức buổi Hội thảo nhằm quảng bá xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch về Việt Nam, trước thời điểm Hiệp định thương mại tự do (FTA), được ký kết bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Hawaii, Hoa Kỳ vào ngày 11092011. Bên cạnh đó, ở các trung tâm xúc tiến đầu tư của các tỉnh trên toàn quốc cũng thường xuyên tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch ngành mũi nhọn hiện nay của đất nước. 1.4.3 Tốc độ tăng trưởng của du lịch Với mức tăng trưởng 2 con số, Việt Nam và các nước Singapore, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia... nằm trong danh sách 24 nước được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đánh giá có tốc độ tăng trưởng tích cực nhất. Giai đoạn 19902000 có thể khẳ

Trang 1

Quy Nhơn, 03/2012

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

VH,TT&DL Văn hóa, thể thao và Du lịch

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành du lịch cả nước, dulịch Bình Định đã có những bước tiến đáng kể Từ một vùng đất ven biển cònhoang sơ trước đây, đến nay Bình Định đang được biết đến như một địa điểm

du lịch có sức hấp dẫn trong nước, có sức thu hút mạnh mẽ du khách trongnước và quốc tế Việc phát triển du lịch địa phương đã được chính quyền cáccấp và các nhà đầu tư quan tâm thúc đẩy Cùng với nhiều dự án được đăng ký

và triển khai, lượng vốn đầu tư vào ngành du lịch Bình Định ngày càng tăng

đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng các cơ sở hoạt động du lịch của tỉnh nhà

Thực hiện Nghị quyết số 39/NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị

về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Duyên hảiTrung Bộ và Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướngChính phủ về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Uỷ bannhân dân tỉnh Bình Định đã triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, trong đó có bản “Quy hoạch tổng thể phát triển

Du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020” xác định quan điểm, mục tiêu, địnhhướng phát triển và những giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu đưa dulịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, thúc đẩy sự phát triểnkinh tế xã hội của địa phương và làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướnghiện đại, góp phần thực hiện chiến lược phát triển ngành

Thời gian qua, mặc dù Bình Định đã đạt được những kết quả khả quantrong việc thu hút vốn cho đầu tư phát triển du lịch, thể hiện qua số lượng vốnđầu tư tăng nhanh, các hoạt động xúc tiến đầu tư từng bước được đa dạnghoá, thu hút nhiều thành phần tham gia đầu tư…Song những gì đã đạt đượcchưa xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh nhà Từ đó, để đầu tư phát triển dulịch Bình Định không những từ nỗ lực của tỉnh nhà thông qua các vốn đầu tư

Trang 4

mà còn phải biết kết hợp với sự phát triển du lịch của các tỉnh lân cận nằmtrong vùng Duyên hải miền Trung nhằm đem lại hiệu quả tối ưu cho hoạtđộng đầu tư vào du lịch.

Với mong muốn được tìm hiểu rõ hơn về phát triển du lịch của tỉnh nhàthông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất một số giảipháp thúc đẩy đầu tư cho phát triển du lịch Bình Định trong thời gian tới,cũng như phát triển du lịch của sự liên kết của vùng Duyên hải miền Trung

với Bình Định Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: “Đầu tư phát triển du lịch

Bình Định liên kết với vùng Duyên hải miền Trung” để viết bài Chuyên đề

thực tập tốt nghiệp của mình

Mục đích của đề tài là ứng dụng lý luận về đầu tư phát triển và thu hútvốn để phân tích vai trò của các nguồn vốn trong quá trình phát triển du lịchBình Định cũng như các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung trong thời gian qua,đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc, từ đó xácđịnh những giải pháp và kiến nghị cần giải quyết

Đối tượng nghiên cứu là cơ sở lý luận về đầu tư phát triển ngành dulịch, phân tích đánh giá thực trạng đầu tư phát triển du lịch Bình Định với dulịch của vùng Duyên hải miền Trung Từ đó đề xuất một số giải pháp để pháttriển ngành du lịch

Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Bình Định và một số tỉnhlân cận trong vùng Duyên hải miền Trung

Phương pháp nghiên cứu là mô tả, thống kê, so sánh và phân tích, vớinguồn số liệu được thu thập từ niên giám thống kê, các báo cáo của các sởban ngành trong tỉnh và các số liệu được công bố trên các website

Những kết quả nghiên cứu của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao việcthu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch của Bình Định nói riêng và các tỉnhvùng Duyên hải miền Trung, đưa ra một số giải pháp nhằm đưa du lịch thành

Trang 5

ngành kinh tế mũi nhọn của vùng cũng như của tỉnh nhà theo định hướngchung của nước ta.

Nội dung bài Chuyên đề gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đầu tư phát triển ngành du lịch Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển du lịch Bình Định với vùng Duyên hải miền Trung

Chương 3: Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển du lịch Bình Định gắn với vùng Duyên hải miền Trung trong những năm tới

Do thời gian thực tập còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và

kỹ năng tích chưa sâu và kỹ năng bản thân còn yếu nên bài Chuyên đề khôngtránh phải những thiếu sót Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến củathầy TS Nguyễn Duy Thục và thầy Đào Quyết Thắng để bài Chuyên đề thựctập này được hoàn thiện tốt hơn

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy TS Nguyễn Duy Thục vàthầy Đào Quyết Thắng, chú Nguyễn Thanh Hải –Trưởng phòng QH –KHTH,chú Huỳnh Cao Vân –Chuyên viên chính của Sở KH – ĐT tỉnh Bình Định vàcác anh chị ở Sở đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài Chuyên đề thựctập này

Sinh viên thự hiện Nguyễn Thị Ngọc Hà

Trang 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH

DU LỊCH 1.1 Ngành du lịch và vai trò của du lịch trong nền kinh tế

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về ngành du lịch

1.1.1.1 Khái niệm du lịch

Ngành du lịch hiện đại hình thành trong thế kỉ XIX cùng với sự pháttriển của nền văn minh công nghiệp, và từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đãtrở thành một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh và chắc chắncủa kinh tế thế giới Khái niệm về du lịch cũng có những thay đổi theo sựphát triển của ngành Nếu xem xét du lịch như là một hiện tượng xã hội, hiệntượng nhân văn làm phong phú thêm nhận thức và cuộc sống con người, Tổchức thương mại thế giới WTO đã dưa ra định nghĩa: “Du lịch bao gồmnhững hoạt động của những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trúthường xuyên của mình trong thời hạn không quá một năm liên tục để vuichơi, vì công việc hay vì mục đích khác không liên quan đễn những hoạt độngkiếm tiền ở nơi mà họ đến” Nếu xem du lịch không chỉ đơn thuần là hiệntượng xã hội mà còn là hoạt động kinh tế, nó được coi là toàn bộ các hoạtđộng mà mục tiêu là kết hợp hoạt động của các đối tượng tham gia vào quátrình, kết hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn vớicác dịch vụ, hàng hóa để tạo ra sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách.Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hộiphổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triểntrong đó có Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức

về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực)khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cáchhiểu về du lịch khác nhau Đúng như một chuyên gia du lịch nhận định: “Đốivới du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”

Trang 7

Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy dulịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:

- Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội

- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyêncủa các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng củahọ

- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạngnhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầukhác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyêncủa họ

- Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đềuđồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoàbình

1.1.1.2 Đặc điểm của ngành du lịch

Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách dulịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ màkhách chưa biết Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạoviệc làm và tăng thu nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụliên quan )

Đặc điểm của ngành dịch vụ gồm những điều sau đây:

- Không có giá trị xác định (ví dụ: với một sản phẩm bạn có thể quyđịnh rõ về chất lượng phải nhưng thế nào nhưng phục vụ phải dựa vàođòi hỏi của từng khách hàng)

- Trao đổi giao dịch dựa rất nhiều vào nhu cầu của khách

- Không có vật liệu tồn kho (đa số)

- Đa số có tính cách trao đổi cá nhân

Trang 8

- Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng chiếm tỉ lệ rất cao và tỉ lệ nhậnnhững đánh giá trực tiếp từ khách hàng cũng rất cao, từ đó đưa ra quyếtđịnh thay đổi để phù hợp với đòi hỏi của khách.

