1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC

117 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Trang 1

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH

CÔNG NGHIỆP 1

I.LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1

1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1

1.1 Cơ cấu kinh tế 1

1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 3

1.3 Cơ sở lý thuyết của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 4

1.3.1 Lý thuyết các giai đoạn phát triển kinh tế của Rostow 4

1.3.2 Mô hình kinh tế nhị nguyên 5

1.3.3 Cơ cấu kinh tế theo lý thuyết cân đối liên ngành 7

1.3.4 Lý thuyết phát triển ngành không cân đối hay “cực tăng trưởng” 7

2 Cơ cấu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 8

2.1 Cơ cấu công nghiệp 8

2.2 Phân loại cơ cấu công nghiệp 9

2.2.1 Cơ cấu công nghiệp phân theo ngành kinh tế 9

2.2.2 Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế 10

2.2.3 Cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ 10

2.2.4 Cơ cấu công nghiệp theo trình độ công nghệ 10

2.3 Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 11

2.3.1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 11

2.3.2 Các mô hình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 11

2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 12 3 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 15

3.1 Các xu hướng lớn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên thế giới 15

3.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam 15

4 Chiến lược phát triển công nghiệp tác động tới chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 16

4.1 Chiến lược xuất khẩu sản phẩm xơ chế 16

4.2 Chiến lược phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu 16

Trang 2

4.3 Chiến lược phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu 17

4.4 Chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp nặng 17

4.5 Chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ 17

4.6 Chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế - xã hội 18

II SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA 18

1 Những vấn đề cơ bản về công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam 18

1.1 Vai trò của công nghiệp và công nghiệp hóa với phát triển kinh tế - xã hội 18

1.2 Công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 19

2 Sự cần thiết khách quan của chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa 20

2.1 Căn cứ vào xu thế phát triển kinh tế quốc tế, khắc phục cơ cấu công nghiệp còn lạc hậu cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 20

2.2 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là mục tiêu và biên pháp để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta hiên nay 20

2.3 Một cơ cấu công nghiệp hợp lý góp phần tăng khả năng phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam 21

2.4 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là yêu cầu khách quan của quá trình hội nhập 21

III KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỈNH THANH HÓA 21

1 Kinh nghiệm ở tỉnh Nghệ An 21

2 Kinh nghiệm ở tỉnh Vĩnh Phúc 22

3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 – 2009 25

I.BỐI CẢNH KHÁCH QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH 25

1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa 25

1.1 Điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực 25

1.1.1 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên 25

1.1.2 Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực 28

1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 - 2010 28

1.2.1 Tốc độ tăng trưởng và quy mô nền kinh tế 28

Trang 3

1.2.2 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 30

1.2.3 Thực hiện vốn đầu tư xã hội và hiệu quả đầu tư 32

2 Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế 33

2.1 Những thuận lợi cơ bản 33

2.2 Những khó khăn chủ yếu 36

II THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 – 2009 36

1 Thực trạng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2000 – 2009 36

1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp 36

1.1.1 Tăng trưởng công nghiệp 36

1.1.2 Sản phẩm chủ yếu 39

1.2 Lao động trong ngành công nghiệp 40

1.3 Hoạt động xuất – nhập khẩu trong ngành công nghiệp 41

1.4 Vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa 42

2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh giai đọan 2000 – 2009 44

2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành kinh tế 44

2.1.1 Cơ cấu công nghiệp theo nhóm ngành cấp I 44

2.1.2 Đánh giá chuyển dịch cơ cấu theo ba nhóm ngành công nghiệp cấp I .45 2.1.2.1 Nhóm ngành công nghiệp khai thác 46

2.1.2.2 Nhóm ngành công nghiệp chế biến 47

2.1.2.3 Nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 53

2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế 56

2.3 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo lãnh thổ (vùng kinh tế) 58

2.4 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo trình độ công nghệ 61

III CÁC CHÍNH SÁCH CỦA TỈNH THANH HÓA TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP 62

1 Chính sách về vốn 62

2 Chính sách về khoa học – công nghệ 63

3 Chính sách về nguồn nhân lực 64

4.Chính sách về đất đai 64

IV ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 – 2009 65

1 Những kết quả đạt được 65

2 Những mặt còn tồn tại 66

Trang 4

3.1 Nguyên nhân tồn tại 68

3.2 Bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tới 69

CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 71

I.Cơ sở khoa học của việc xây dựng định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa 71

