Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Chi nhánh Thành Công
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH CÔNG 3
1.1 Giới thiệu chung về Vietcombank Thành Công 3
1.1.1 Giới thiệu chung về Vietcombank 3
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Thành Công 5
1.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 5
1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Thành Công 6
1.1.2.3 Chức năng nhiệm vụ của Ban Giám đốc và từng phòng ban 7
1.1.2.4 Các kết quả hoạt động kinh doanh 10
1.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tạiChi nhánh Thành Công 17
1.2.1 Thực trạng công tác thẩm định dự án nói chung tại Chi nhánh 17
1.2.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Chi nhánh 21
1.2.2.1 Thực trạng đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam nói chungvà thủ đô Hà Nội nói riêng 21
1.2.2.2 Tình hình thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Chi nhánh Thành Công thời gian qua 23
1.2.2.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái 23
1.2.2.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái 27
1.2.2.4.1 Thẩm định năng lực chủ đầu tư 27
1.2.2.4.2 Thẩm định dự án đầu tư: 27
1.2.2.4.3 Thẩm định tài sản đảm bảo: 32
1.2.2.5 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái 33
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án nói chung và dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái nói riêng tại Chi nhánh Thành Công 34
1.2.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan 34
1.2.3.2 Nhóm nhân tố khách quan 35
Trang 21.2.4 Phân tích tình hình thẩm định một dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái
tại Chi nhánh Thành Công 37
1.2.5 Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển tại Chi nhánh Thành Công thời gian qua 67
1.2.5.1 Những kết quả đạt được 67
1.2.5.2 Những tồn tại 67
PHẦN II: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CHI NHÁNH THÀNH CÔNG 69
2.1 Định hướng phát triển trong thời gian tới của VCB Thành Công 69
2.1.1 Định hướng chung của hệ thống Vietcombank 69
2.1.2 Định hướng cụ thể của Chi nhánh Thành Công 69
2.2.6 Một số giải pháp về công tác định giá tài sản bảo đảm đối với hoạt động cho vay dự án đầu tư 77
2.3 Một số kiến nghị 77
2.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành và chính quyền địa phương .78 2.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và các Ngân hàng thương mại khác 78
2.3.3 Kiến nghị đối với Khách hàng của Chi nhánh 79
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng với hai chức năng cơ bản nhất là huy động vốn và sử dụng vốn, là cầu nối hút vốn từ nơi nhàn rỗi, bơm vào nơi khan thiếu vốn Do đó, vai trò của ngân hàng thương mại, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại rất quan trọng
Đối với Việt Nam, đất nước có dân số 84 triệu người đã có những đổi mới toàn diện trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính trên con đường hội nhập Từ một hệ thống đơn cấp, ngành ngân hàng của Việt Nam đã chuyển mình và thay đổi theo hệ thống đa cấp Một số lớn những ngân hàng TMCP đã được thành lập và sự hiện diện của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh đã làm bức tranh ngân hàng của Việt Nam thêm phần đa dạng Có thể thấy rằng ngành ngân hàng Việt Nam đang chuyển dần tới một hệ thống ngân hàng của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một ngân hàng quốc doanh lớn, luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Quá trình cổ phần hóa với thành công của đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2007 đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ sẽ góp phần trong việc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm 2015 – 2020.
Xuất phát từ những kiến thức đã học và tìm hiểu, sau quá trình thực tập tổng hợp tại Phòng Khách hàng – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thành Công, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt cùng các cán bộ hướng dẫn thực tập tại Chi nhánh Thành Công, tôi đã hoàn thành bản Chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Trang 4Kết cấu của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm các phần sau:- Lời mở đầu.
- Nội dung chính:
Phần I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thành Công.
Phần II: Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm
định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Chi nhánh Thành Công.
- Kết luận.
- Danh mục tài liệu tham khảo.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ hướng dẫn, Phòng Khách hàng – Ngânhàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công cùngPGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt đã giúp tôi hoàn thành bản Chuyên đề này
Trang 5PHẦN I:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯPHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH CÔNG
1.1 Giới thiệu chung về Vietcombank Thành Công.
1.1.1 Giới thiệu chung về Vietcombank.
Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Việt:
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Anh:
Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade Of Vietnam.
Tên giao dịch tiếng Anh (viết tắt):
Trang 6- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT VN) được thành lập vào ngày 01 tháng 04 năm 1963, theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành, trên cơ sở tách ra từ Cụ quản lý Ngoại hối Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) và hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Trung ương Tại thời điểm đó, NHNT VN có chức năng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của cả nước.
- Ngày 26 tháng 9 năm 2007, theo Quyết định số 1289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, NHNT VN được phê duyệt phương án cổ phần hoá, chuyển đổi trở thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Đây là một cột mốc quan trọng, chứng tỏ sự quyết tâm của Vietcombank theo định hướng phát triển trở thành một trong 70 tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Châu Á vào năm 2015.
- Ngày 21 tháng 12 năm 2007, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) chính thức công bố kết quả của phiên đấu giá IPO Vietcombank với tổng số cổ phần là 97,5 triệu cổ phần, tổng giá trị cổ phần là 10.516.320.430.000 đồng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trở thành Ngân hàng quốc doanh đầu tiên được cổ phần hóa
- Trải qua hơn 45 năm trưởng thành và phát triển, tính đến thời điểm cuối năm 2007, Vietcombank đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 01 Sở Giao dịch tại Hà Nội; 58 Chi nhánh và 146 Phòng Giao dịch trên toàn quốc; 4 Công ty con trực thuộc; 3 Văn phòng đại diện tại Singapore, Paris (Pháp), Moscow (Nga), với đội ngũ nhân viên toàn hệ thống gần 9.200 người Ngoài ra, Vietcombank còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với nhiều đơn vị trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư
- Vietcombank đã đạt được nhiều giải thưởng cao quý như giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" của tạp chí EUROMONEY và THE BANKER, giải thưởng Sao Khuê 2005 của Hiệp hội VINASA, giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 của Thời báo Kinh tế Việt Nam
- Hiện nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là thành viên của: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á.
Tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT.
Câu lạc bộ Ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương.
Trang 7- Tổng tài sản của Vietcombank tại thời điểm cuối năm 2007 là 197.408 tỷ đồng, tăng 18,1% so với năm 2006, vốn chủ sở hữu là 13.552 tỷ đồng, thu nhập trước thuế và dự phòng đạt 4.136 tỷ đồng, ROAA đạt 1,44% và ROAE đạt 21,21%.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Thành Công.
1.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được thành lập ngày 11/03/1985 theo Quyết định số 177/ NH.QĐ của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank Hà Nội là Chi nhánh cấp I trong hệ thống Vietcombank Tính đến thời điểm cuối năm 2006, mạng lưới hoạt động của Vietcombank Hà Nội bao gồm 04 Chi nhánh cấp II, 06 Phòng Giao dịch và 01 Quầy thu đổi ngoại tệ trên địa bàn Hà Nội.
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công được thành lập theo Quyết định số 525/QĐ/TTCB – ĐT ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với vai trò là Chi nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh cấp I Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Trụ sở chính của Chi nhánh đặt tại số 30-32 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Ngày 08 tháng 12 năm 2006, Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNT Việt Nam đã ký Quyết định số 914/QĐ/TTCB-ĐT về việc nâng cấp Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công trở thành Chi nhánh cấp I từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 Kể từ đây, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công hạch toán độc lập và là thành viên trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Ngày 05 tháng 06 năm 2008, theo Quyết định số 437/QĐ.NHNT.TTCB-ĐT của Chủ tịch Hội đòng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công được chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công kể từ ngày 02 tháng 06 năm 2008, trên cơ sở tiếp nhận toàn bộ cơ cấu tổ chức, nhân sự, tài sản và các vấn đề liên quan của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công.
Với mong muốn “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”, trải qua hơn 8 năm
thành lập và phát triển, Chi nhánh Thành Công đã và đang không ngừng nỗ lực xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm mang lại những tiện ích và sự hài lòng tuyệt đối cho Khách hàng khi đến với Chi nhánh.
Trang 8 Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phầnNgoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công.
Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank ForForeign Trade Of Vietnam – Thanh Cong Branch.
Tên giao dịch viết tắt: Vietcombank Thành Công.
Trụ sở chính: Số 30 – 32 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Q.Đống Đa, Hà Nội.
Giám đốc : Nguyễn Minh Hiền.
Điện thoại : 043 7.761.739 - 043 7.761.813
Fax : 043 7.761.747
SWIFT Code: BFTV VNVX 045
1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Thành Công.
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức Vietcombank Thành Công
Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Thành Công phân theo 2 cấp: Trụ sở chính và các Phòng giao dịch trực thuộc quản lý của Vietcombank Thành Công, cụ thể là:
Trang 9 Trụ sở chính: Số 30 – 32 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội Trụ
sở chính bao gồm các phòng ban như Phòng Khách hàng, Phòng Kế toán Thanh toán, Phòng Kinh doanh dịch vụ, Phòng Hành chính nhân sự, Tổ Tổng hợp, Tổ Tin học 4 Phòng Giao dịch: PGD số 01 – Số 89 Thái Hà, Quận Đống Đa.