- Không thể theo một cơ chế nhất định mà phải biết ứng biến tùy hoàncảnh

- Đòi hỏi kiến thức của nhân viên cao hơn những ngành sản xuất

- Thường là những cơ sở nhỏ để phục vụ đến tận nơi cho khách hàng vàthị trường được rộng hơn

Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giớithứ ba Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phảiđược coi trọng Ngoài ra còn có một dạng du lịch nữa, đó là du lịch xúc tiếnthương mại, vừa đi du lịch vừa kết hợp làm ăn

1.1.2 Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế

Dù ra đời từ năm 1960 nhưng du lịch Việt Nam chỉ thực sự phát triển,đặc biệt trong khoảng 20 năm lại đây

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định vớitốc độ trung bình ở mức tương đối cao (khoảng 20%), thị phần du lịch củaViệt Nam trong khu vực đã tăng từ 5% năm 1995 lên trên 8% năm 2005, thunhập từ ngành du lịch tăng lên nhiều lần Đây là một thành công lớn góp phầngiúp du lịch trở thành một trong những ngành có đóng góp lớn vào GDP

Hiệu quả chiều sâu về nhiều mặt của du lịch ngày càng rõ nét ở đâu dulịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹphơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Hoạt động du lịch đã thúc đẩycác ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá vàdịch vụ; mỗi năm, hàng chục lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức dần

đi vào nền nếp và lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục Nhiều làngnghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểmtham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ bán cho khách,

Trang 9

nhân dân có thêm việc làm và thu nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơcấu kinh tế, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và nhiều hộ dân ở không ít địaphương đã giàu lên nhờ làm du lịch Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu

để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơquan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, pháttriển di sản văn hoá Tuyên truyền, quảng bá du lịch ở nước ngoài và tại chỗtrong nước đã truyền tải được giá trị văn hoá dân tộc đến bạn bè quốc tế,khách du lịch và nhân dân

Điều quan trọng hơn cả là du lịch đã góp phần phát triển yếu tố conngười trong công cuộc đổi mới Hoạt động du lịch đã tạo ra trên 80 vạn việclàm trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư, góp phần nâng cao dân trí,đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; mở rộng giao lưu giữa các vùng,miền trong nước và với nước ngoài; đã thực hiện tốt vai trò ngoại giao nhândân với chức năng “sứ giả’’ của hoà bình, góp phần hình thành, củng cố môitrường cho nền kinh tế mở, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội và tranh thủ sựđồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập

du lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt vớicác nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới; ký 29 Hiệp định hợptác du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm vàđầu mối giao lưu quốc tế và Hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; đã

có quan hệ bạn hàng với trên 1.000 hãng, trong đó có nhiều hãng lớn, của hơn

60 nước và vùng lãnh thổ Du lịch nước ta là thành viên của Tổ chức Du lịchthế giới, của Hiệp hội Du lịch Châu á-Thái Bình Dương, của Hiệp hội Du lịchĐông Nam á và phát huy được vai trò, khai thác tốt quyền lợi hội viên Thamgia chủ động hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực, liên khu vực vàthế giới Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồnkhách để phát triển, chủ động gắn kết với du lịch khu vực và thế giới Tính

Trang 10

chủ động hội nhập cũng được thể hiện rõ trong việc thực hiện chủ trương dựavào lợi thế so sánh (như văn hoá, ẩm thực, nguyên liệu, lao động rẻ ) đầu tư

ra nước ngoài, chủ yếu là kinh doanh ăn uống ở các nước láng giềng, NhậtBản, Đức và Hoa Kỳ

Từ chỗ chỉ đón khoảng 250.000 lượt khách quốc tế vào năm 1990, đếnnăm 2009, cả nước đón 3,8 triệu lượt khách quốc tế, 25 triệu lượt khách nộiđịa với thu nhập từ du lịch đạt khoảng 70 nghìn tỷ đồng, thu hút khoảng 8,8 tỷUSD, chiếm 41% tổng số vốn đăng ký FDI vào Việt Nam.Hiện du lịch đónggóp khoảng 5% GDP của quốc gia Từ năm 1991 đến năm 2009, lao độngtrực tiếp trong lĩnh vực du lịch tăng gần 20 lần, từ 21.000 người lên 370.000người và lao động gián tiếp khoảng trên 700.000 người…

Trong thời gian tới, du lịch phát triển theo hướng hiện đại, chất lượng,

có trọng tâm trọng điểm, xây dựng thương hiệu mạnh; đồng thời khai tháchợp lý nguồn lực, bảo vệ môi trường gắn khai thác các giá trị văn hoá dân tộc;phát triển du lịch cộng đồng xoá đói giảm nghèo Đến năm 2020, Việt Namthu hút khoảng 12 triệu lượt khách quốc tế và 45 triệu lượt khách nội địa; đưa

du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước

1.2 Đặc điểm và nội dung đầu tư phát triển

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm đầu tư phát triển

1.2.1.1 Khái niệm đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc sử dụng vốntrong hiện tại vào các hoạt động nào đó, là việc đánh đổi lợi ích trước mắt lấylợi ích lâu dài nhằm tạo ra những tài sản mới, năng lực sản xuất mới, tạo thêmviệc làm và vì mục tiêu phát triển

Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực Theo nghĩa hẹp,nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn Theo nghĩa rộng, nguồnlực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc, thiết bị, tài

Trang 11

nguyên Như vậy, khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quảhoạt động đầu tư phát triển cần tính đúng tính đủ các nguồn lực tham gia.

Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư

bỏ vốn thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Trên quan điểmphân công lao động xã hội, có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theongành và đầu tư theo lãnh thổ Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đốitượng đầu tư chia làm hai nhóm chính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận vàcông trình phi lợi nhuận Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượngđầu tư chia thành: loại được khuyến khích đầu tư, loại không được khuyếnkhích đầu tư và loại cấm đầu tư Từ góc độ tài sản, đối tượng đầu tư chiathành: những tài sản vật chất (tài sản thực) và tài sản vô hình Tài sản vậtchất, ở đây, là những tài sản cố định được sử dụng cho sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp và nền kinh tế và tài sản lưu động Tài sản vô hình như phátminh sáng chế, uy tín, thương hiệu…

Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhàxưởng, thiết bị…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học, kỹthuật…) và tài sản vô hình (những phát minh sáng chế, bản quyền…) Các kếtquả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xãhội Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quảkinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó Kết quả và hiệuquả đầu tư phát triển cần được xem xét cả trên phương diện chủ đầu tư và xãhội, đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích, phát huy vai trò chủ độngsáng tạo của chủ đầu tư, vai trò quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan quản

lý Nhà nước các cấp Thực tế, có những khoản đầu tư tuy không trực tiếp tạo

ra tài sản cố định và tài sản lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưđầu tư cho y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo… nhưng lại rất quan trọng đểnâng cao chất lượng cuộc sống và vì mục tiêu phát triển, do đó, cũng đượcxem là đầu tư phát triển

Trang 12

Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi íchquốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư Trong đó, đầu tư Nhà nước nhằm thúc đẩytăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm vànâng cao đời sống cho các thành viên trong xã hội Đầu tư của doanh nghiệpnhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh và chấtlượng nguồn nhân lực…

1.2.1.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển

Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm chủ yếu sau :

- Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tưthường rất lớn Vốn đầu tư nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thựchiện đầu tư Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn

và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạchđầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến

độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm

- Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự ántrọng điểm quốc gia Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng vàđãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhấtnhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời, hạn chế đếnmức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ranhư việc bố trí lao động, giải quyết lao động dôi dư…

- Thời kỳ đầu tư kéo dài Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện

dự án đén khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động Nhiều công trìnhđầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm Do vốnnằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng caohiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và cácnguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình,quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếuvốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 13

- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài Thời gian này tính từkhi dưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn hoạt động vàđào thải công trình Nhiều thành quả đầu tư phát huy kết quả lâu dài, cóthể tồn tại vĩnh viễn như các Kim tự tháp Ai Cập, Nhà thờ La Mã ởRôm, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, ĂngCoVát ở Cam-pu-chia… Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tácđộng hai mặt, cả tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố tự nhiên, chínhtrị, kinh tế, xã hội…

- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xâydựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do

đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quảđầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hộivùng

- Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳđầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài…nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao Rủi rođầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân chủ quan từphía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạtyêu cầu… có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giábán sản phẩm giảm, công suất sản xuất không đạt công suất thiết kế…

1.2.2 Nội dung của hoạt động đầu tư phát triển

Nội dung đầu tư phát triển ở phạm vi doanh nghiệp và phạm vi nềnkinh tế có thể khác nhau Trên góc độ nền kinh tế, đầu tư phát triển phải làmgia tăng tài sản cho nền kinh tế chứ không phải là hiện tượng chu chuyển tàisản giữa các đơn vị Ví dụ, việc mua bán tài sản cố định giữa các đơn vị, vẫnđược xem là hoạt động đầu tư của các đơn vị này, nhưng trên phương diệnnền kinh tế, không có đầu tư tăng thêm mà chỉ chuyển quyền sở hữu từ đơn vịnày sang đơn vị khác

Trang 14

Thứ nhất: Trên giác độ của nền kinh tế đất nước:

- Đầu tư tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu Trong ngắnhạn, đầu tư tác động đến tổng cầu khi tổng cung chưa kịp thay đổi Khiđầu tư tăng làm cho tổng cầu tăng kéo theo sản lượng cân bằng tăng vàgiá cả của các yếu tố đầu vào cũng tăng theo Khi thành quả của đầu tưchưa phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổngcung đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng thêm, kéo theo sản lượng tiềmnăng tăng và do đó giá cả sản phẩm giảm Sản lượng tăng, giá cả giảmcho phép tăng tiêu dùng Tăng tiêu dùng lại kích thích sản xuất hơnnữa Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triểnkinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sốngcủa mọi thành viên trong xã hội

- Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định của nền kinh tế Sự tác độngkhông đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối vớitổng cung của nề kinh tế làm cho môĩ sự thay đổi của đầu tư, dù là tănghay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu

tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia Chẳng hạn khităng đầu tư, cầu của các yếu tố đầu tư tăng làm cho giá cả các hàng hoá

có liên quan tăng (giá chi phí vốn, gía công nghệ, lao động, vật tư) đếnmột mức nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát Lạm phát làm cho sảnxuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiềnlương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậmlại Mặt khác khi tăng đầu tư làm cho cầu các yếu tố có liên quan tăng,sản xuất các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tìnhtrạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xãhội Tất cả các tác động này tạo điều kiện phát triển nền kinh tế Khităng đầu tư cũng dẫn đến các tác động hai mặt nhưng theo chiều hướngvới các tác động trên đây Vì vậy trong điều hành kinh tế vĩ mô nền

Trang 15

kinh tế, các nhà hoạt động chính sách cần thấy hết các tác động hai mặtnày để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huyđược các tác động tốt, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.

- Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế: Kết quảnghiên cứu của các nhà đầu tư cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ởmức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15 – 25 % so với GDP tuỳthuộc vào ICOR của mỗi nước.Mức tăng trưởng GDP = Vốn đầu tư/ICOR Nếu ICOR không đổi mức tăng trưởng hoàn toàn phụ thuộc vàomức đầu tư Tại các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5 – 7 do thừavốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế lao động và sửdụng nhiều công nghệ có giá cao Còn ở các nước chậm phát triểnICOR thấp từ 2 – 3 do thiếu vốn thừa lao động, sử dụng nhiều lao động

để thay thế vốn, sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ Chỉ tiêu ICORcủa mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ pháttriển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước Kinh nghiệm của cácnước cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế vàhiệu quả đầu tư trong các ngành, các vùnh lãnh thổ cũng như phụ thuộcvào hiệu quả của các chính sách kinh tế nói chung Đối với các nướcđang phát triển, phát triển về bản chất được coi là vấn đề đảm bảo cácnguồn vốn đầu tư đủ để đạt được tỷ lệ tăng thêm sản phẩm quốc nội dựkiến Tại nhiều nước, đầu tư đóng vai trò như một cái huých ban đầu,tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế (các nước NICS, các nước ĐôngNam Á)

- Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Kinh nghiệm của các nướctrên thế giới cho thấy con đường tất yếu để có thể tăng trưởng nhanhtốc độ mong muốn (từ 9% – 10%) là tăng cường đầu tư tạo ra sự pháttriển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ Đối với các ngành nông-ngư nghiệp do có hạn chế về đất đai và khả năng sinh học , để đạt được

Trang 16

tốc độ tăng trưởng từ 5% – 6% là rất khó khăn Như vậy chính sách đầu

tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằmđạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế đất nước

Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết các mất cân đối vềphát triển giữa các vùng và lãnh thổ, đưa vùng kém phát triển thoátkhỏi đói nghèo, phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế,kinh tế, chính trị của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn,làm bàn đạp thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển

- Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đấtnước Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá Đầu tư là điều kiệntiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của đấtnước ta hiện nay Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độcông nghệ của Việt Nam lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khuvực Việt Nam là một trong số 90 nước kém nhất về công nghệ Vớitrình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoácủa Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được mộtchiến lược đầu tư phát triển về công nghệ lâu dài, nhanh chóng và vữngchắc Có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu vàphát minh ra cônh nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài Dù tựnghiên cứu hay nhập công nghệ từ nước ngoài cũng cần phải có tiền,cần có vốn đầu tư Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn vớinguồn vốn đầu tư đều là những phương án không khả thi

Thứ hai: Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ

- Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở Chẳnghạn để tạo dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ

sở nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm vàlắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng

cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong

Trang 17

một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tạo ra Các hoạt độngnày chính là hoạt động đầu tư đối với các cơ sở sản xuất kinh doanhdịch vụ đang tồn tại: Sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất kỹthuật của các cơ sở này bị hao mòn, hư hỏng Để duy trì được hoạtđộng bình thường cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mớicác cơ sở vật chất kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới đểthích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹthuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm cáctrang thiết bị mới thay thế trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa làphải đầu tư.

- Đối với các cơ sở vô vị lợi đang tồn tại, để duy trì hoạt động, ngoài tiếnhành sửa chữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thựchiện các chi phí thường xuyên Tất cả những hoạt động này đều lànhững hoạt động đầu tư

- Nguồn vốn đầu tư phát triển: gồm có nguồn vốn trong nước và nguồnvốn nước ngoài

+ Nguồn vốn trong nước: Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các

cơ sở hoạt động xã hội phúc lợi công cộng vốn đầu tư do ngân sách cấp(tích luỹ qua ngân sách và viện trợ qua ngân sách) vốn viện trợ khônghoàn lại trực tiếp cho cơ sở và vốn tự có của cơ sở ( bản chất cũng tíchluỹ từ phần tiền thưà do dân đóng góp không dùng đến).Đối với doanhnghiệp quốc doanh, vốn đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn hơnbao gồm vốn ngân sách (lấy từ phần tích luỹ của ngân sách, vốn khấuhao cơ bản, vốn viện trợ qua ngân sách), vốn tự có của doanh nghiệp,vốn vay, vốn phát hành trái phiếu, vốn góp liên doanh liên kết với các

tổ chức trong và ngoài nước và các hình thức huy động vốn khác quyđịnh theo điều 11 nghị định 56/CP ngày 3/10/1996 Đối với các doanhnghiệp ngoaì quốc doanh vốn đầu tư bao gồm vốn tự có, vốn vay, vốn

Trang 18

cổ phần, vốn liên doanh liên kết với các tổ chức và cá nhân trong vàngoài nước Đối với các công ty cổ phần, ngoài các nguồn vốn trên đâycòn bao gồm tiền thu được do phát hành trái phiếu.

+ Vốn huy động của nước ngoài: bao gồm vốn đầu tư gián tiếp và vốnđầu tư trực tiếp

 Vốn đầu tư gián tiếp: là vốn của Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các

tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức khác nhau

là viện trợ hoàn lại và viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi vớithời hạn dài và lãi suất thấp, kể cả vay dưới hình thức thông thường.Một hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồn tại dưới loại hìnhODA – viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp pháttriển Vốn đầu tư gián tiếp thường lớn cho nên có tác dụng mạnh vànhanh đối với việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển kinh

tế, xã hội của nước nhận đầu tư Tuy nhiên tiếp nhận vốn đầu tưgián tiếp thường gắn với sự trả giá về chính trị và tình trạng nợ nầnchồng chất nếu không sử dụng có hiệu quả vốn vay và thực hiệnnghiêm ngặt chế độ trả vốn vay Các nước Đông Nam Á và NICSĐông Á đã thực hiện giải pháp vay dài hạn, vay ngắn hạn rất hạnchế và đặc biệt không vay thương mại Vay dài hạn lãi suất thấp,việc trả nợ không khó khăn vì có thời gian hoạt động đủ để thu hồivốn

 Vốn đầu tư trực tiếp: là vốn của các doanh nghiệp và cánh ân nướcngoài đầu tư sang nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham giaquản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra Vốn này thườngkhông đủ lớn để giải quyết dứt điểm từng vấn đề kinh tế xã hội củanước nhận đầu tư Tuy nhiên với vốn đầu tư trực tiếp, nước nhậnđầu tư không phải lo trả nợ, lại có thể dễ dàng có được công nghệ(do người đầu tư đem vào góp vốn và sử dụng) trong đó có cả công

Trang 19

nghệ bị cấm xuất theo con đường ngoại thương vì lý do cạnh tranghay cấm vận các nước nhận đầu tư; học tập được kinh nghiệm quản

lý, tác phong làm việc theo lối công nghiệp của nước ngoài, giántiếp có chỗ đứng trên thị trường thế giới, nhanh chóng được thế giớibiết đến thông qua quan hệ làm ăn với các nhà đầu tư Nước nhậnđầu tư phải chia sẻ lợi ích kinh tế do đầu tư đem lại với người đầu tưtheo mức độ góp vốn của họ

1.3 Nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch

Từ khi ngành du lịch ra đời và bắt đầu phát triển đến nay thì nguồn vốnđầu tư vào các địa điểm du lịch cũng như các cơ sở hạ tầng phục vụ chongành này bao gồm từ nhiều nguồn khác nhau, từ nguồn vốn nươc ngoài, từngân sách nhà nước hay các doanh nghiệp tổ chức cá nhân trong và ngoàinước với nhiều hình thức đầu tư khác nhau