1 Dự báo những khó khăn, thuận lợi trong giai đoạn 2011 – 2020 71

1.1 Thuận lợi 71

1.2 Khó khăn 73

2 Các căn cứ phát triển ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 74

2.1 Căn cứ vào chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2020 74

2.2 Căn cứ vào chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa dự báo đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 75

II ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 77

1 Định hướng 77

2 Mục tiêu 87

III GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA 88

1 Tăng cường nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, điều hành của Nhà nước đặc biệt là trong công tác quy hoạch và quản lý vốn đầu tư 88

2 Các giải pháp huy động đầu tư 88

3 Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đáp ứng đất đai xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp 91

4 Giải pháp về thị trường và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp 92

5 Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 92

6 Giải pháp về khoa học – công nghệ 94

7 Giải pháp đầu tư phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường 95

KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 – 2007 26

Bảng 2.1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo khu vực kinh tế thời kỳ 2001 – 2010 29

Bảng 2.1.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 31

Bảng 2.1.4: Tình hình thu hút vốn đầu tư ( giá hiện hành) 32

Bảng 2.2.1: Hiện trạng phát triển công nghiệp 37

Bảng 2.2.2 Số lao động tăng thêm ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2007 40

Bảng 2.2.3: Quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển công nghiệp trong tổng vốn đầu tư phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2009 42

Bảng 2.2.4: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Thanh Hóa giai đoạn

2001 – 2009 phân theo nhóm ngành công nghiệp 44

Bảng 2.2.5: Cơ cấu GTSX công nghiệp các phân ngành trong nội bộ ngành CNKT 46

Bảng 2.2.6: Hệ thống các trạm biến áp ở Thanh Hóa đến năm 2007 55

Bảng 2.2.7: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế 56

Bảng 2.2.7: Hiện trạng phát triển công nghiệp theo 3 vùng kinh tế 58

Bảng 3.3.1 : Dự báo vốn đầu tư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 -2020 89

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngành kinh tế thời kỳ 2001 – 2010 37

Biểu 2: GTSX công nghiệp tỉnh Thanh Hóa qua các năm 47

Biểu 3: Cơ cấu công nghiệp theo phân ngành cấp I giai đoạn 2000 – 2008 54

Biểu 4: Cơ cấu các phân ngành 57

Biểu 5: Cơ cấu nội bộ ngành SXPPĐKN 63

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa là bước đi tất yếu mà mỗi nước, mỗi dân tộc đềuphải trải qua nhằm phát huy tốt nhất cơ hội của quá trình toàn cầu hóa và hội nhậpkinh tế quốc tế Đây là quá trình tạo ra những điều kiện cần thiết về vật chất – kỹthuật, về con người và khoa học công nghệ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tếnhanh và mạnh để huy động có hiệu quả nhất mọi nguồn lực, tăng năng suất laođộng, thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Mỗi quốc gia khi muốnthực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đều đòi hỏi phải có một cơ cấukinh tế hợp lý đặc biệt là cơ cấu ngành công nghiệp nhất là khi khoa học kỹ thuậtngày càng phát triển như vũ bão Việc nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp,hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp từ đó nhận biết được các ngành côngnghiệp có lợi thế so sánh trước mắt và những ngành có triển vọng trong tương lai sẽ

có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển bền vững của đất nước Địnhhướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp luôn phải xác định rõ được mối quan

hệ giữa nội bộ các ngành, giữa các vùng lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế.Các mối quan hệ được thể hiện cả về mặt số lượng cũng như chất lượng và đượcxác lập trong những giai đoạn lịch sử nhất định phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh

tế xã hội cụ thể của từng nước, từng vùng lãnh thổ

Thanh Hóa là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, nằm gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ và trên trục giao lưu chủ yếu giữa Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ nên có vaitrò rất quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của vùng Bắc trung bộ nóiriêng và cả nước nói chung Những năm gần đây, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa tại tỉnh Thanh Hóa đã được cấp ủyĐảng, chính quyền quan tâm Tuy nhiên, Thanh Hóa vẫn là một tỉnh nông nghiệp,công nghiệp đã có bước phát triển nhưng còn chậm, sức cạnh tranh còn nhiều yếukém, yếu tố hiện đại trong ngành công nghiệp chưa được hình thành rõ nét Sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh bên