PGD Đồng Tâm – Ngã tư Lê Thanh Nghị và Trần Đại Nghĩa,
Ban Giám đốc bao gồm ba người, một Giám đốc và hai Phó Giám đốc.
Giám đốc là người đứng đầu Chi nhánh Thành Công, có nhiệm vụ tổ chức, điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh, đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Chi nhánh Giám đốc Chi nhánh do Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phân công bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm.
Giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc phụ trách kinh doanh dịch vụ và Phó giám đốc phụ trách tin học - thanh toán quốc tế Các Phó Giám đốc do Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc phân công bổ nhiệm hay miễn nhiệm, có chức năng và nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh trong phạm vi quản lý của mình và thay mặt Giám đốc quản lý Chi nhánh khi Giám đốc đi vắng.
1.1.2.3.2 Phòng Khách hàng
Phòng Khách hàng là đầu mối thiết lập quan hệ với Khách hàng, duy trì củng cố và không ngừng mở rộng mối quan hệ tín dụng với Khách hàng trên tất cả các hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của Chi nhánh Các chức năng nhiệm vụ cụ thể:
+ Xác định thị trường kinh doanh mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu, xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia chính sách khách hàng và đánh giá việc thực hiện chính sách khách hàng.
+ Triển khai các biện pháp marketing, giới thiệu cho Khách hàng về các sản phẩm
Trang 10+ Trực tiếp khởi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng với Khách hàng; Thẩm định, xét duyệt cho vay đối với các khoản vay trung hạn và dài hạn của Khách hàng, đôn đốc Khách hàng phối hợp với các phòng ban có liên quan thu hồi nợ vay đầy đủ và đúng hạn
+ Thực hiện vai trò tham mưu Ban giám đốc trong kế hoạch phát triển của Chi nhánh
1.1.2.3.3 Phòng Kinh doanh dịch vụ.
Phòng Kinh doanh dịch vụ bao gồm các bộ phận:
+ Bộ phận Thanh toán thẻ: Có chức năng và nhiệm vụ marketing, phát hành và thanh toán các loại thẻ của nước ngoài phát hành và thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương theo quy định Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ, các máy ATM trên địa bàn.
+ Bộ phận Ngân quỹ: Có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra thu chi theo chứng từ kế toán, kiểm đếm toàn bộ tiền Việt Nam, ngoại tệ của khách hàng có mở tài khoản tại Chi nhánh, giúp các đơn vị nhận biết ngoại tệ thật, giả và tham gia quản lý quỹ.
+ Bộ phận Thể nhân: Có chức năng và nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, các hộ kinh doanh cá thể.
1.1.2.3.4 Phòng Kế toán thanh toán
Bộ phận kế toán có các chức năng nhiệm vụ sau:
+ Quản lý giám sát toàn bộ tài khoản của khách hàng, tài khoản nội bộ của Chi nhánh; quản lý các tài khoản tiền gửi không kì hạn, có kì hạn, tài khoản tiền vay của Chi nhánh tại Hội sở chính và các tổ chức tín dụng khác; tính lãi định kỳ cho khách hàng trên tài khoản tiền gửi sau đó chuyển kết quả đến bộ phận quản lý khách hàng.
+ Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ của Chi nhánh; quản lý thu nhập và chi phí của Chi nhánh, kịp thời phản ánh cho Ban Giám đốc những hiện tượng bất thường.
+ Thực hiện nguyên tắc, chế độ kế toán thống kê, lập và gửi các báo cáo tài chính của Chi nhánh theo quy định của Hội sở chính
Trang 11+ Quản lý việc tổ chức thực hiện các yêu cầu chuyển tiền đến các điểm giao dịch ATM, các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh; kiểm tra tính pháp lý và xử lý các yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền vay của khách hàng.
Bộ phận thanh toán có các chức năng nhiệm vụ sau:
+ Xử lý nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ của
Phòng Hành chính - Nhân sự có các chức năng nhiệm vụ sau:
+ Thực hiện quản lý các vấn đề liên quan đến tổ chức, nhân sự, tuyển dụng, đào tạo cán bộ tín dụng cho Chi nhánh Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng thi đua, kỷ luật,
+ Thực hiện công tác hành chính quản trị của Chi nhánh, tham mưu cho Ban Giám đốc về những vấn đền liên quan đến công tác hành chính quản trị như tiếp đón khách, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, công cụ lao động, bảo đảm trang thiết bị, môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên (văn thư, đội xe, bảo vệ )
Trang 121.1.2.3.6 Tổ Tin học.
Tổ tin học có chức năng nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức tiếp nhận, thực hiện công tác nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng + Thực hiện quản lý, bảo dưỡng các thiết bị tin học, các chương trình vi tính và phần mềm ứng dụng phục vụ cho các nghiệp vụ của Chi nhánh
+ Thực hiện quản lý mạng, tiếp nhận thông tin trong và ngoài Chi nhánh, bảo mật số liệu theo đúng quy định, hướng dẫn các nghiệp vụ tin học khi có quy trình mới.
1.1.2.3.7 Tổ Tổng hợp.
+ Thực hiện chức năng lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý và hàng tháng của Chi nhánh.
+ Thự hiện chức năng lập Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm hoặc hàng quý của Chi nhánh, trên cơ sở tổng hợp và thống kê những số liệu kinh doanh của Chi nhánh.
1.1.2.3.8 C ác Phòng Giao dịch.
+ Là bộ phận phụ thuộc Chi nhánh, có địa điểm hoạt động độc lập, hạch toán báo sổ và có con dấu riêng Đứng đầu Phòng Giao dịch là Trưởng phòng giao dịch do Giám đốc Chi nhánh bổ nhiệm.
+ Phòng Giao dịch có chức năng và nhiệm vụ thực hiện một số giao dịch với khách hàng theo quy định như nhận tiền gửi, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, cho vay theo một số hạn mức và đối tượng nhất định.
1.1.2.4 Các kết quả hoạt động kinh doanh
1.1.2.4.1 Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn
Công tác huy động vốn và sử dụng vốn của Vietcombank Thành Công trong thời gian qua đã hoàn thành tốt theo chủ trương, kế hoạch đề ra và phát huy thế mạnh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Tính đến ngày 31/12/2007, tổng nguồn vốn của Vietcombank Thành Công là 2.656 tỷ VNĐ, tăng 20% so với cuối năm 2006 và vượt 4% kế hoạch do Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giao cho cả năm 2007 cho Chi nhánh
Trang 13Trong đó, nguồn vốn huy động là 2.596 tỷ, tăng 17% so với cuối năm 2006, cơ cấu
II.Theo nguồn huy động vốn
2.1 Tiền gửi của các TCKT 334,009 19 423,857 19 493,240 19 2.2 Tiền gửi của dân cư 1244,680 70 1618,094 72 1817,200 70
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Thành Công)
Số vốn huy động được dùng để thực hiện đầu tư tín dụng chiếm 35%, phần còn lại Chi nhánh thực hiện điều chuyển vốn nội bộ, tăng năng lực nguồn vốn cho toàn hệ thống Vietcombank.
Nhờ có huy động vốn tăng mạnh đã đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn Đồng thời, góp phần đẩy mạnh quan hệ giữa khách hàng vay vốn và Vietcombank Thành Công, từ đó góp phần mở rộng quan hệ tín dụng cho Vietcombank Thành Công cũng như phát triển các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng
1.1.2 4 2 Hoạt động tín dụng, bảo lãnh
Sự tăng trưởng nguồn vốn cộng với những diễn biến tích cực của nền kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho Vietcombank Thành Công sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình Trong giai đoạn 2005 – 2007, một mặt do nền kinh tế tăng trưởng mạnh ở hầu hết các lĩnh vực, nhu cầu vay vốn gia tăng mạnh, mặt khác môi trường kinh doanh tài chính ngân hàng đang tiến dần tới hội nhập kinh tế nên các chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động ngân hàng, nhất là hoạt động tín dụng cũng được tháo gỡ đã đem lại cơ hội cho kinh doanh tín dụng ở ngân hàng thương mại nói chung và Vietcombank Thành Công nói riêng.
Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Vietcombank Thành Công đã lựa chọn chiến lược
Trang 14tâm duy trì khách hàng truyền thống kết hợp với chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng Cùng với cẩm nang tín dụng và hệ thống tính điểm và xếp hạng doanh nghiệp đã được áp dụng góp phần tạo thành những cơ sở vững chắc, giúp xác định hợp lý giới hạn tín dụng cho các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng Ngoài ra, Vietcombank Thành Công đã có sựu chuyển hướng trong chính sách tín dụng nhằm đầu tư vào các ngành, lĩnh vực an toàn, hiệu quả đồng thời hạn chế và kiểm soát chặt chẽ đầu tư vào các ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn Với nỗ lực của tập thể cán bộ Chi nhánh, tính đến 31/12/2007 tổng dư nợ đạt 926 tỷ VNĐ, tăng 35% so với 2006, chất lượng tín dụng được đảm bảo với tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,28% trong tổng dư nợ.