Khai sơ để hình thành nên khu du lịch Nhà nước ta đã đầu tư vào xâydựng cơ sở hạ tầng cơ bản chẳng hạn như xây dựng đường sá thuận lợi để từ

đó thu hút các nhà đầu tư vào nhằm phát triển hơn Từ năm 2001 đến nay,Chính phủ đã cấp 4.836 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các khu dulịch trọng điểm tại các địa phương Các thành phần kinh tế đầu tư hàng nghìn

tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Nguồn vốn FDI đầu tư vào các khu du lịch có tiềm năng và mang lạihiệu quả kinh tế cao như vào 2009 có Dự án đầu tư xây dựng vườn bách thúhoang dã Safari và khu nghĩ dưỡng Bình Châu với tổng vốn đầu tư là 500triệu USD (vốn điều lệ 75 triệu USD), hay vào năm 2010 có Khu du lịch NamHội An với tổng số vốn đầu tư là 4 tỷ USD (vốn điều lệ 800 triệu USD)…

Về xây dựng cơ sở vật chất và đa dạng sản phẩm du lịch, toàn ngành và cácđịa phương, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm du lịch, đã phát huy nội lực,huy động vốn từ các thành phần kinh tế để phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sởvật chất kỹ thuật du lịch

Trang 20

Những hoạt động đầu tư từ các nguồn vốn trên, do đó đến năm 2009, cảnước có 789 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 68 doanh nghiệp nhànước, 250 công ty cổ phần, 12 công ty liên doanh, 455 công ty TNHH và 4doanh nghiệp tư nhân và hơn 10.000 doanh nghiệp lữ hành nội địa Hệ thống

cơ sở lưu trú du lịch cũng không ngừng phát triển cả về số lượng và chấtlượng Nếu như năm 1990, cả nước chỉ có 350 cơ sở lưu trú du lịch với16.700 buồng, thì đến hết năm 2009, cả nước đã có 10.900 cơ sơ lưu trú dulịch với trên 215.000 buồng, trong đó: 3 sao: 184 cơ sở với 13.168 buồng; 4sao: 95 cơ sở với 11.628 buồng; 5 sao: 35 cơ sở với 8.810 buồng

Ngoài ra còn có khoảng hàng nghìn hộ tư nhân kinh doanh du lịch hoạtđộng ở hầu hết các địa phương cả nước

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển du lịch

1.4.1 Tiềm năng và nguồn lực cho phát triển du lịch

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú,tiềm năng ấy thể hiện ở các thế mạnh sau:

1.4.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

a Địa hình

Địa hình có ý nghĩa đặc biệt với du lịch Các dạng địa hình nước ta cótiềm năng lớn về du lịch chủ yếu là địa hình Karst, địa hình bờ biển và địahình hải đảo

- Địa hình Karst: Kiểu địa hình này chiếm khoảng 60.000 km2 tập trungchủ yếu ở Việt Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, với các dạngKarst hang động, Karst ngập nước và Karst đồng bằng Địa hình Karsttạo nên những điểm du lịch hấp dẫn với hệ thống các hang động, núi đávôi…

- Địa hình bờ biển: Bờ biển nước ta dài khoảng 3.260 km với nhiều cảnhquan phong phú, đa dạng, có nhiều bãi tắm đẹp là một tiềm năng rất cógiá trị cho du lịch biển, nghĩ dưỡng và vui chơi giải trí Các bãi biễn nổi

Trang 21

tiếng: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn(Thanh Hóa), Văn Phong (Nha Trang), Vũng Tàu…

- Địa hình hải đảo: Nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đónhiều đảo có cảnh quan đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịchnhư Quan Lạn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo(BàRịa – Vũng Tàu)…

Khó khăn: các dạng địa hình Karst tập trung chủ yếu trong các khu vựccực kỳ khó khăn về điều kiện giao thông, trong các hệ sinh thái nhạy cảm dễ

bị phá vỡ Vì vậy khó khăn lớn nhất trong khai thác các loại hình vào pháttriển du lịch chính là việc vừa phát triển mà vẫn đảm bảo sự bền vững củamôi trường

b Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có sự phân hóa đa dạng theo mùa, theo vĩtuyến và theo độ cao nên có ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức du lịch Sự phânhóa của các loại khí hậu đã quy định sự phát triển của các loại hình du lịch, vìvậy nước ta có cả các hình thức du lịch của đới nóng và đới lạnh

Trở ngại chính ảnh hưởng tới du lịch: Nước ta có nhiều bão, lũ lụt vàomùa mưa tàn phá nặng nề các khu vực nó đi qua, đặc biệt là vùng duyên hảimiền trung; gió mùa đông bắc vào mùa đông, và một số hiện tượng thời tiếtđặc biệt làm ngưng trệ nhiều hoạt động du lịch sinh thái, tham quan

c Thủy văn

Nước trên mặt: Nước trên mặt có giá trị quan trọng không chỉ cung cấpcho nhu cầu của khách du lịch mà còn tạo ra các loại hình du lịch đa dạng: dulịch hồ, du lịch song nước…Có giá trị hơn cả là mạng lưới song ngòi ở đồngbằng song Cửu Long và một vài song khác như sông Hương, sông Hàn, sôngHồng…Hệ thống hồ cũng có giá trị lớn về du lịch, tiêu biểu như hồ Tây (HàNội), hồ Hòa Bình (Hòa Bình), hồ Ba Bể (Bắc Cạn), hệ thống hồ ở Đà Lạt(Lâm Đồng)…

Trang 22

Nước dưới đất: Nhìn chung ít có giá trị du lịch Trong đó tài nguyênnước khoáng có giá trị đặc biệt đối với du lịch Nước khoáng chứa một sốthành phần vật chất đặc biệt có tác dụng cho sức khỏe con người và gắn vớiloại hình du lịch chữa bệnh Nước ta đã phát hiện được khoảng hơn 400nguồn nước khoáng tự nhiên, trong đó có nhiều nguồn nước đã được đưa vàokhai thác cho mục đích du lịch, tiêu biểu như Kim Bôi (Hòa Bình), QuangHanh (Quảng Ninh), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Thanh Hóa, Vũng Tàu…

Tuy nhiên nguồn nước của các hệ thống sông suối phân hóa rõ rệt theomùa đã và đang gây ảnh hưởng to lớn đến các hoạt động du lịch có liên quanmật thiết đến nguồn lợi sông nước

d Sinh vật

Việt Nam nằm ở nơi gặp gỡ giữa các luồng di cư động thực vật, vì thếtài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng Diện tích rừng che phủ ở nước

ta khoảng 37%, chủ yếu tập trung ở Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ

và Tây Nguyên Đã thống kê được hơn 800 loài cây gỗ, 332 loài thú, trên1.000 loài chim và 330 loài bò sát, trong đó có nhiều loài quý hiếm Nước ta

đã thành lập được 105 khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm 27 vườn quốc gia, 44khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa, lịch sử, môi trường Tàinguyên sinh vật nước ta ngoài giá trị lớn về môi trường còn có ý nghĩa kinh

tế, du lịch to lớn

Khó khăn: Nguồn tài nguyên sinh vật tuy đa dạng và phong phú nhưngđang đứng trước nhiều nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng, nhất làkhi các hoạt động du lịch có liên quan trực tiếp đến sinh vật phát triển, nguy

cơ này ngày càng được nhân lên

1.4.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

a Di tích lịch sử - văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là tài nguyên quan trọng hàng đầu của du lịch.Cho đến nay cả nước có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó có 2.715 di

Trang 23

tích được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Đặc biệt đã có những di tích lịch

sử - văn hóa được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại như cố đô Huế(1993), phố cổ Hội An (1999), thánh địa Mỹ Sơn (1999)…Ngoài ra còn cómột số di tích khác đang đề nghị UNESCO công nhận như chùa Hương (HàTây), bãi đá cổ Sa Pa (Lào Cai), Hoàng Thành Thăng Long…Các di tích này

đã và đang được khai thác nhất định vào phát triển du lịch

b Lễ hội

Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng độc đáo Chínhnhửng nét riêng đó đã làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc dân tộc việtnam.nhiều lễ hội ra đời các ngay nay hàng nghìn năm vẫn được giữ gìn vàduy trì Các lễ hội văn hóa có sức hút vô cùng to lớn đối với du kháh thậpphương

Các lễ hội của nước ta chủ yếu tập trung vào các tháng giêng và thánghai lễ hội đền gióng (Hà Nội), Chùa Hương (Hà Tây), Phủ Giày (Nam Định),Đền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử (Quảng Ninh), Tây Sơn (Bình Định), Hội đâmtrâu (Tây Nguyên), Hội chọi trâu (Đồ Sơn)…

c Các dạng tài nguyên du lịch nhân văn khác

Nước ta có 54 dân tộc phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam với nhữngphong tục, tập quán độc đáo ,các hoạt động văn hóa –nghệ thuật đa dạng vàđặc sắc có sức hút to lớn đối với các các du lịch trong và ngoài nước