Trang 8

cạnh những mặt được, có hiệu quả thì còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cả về

lý luận lẫn thực tiễn nhất là khi đã có sự hình thành, phát triển của Khu kinh tế tổnghợp Nghi Sơn với nhiều công trình kinh tế quan trọng tạo ra cục diện phát triển mới,đồng thời đang mở ra cơ hội rất lớn để công nghiệp Thanh Hóa bứt phá trong thờigian tới Do đó, Thanh Hóa đang rất cần có một cơ cấu ngành công nghiệp hợp lýthúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phấn đấu cơ bản trở thành mộttỉnh công nghiệp vào năm 2020 Nhận thấy được điều đó, em đã đi sâu vào tìm hiểu

và chọn đề tài “Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình Đây thực sự đang trở thành một

vấn đề hết sứa thiết thực và cấp thiết tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Bài chuyên đề của em gồm ba nội dung chính:

Chương I: Một số vấn đề lý luận về cơ cấu ngành công nghiệp và sự cần thiết phải

chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai

đoạn 2000 – 2009

Chương III: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh

Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sơn và các côchú, anh chị tại Viện chiến lược phát triển – Ban nghiên cứu và phát triển các ngành

sản xuất đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này

Trang 9

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CƠ

CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN

DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

1.1 Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỉ lệ giữa các bộ phận hợp thành một tổng thể kinh

tế, các bộ phận này có những mối liên hệ hữu cơ, những tác động qua lại cả về sốlượng và chất lượng, các quan hệ tỉ lệ được hình thành trong những điều kiện kinh

tế - xã hội nhất định, chúng luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể1 Cóthể nói trong các vấn đề khác nhau của nhiệm vụ xây dựng đất nước, cơ cấu kinh tế

là vấn đề then chốt và có ý nghĩa quyết định nhất Nó không chỉ thể hiện ở quan hệ

tỷ lệ mà quan trọng hơn là mối quan hệ tác động qua lại về nội dụng bên trong của

hệ thống kinh tế, thể hiện tính chất và trình độ phát triển hệ thống kinh tế của mộtquốc gia Sự phát triển của lực lượng sản xuất nhất định sẽ hình thành một cơ cấukinh tế với tỷ lệ cân đối tương ứng với các bộ phận Tỷ lệ đó được thay đổi thườngxuyên và tự giác theo quá trình diễn biến khách quan của nhu cầu xã hội và khảnăng đáp ứng nhu cầu đó Vì vậy, sự biến đổi của cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với

sự thay đổi không ngừng của lực lượng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và đặc điểmchính trị, xã hội của từng thời kì Sự vận động và phát triển này là xu hướng phổbiến của mọi quốc gia Song mối quan hệ giữa con người với con người, con ngườivới tự nhiên trong quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốcgia lại có sự khác nhau Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan hệ sản xuất, bởi cácđặc trưng văn hoá xã hội, bởi các yếu tố lịch sử của mỗi dân tộc Do đó, các nước

có thể có hình thái kinh tế-xã hội giống nhau, song lại vẫn có sự khác nhau tronghình thành cơ cấu kinh tế, vì điều kiện kinh tế, xã hội và quan điểm chiến lược mỗinước khác nhau

Cơ cấu kinh tế được phân tích theo hai phương diện:

Trang 10

Phương diện thứ nhất, mặt vật chất kĩ thuật của cơ cấu, bao gồm:

 Cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế phản ánh số lượng, vị trí, tỉ trọngcác ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế

 Cơ cấu theo quy mô, trình độ kĩ thuật, công nghệ của các loại hình tổ chức sản xuất phản ánh chất lượng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế

 Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ phản ánh khả năng kết hợp, khai thác tàinguyên, tiềm lực kinh tế-xã hội của các vùng phục vụ cho mục tiêu phát triển nềnkinh tế quốc dân thống nhất

Phương diện thứ hai, xét về mặt kinh tế-xã hội, bao gồm:

 Cơ cấu theo các thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổchức sản xuất kinh doanh của mọi thành viên xã hội

 Cơ cấu kinh tế theo trình độ phát triển của quan hệ hàng hoá tiền tệ Nó phảnánh khả năng giải quyết mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các ngành, lĩnhvực và các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân thống nhất