Công tác bảo lãnh năm 2007 của Chi nhánh cũng đạt kết quả tốt Đến 31/12/2007 số dư bảo lãnh của chi nhánh là 116 tỷ VNĐ, tăng 61% so với năm 2006 và số món bảo lãnh phát hành đạt 400 món tăng 16% so với năm 2006 Kết quả này cho thấy nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh không ngừng phát triển và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng cũng như của tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Năm 2007, dư nợ cho vay của Chi nhánh đạt 926 tỷ VNĐ, trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn: 769 tỷ VNĐ.
Dư nợ cho vay trung và dài hạn: 157 tỷ VNĐ.
Biểu đồ: Dư nợ cho vay qua các năm của Vietcombank Thành Công
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Thành Công)
1.1.2.4.3 Công tác kế toán và dịch vụ ngân hàng.
Với việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, công tác thanh toán của ngân hàng đã đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển vốn của khách hàng với thời gian ngắn nhất và chất lượng tốt nhất nhằm tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ chu chuyển của đồng vốn ngân hàng Hiện nay, Vietcombank Thành Công cung cấp các dịch vụ tự động hoá cao cho khách hàng như VCB-iB@nking, VCB SMS-B@nking,
Trang 15thanh toán hoá đơn tự động, hệ thống máy rút tiền tự động ATM Connect 24 hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.
Nhờ đó, số lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng đông, số lượng tài khoản mới trong năm 2007 là 398 tài khoản đơn vị và 10.923 tài khoản cá nhân, đưa tổng số tài khoản đơn vị tại Chi nhánh lên 1.635 tài khoản, tăng 32% và tổng số tài khoản cá nhân lên 31.826 tài khoản, tăng 52% so với năm 2006 Chi nhánh hiện có 12 đơn vị đăng ký sử dụng dịch vụ VCB Money và 116 đơn vị sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản, doanh số trả lương bình quân là 19 tỷ VNĐ/tháng và trên 6500 tài khoản nhân viên Chi nhánh không gặp phải bất kỳ sự phàn nàn hoặc khiếu nại của khách hàng nào về thái độ và chất lượng phục vụ tại khâu thanh toán, kế toán ngân hàng.
1.1.2.4.4 Công tác phát hành và thanh toán thẻ
Luôn tiên phong trong việc cung cấp cho khách hàng các giải pháp tài chính tối ưu nhất, Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ - dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất hiện nay Phát huy những thế mạnh trong công tác phát hành và thanh toán thẻ của Vietcombank, hiện nay Vietcombank Thành Công phát hành các loại thẻ sau:
- Thẻ ghi nợ nội địa:
+ Thẻ Vietcombank American Express.
+Thẻ Vietcombank VietnamAirlines American Express (Bông Sen Vàng) Bên cạnh đó, Vietcombank Thành Công còn cung cấp dịch vụ thanh toán 06 loại thẻ quốc tế sau: Thẻ Visa, Mastercard, JCB, American Express, Diners Club và China UnionPay.
Số lượng thẻ ATM phát hành mới trong năm 2007 đạt 10.131 thẻ, nâng tổng số thẻ ATM đến 31/12/2007 là 32.016 thẻ, tăng 47% so với năm 2006.
Trang 16Số lượng phát hành mới thẻ thanh toán quốc tế trong năm 2007 đạt 2.455, tăng 379% so với năm 2006, nâng tổng số thẻ thanh toán quốc tế của Chi nhánh đạt 3.855 thẻ Doanh số thanh toán thẻ tín dụng năm 2007 đạt 16 tỷ VNĐ tăng 21% so với năm 2006 Đến cuối năm 2007 Chi nhánh có 06 đơn vị chấp nhận thẻ và 01 điểm tạm ứng
tiền mặt tại quầy
Biểu đồ: Tổng số thẻ phát hành qua các năm tại Vietcombank Thành Công:
Đơn vị: Thẻ
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Thành Công)
1.1.2.4.5 Kinh doanh ngoại tệ.
Vietcombank là định chế tài chính hàng đầu và có uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của Khách hàng, Vietcombank nói chung cũng như Vietcombank Thành Công nói riêng còn giúp Khách hàng tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh, nguồn ngoại tệ của Quý Khách.
Hiện nay, Vietcombank Thành Công cung cấp các sản phẩm ngoại hối sau:
Trang 17+ Giao dịch tương lai (Future) + Giao dịch hoán đổi
Hoán đổi ngoại tệ (FX Swap) Hoán đổi lãi suất (IRS) - Vay gửi trên thị trường liên Ngân hàng;
- Giao dịch giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ; - Uỷ thác đầu tư trong và ngoài nước;
- Cho vay VNĐ theo lãi suất USD.
Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2007 đạt 231 triệu USD, tăng 196% so với cùng kỳ năm 2006 Đây là mức tăng cao nhất trong lịch sử hơn 7 năm hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thành Công.
Chi nhánh cũng đã chủ động và có nhiều biện pháp để tạo nguồn ngoại tệ đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng cũng như thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, đảm bảo hài hoà lợi ích của khách hàng và ngân hàng trong những tháng cuối năm khi thị trường dư thừa ngoại tệ.
1.1.2.4.6 Công tác thanh toán xuất nhập khẩu
Do làm tốt công tác khách hàng, có sự phối hợp hỗi trợ của các bộ phận nghiệp vụ có liên quan và với sự cố gắng của các cán bộ nên kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu trong năm 2007 đạt kết quả cao.
Tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu toàn chi nhánh đạt 145,48 triệu USD tăng 68% so với năm 2006 Trong đó:
Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 88,85 triệu USD, tăng 80% so với năm 2006 Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 56,63 triệu USD, tăng 54% so với năm 2006.
Biểu đồ: Kim ngạch thanh toán XNK qua các năm của Vietcombank Thành Công
Đơn vị: Triệu USD
Trang 18(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Thành Công)
1.1.2.4.7 Công tác ngân quỹ
Trong năm 2007, Chi nhánh đã mở thêm 05 cửa thu chi tiền mặt tại trụ sở chính vừa đáp ứng số lượng khách hàng ngày càng tăng vừa giảm tải công việc cho các cán bộ, tránh những sai sót xảy ra Doanh số thu chi VNĐ năm 2007 đạt 13.307 tỷ đồng tăng 63% so với năm 2006 và doanh số thu chi ngoại tệ đạt 145 triệu USD bằng 86% so với năm 2006.
Bên cạnh đó, Vietcombank Thành Công vẫn luôn đảm bảo thu chi đúng đủ, phát hiện và trả lại tiền thừa cho khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng và thu được nhiều tiền giả Năm 2007, Chi nhánh thu được 30.780.000 VNĐ tiền giả và trả lại 149.300.000 VNĐ tiền thừa cho khách hàng.
1.1.2.4.8 Các hoạt động khác
Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong năm 2007: Tổng doanh thu 189,162 tỷ đồng, thu nhập trước thuế 2.745 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 21,385 tỷ đồng
Trong năm 2007, cơ cấu tổ chức hành chính nhân sự luôn đảm bảo cho các phòng ban, bộ phận nghiệp vụ hoạt động liên tục, thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh Ban giám đốc được tham mưu tích cực trong việc luân chuyển cán bộ, đào tạo trình độ cho cán bộ qua các khóa học trong nước và nước ngoài Tổng số nhân viên của Chi nhánh là 135 người, độ tuổi trung bình là 26 tuổi, có 10 thạc sĩ, 8 trung cấp và còn lại là trình độ đại học cao đẳng, chiếm 87%.
Hoạt động công đoàn của Chi nhánh đã mang lại cho tập thể cán bộ công nhân viên sự gắn kết, có ý thức trách nhiệm cao thông qua các hoạt động tham quan, nghỉ mát, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Hoạt động thi đua, các phong trào nghiên cứu, thể dục thể thao, văn nghệ cũng được thực hiện sôi nổi, tạo không khí phấn khởi, hăng say công tác trong toàn Chi nhánh Các phong trào thi đua đã thực hiện trong năm 2007 là:
Phong trào thi đua người tốt việc tốt, gương điển hình tiên tiến Phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm
Công đoàn cơ sở phát động phong trào thi đua phụ nữ hai giỏi: “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”.