Dọc chiều dài đất nước có hàng trăm làng nghề thủ công, những mónđặc sản đậm đà bản sắc dân tộc Ngoài ra cả nước còn có hàng trăm bảo tàngvới nhiều hiện vật và tài liệu lịch sử quý giá đang được lưu trữ

1.4.1.3 Nguồn nhân lực

Năm 1990 toàn Ngành mới có hơn 17.000 lao động trực tiếp, đến nay

đã có gần 30 vạn lao động trực tiếp (tăng gần 10 lần so với 30 năm trước,phần đông từ các ngành khác chuyển sang) và trên 70 vạn lao động gián tiếp,phần lớn là ở độ tuổi dưới 30 (60%); phân bổ trên phạm vi cả nước (miền Bắc

Trang 24

40%, miền Trung 10%, miền Nam 50%) Lao động quản lý chiếm tỷ trọngkhá cao (25%); lao động phục vụ trực tiếp ở các ngành nghề chuyên sâuchiếm 75%, trong đó lễ tân là 9%, phục vụ buồng là 14,8%, phục vụ ăn uống(bàn, bar) là 15%, nhân viên nấu ăn là 10,6%, nhân viên lữ hành và hướngdẫn viên là 4,9%, nhân viên lái xe, tàu du lịch là 10,6% và 36,5% còn lại làlao động làm các nghề khác Trong tổng số có 56,86% lao động được đào tạo(0,21% cán bộ đạt trình độ sau đại học; 12,75% đại học và cao đẳng; 25,8%trung cấp và 18,1% sơ cấp (nghề) Có 32% lao động phục vụ trực tiếp biếttiếng Anh; 3,2% biết tiếng Pháp; 3,6% biết tiếng Trung Quốc ở các mức độkhác nhau; các ngoại ngữ khác cũng đã được quan tâm đào tạo, nhưng sốlượng người thông thạo không nhiều Đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chứcngành Du lịch mặc dù với biên chế rất hạn hẹp (cơ quan Tổng cục Du lịchhiện có 104 biên chế; người làm công tác du lịch tại các Sở Văn hóa, Thể thao

và Du lịch bình quân trong toàn quốc khoảng 10 biên chế), đã nỗ lực vượtbậc, hoàn thành được chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở cả tầm chiếnlược và tác nghiệp cụ thể Chủ trương xã hội hóa trong đào tạo du lịch, có sựkết hợp giữa nhà trường, doanh nghiệp, người học để xây dựng đội ngũ laođộng chuyên nghiệp, có kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất và trách nhiệm, đổimới công nghệ, tăng cường quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh

1.4.2 Hệ thống pháp luật, các chính sách khuyến khích và xúc tiến đầu tư vào du lịch

Trang 25

phục vụ có hiệu quả công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước Nghijđịnh đã sửa đổi và bổ sung một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, Cụ thể hóa một số nội dung được quy định trong Luật Dulịch nhưng chưa được hướng dẫn tại Nghị định số 92/2007/NĐ-CP

Do tình trạng “luật khung” trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay nênLuật Du lịch mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính nguyên tắc, chungchung, làm cơ sở cho việc đề ra những quy định cụ thể trong các văn bảnhướng dẫn

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, thực tiễn cho thấy Nghị định92/2007/NĐ-CP còn thiếu tính toàn diện trong việc hướng dẫn thi hành Luật

Du lịch Nhiều nội dung trong Luật Du lịch chưa được quy định cụ thể, đòihỏi sớm được bổ sung:

- Quy định về quản lý điểm du lịch

- Quy định cụ thể về ngành, nghề kinh doanh lữ hành

- Quy định cụ thể các trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hànhquốc tế được quy định tại điểm c, d khoản 3 Điều 47 Luật Du lịch

- Quy định cụ thể nội dung “giấy tờ liên quan” được quy định tại khoản

2 Điều 49 Luật Du lịch nhằm công khai, minh bạch hóa các thành phầncủa hồ sơ đề nghị đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

- Quy định về việc thu, nộp phí, lệ phí

- Quy định cụ thể về nội dung hoạt động của văn phòng đại diện củadoanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam

Thứ hai, Sửa đổi những nội dung chưa hợp lý được quy định tại Nghịđịnh 92/2007/NĐ-CP Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định92/2007/NĐ-CP nhằm xác định cụ thể lĩnh vực quảng bá, xúc tiến du lịch củangười điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành, đảm bảo thời gian làm việccủa người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành trong lĩnh vực lữ hành,tránh tình trạng những người hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong các

Trang 26

lĩnh vực không thuộc lĩnh vực lữ hành nhưng vẫn đủ điều kiện được côngnhận là người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành Điều chỉnh lại cácmức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế đối với từng ngành, nghề kinh doanh

lữ hành quốc tế, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch trong trường hợp xảy rarủi ro hoặc doanh nghiệp vi phạm hợp đồng Quy định trách nhiệm hướng dẫncủa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương đối với cơ quan cóthẩm quyền trong việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn,cấp và thu hồi giấy chứng nhận thuyết minh viên

Thứ ba, Bổ sung thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

và điều chỉnh một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính nhằm triểnkhai thực hiện Nghị quyết 69/2010/NQ-CP, góp phần công khai, minh bạch

và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lýcủa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực du lịch

1.4.2.2 Chính sách khuyến khích đầu tư vào du lịch

Để phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chínhphủ đã đề ra hệ thống chính sách phát triển du lịch phù hợp bao gồm chínhsách dài hạn và chính sách cấp bách và thể hiện trong chiến lược, quy hoạch,các chương trình, đề án phát triển du lịch Chính sách đảm bảo khuyến khích,huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của đấtnước; bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống; nâng cao chấtlượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xãhội

a.Chính sách dài hạn

- Nhóm chính sách khuyến khích du lịch: Tạo điều kiện thuận lợi chokhách du lịch quốc tế đến Việt Nam; tăng cường năng lực, ứng dụng côngnghệ cao, đơn giản hóa thủ tục xuất, nhập cảnh, miễn thị thực; khuyến khíchđầu tư khu vực tư nhân vào các lĩnh vực, ngành nghề du lịch, đặc biệt là cơ sở

hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch; ưu đãi đầu tư đối với vùng sâu, vùng xa có

Trang 27

tiềm năng du lịch nhưng khả năng tiếp cận hạn chế; khuyến khích phát triểnsản phẩm mới, sản phẩm đặc thù, sản phẩm/dịch vụ mang tính chiến lược(casino); hình thành quỹ thời gian nghỉ ngơi khuyến khích du lịch; tăng cường

du lịch MICE, du lịch giáo dục, du lịch công đoàn, thanh niên và du lịch bởinhóm xã hội; chú trọng du lịch cao cấp, điều tiết hợp lý du lịch đại chúng;

- Nhóm chính sách kiểm soát chất lượng du lịch: nâng cao nhận thức,kiến thức về quản lý chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệthống kiểm định, công nhận chất lượng; phát triển, tôn vinh thương hiệu, thúcđẩy nhượng quyền thương hiệu; hình thành và tôn vinh hệ thống danh hiệu,nhãn hiệu

- Nhóm chính sách tăng cường hợp tác đối tác Công-Tư: Cơ chế liênkết giữa đại diện nhà nước với khu vực tư nhân theo mô hình tham gia, đạidiện, góp vốn, chuyển giao, BOT, BT; tham gia trong tư vấn hoạch địnhchính sách (hội đồng tư vấn PTDL); quỹ phát triển/quỹ xúc tiến du lịch; chia

sẻ trách nhiệm trong thực hiện chương trình phát triển (xúc tiến, quảng bá,phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực); huy động nguồn lực từ khuvực tư nhân cho hoạt động chung của vùng, quốc gia; xã hội hoá đầu tư pháttriển hạ tầng du lịch; ưu đãi đối với những dự án đầu tư vào vùng sâu, vùng

xa, hải đảo; nhà nước đảm bảo hạ tầng đến chân các công trình thuộc các khu,điểm du lịch quốc gia; huy động doanh nghiệp đóng góp quỹ xúc tiến du lịchtheo tỷ lệ doanh thu hoặc tỷ lệ theo số lượng khách quốc tế

- Nhóm chính sách phát triển du lịch bền vững: khuyến khích bằngcông cụ tài chính và hỗ trợ đối với các mô hình tiết kiệm năng lượng, sử dụngnguyên vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ sạch, mô hình “3R”; khuyếnkhích, ưu đãi đối với các dự án phát triển du lịch có sử dụng nhiều lao độngđịa phương; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trườngtại các khu, tuyến, điểm và cơ sở dịch vụ du lịch; cơ chế tạo lập quỹ bảo tồn

và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn phục vụ hoạt động du lịch

Trang 28

Khuyến khích, hỗ trợ các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, dulịch xanh, du lịch có trách nhiệm xã hội và môi trường.