Như vậy, dưới các góc độ khác nhau cơ cấu kinh tế được phân thành nhiều loạinhư cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng, cơ cấu đối ngoại, cơ cấutích lũy… Mỗi loại cơ cấu phản ánh những nét đặc trưng của các bộ phận và quacách mà chúng quan hệ với nhau trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân.Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là sự kết hợp giữa các ngành trong tổng thể nền kinh

tế hoặc từng loại hình sản xuất, từng xí nghiệp trong nội bộ ngành, thể hiện mốiquan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành vớinhau Nó có vai trò quan trọng nhất phản ánh tập trung nhất trình độ phát triển củaphân công lao động xã hội và trình độ phát triển chung của lực lượng sản xuất, trựctiếp giải quyết mối quan hệ cung – cầu trên thị trường, đảm bảo sự phát triển cânđối của nền kinh tế

Liên Hợp Quốc đã thống nhất phân loại ngành theo ba khu vực: khu vực I –nông nghiệp, khu vực II – công nghiệp và khu vực III – dịch vụ Các ngành này cómối quan hệ tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong quá trình hoạtđộng sản xuất

Trang 11

1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế từ dạng này sangdạng khác phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội, sự phát triểncủa lực lượng sản xuất và các nhu cầu phát triển khác của xã hội Chuyển dịch cơcấu kinh tế mang tính khách quan thông qua những nhận thức chủ quan của conngười Những tiêu chí cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô baogồm: tỷ trọng của các phần tử cơ cấu của hệ thống (theo GDP, lao động) và các chỉtiêu chất lượng (như năng suất lao động, tiêu hao điện năng trên một đồng GDP, tỷ

lệ hộ đói nghèo, tỷ lệ người thất nghiệp…) Khi có sự tác động của con người,

trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đã hình thành một số khái niệm:

Điều chỉnh cơ cấu là quá trình chuyển dịch cơ cấu trên cơ sở thay đổi một số mặt

một số yếu tố của cơ cấu, làm cho nó thích ứng với điều kiện khách quan từng thời

kỳ, không tạo ra sự thay đổi đột biến, tức thời Theo định nghĩa này thì điều chỉnh

cơ cấu chỉ diễn ra sau một khoảng thời gian nhất định vì nó là một quá trình và sựphát triển của các ngành phải dẫn đến sự thay đổi mối quan hệ tương đối ổn địnhvốn có của chúng (ở thời điểm trước đó) Trên thực tế, sự thay đổi này là kết quảcủa quá trình: Xuất hiện thêm một số ngành mới hay mất đi một số ngành đã có, tức

là có sự thay đổi về số lượng cũng như loại ngành trong nền kinh tế Hay là sự tăngtrưởng về quy mô với nhịp độ khác nhau của các ngành dẫn đến thay đổi cơ cấu

Cải tổ cơ cấu là quá trình chuyển dịch mang tính thay đổi về mặt bản chất so với

thực trạng cơ cấu ban đầu, nhanh chóng tạo ra sự đột biến

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, các chiến lược cơ cấu và việc điềuchỉnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia không chỉ thuần túy đượcnhìn nhận dưới góc độ chuyển dịch ngành kinh tế trong phạm vi từng quốc gia màcòn phải tính tới sự hoạt động của mạng lưới sản xuất đa quốc gia Do đó, chuyểndịch cơ cấu kinh tế của một nước sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng cạnh tranh để cóđược chỗ đứng vững chắc trên thị trường và sự linh hoạt để có thể ứng phó, thíchnghi với những biến động trên thị trường thế giới

Trang 12

1.3 Cơ sở lý thuyết của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

1.3.1 Lý thuyết các giai đoạn phát triển kinh tế của Rostow

Rostow cho rằng quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia được chia thành 5giai đoạn và ứng với mỗi một giai đoạn là một dạng cơ cấu ngành kinh tế đặc trưngthể hiện bản chất phát triển của giai đoạn ấy Cụ thể:

Giai đoạn 1: Xã hội truyền thống Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là nềnkinh tế thống trị bởi sản xuất nông nghiệp với năng suất lao động thấp do sản xuấtchủ yếu bằng công cụ thủ công, tích lũy gần như là con số 0 Cơ cấu ngành kinh tếtrong thời kỳ này là cơ cấu nông nghiệp thuần túy

Giai đoạn 2: Chuẩn bị cất cánh Đây được coi là thời kỳ quá độ giữa xã hộitruyền thống và sự cất cánh với nội dung cơ bản là chuẩn bị những điều kiện tiênquyết để cất cánh: những hiểu biết khoa học – kỹ thuật đã bắt đầu được áp dụng vàosản xuất trong cả nông nghiệp và công nghiệp; Giáo dục được mở rộng và có nhữngcải tiến phù hợp với những yêu cầu mới của sự phát triển; Nhu cầu đầu tư tăng lên