Trang 191.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinhthái tại Chi nhánh Thành Công
1.2.1 Thực trạng công tác thẩm định dự án nói chung tại Chi nhánh.
Đối với hoạt động đầu tư dự án, Chi nhánh Thành Công đã tiến hành thẩm định, cấp vốn vay đầu tư cho khoảng 40 dự án trong giai đoạn 2005 – 2007 Các dự án được cho vay thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (xây dựng cơ bản, sản xuất công nghiệp, bán lẻ, kinh doanh, thủy điện, viễn thông, giải trí ) có thể kể ra một số dự án lớn như Dự án thủy điện Mai Châu, Dự án Đồng Phát, các dự án tăng cường năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Về đối tượng và giá trị cấp tín dụng cho vay dự án, Chi nhánh Thành Công chỉ xét duyệt cho vay đối với các khoản vay theo dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội, có tổng giá trị khoản cấp tín dụng tối đa là 20 tỷ VND Ngoài các trường hợp trên, Chi nhánh phải chuyển dự án đầu tư xin vay vốn lên Phòng đầu tư dự án - Hội sở chính để xét duyệt Quyết định cho vay sẽ phụ thuộc vào kết quả thẩm định của Phòng đầu tư dự án – Hội sở chính và quyết định của Hội đồng tín dụng TW.
Về nội dung thẩm định dự án, Chi nhánh tiến hành thẩm định dự án trên 3 nội dung chính, đó là thẩm định về chủ đầu tư, thẩm định về dự án đầu tư và thẩm định về tài sản đảm bảo Tùy thuộc vào từng dự án cụ thể, thuộc từng lĩnh vực, trong từng thời điểm khác nhau mà cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định dự án theo các nội dung cụ thể chuyên sâu khác nhau, nhưng vẫn căn cứ theo 3 nội dung chính nêu trên.
Về quy trình thẩm định dự án, Chi nhánh Thành Công đã thực hiện thống nhất theo
Quy trình tín dụng đối với Khách hàng là Doanh nghiệp và Quy trình tín dụng đối vớiDoanh nghiệp vừa và nhỏ do Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam ban hành Quy trình này bao gồm 10 bước, đảm bảo tính thống nhất, khoa học, khả năng kiểm soát, hạn chế và phân tán rủi ro trong hoạt động đầu tư dự án của Vietcombank nói chung cũng như Vietcombank Thành Công nói riêng.
Sơ đồ: Quy trình cho vay theo dự án tại Vietcombank Thành Công
Đề xuất cho vay Thẩm định rủi ro khoản vay
Phê duyệt khoản vay
Trang 20(Nguồn: Quy trình tín dụng đối với Khách hàng là Doanh nghiệp _ VCB)
Về kết quả thực hiện cho vay theo dự án, trong gian đoạn 2005 – 2007, Chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan, đáp ứng phần nào nhu cầu vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Số lượng dự án đầu tư không ngừng tăng lên, tổng dư nợ cho vay theo dự án cũng không ngừng tăng qua các năm Điều này được thể hiện qua bảng tổng kết sau:
Bảng: Tình hình cho vay theo dự án tại Chi nhánh Thành Công
Trang 22Qua bảng trên, ta thấy, số dự án đầu tư mà Chi nhánh cho vay tăng đều qua các năm, năm 2007 tăng 8 dự án so với năm 2004, tỷ lệ tăng là 133,3% Tổng dư nợ năm 2007 so với năm 2004 tăng 120 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 46,15% Riêng giai đoạn 2006 – 2007, tổng dư nợ tăng 80 tỷ, cao nhất trong vòng 4 năm Điều này chứng tỏ trong năm 2007, tổng vốn trung bình tài trợ cho mỗi dự án là lớn hơn so với các năm trước Nguyên nhân là do trong năm 2007, Chi nhánh Thành Công tách ra khỏi Chi nhánh Hà Nội, trở thành Chi nhánh cấp I và hạch toán độc lập nên thẩm quyền cho vay theo dự án lớn hơn so với trước đây, dẫn đến tổng dư nợ tăng mạnh.
Ngoài ra, tình hình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh còn được thể hiện thông qua biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa số lượng dự án được thẩm định với số lượng dự án được cho vay.
Biểu đồ: Số dự án cho vay so với tổng số dự án thẩm định
Đơn vị: Dự án
(Nguồn: Báo cáo thẩm định giai đoạn 2004 – 2007, Vietcombank Thành Công)
Trang 231.2.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tạiChi nhánh.
1.2.2.1 Thực trạng đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam nói chung vàthủ đô Hà Nội nói riêng.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về du lịch Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, ¾ địa hình là đồi núi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bờ biển dài và đẹp dọc đất nước, bề dày lịch sử văn hóa với những đặc trưng riêng đã khiến cho nước ta trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước Ngoài ra, trong bối cảnh nền kinh tế tri thức với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch ngày càng lớn, ngày càng có nhiều công ty du lịch ra đời, với các dự án đầu tư, các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng và sôi động
Nếu như năm 1988, nước ta chỉ có 1 dự án đăng ký đầu tư với số vốn 7,7 triệu USD, thì đến những năm tiếp theo dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng Hình thức đầu tư phổ biến là liên doanh và 100% vốn nước ngoài Số lượng dự án trải khá đều trong cả 3 miền, tuy nhiên có sự khác biệt trong lượng vốn đầu tư Tám tháng đầu năm 2008, ngành du lịch Việt Nam chứng kiến bước nhảy vọt trong lĩnh vực đầu tư du lịch Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2008, lượng vốn đăng ký đầu tư đã vượt xa tổng số vốn đăng ký trong cả giai đoạn 1988-2007.
Chương trình quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010 nhằm mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến năm 2010, Việt Nam trở thành một trong các quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực Ngoài ra, du lịch Việt Nam còn có các mục tiêu cụ thể:
- Tỷ lệ tăng trưởng khách quốc tế tăng từ 10-20%/năm; tỷ lệ tăng trưởng khách nội địa tăng 15-20%/năm Thu nhập từ du lịch năm 2010 đạt khoảng 4-5 tỷ USD.
- Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch - Nâng cao vị thế Việt nam trên trường quốc tế
- Phát triển du lịch bền vững.
Theo nhận định của Tổng Cục Du lịch, Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá đúng tiềm năng du lịch Việt Nam trong bối cảnh du lịch Châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển mạnh,định hướng phát triển một các cụ thể và rõ ràng tạo điều kiện cho ngành du lịch có đầy đủ căn cứ và mục tiêu để phấn đấu.
Trang 24Trong số các loại hình du lịch hiện nay, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái Du lịch sinh thái cũng là một mũi nhọn trong Chương trình hành động Quốc gia về du lịch 2006 – 2010, với mục tiêu khai thác trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và phát triển các di sản văn hoá, thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại các điểm du lịch Có thể kể ra nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và nhiều rừng cấm như Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, động Phong Nha, vườn quốc gia Cát Tiên Các khu du lịch sinh thái nổi tiếng như Vinpearl Nha Trang, Vinpearl Hội An, Khu du lịch sinh thái Côn Đảo, Phan Thiết, Chân Mây – Lăng Cô, Cát Bà, Hòn Dáu -Đồ Sơn, Flamingo Đại Lải Resort, Furama Resort Đà Nẵng với vốn đầu tư hàng chục triệu USD Đặc biệt, đã có tới 6 khu dự trữ sinh quyển Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở khắp ba miền
Trên địa bàn thủ đô Hà Nội, trung tâm văn hóa – chính trị – du lịch của cả nước, du lịch sinh thái cũng là một loại hình du lịch thế mạnh và thu hút rất nhiều khách du lịch Trong giai đoạn 2006 – 2010, nhằm hướng tới 1000 năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, thủ đô đang tích cực triển khai thực hiện và hoàn thiện 8 dự án du lịch sinh thái lớn với tổng diện tích xây dựng 3.700 ha, vốn đăng ký 9.732 tỷ đồng, đó là các dự án đầu tư khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn, khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu, Khu du lịch sân Golf và dịch vụ hồ Văn Sơn Quan điểm của Hà Nội trong phát triển du lịch sinh thái là chú trọng yếu tố bền vững gắn liền với bảo vệ thiên nhiên và môi trường Do vậy, các dự án du lịch sinh thái lớn này khi phê duyệt đầu tư đều có đánh giá tác động môi trường, xử lý môi trường Đặc biệt, các dự án du lịch liên quan đến rừng đều có chương trình lồng ghép trồng rừng trong phát triển du lịch Điển hình như khu vực sườn Đông núi Ba Vì khi phát triển dự án du lịch, rừng cây phát triển tốt Một số khu du lịch khác cũng có ý thức trong bảo vệ cảnh quan môi trường như Khu du lịch sinh thái Đầm Long - Bằng Tạ đang bảo tồn hàng chục loài động vật quý hiếm cùng nhiều loài thực vật trong khu rừng nguyên sinh Khu du lịch Ao Vua đã đầu tư hàng chục tỷ đồng phát triển du lịch sinh thái, trồng 150 ha rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, vận động người dân không săn bắn bừa bãi Khu du lịch Thác Đa đầu tư bảo vệ trên 100 bụi cây trúc, tạo cảnh quan đẹp để thu hút khách du lịch.