b Chính sách cấp bách

- Chính sách đầu tư đầu tư tập trung cho các khu du lịch trọng điểmquốc gia có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế: ưu đãi bằng cáccông cụ tài chính, thu hút FDI, hỗ trợ trực tiếp của nhà nước về cơ sở hạ tầng,phát triển sản phẩm, phân cấp quản lý đối với khu du lịch quốc gia

- Chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng vùng, quốcgia có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế: tăng cường nghiên cứu thị trường,xây dựng chiến lược sản phẩm; khuyến khích sản phẩm mới có tính chiếnlược; hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch vùng, thương hiệuquốc gia, sản phẩm đặc trưng; liên kết khai thác giá trị văn hóa, sinh thái vànhững tài nguyên du lịch nổi bật của vùng, quốc gia

- Chính sách bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ

du lịch: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm

về môi trường du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương hiệu, nhãnhiệu du lịch “xanh”; xây dựng nếp sống văn minh du lịch;

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch: Khuyến khích đào tạo

và chuyển giao kỹ năng tại chỗ; thu hút chuyên gia, nhân tài, nghệ nhân trong

và ngoài nước phục vụ cho đào tạo du lịch; tăng cường chuẩn hóa kỹ năng,chương trình đào tạo; đẩy mạnh thẩm định, công nhận kỹ năng; tạo điều kiện

di chuyển, chuyển đổi nghề nghiệp; hình thành mã ngành đào tạo du lịch ởcác cấp đào tạo; sử dụng phí dịch vụ vào việc đào tạo và phát triển nhân lực

- Chính sách về xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: tăngcường nghiên cứu thị trường, phân đoạn các thị trường mục tiêu; hỗ trợ về tàichính đối với thị trường trọng điểm; liên kết, tập trung nguồn lực trong vàngoài nước cho xúc tiến quảng bá tại thị trường trọng điểm; quảng bá nhữngthương hiệu mạnh theo phân đoạn thị trường trọng điểm; hình thành các kênh

Trang 29

quảng bá toàn cầu đối với những thị trường trọng điểm (văn phòng đại điện

du lịch, thông tin đại chúng toàn cầu); chiến dịch quảng bá tại các thị trườngtrọng điểm

- Chính sách phát triển du lịch cộng đồng:Khuyến khích, hỗ trợ pháttriển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch nông thôn, nông nghiệp,làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng; tăng cường nănglực tham gia của động đồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹthuật; hỗ trợ trang thiết bị cơ bản cho cộng đồng, phát triển mô hình nghỉ tạinhà dân (homestay); tăng cường trách nhiệm kinh tế, chia sẻ lợi ích với cộngđồng; hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng; hỗ trợ chuyển đổi nghềsang làm du lịch ở các vùng nông thôn, ven đô

1.4.2.3 Hoạt động xúc tiến đầu tư vào du lịch

Chính phủ ta thường xuyên tổ chức các hội thảo nhằm đẩy mạnh hoạtđộng xúc tiến đầu tư cũng như quảng bá du lịch Việt Nam Chẳng hạn như:Ngày 9/11/2011, tại thủ đô Santiago, Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tạiChilê, phối hợp với Hiệp hội SOFOFA Chilê tổ chức buổi Hội thảo nhằmquảng bá xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch về Việt Nam, trước thời điểmHiệp định thương mại tự do (FTA), được ký kết bên lề Hội nghị Thượng đỉnhAPEC tại Hawaii, Hoa Kỳ vào ngày 11/09/2011

Bên cạnh đó, ở các trung tâm xúc tiến đầu tư của các tỉnh trên toànquốc cũng thường xuyên tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tư nhằm thu hútvốn đầu tư vào ngành du lịch- ngành mũi nhọn hiện nay của đất nước

1.4.3 Tốc độ tăng trưởng của du lịch

Với mức tăng trưởng 2 con số, Việt Nam và các nước Singapore, NhậtBản, Ấn Độ, Indonesia nằm trong danh sách 24 nước được Tổ chức Du lịchThế giới (UNWTO) đánh giá có tốc độ tăng trưởng tích cực nhất

Giai đoạn 1990-2000 có thể khẳng định là giai đoạn bứt phá trong tăngtrưởng khách và thu nhập Khách quốc tế tăng trên 9 lần, từ 250 nghìn lượt

Trang 30

(năm 1990) lên 2,05 triệu lượt (năm 2000); khách nội địa tăng 11 lần, từ 1triệu lượt lên 11 triệu lượt; thu nhập du lịch tăng gần 13 lần từ 1.350 tỷ đồnglên 17.400 tỷ đồng 5 năm gần đây (2001-2005), tuy phải đối mặt với rấtnhiều khó khăn như chiến tranh, khủng bố, dịch SARS và cúm gia cầm,nhưng do áp dụng các biện pháp táo bạo tháo gỡ kịp thời, nên lượng khách vàthu nhập du lịch hàng năm vẫn tiếp tục tăng trưởng 2 con số Khách quốc tếnăm 2001 đạt 2,33 triệu lượt, năm 2005 đạt gần 3,47 triệu lượt; khách nội địanăm 2001 đạt 11,7 triệu lượt; năm 2005 đạt 16,1 triệu lượt; người Việt Nam

đi du lịch nước ngoài năm 2005 ước khoảng 900 nghìn lượt Du lịch pháttriển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ (riêng GDP du lịchhiện chiếm khoảng 4% GDP cả nước, theo cách tính của UNWTO thì con sốnày khoảng 10%) Du lịch là một trong ít ngành kinh tế ở nước ta mang lạinguồn thu trên 2 tỷ USD/năm Hơn 10 năm trước, Du lịch Việt Nam đứng vàohàng thấp nhất khu vực, nhưng đến nay khoảng cách này đã được rút ngắn, đãđuổi kịp và vượt Philíppin, chỉ còn đứng sau Malaysia, Singapore, Thái Lan

và Indonesia Theo UNWTO, hiện nay Việt Nam là một trong những nước cótốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất khu vực và thế giới Năm 2004, Du lịchViệt Nam được Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới xếp thứ 7 thế giới vềtăng trưởng lượng khách trong số 174 nước; Việt Nam được xếp vào nhóm 10điểm đến hàng đầu thế giới

Năm 2010 là năm đầu tiên du lịch Việt Nam đạt kỷ lục tăng trưởng vềlượng khách quốc tế Cụ thể là tăng trên 1,2 triệu lượt khách quốc tế, tươngđương với 34,8% so với năm 2009, là năm có lượng khách quốc tế đến caonhất trong vòng 20 năm qua Du lịch phát triển đã có đóng góp tích cực vàophát triển kinh tế xã hội của đất nước Trong giai đoạn 2001-2010 thu nhập dulịch đã tăng từ trên 20.000 tỷ đồng lên khoảng 96.000 tỷ đồng, tốc độ tăngtrung bình là 16,7%/năm

Trang 31

1.5 Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển du lịch

Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn cho đầu tư phát triển mộtngành, một lĩnh vực hay toàn bộ nền kinh tế ta có thể dựa vào nhiều tiêu chíkhác nhau Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triểnthông dụng và áp dụng cho cả ngành du lịch

1.5.1 Hệ số gia tăng vốn sản phẩm (hệ số ICOR)

Hệ số ICOR cho biết từng thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm một đồngGDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sửdụng vốn đầu tư càng lớn

ICOR = Vốn đầu tư / GDP do vốn tạo ra = Vốn đầu tư/ ΔGDPGDP

Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu

tư ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu laođộng, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng côngnghệ hiện đại có giá cao Còn ở các nước chậm phát triển thì ICOR thườngchỉ 2-3 do thiếu vốn đầu tư, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng laođộng để thay thế vốn do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ

Hệ số này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch kinh tếcho quốc gia

1.5.2 Hiệu suất vốn đầu tư (Hi)

Biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức tăng trưởng GDP và vốn đầu tưtrong kỳ

Hi = ΔGDP GDP/ITrong đó:

Hi: hiệu suất vốn đầu tư trong kỳ

I: Mức tăng đầu tư trong kỳ

Trang 32

Chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư phản ánh tổng hợp hiệu quả vốn đầu tư,nhưng chỉ tiêu này có nhược điểm cơ bản là sự hạn chế về tính so sánh đượcgiữa tử số và mẫu số của chỉ tiêu, vì giữa GDP và vốn đầu tư trong cùng mộtthời kỳ không tồn tại mối quan hệ trực tiếp Thời kỳ ngắn thì nhược điểm nàycàng bộc lộ rõ.

1.5.3 Giá trị hiện tại thuần (NPV)

1.5.4 Tỷ suất sinh lời nội tại (IRR)

Tỷ lệ huy động vốn nội tại IRR là tỷ lệ lãi do dự án đem lại

NPV1IRR = r1+ (r1 + r1) NPV1 + NPV2

Chọn r1 sao cho NPV1 > 0, r2 sao cho NPV2 < 0

Điều kiện chọn r1, r2 là r1 – r2 ≤ 5%

Nếu ta huy động vốn với lãi suất r để thực hiện một dự án đem lại lãisuất IRR thì:

Nếu IRR < r thì dự án không đủ trả nợ, không khả thi

Nếu IRR = r thì dự án vừa đủ trả nợ

Trang 33

Nếu IRR > r thì dự án đủ trả nợ và có lãi, dự án khả thi.