đã thúc đẩy sự hoạt động của ngân hàng và sự ra đời của các tổ chức huy động vốn.Tuy vậy tất cả các hoạt động này chưa vượt qua được phạm vi giới hạn của một nềnkinh tế truyền thống, năng suất thấp Cơ cấu ngành là cơ cấu nông – công nghiệp.Giai đoạn 3: Cất cánh Là giai đoạn trung tâm trong sự phân tích các giai đoạnphát triển của Rostow, thể hiện một đất nước bước vào giai đoạn phát triển hiện đại

và ổn định Những yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự cất cánh là huy động được nguồnvốn đầu tư cần thiết, tỷ lệ tiết kiệm tăng, khoa học – kỹ thuật tác động mạnh vàonông nghiệp và công nghiệp Công nghiệp giữ vai trò đầu tàu, có tốc độ tăng trưởngnhanh, đem lại lợi nhuận lớn Cơ cấu ngành kinh tế đã là công nghiệp – nôngnghiệp – dịch vụ

Giai đoạn 4: Trưởng thành Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là tỷ lệ đầu tưtăng liên tục, lên tới 20% thu nhập quốc dân thuần túy; khoa học – kỹ thuật mớiđược áp dụng trên toàn bộ các mặt hoạt động kinh tế Nhiều ngành công nghiệpmới, hiện đại phát triển, nông nghiệp được cơ giới hóa, nhu cầu xuất nhập khẩu tăngmạnh, sự phát triển kinh tế trong nước hòa đồng vào thị trường quốc tế Cơ cấungành kinh tế là công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp

Trang 13

Giai đoạn 5: Tiêu dùng cao Cơ cấu lao động đã thay đổi theo hướng tăng tỷ lệdân cư đô thị và lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn cao Cơ cấu ngành

có dạng dịch vụ - công nghiệp

Có thể nói đứng trên góc độ mối quan hệ giữa sự chuyển dịch cơ cấu với quátrình phát triển thì Rostow đã chỉ ra một sự lựa chọn hợp lý về dạng cơ cấu ngànhtương ứng với mỗi giai đoạn phát triển nhất định của mỗi quốc gia Theo lý thuyếtnày hầu hết các nước đang phát triển và đang trong quá trình công nghiệp hóa nằm

ở trong khoảng giai đoạn 2 và 3 Về mặt cơ cấu kinh tế, phải bắt đầu hình thànhđược những ngành công nghiệp chế biến có khả năng thúc đẩy toàn bộ nền kinh tếtăng trưởng Ngoài ra, sự chuyển tiếp từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 đi kèm với sựthay đổi của những ngành chủ lực, đóng vai trò đầu tàu Do đó Rostow đã nhấnmạnh tới nhân tố mang tính quyết định của sự cất cánh là kỹ thuật mới được ápdụng, mà kỹ thuật mới thì bao giờ cũng được áp dụng vào ngành công nghiệp cụthể Ông đã gọi ngành công nghiệp cụ thể giữ vai trò đầu tàu này là ngành chủ đạo

Có nghĩa là, trong chính sách cơ cấu, cần xét đến trật tự ưu tiên phát triển nhữngngành, lĩnh vực có khả năng đảm trách vai trò đầu tàu kinh tế trong mỗi giai đoạnphát triển khác nhau

1.3.2 Mô hình kinh tế nhị nguyên

Athur Lewis là người đầu tiên đưa ra mô hình này Ông đã đưa ra giả thuyết nềnkinh tế song song tồn tại hai khu vực với hai nhóm ngành Khu vực kinh tế truyềnthống, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, khu vực này có đặc trưng là rất trì trệ, năngsuất lao động rất thấp và tình trạng dư thừa lao động Do ruộng đất có hạn và trình

độ lao động cũng như áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ ngày một tăng, nên trongnông nghiệp số lượng lao động giảm nhưng vẫn tăng sản xuất Bộ phận lao động dưthừa này có nhu cầu việc làm rất lớn, sẵn sàng di chuyển đến khu vực khác có việclàm và thu nhập cao hơn hiện tại Khu vực thứ hai là khu vực công nghiệp hiện đại,khu vực này có năng suất lao động cao, tích lũy lớn, tạo ra khả năng tự phát triểnkhông phụ thuộc vào trình độ chung của nền kinh tế hiện tại