Trang 251.2.2.2 Tình hình thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Chinhánh Thành Công thời gian qua.
- Giai đoạn 2002 – 2006: Trong số các dự án đầu tư xin vay vốn tại Chi nhánh Thành Công thì không có dự án nào thuộc lĩnh vực du lịch sinh thái,
- Giai đoạn 2006 – 2008: Có 4 dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái xin vay vốn từ Chi nhánh, trong đó Chi nhánh đã tiến hành thẩm định 3 dự án, đồng ý cấp vốn vay cho 2 dự án với tổng số tiền là 25 tỷ đồng Cả 2 dự án nằm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và Hà Tây, với tổng vốn đăng ký trên 5 tỷ đồng, do đó cả 2 dự án đều phải trình lên Hội sở chính – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để tiến hành xét duyệt.
1 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch
sinh thái Lâm Sơn Hòa Bình
2 Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm
thể thao giải trí sân Golf Long Sơn
1.2.2.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái.
Quy trình thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Chi nhánh Thành Công được thực hiện thống nhất theo Quy trình tín dụng đối với Khách hàng là Doanh nghiệp do Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ban hành Theo đó, quy trình bao gồm 10 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Đề xuất cho vay
Thực hiện: Phòng Quan hệ Khách hàng.
Phòng Quan hệ Khách hàng sẽ tiếp xúc trực tiếp khách hàng, thu thập hồ sơ liên quan đến dự án kể cả hồ sơ tổ chức pháp lý của khách hàng, sau khi kiểm tra sơ bộ
phòng lập Báo cáo đề xuất đầu tư dự án theo mẫu 1.3 – Quy trình tín dụng đối vớiKhách hàng là Doanh nghiệp, trong đó phải nêu được nhu cầu tín dụng của khách
hàng, mức giá sản phẩm, nhu cầu thị trường, các lợi ích ngân hàng thu được và có thể đề xuất các chính sách tín dụng áp dụng đối với khách hàng.
Trang 26Bước 2: Thẩm định rủi ro khoản vay
Thực hiện: Phòng Quản lý nợ
Toàn bộ hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn sẽ được chuyển sang Phòng Quản lý rủi ro để tiến hành thẩm định dự án một cách chi tiết và trình Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng Nếu dự án phức tạp, giá trị tín dụng cấp cho khách hàng không thuộc thẩm quyền của Giám Đốc/ Phó Giám đốc thì toàn bộ hồ sơ thẩm định dự án sẽ được đưa ra Hội đồng tín dụng xem xét và ra quyết định đầu tư Kết quả của quá trình thẩm định rủi ro được thể hiện bởi Báo cáo thẩm định dự án theo mẫu 2.3 – Quy trình tíndụng đối với Khách hàng là Doanh nghiệp
Bước 3: Phê duyệt khoản vay.
Thực hiện:
Hội đồng tín dụng Chi nhánh Thành Công Phòng Quan hệ Khách hàng
GĐ/PGĐ phụ trách Khách hàng
Quy trình phê duyệt khoản vay được thực hiện sau khi Báo cáo đề xuất đầu tư dự án và Báo cáo thẩm định dự án có đầy đủ chữ ký của cán bộ Quan hệ khách hàng và Trưởng phòng Quan hệ khách hàng Khoản tín dụng được phê duyệt khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của Giám đốc Chi nhánh Thành Công Trường hợp khoản tín dụng vượt quá thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc, quy trình phê duyệt sẽ được đưa ra biểu quyết tại Hội đồng tín dụng Chi nhánh Thành Công.
Bước 4: Soạn thảo và ký kết hợp đồng
Thực hiện: Phòng Quan hệ khách hàng
Trên cơ sở quyết định phê duyệt kèm theo các điều kiện tài trợ dự án, Phòng Quan hệ khách hàng sẽ tiến hành đàm phán với khách hàng và ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay Đại diện Chi nhánh Thành Công ký kết trên các loại hợp đồng là cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay dự án đầu tư Riêng với các hợp đồng bảo đảm tiền vay, sau khi ký kết và nhận các hồ sơ gốc từ khách hàng, cán bộ khách hàng chịu trách nhiệm về việc đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc công chứng theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận giữa các bên.
Sau khi ký kết hợp đồng, Phòng Quan hệ khách hàng lập Thông báo tác nghiệp chuyển cho phòng Quản lý nợ để thực hiện việc nhập dữ liệu.
Bước 5: Nhập dữ liệu vào hệ thống và lưu giữ hồ sơ vay an toàn.
Trang 27Thực hiện: Phòng Quản lý nợ
Quá trình ghi nhập và giám sát dữ liệu trên hệ thống bao gồm các nội dung sau: Lập Thông báo tác nghiệp
Ghi nhập dữ liệu vào hệ thống
Phối hợp giám sát dữ liệu trên hệ thống
Căn cứ nội dung Thông báo tác nghiệp, cán bộ Quản lý nợ chịu trách nhiệm đối chiếu so sánh với các thông tin nêu tại bộ hồ sơ đính kèm và thực hiện ghi nhập các dữ liệu cần thiết vào hệ thống.
Bước 6: Rút vốn vay.
Thực hiện:
Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản lý nợ, Phòng Quản lý rủi ro Phòng Kế toán thanh toán.
Cán bộ Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tiếp nhận mọi yêu cầu rút vốn vay của khách hàng.
Phòng Quản lý nợ hoặc bộ phận khác do Giám đốc Chi nhánh chỉ định chịu trách nhiệm kiểm tra thủ tục rút vốn vay.
Căn cứ bộ hồ sơ rút vốn, cán bộ Quản lý nợ tiến hành kiểm tra hạn mức còn lại, tính đầy đủ hợp lệ của toàn bộ hồ sơ rút vốn đồng thời đối chiếu với các thông tin trong Thông báo tác nghiệp Nếu mọi điều kiện được đáp ứng, cán bộ Quản lý nợ thực hiện mở tài khoản tiền vay, lập các giấy nhận nợ.
Bước 7: Quản lý và giám sát khoản vay/ khách hàng vay
Thực hiện: Cán bộ Khách hàng và cán bộ Rủi ro.
Cán bộ khách hàng chủ động nắm thông tin từ khách hàng và thực hiện Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay theo lịch đã định Để đảm bảo tính khách quan và rút ngắn thời gian kiểm tra tại cơ sở của khách hàng, cán bộ khách hàng có thể đề xuất bổ sung cán bộ cùng tham gia và lập Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay.
Riêng đối với tài sản đảm bảo, ít nhất một năm một lần, cán bộ khách hàng thực hiện kiểm tra và lập Báo cáo kiểm tra tài sản thế chấp, bao gồm cả việc định giá lại tài sản bảo đảm nếu thấy cần thiết
Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản lý rủi ro và Phòng Quản lý nợ cùng phối hợp giám sát chất lượng của khoản vay cũng như phối hợp phát hiện các dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giải ngân vốn vay cho Khách hàng
Trang 28Bước 8: Điều chỉnh tín dụng
Thực hiện: Cán bộ khách hàng.
Căn cứ tình hình thực tế và nhu cầu mới của khách hàng phát sinh sau thời điểm lập Hợp đồng tín dụng, cán bộ khách hàng có thể xem xét việc lập Báo cáo đề xuất sửa đổi tín dụng cho phù hợp hơn Nội dung của sửa đổi tín dụng có thể là gia hạn nợ, điều chỉnh lịch trả nợ, thay đổi lãi suất, thay đổi tài sản thế chấp, thay đổi điều kiện tiền rút vốn, các điều kiện vay vốn khác
Bước 9: Thu hồi nợ vay.
Thực hiện: Cán bộ Khách hàng và cán bộ Quản lý nợ
Ít nhất 10 ngày trước ngày đến hạn thu hồi nợ vay, cán bộ Quản lý nợ có trách nhiệm in bảng kê danh sách các khoản nợ đến hạn chuyển tới phòng QHKH kiểm soát.
Ít nhất 5 ngày trước ngày đến hạn của khoản vay, cán bộ khách hàng sẽ lập Thông báo nợ đến hạn gửi cho khách hàng, đồng thời có trách nhiệm đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, liên lạc thường xuyên với khách hàng để tìm hiểu khả năng và dự định trả nợ của Khách hàng vào ngày đáo hạn
Sau khi toàn bộ khoản vay (theo hợp đồng tín dụng) đã được thu hồi đầy đủ, cán bộ Quản lý nợ lập thông báo đóng hồ sơ vay và lưu giữ hồ sơ tín dụng an toàn.
Bước 10: Xử lý đối với các khoản nợ quá hạn.