IRR là một tỷ lệ lãi rất quan trọng để xác định hiệu quả đầu tư của một

dự án

1.6 Vai trò của sự liên kết trong phát triển du lịch

Bắt nhịp cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, ngành

Du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.Những chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳngđịnh vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân

Không thể phủ nhận, ngành Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăngtrưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và pháthuy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng Bêncạnh những thành tựu đạt được, ngành Du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế vàbất cập; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa cóbước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn;hiệu quả phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước,phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững

Vì vậy, hiện nay du lịch phát triển theo hướng liên kết ngành, liên kếtvùng nhằm tận dụng tối ưu những tiềm năng sẵn có bấy lâu chưa phát triểnđúng với những gì vốn có Bình Định cũng nằm trong số những địa danh cónhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng những năm qua chưa sử dụngđúng với thực chất Khu vực duyên hải miền trung có điều kiện để phát triển

du lịch ngày càng tốt hơn Do đó, trong những năm tới Bình Định sẽ liên kếtvới khu vực duyên hải miền trung để phát triển ngành du lịch theo hướng bềnvững

Để hiểu rõ hơn về tình hình du lịch Bình Định và các tỉnh Duyên hảimiền Trung trong những năm vừa qua ta sẽ đi phân tích thực trạng ở chươngtiếp theo

Trang 34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH

ĐỊNH VỚI VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 2.1 Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế Bình Định

Cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngành du lịch nước nhà, trong hơn

ba thập kỷ qua, ngành du lịch Bình Định liên tục tăng trưởng và ngày càngđóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địaphương Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt được những kếtquả khả quan; nhận thức về phát triển du lịch trong các cấp, các ngành vàtrong toàn xã hội có chiều hướng chuyển biến tích cực; cơ sở hạ tầng, cơ sởvật chất kỹ thuật và sản phẩm du lịch không ngừng được đầu tư xây dựng,nâng cấp; quy mô và chất lượng hoạt động du lịch có bước phát triển, doanhthu du lịch hằng năm đều tăng mạnh…

Hoạt động du lịch đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng rõnét, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho xã hội Ngành du lịch đãthu hút sự tham gia đông đảo của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhândân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh

du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, góp phần xuất khẩu tại chỗ

và tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương Từ buổi đầu thành lập chỉvới một doanh nghiệp du lịch, đến nay toàn tỉnh có trên 100 doanh nghiệpkinh doanh du lịch với đầy đủ, đa dạng các thành phần kinh tế tham gia:doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh vớinước ngoài, công ty cổ phần…

2.1.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Bình Định

Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, Bắcgiáp tỉnh Quảng Ngãi, Nam giáp tỉnh Phú Yên, Tây giáp tỉnh Gia Lai, Đônggiáp Biển Đông

Bình Định có 143.000 ha rừng tự nhiên với trữ lượng gỗ khoảng 10triệu m3, 54.600ha rừng trồng Đất có khả năng lâm nghiệp khoảng 220.000

Trang 35

ha, có thể phát triển thành vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ

và giấy Tài nguyên dưới tán rừng và hệ động thực vật rừng phong phú.Khoáng sản tương đối đa dạng, đáng chú ý nhất là đá Granite có trữ lượngkhoảng 500 triệu m3, với nhiều màu sắc: đỏ, đen, vàng… sa khoáng ilmenite

ở Phù Cát, cát trắng ở Hoài Nhơn Nhiều điểm nước khoáng được đánh giá cóchất lượng cao đã và đang được đưa vào khai thácsản xuất nước giải khát,chữa bệnh Riêng điểm nước khoáng Hội Vân có thể xây dựng nhà máy điệnđịa nhiệt Ngoài ra còn có các điểm quặng vàng ở Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, TâySơn Tỉnh có bờ biển dài 134km, với nhiều cửa biển: Quy Nhơn, Đề Gi, TamQuan và hơn 7.600 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy hải sản xuấtkhẩu Hệ sinh thái biển Bình Định thích hợp cho nhiều loại hải sản có giá trịcao được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng

Bình Định có mạng lưới giao thông thuận lợi: Quốc lộ 1A, đường sắtBắc Nam chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh, có quốc lộ 19 nối với vùng TâyNguyên giàu tiềm năng và trong tương lai gần nối với Đông Bắc Campuchia,Nam Lào và Thái Lan, có sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 30 km

về phía Bắc và đặc biệt có cảng Quy Nhơn, một trong 10 cảng biển lớn của cảnước, nối liền Bình Định với cả nước và quốc tế Mạng lưới bưu chính viễnthông với đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu traođổi thông tin, liên lạc Hệ thống nguồn và lưới điện khá hoàn chỉnh từ 220KVtrở xuống nối liền mạng lưới điện 500KV quốc gia và nhà máy thủy điệnVĩnh Sơn công suất 66MW trên địa bàn tỉnh 100% xã có điện về đến trungtâm Tỉnh đang triển khai nâng cấp nhà máy cấp nước thành phố Quy Nhơncông suất từ 20.000m3/ngày đêm lên 45.000m3 /ngày đêm

Bình Định có 105 khách sạn (4 khách sạn - resort 4 sao, 1 khách sạn 3sao), tổng số trên 2.446 phòng, trong đó 1.536 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế.Một số resort, khách sạn tiêu chuẩn 4 - 5 sao đang được quy hoạch xây dựng

8 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch Bình Định có 231 di tích, trong

Trang 36

đó Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) xếphạng 33 di tích và UBND tỉnh xếp hạng 55 di tích.

Bình Định có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú đểphát triển du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh, hội tụ đầy đủ núi, sông,biển, đầm, hồ, hải đảo, đồng ruộng, làng quê và lễ hội mang bản sắc dân tộcViệt Nam Nơi đây là vùng địa linh nhân kiệt, có nền văn hóa lâu đời, cái nôicủa nghệ thuật tuồng, là quê hương của người anh hùng dân tộc Quang Trung– Nguyễn Huệ, là kinh đô của vương quốc Chămpa ngày xưa, giờ đây vẫncòn để lại nhiều di tích lịch sử – văn hóa – nghệ thuật với hệ thống tháp Chàmđược đánh giá vào loại đẹp nhất của Việt Nam Quý khách đến tham quan dulịch Bình Định sẽ được tận hưởng vô vàn vẻ đẹp của những di tích lịch sử vănhoá nổi tiếng, những danh lam thắng cảnh tự nhiên đặc sắc, thơ mộng, nhữngđêm trăng thả mình trên biển với những giọng ca bài chòi truyền thống,những lời ngâm thơ tình của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, … cùng vớinhững món ăn đặc sắc của quê hương Bình Định xưa và nay

Ngành du lịch được tỉnh ta xác định là một trong những ngành kinh tếquan trọng của địa phương So với các ngành kinh tế khác, du lịch là ngànhkinh tế còn non trẻ nhưng tốc độ phát triển khá nhanh, đặc biệt nhu cầu của xãhội về nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên tỉnh Bình Địnhngày càng tăng Thời gian qua, nguồn nhân lực kinh doanh du lịch có sự pháttriển nhanh về số lượng và chất lượng, tỷ lệ lao động qua đào tạo, đào tạo lại,lao động có tay nghề, trình độ ngoại ngữ có xu hướng ngày càng tăng Tínhđến ngày 31/12/2009, toàn ngành du lịch của tỉnh có 2.232 lao động trực tiếp(trong đó có 1.250 lao động nữ), với 1.890 lao động trong lĩnh vực lưu trú,

139 lao động trong lĩnh vực lữ hành, Bên cạnh lao động trực tiếp, ngành dulịch của tỉnh còn thu hút khoảng 5.500 lao động gián tiếp, góp phần đáng kểtrong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư trênđịa bàn Về độ tuổi nguồn nhân lực kinh doanh du lịch của tỉnh ta đa phần còn

Trang 37

rất trẻ, dưới 30 tuổi chiếm hơn 51%, từ 30 - 50 tuổi chiếm 20% trên tổng sốlao động trực tiếp của toàn ngành Theo trình độ đào tạo: có 670 lao động cótrình độ đại học (chiếm 30%), 781 người có trình độ cao đẳng (chiếm 35%),