Do lao động dư thừa nên việc chuyển một phần lao động thặng dư từ khu vựcnông nghiệp sang khu vực công nghiệp không gây ảnh hưởng gì đến sản lượngnông nghiệp Bên cạnh đó, năng suất lao động cao và tiền công cao hơn nên khuvực công nghiệp thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp chuyển sang, và

Trang 14

do lao động trong khu vực nông nghiệp quá dư thừa và tiền công thấp hơn nên cácông chủ công nghiệp có thể thuê mướn nhiều nhân công mà không phải tăng thêmtiền công, lợi nhuận của các ông chủ ngày càng tăng; giả định rằng toàn bộ lợinhuận sẽ được đem tái đầu tư thì nguồn tích lũy để mở rộng sản xuất trong khu vựccông nghiệp ngày càng tăng lên

Như vậy, có thể rút ra từ lý thuyết này một nhận định là để thúc đẩy sự pháttriển, các quốc gia đang phát triển cần phải mở rộng khu vực công nghiệp hiện đạibằng mọi giá mà không quan tâm đến khu vực truyền thống Sự tăng trưởng của khuvực công nghiệp tự nó sẽ thu hút hút hết lượng lao động dư thừa trong nông nghiệpchuyển sang và từ trạng thái nhị nguyên, nền kinh tế sẽ chuyển sang một nền kinh tếcông nghiệp phát triển

Lý thuyết nhị nguyên của Lewis tiếp tục được nhiều kinh tế gia nổi tiếng (như

G Ranis, J Fei, Harris) khác tiếp tục nghiên cứu và phân tích Luận cứ của họ xuấtphát từ khả năng phát triển và tiếp nhận lao động của khu vực công nghiệp hiện đại.Khu vực này có nhiều khả năng lựa chọn công nghệ sản xuất, trong đó có công nghệ

sử dụng nhiều lao động nên về nguyên tắc có thể thu hút hết lượng lao động dư thừacủa khu vực công nghiệp Nhưng việc di chuyển lao động được giả định là do chênhlệch về thu nhập giữa lao động của hai khu vực kinh tế trên quyết định (các tác giảgiả định rằng thu nhập của lao động công nghiệp tối thiểu cao hơn 30% so với laođộng trong khu vực nông nghiệp) Như vậy, khu vực công nghiệp chỉ có thể thu hútlao động nông nghiệp khi có sự dư thừa lao động nông nghiệp và chênh lệch tiềncông giữa hai khu vực đủ lớn Nhưng khi nguồn lao động nông nghiệp dư thừa ngàycàng cạn dần thì khả năng duy trì sự chênh lệch về tiền lương này sẽ ngày một khókhăn Ðến khi đó, việc tiếp tục di chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp sẽlàm giảm sản lượng nông nghiệp và làm cho giá cả nông sản tăng lên, và kéo theo

đó là mức tăng tiền công tương ứng trong khu vực công nghiệp Sự tăng lương củakhu vực công nghiệp này đặt ra giới hạn về mức cầu tăng thêm đối với lao động củakhu vực này Như thế, về mặt kỹ thuật, mặc dù khu vực công nghiệp có thể thu hútkhông hạn chế lượng lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp chuyển sang thì vềmặt thu nhập và độ co giãn cung cầu thì khả năng tiếp nhận lao động từ khu vựcnông nghiệp của khu vực công nghiệp là có hạn

Trang 15

1.3.3 Cơ cấu kinh tế theo lý thuyết cân đối liên ngành

Mô hình đưa ra giả thuyết về phát triển tất cả các ngành hay phát triển cân đốigiữa các ngành và nội bộ từng ngành Những người ủng hộ quan điểm phát triển cânđối đều cho rằng phải phát triển đồng đều ở tất cả mọi ngành kinh tế quốc dân đểnhanh chóng công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu Luận cứ của họ như sau:

* Trong quá trình phát triển, tất cả các ngành có liên quan mật thiết với nhau,

"đầu ra" của ngành này là "đầu vào" của ngành kia và như vậy, sự phát triển đồngđều và cân đối chính là đòi hỏi sự cân bằng cung cầu trong sản xuất