Thực hiện:
Phòng Quan hệ khách hàng
Phòng Quản lý rủi ro và Phòng Quản lý nợ phối hợp
Ngay khi khoản vay bị chuyển Nợ quá hạn, cán bộ Quản lý nợ lập Thông báo chuyển Nợ quá hạn và gửi đến khách hàng Tùy tính chất của khoản vay quá hạn, định kì nhưng không ít hơn 1 tháng/một lần, cán bộ Quản lý nợ phải tiếp tục gửi Thông báo đòi nợ đến khách hàng cho tới khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ trả nợ cho Chi nhánh Đồng thời Chi nhánh thực hiện chế độ kiểm soát đặc biệt đối với khoản vay, cán bộ khách hàng phối hợp với Phòng Quản lý rủi ro để phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp xử lý trong những tình huống xấu nhất.
1.2.2.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái.
Đối với các dự án du lịch sinh thái nói riêng cũng như dự án đầu tư phát triển nói chung, Chi nhánh Thành Công tiến hành thẩm định dự án trên 3 nội dung chính sau: Thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm định dự án đầu tư và thẩm định tài sản đảm bảo.
Trang 291.2.2.4.1 Thẩm định năng lực chủ đầu tư.
- Thẩm định các yếu tố phi tài chính: Chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định năng lực pháp lý của chủ đầu tư và các thông tin liên quan đến chủ đầu tư như mô hình tổ chức và chất lượng quản lý điều hành, năng lực bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt, trình độ chuyên môn, uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch sinh thái, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, quan hệ của doanh nghiệp với Vietcombank và các tổ chức tín dụng khác
- Thẩm định các yếu tố tài chính: Cán bộ thẩm định đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất và phân tích 4 nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, về cơ cấu tài chính, về năng lực hoạt động và về khả năng sinh lời và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp Đối với Chủ đầu tư mới thành lập doanh nghiệp hoặc mới tham gia kinh doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái, có dự án đầu tiên, Chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định dựa trên kế hoạch kinh doanh, các phương án phân phối, cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái và các thông tin khác
Trên cơ sở đánh giá tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh hiện hành của chủ đầu tư, Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng khách hàng theo quy định.
1.2.2.4.2 Thẩm định dự án đầu tư:
Thẩm định tính pháp lý của dự án đầu tư.
Chi nhánh Thành Công sẽ đánh giá hồ sơ thủ tục pháp lý của dự án, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ theo đúng quy định của Ngân hàng Ngoại thương, bảo đảm dự án phù hợp với các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, đấu thầu, quản lý dự án, phù hợp với chủ trương quy hoạch của ngành du lịch, của địa phương và sự vận động của thị trường
Cụ thể danh mục hồ sơ và thủ tục vay vốn dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Vietcombank Thành Công:
- Hồ sơ pháp lý:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Điều lệ họat động của công ty
Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất
Trang 30 Hợp đồng thuê đất và các quyết định về giao đất, thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng của UBND địa phương
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng Giấy phép khai thác tài nguyên
Giấy phép phê duyệt đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy Báo cáo khả thi và dự toán chi tiết dự án
Các văn bản có liên quan
- Hồ sơ vay vốn:
Hợp đồng nguyên tắc đầu ra hoặc những hợp đồng đã và đang thực hiện Hợp đồng mua nguyên vật liệu
Hoá đơn tài chính, phiếu nhập kho Hợp đồng tín dụng theo mẫu của VCB
Giấy đề nghị vay vốn và phương án trả nợ theo mẫu của VCB Giấy nhận nợ theo mẫu của VCB
Bảng kê chứng từ vay vốn.
Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư.
Cán bộ tín dụng sẽ đánh giá khả năng thực hiện dự án của doanh nghiệp, bao gồm cả khả năng thu xếp vốn, khả năng đàm phán mua máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, nguồn nhân lực, tiến độ thi công, khả năng vận hành, khả năng chiếm lĩnh thị trường và tiêu thụ sản phẩm Trong những nội dung trên, thẩm định sự khả thi về tài chính của dự án cực kỳ quan trọng vì dựa vào đây ngân hàng có thể phân tích và đánh giá khả năng trả nợ và lãi của khách hàng Để thấy được sự khả thi về mặt tài chính của dự án, cán bộ tín dụng phải xác định rõ được những căn cứ sau:
- Tính đầy đủ của các hạng mục đã được đưa vào để tính toán tổng nguồn vốn đầutư của dự án: Cán bộ tín dụng rà soát từng nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh
giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn như vốn tự có, vốn vay trong và ngoài nước và các nguồn vốn khác, chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn Cân đối giữa nhu cầu vốn và khả năng tham gia tai trợ của các nguồn vốn dự kiến đề đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án.
- Tính hợp lý của các thông số dự báo thị trường và doanh thu: Các thông số dự báo
thị trường là những thông số làm căn cứ để dự báo tình hình thị trường và thị phần
Trang 31doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị trường, qua đó, có thể ước lượng doanh thu của dự án Các thông số thường gặp:
+ Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế + Dự báo tỷ lệ lạm phát
+ Dự báo tỷ giá hối đoái
+ Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu + Dự báo tốc độ tăng giá
+ Dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm du lịch sinh thái + Ước lượng thị phần của doanh nghiệp
+ Công suất của dự án.
- Tính hợp lý của các thông số xác định chi phí: Tương tự như dự báo thị trường và
doanh thu, các thông số này dùng làm căn cứ dự báo chi phí của dự án Các thông số rất đa dạng và thay đổi tùy theo đặc điểm công nghệ sử dụng, tùy theo các yếu tố như chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, điện nước phục vụ thi công trong từng loại dự án Tổng chi phí đầu tư cho dự án du lịch sinh thái thường được xác định trên cơ sở:
+ Vốn xây lắp (chi phí khảo sát, thiết kế, tiền thuê đất, xây dựng công trình ) + Vốn thiết bị (nhập khẩu, mua trong nước hoặc tận dụng thiết bị hiện có, ) + Vốn lưu động, bảo hiểm, dự phòng, lãi vay trong thời gian thi công
+ Công suất máy móc thiết bị, nhà hàng, khách sạn
+ Định mức tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, sử dụng lao động + Phương pháp khấu hao, tỷ lệ khấu hao.
+ Chi phí cơ hội, chi phí chìm, chi phí lịch sử + Chi phí sử dụng vốn.
Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần thẩm định cách thức xử lý chi phí trong tình huống dự án đối mặt với các yếu tố trượt giá, lạm phát, tách biệt quyết định đầu tư và quyết định tài trợ
- Thẩm định dòng tiền của dự án: Cán bộ tín dụng dựa vào các phân tích đánh giá
về phương diện thị trường, kỹ thuật và các thông tin khác liên quan đến dự án, đề xuất các thông số đầu vào là cơ sở tính toán dòng tiền của dự án, xây dựng các bảng dự trù tài chính như báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối khả năng trả nợ, bảng tính khấu hao - lãi vay, đồng thời tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án ở phương án cơ sở như:
Trang 32+ Giá trị hiện tại thuần NPV + Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR + Thời gian thu hồi vốn đầu tư T + Thời gian hoàn vốn vay
+ Cân đối khả năng trả nợ của dự án + Điểm hòa vốn
Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn xây dựng các phương án khác nhau có thể xảy ra trong trường hợp thay đổi doanh thu, chi phí, tăng giảm công suất vận hành (tính toán độ nhạy) và tính toán khả năng phát triển và mở rộng dự án trong tương lai.
Thẩm định tính cạnh tranh của sản phẩm đầu ra
Cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá tình hình thị trường, phân tích nhu cầu thị trường về sản phẩm du lịch sinh thái trong hiện tại và dự báo nhu cầu tương lai về số lượng, chất lượng, giá cả và chính sách liên quan đến sản phẩm du lịch sinh thái
Phân tích khả năng cung ứng sản phẩm hiện có, đánh giá các điểm mạnh của sản phẩm dự án so với các sản phẩm hiện có và các sản phẩm thay thế trên thị trường, so sánh chất lượng và giá thành đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, tính hợp lý của nhóm đối tượng khách hàng mà chủ đầu tư hướng đến, dự báo nhu cầu trong tương lai về danh mục, năng lực của các dự án du lịch sinh thái hiện có Trên cơ sở đó có thể đánh giá thị phần, khả năng cạnh tranh để xác định sản lượng tiêu thụ và giá bán sản phẩm của dự án Đồng thời phân tích các phương án tiêu thụ sản phẩm xấu nhất và khả năng giải quyết của doanh nghiệp
Thẩm định các rủi ro có thể xảy ra và khả năng giảm thiểu.
Cán bộ rủi ro thẩm định dự án dựa trên các cơ sở: các loại rủi ro chung liên quan đến chủ đầu tư, các loại rủi ro liên quan đến dự án đang đề cập và các loại rủi ro khác
Một số các dấu hiệu rủi ro thường gặp phải khi cho vay theo dự án đầu tư:
Quá tập trung cho vay vào một số khách hàng lớn, các khách hàng đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ, khách hàng có tình hình tài chính yếu, khả năng kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng, khách hàng không đáp ứng đủ các điều kiện pháp lý, khách hàng liên quan đến các vụ kiện, không báo cáo kịp thời các vụ việc khi phát sinh các vấn đề liên quan đến chất lượng khoản vay.