558 người có trình độ trung cấp (chiếm 25%), số còn lại là sơ cấp và dưới sơcấp (chỉ qua đào tạo tại chỗ) Về trình độ ngoại ngữ, ngoại trừ một số laođộng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ, phần lớn còn lại có trình độ ngoạingữ tương đương bằng A, B tiếng Anh Số lao động có 02 ngoại ngữ trở lênchỉ chiếm khoảng 4% tổng số lao động trong ngành Đại đa số lao động đềubiết sử dụng vi tính cho công việc (2.120 người, chiếm 95%) Tuy nhiên, lựclượng lao động trong ngành du lịch của tỉnh tuy ngày càng đông đảo, hùnghậu hơn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập Nhìn chung, chất lượng độingũ lao động du lịch ở Bình Định còn thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ,ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Số lao động có trình độ quađào tạo chuyên ngành du lịch còn ít và nhất là lao động có tay nghề còn thiếu

và yếu Trong khi đó, chúng ta đang thừa lao động đã lớn tuổi và chưa quađào tạo về chuyên môn nghiệp vụ (chiếm trên 30%) nhưng lại thiếu đội ngũquản lý có kinh nghiệm Có một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thanphiền rằng họ rất khó tuyển chọn các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệpgiỏi, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để bố trí vào các chức danh chủchốt Đây là một thách thức không nhỏ đối với ngành du lịch trong thời giantới vì tương lai không xa một loạt các dự án du lịch lớn hoàn thành và đi vàohoạt động sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển chọn, bố trínhân sự, người lao động

Bình Định đã ban hành các chính sách cơ chế đầu tư như: hỗ trợ đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng và giải phóng mặt bằng, ưu đãi về giá cho thuê đất, vềthuế… là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư vào Bình Định nghiên cứutham gia đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh

Trang 38

Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế vàluật đầu tư của Nhà nước Việt Nam, Bình Định với tiềm năng phát triển sảnxuất và du lịch, với truyền thống mến khách, vui mừng và hân hạnh được đóntiếp du khách gần xa đến tham quan du lịch, các tổ chức, các nhà đầu tư trong

và ngoài nước đến liên kết, liên doanh, hợp tác đầu tư phát triển sản xuất theonguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và cùng phát triển

2.1.2 Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư cho phát triển du lịch Bình Định

Nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của Vùng,từng bước phát triển VKTTĐMT thành một trong những Vùng phát triểnnăng động của cả nước, bảo đảm vai trò một trong những hạt nhân tăngtrưởng và thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên Trong đóBình Định có vị trí quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế, có nhiềutiềm năng và điều kiện để trở thành cực phát triển phía Nam của Vùng

Bên cạnh ngành du lịch cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tếcủa tỉnh nhà Những tiềm năng vốn có của Bình Định cũng như nguồn nhânlực dồi dào nhưng những năm gần đây phát triển chưa xứng do nguồn vốnđầu tư vào đây còn hạn hẹp

Để đáp ứng theo nghị quyết của Đảng là phát triển ngành du lịch trởthành ngành mũi nhọn của đất nước, Bình Định hiện nay ra sức tập trung pháttriển ngành du lịch một cách nhanh chóng và bề vững Để có được điều đó thìtỉnh ta không ngừng kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào các khía cạnh du lịchnhằm đưa nền kinh tế đi lên tương xứng với tiềm năng của nó và xứng với vịtrí của Bình Định

Trang 39

2.2 Tình hình đầu tư phát triển du lịch Bình Định trong những năm vừa qua

2.2.1 Tình hình đầu tư vào du lịch Bình Định trong những năm qua

2.2.1.1 Năm 2009

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan, phụ thuộc vào nhiềungành, nhiều lĩnh vực, nhất là hệ thống giao thông Có thể nói giao thông làmột trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển ngành

du lịch của một địa phương Trong những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợTrung ương và bằng nguồn nội lực của tỉnh, cơ sở hạ tầng giao thông khôngngừng được đầu tư nâng cấp, nhất là về hàng không Trong những năm qua,việc nâng cấp Ga Hàng không Phù Cát, tăng tần suất chuyến bay, đưa vàohoạt động đường bay thẳng Hà Nội - Quy Nhơn; đường bay Thành phố HồChí Minh - Quy Nhơn chuyển sang bay hàng ngày bằng máy bay lớn A320được đánh giá là một trong những sự kiện góp phần phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh nhà nói chung và ngành du lịch nói riêng

Theo thống kê của Văn phòng đại diện Vietnam Airline tại Bình Định,trong năm 2009, số lượng hành khách sử dụng các đường bay đến Bình Địnhtrong năm qua là 117.831 lượt khách; tăng 48% so với năm 2008 Đặc biệt,nhờ có đường bay thẳng Hà Nội - Quy Nhơn, việc đi lại của khách du lịch,kết nối tour giữa Bình Định và thủ đô Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc đãthuận lợi hơn trước rất nhiều Số lượng khách du lịch từ Hà Nội đến BìnhĐịnh trong năm qua tăng đột biến; nhiều hội nghị, hội thảo lớn của các bộ,ngành Trung ương cũng được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn đem lại hiệuquả rõ rệt cho hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, góp phần làm tăngsức hấp dẫn, nâng cao khả năng cạnh tranh cho điểm đến du lịch Đất Võ

Về hệ thống giao thông đường bộ, thời gian qua, tỉnh đã đầu tư xây dựng mớinhiều tuyến đường mang tính chiến lược, đem lại lợi ích nhiều mặt cho kinh

tế - xã hội như: tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu (Quốc lộ 1D), tuyến cầu đường

Trang 40

Quy Nhơn - Nhơn Hội, tuyến Nhơn Hội - Tam Quan, tuyến đường phía Tâytỉnh Đặc biệt là việc hoàn thành con đường Xuân Diệu cùng với nhiều côngtrình chỉnh trang đô thị đã đem lại một bộ mặt tươi mới, quay mặt về phíabiển, góp phần làm cho thành phố Quy Nhơn ngày càng xanh - sạch - đẹp,hấp dẫn khách du lịch hơn.

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng nói trên nhằm phục vụ chung cho nền kinh tế

- xã hội của tỉnh, tuy nhiên du lịch là một trong những ngành được hưởng lợinhiều nhất Nhờ việc mở nhiều tuyến đường mới đã định hình một số tuyến

du lịch quan trọng trên địa bàn tỉnh ta như: tuyến ven biển Quy Nhơn - SôngCầu (trong đó Thành phố Quy Nhơn là trung tâm), tuyến Phương Mai - Núi

Bà, tuyến du lịch văn hoá - lịch sử - sinh thái Quy Nhơn - An Nhơn - TâySơn Nhiều loại hình du lịch hấp dẫn cũng được đầu tư phát triển mạnh như:

du lịch sinh thái rừng, biển, du lịch văn hoá - lịch sử… tạo được sức hấp dẫncác nhà đầu tư và du khách

Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được hoàn thiện đã tạo điềukiện thuận lợi trong việc thu hút, hấp dẫn khách tham quan du lịch đến tỉnhngày càng tăng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch Tình hìnhtăng trưởng lượng khách du lịch, doanh thu, các hoạt động đầu tư cơ sở vậtchất kỹ thuật du lịch ngày càng tăng trưởng đã chứng minh được vai trò, hiệuquả của hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch ở Bình Định

Đối với dự án đầu tư du lịch trong nước đang thu hút sự quan tâm củacác cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh là Dự án tuyến du lịch, dịch vụ MũiTấn - tượng Trần Hưng Đạo và trùng tu tượng Trần Hưng Đạo Theo đồ án,chủ đầu tư sẽ cho xây dựng một ốc đảo nhân tạo trên biển Quy Nhơn (khuvực Bãi Cạn) Dự án thực hiện thành công sẽ trở thành một khu du lịch cókiến trúc độc đáo, mang bản sắc riêng của thành phố Quy Nhơn và là điểmnhấn của ngành du lịch tỉnh nhà Một khi các dự án đầu tư phát triển du lịchnói trên đưa vào khai thác chắc chắn sẽ đưa du lịch Bình Định lên một tầm

Ngày đăng: 05/04/2015, 22:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư (Đại học Đà Nẵng – Th.S Lê Bảo) Khác
2. Website Bộ KH&amp;ĐT: www.mpi.gov.vn 3. Website Bộ công thương : www.moit.gov.vn Khác
4. Website Sở KH&amp;ĐT Bình Định: www.sokhdt.binhdinh.gov.vn 5. Cổng thông tin điện tử Bình Định: www.binhdinh.gov.vn Khác
6. Website Sở công thương Bình Định: www.sct.binhdinh.gov.vn Khác
7. Website Sở KH&amp;ĐT Thừa Thiên Huế: www.skhdt.thuathienhue.gov.vn 8. Website Sở công thương Thừa Thiên Huế: www.sct.hue.gov.vn Khác
9. Website Sở KH&amp;ĐT Phú Yên: www.skhdt.phuyen.gov.vn Khác
10. Website Sở công thương Phú Yên: www.congthuongphuyen.gov.vn 11. Website Sở KH&amp;ĐT Khánh Hòa: www.khanhhoainvest.gov.vn Khác
12. Website Sở công thương Khánh Hòa: www.congthuongkhanhhoa.gov.vn 13. Website Bộ VH,TT&amp;DL: www.bvhttdl.gov.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w