Các công việc chính liên quan đến công tác thẩm định rủi ro tín dụng đầu tư dự án được thực hiện tại Chi nhánh là:
Trang 33Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng đầu tư dự án phù hợp với tình hình thực tế tại Chi nhánh và bảm đảm tính phù hợp so với các quy định có liên quan của pháp luật và chính sách quản lý rủi ro hiện hành của NHNT.
Thực hiện quản lý danh mục đầu tư của Chi nhánh trong từng thời kỳ
Thực hiện xem xét cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng Quá trình phân tích xem xét Cho điểm tín dụng và phân loại doanh nghiệp chính là quá trình thẩm định chi tiết các loại rủi ro liên quan đến tình hình tài chính, tình hình phi tài chính và rủi ro ngành nghề/mặt hàng kinh doanh chính của doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở quan trọng để tham khảo trước khi quyết định có thể chấp thuận cấp tín dụng hay không vì vậy CBRR phải thực hiện nghiêm ngặt các bước đánh giá theo quy định.
Trực tiếp rà soát rủi ro và giám sát quá trình hoàn trả nợ của khách hàng đối với từng khoản cấp tín dụng.
Xây dựng, quản lý, giám sát và tham gia xử lý các khoản nợ xấu Chi nhánh đã có nhiều cố gắng nhằm giảm lượng nợ xấu bằng cách tận thu nợ và xử lý bằng nhiều biện pháp như phân loại nợ trong hoạt động tín dụng, xây dựng quy trình xử lý tài sản đảm bảo, xử lý nợ qua Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Vietcombank, hợp tác với Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng – Bộ tài chính, trích lập các quỹ dự phỏng rủi ro tín dụng
Lập báo cáo thống kê theo yêu cầu của Ban giám đốc.
1.2.2.4.3 Thẩm định tài sản đảm bảo:
Tài sản đảm bảo cho các khoản vay dự án có thể là tài sản thế chấp, tài sản cầm cố của Khách hàng/chủ đầu tư; có thể là của bản thân dự án (tài sản hình thành sau đầu tư từ vốn vay và vốn tự có) hoặc là tài sản bảo lãnh của bên thứ ba Trong trường hợp Khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ vay, Chi nhánh sẽ tiến hành công tác định giá tài sản đảm bảo, thu hồi tài sản đảm bảo trên cơ sở giá trị khoản vay nhằm giảm thiểu được những tổn thất do Chi nhánh không thu hồi đủ nợ vay từ Khách hàng.
Các hình thức bảo đảm tiền vay phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm
- Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải có giá trị và có thị trường tiêu thụ - Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm
bảo đảm tiền vay.
Trang 34 Thẩm định giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo nợ vay: thường chia làm 2
loại tài sản có đăng ký quyền sở hữu và tài sản không đăng ký quyền sở hữu Đối với loại tài sản thứ nhất, cán bộ tín dụng xem xét tính chân thực của giấy chứng nhận đăng ký sở hữu, nếu cần thiết có thể liên hệ với cơ quan cấp giấy chứng nhận để làm rõ thêm Riêng đối với loại thứ hai, việc thẩm định sẽ phức tạp hơn, cán bộ tín dụng cần xem xét tài liệu liên quan đến tài sản như hóa đơn mua hàng, chứng nhận lưu kho, thuê kho, ký gửi hàng hóa để đánh giá tính chất sở hữu hợp pháp đối với những tài sản này Thẩm định giá trị thị trường tài sản đảm bảo nợ vay : thường chia làm 2
loại tài sản hữu hình và tài sản vô hình Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định thông qua mô hình chiết khấu dòng tiền để xác định giá trị thị trường của tài sản
Các tài sản tài chính đảm bảo nợ vay chính là chứng khoán khách hàng cầm cố để vay vốn ngân hàng Với các chứng khoán nợ, cán bộ tín dụng sẽ xác định giá trị thị trường bằng mô hình chiết khấu dòng tiền Với các chứng khoán vốn, cán bộ tín dụng nhờ đến các chuyên gia ở các cơ quan có chức năng, các công ty chứng khoán, công ty môi giới và đầu tư nhờ xác định hộ giá trị thị trường của tài sản.
Với các tài sản hữu hình (động sản và bất động sản), cán bộ tín dụng có thể sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền, vào hóa đơn hoặc chứng từ kế toán để định giá hoặc sử dụng dịch vụ định giá của các công ty môi giới và đầu tư bất động sản để định giá.
1.2.2.5 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái.
Thẩm định theo trình tự.
Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dự án theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau, từ đó đưa ra quyết định đồng ý hay bác bỏ khoản cho vay dự án đầu tư Phương pháp này được sử dụng trong nội dung thẩm định tài chính, phi tài chính về Chủ đầu tư.
Phương pháp phân tích so sánh đối chiếu.
So sánh các chỉ tiêu, các tỷ số nhằm đánh giá tính hợp lý và tính ưu việt của dự án để có sự đánh giá đúng khi thẩm định dự án Phương pháp này sử dụng trong thẩm định tài chính, phi tài chính, pháp lý của Chủ đầu tư, Dự án đầu tư
Phương pháp dự báo.
Nội dung của phương pháp này là sử dụng các số liệu thống kê và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính
Trang 35khả thi của dự án Phương pháp dự báo thường dùng trong thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, thẩm định nguồn cung cấp đầu vào của dự án.
Phương pháp phân tích độ nhạy.
Phân tích độ nhạy là phân tích mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án Phương pháp này được sử dụng trong thẩm định rủi ro, thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm, thẩm định tài chính của dự án.
Phương pháp phân tích tình huống.
Phân tích tình huống là kỹ thuật phân tích sự tác động đồng thời của nhiều biến hay nhiều yếu tố đến biến phụ thuộc xem xét ở đây là NPV hoặc IRR Cán bộ tín dụng của Chi nhánh sẽ phân tích ba tình huống:
Tình huống kỳ vọng – Tức là tình huống bình thường mà chúng ta kỳ vọng sẽ xảy ra trong tương lai.
Tình huống xấu – Tức là tình huống có tác động tiêu cực lên NPV và IRR Khi tình huống này xảy ra thì NPV và IRR sẽ giảm đi.
Tình huống tốt – Tức là tình huống có tác động tích cực lên NPV và IRR Khi tình huống này xảy ra thì NPV và IRR tăng lên.
Phương pháp này thường được sử dụng trong thẩm định rủi ro, thẩm định tài chính Phương pháp phân tích mô phỏng.
Phương pháp này cho phép cán bộ thẩm định phân tích sự tác động của nhiều biến hay nhiều yếu tố đến NPV và IRR qua hàng trăm hoặc hàng nghìn tình huống Qua đó, kỹ thuật này cho phép xác định xác suất bao nhiêu phần trăm NPV sẽ dương hay IRR sẽ lớn hơn chi phí sử dụng vốn WACC.
Phương pháp phân tích rủi ro.
Rủi ro của dự án khi thực hiện thường được phân ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động Phân tích rủi ro nhằm xác định phương pháp xử lý từng loại rủi ro, bảo đảm tính an toàn và khả năng trả nợ đối với khoản vay Phương pháp này sử dụng trong nội dung thẩm định rủi ro của dự án, thẩm định tài sản đảm bảo.
Trang 361.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án nói chung và dự ánđầu tư phát triển du lịch sinh thái nói riêng tại Chi nhánh Thành Công.
1.2.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan.
Cán bộ tín dụng tham gia công tác thẩm định.
Cũng như trong bất kỳ lĩnh vực nào khác, nhân tố con người trong công tác thẩm định dự án là nhân tố quyết định tới hiệu quả của công tác thẩm định dự án Nhân tố con người bao gồm nhân thức, trình độ, kinh nghiệm, năng lực và tư cách đạo đức của lãnh đạo, cán bộ tín dụng đặc biệt là những người trực tiếp tham gia quá trình thẩm định Việc tiếp nhận và phân tích, đánh giá thông tin như thế nào, yêu cầu chất lượng thông tin phục vụ cho thẩm định dự án ra sao ? hoàn toàn do cán bộ tín dụng quyết định Việc áp dụng phương pháp thẩm định nào, sử dụng những chỉ tiêu nào cũng phụ thuộc hoàn toàn vào cán bộ tín dụng
Chất lượng thông tin thu nhập.
Trong thời đại ngày nay, với tình hình thị trường, công nghệ biến động nhanh chóng thì thông tin trở nên rất quan trọng và là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ một ngành nào Thông tin đầy đủ, toàn diện, chính xác, cập nhật là một nhân tố quan trọng đảm bảo hiệu quả công tác thẩm định dự án của Chi nhánh và do đó ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả cho vay theo dự án Ngoài ra, thông tin được cung cấp kịp thời trong quá trình cho vay sẽ giúp Chi nhánh nắm bắt chính xác tình hình hoạt động của dự án, có những can thiệp kịp thời, đảm bảo dự án hoạt động tốt và trả nợ đầy đủ.
Do vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu chính xác, toàn diện luôn được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết đối với công tác thẩm định dự án tại Chi nhánh nói riêng cũng như Vietcombank nói chung.
Tổ chức quản lý điều hành.
Thực hiện thẩm định dự án tuân theo một trình tự hợp lý, khoa học, sắp xếp, phân bổ chức năng, nhiệm vụ phù hợp với sở trường của mỗi bộ phận, mỗi người sẽ tạo động lực, phát huy được sức mạnh tổng hợp, loại bỏ được các rủi ro đạo đức, nghề nghiệp và rút ngắn được thời gian thẩm định Công tác tổ chức quản lý, điều hành được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lực, tạo ra tính “trội” trong toàn hệ thống, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả cho vay theo dự án.
Trang thiết bị công nghệ.
Trang 37Như đã đề cập trên, thông tin là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả thẩm định dự án Thông tin chính xác, kịp thời, phù hợp sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về dự án, từ đó đưa ra các quyết định cho vay hợp lý, mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh đồng thời phòng ngừa rủi ro Ngược lại, thông tin ko chính xác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công tác thẩm định, dẫn đến sự sai lệch trong các nội dung thẩm định, đánh giá không chính xác về doanh nghiệp và dự án đầu tư.
1.2.3.2 Nhóm nhân tố khách quan
Nhân tố thuộc về chủ đầu tư.
Chi nhánh sẽ gặp hai trở ngại chính từ phía chủ đầu tư, đó là sự hạn chế về trình độ lập – thẩm định dự án đầu tư và sự thiếu sự trung thực, lành mạnh trong việc cung cấp thông tin cho cán bộ tín dụng Chủ đầu tư lập một dự án đầu tư khoa học, các kế hoạch được tính toán hợp lý, các giả định về chi phí, doanh thu được nghiên cứu trên cơ sở khoa học Dự án đầu tư được thẩm định kỹ càng trước khi phê duyệt sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho ngân hàng trong khâu xét duyệt cho vay
Tính trung thực của chủ đầu tư, tính trung thực và lành mạnh của các thông tin về dự án cũng ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án vay vốn của ngân hàng và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay theo dự án.
Vị thế doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch sinh thái, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, có vị thế luôn là những khách hàng được các ngân hàng thương mại săn đón, vì thế sẽ gây áp lực đối với Chi nhánh trong quyết định cho vay cũng như thẩm định dự án.
Hệ thống cơ chế chính sách về đầu tư - ngân hàng - tài chính chưa ổn định Sự chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư – ngân hàng – tài chính, sự lơi lỏng trong công tác quản lý, kiếm tra của các cơ quan Nhà nước là một khó khăn cho ngân hàng khi thẩm định dự án, dễ dàng tạo nên những khe hở tiêu cực Hơn nữa, các văn bản được ban hành thường xuyên có sự thay đổi làm cho việc đánh giá dự án cũng như việc dự đoán, dự báo các tình hình đều không chính xác, dẫn đến ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của dự án.
Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng
Các văn bản thẩm định trước khi đưa đến ngân hàng đôi khi đã được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định trước dẫn đến công tác thẩm định của Chi nhánh chỉ là thủ tục, nó làm mất tính tự chủ, độc lập của Chi nhánh Như vậy hoạt động của VCB nói chung
Trang 38cũng như Chi nhánh nói riêng sẽ bị ảnh hưởng bởi những cơ quan nhà nước như CP, NHNN, Vietcombank…
Các yếu tố kinh tế vĩ mô – môi trường kinh doanh.
Các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, trượt giá, tốc độ tăng giá chung, mức sống, sự thay đổi cung cầu thị trường đều ảnh hưởng đến các yếu tố đầu vào, tổng doanh thu, chi phí cũng như dòng tiền của dự án, từ đó sẽ ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án tại Chi nhánh Cán bộ tín dụng cần nắm vững hiểu biết kinh tế vĩ mô, nắm vững sự vận động của thị trường trong lĩnh vực du lịch sinh thái nói riêng cũng như trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung để đưa ra những nhận định chính xác, hợp lý, khoa học, đảm bảo phù hợp với thị trường.
Các điều kiện về địa hình – khí hậu – tự nhiên tại vị trí đặt dự án.
Đây là nhóm yếu tố khách quan đặc thù của dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là loại hình du lịch vừa mang tính chất du lịch giải trí, thư giãn và bồi bổ sức khỏe, vừa chủ yếu gắn liền với những nơi có môi trường tự nhiên còn tương đối nguyên sơ, chưa bị hoặc ít bị xâm phạm bởi bàn tay con người Do đó, trong quá trình phân tích thực địa, các điều kiện như khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, hệ động – thực vật bản địa có ảnh hưởng rất lớn đến thành công của dự án, từ đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của Ngân hàng Điều này đòi hỏi cán bộ thẩm định cần phải tìm hiểu kỹ càng về môi trường đặt dự án, khả năng thành công của dự án khi đi vào hoạt động cũng như dự báo những rủi ro có thể có.
1.2.4 Phân tích tình hình thẩm định một dự án đầu tư phát triển du lịch sinh tháitại Chi nhánh Thành Công.
Giới thiệu khái quát về dự án
- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Lâm Sơn – Hòa Bình.
- Giấy chứng nhận đầu tư: QĐ 1666/QĐ-UB ngày 21/6/2006
- Địa điểm đầu tư: Xóm Đoàn Kết, Xã Lâm Sơn, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa Bình - Chủ đầu tư: Công ty Trách nhiệm hữu hạn du lịch Lâm Sơn.
- Mục tiêu đầu tư: Dịch vụ du lịch, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, thể thao văn hoá
- Hình thức đầu tư: Thành lập mới công ty TNHH du lịch Lâm Sơn để đầu tư xây dựng và quản lý khu du lịch sinh thái Lâm Sơn – Hòa Bình.
- Lĩnh vực đầu tư: Du lịch - Dịch vụ - Tổng diện tích đầu tư: 52.174,2 m2
Trang 39- Thời điểm khởi công xây dựng công trình: 10/08/2006 - Thời điểm hoàn thành công trình: 10/01/2008.
- Tổng vốn đầu tư: 12.380.000.000 đồng Trong đó:
2 Vốn vay từ Chi nhánh Thành Công 6.000.000.000 đ 48.46 %
- Mục đích sử dụng vốn vay : Vay đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị - Thời điểm tiếp nhận hồ sơ vay vốn : 10/09/2006
- Thời điểm ký hợp đồng tín dụng : 10/11/2006
- Thời gian thẩm định dự án : 02 tháng (10/09/2006 – 10/11/2006) - Thời hạn rút vốn : 450 ngày (10/11/2006 – 10/02/2008)
- Thời gian thu hồi nợ : 45 tháng
B/ Thẩm định tình hình tổ chức, tài chính và sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH Du lịch Lâm Sơn.
Tổ chức quản lý của Công ty.
Công ty TNHH Du Lịch Lâm Sơn mới được thành lập từ năm 2005, với mục đích đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành khu du lịch sinh thái Lâm Sơn tại xóm Đoàn Kết, Xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2502000318 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp ngày 15/08/2005.
- Vốn điều lệ 3.000.000.000 đồng
- Vốn chủ sở hữu hiện nay: 6.000.000.000 đồng - Ngành nghề kinh doanh chính:
+ Dịch vụ ăn uống, khách sạn, nhà nghỉ.
+ Dịch vụ vui chơi, giải trí thể thao: sân tennis, bể bơi.
+ Mua bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ (tặng phẩm, quà lưu niệm) + Mua bán đồ uống có cồn (rượu, bia, ); thuốc lá.
- Giám đốc: Ông Nguyễn Thiếu Lăng
+ Thời gian đảm nhận chức vụ: từ năm 2005 +Thời gian công tác: 26 năm.
Trang 40- Kế toán trưởng: Ông Nguyễn Viết Minh
+ Thời gian đảm nhận chức vụ: từ năm 2005 - Tổng số cán bộ công nhân viên: 15 người
Tình hình tài chính doanh nghiệp
Công ty TNHH Du lịch Lâm Sơn là một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2005 Đơn vị đang trong quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu du lịch sinh thái Lâm Sơn (xóm Đoàn Kết, Xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.) Do đó, báo cáo tài chính của đơn vị tính đến hết thời điểm 06 tháng đầu năm 2006 đã phản
ITài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn3.737.440.22770.079.220
1 Tiền và các khoản tương đương tiền 3.710.418.00 742.997.000
IITài sản cố định và đầu tư dài hạn2.402.559.785.369.980.78
3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2.402.559.78 5.369.980.780