* Sự phát triển cân đối giữa các ngành như thế giúp tránh được các ảnh hưởngtiêu cực của thị trường thế giới và hạn chế được mức độ phụ thuộc vào các nền kinh

tế khác, qua đó tiết kiệm được nguồn ngoại tệ

* Một nền kinh tế dựa trên cơ cấu cân đối giữa tất cả các ngành là nền tảng vữngchắc đảm bảo sự độc lập chính trị của các nước đang phát triển

Lý thuyết này khi đưa ra được các quốc gia đang phát triển đi theo con đườngcông nghiệp hóa hướng nội (công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu) rất ưa chuộng.Tuy nhiên, khi được áp dụng thực tế đã bộc lộ những yếu điểm như: Việc phát triểnmột cơ cấu kinh tế cân đối và hoàn chỉnh đã đẩy các nền kinh tế đến chỗ khép kín

và tách biệt với thế giới bên ngoài, điều này đi ngược lại với xu thế quốc tế hóa vàtoàn cần hóa, không tận dụng được những lợi ích tích cực từ môi trường bên ngoàiđem lại Các nền kinh tế đang phát triển không đủ nguồn lực về nhân tài, vật lực để

có thể thực hiện được những mục tiêu cơ cấu đặt ra

1.3.4 Lý thuyết phát triển ngành không cân đối hay “cực tăng trưởng”

Nội dung của lý thuyết cho rằng: Một vùng không có sự phát triển đồng đều ởmọi điểm trên lãnh thổ của nó theo cùng một thời gian, mà có xu hướng phát triểnmạnh ở một số điểm nào đó Trong khi đó ở một số nơi khác chậm phát triển hơnhoặc bị trì trệ Các điểm phát triển mạnh và nhanh này thường có ưu thế, lợi thế sovới toàn vùng và được gọi là các cực tăng trưởng Do đó, một cực tăng trưởng làmột tập hợp các ngành có khả năng tạo ra động lực tăng trưởng cho nền kinh tếvùng lãnh thổ (chủ yếu là công nghiệp – dịch vụ) Thực chất đây là quá trình tậptrung hóa lãnh thổ mà ở đó cực tăng trưởng là điểm có lợi thế nhờ vị trí địa lý thuậnlợi, có kết cấu hạ tầng phát triển, thu hút được nhiều đầu tư Vì vậy, lý thuyết chỉ ra

Trang 16

không thể và không nhất thiết đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng cách duy trì cơcấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia mà có thể phát triển nền kinh tế khôngcân đối, tập trung vào các ngành có điều kiện về nguồn lực Từ đó tập trung vào một

số ngành có khả năng nguồn lực trong nước và thuận tiện trong thu hút nguồn lựcbên ngoài Hay tạo ra “cực tăng trưởng” với các ngành có tác dụng đầu tàu, ứngdụng để chọn một số ngành mũi nhọn, tạo sự lan tỏa trong toàn nền kinh tế Bởinhững lý do như:

* Việc phát triển không cân đối sẽ tạo ra kích thích đầu tư Nếu cung bằng cầutrong tất cả các ngành thì sẽ triệt tiêu động lực đầu tư nâng cao năng lực sản xuất

Ðể phát triển được, cần phải tập trung đầu tư vào một số ngành nhất định, tạo ramột "cú hích" thúc đẩy và có tác dụng lôi kéo đầu tư trong các ngành khác theo kiểu

lý thuyết số nhân, từ đó kéo theo sự phát triển của nền kinh tế

* Trong mỗi giai đoạn phát triển, vai trò "cực tăng trưởng" của các ngành trongnền kinh tế là không giống nhau Vì vậy, cần tập trung những nguồn lực vốn đãkhan hiếm cho một số lĩnh vực cụ thể trong một thời điểm nhất định

* Do trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, các nước đang phát triểnrất thiếu các nguồn lực sản xuất và không có khả năng phát triển cùng một lúc đồng

bộ tất cả các ngành hiện đại Vì thế, phát triển không cân đối gần như là một sự lựachọn bắt buộc

Như vậy, vấn đề phát triển một cơ cấu không cân đối và mở cửa ra bên ngoàicủa lý thuyết này là chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, màthường thì các quốc gia chậm phát triển chịu nhiều thiệt thòi hơn cho nên lúc đầu lýthuyết này không được các nước đang phát triển theo mô hình công nghiệp hóahướng nội và phát triển cân đối mặn mà cho lắm nhưng càng về sau thì lý thuyếtnày càng được thừa nhận rộng rãi, nhất là từ sau sự thành công của các nước côngnghiệp hóa mới (NICs) Từ thập niên 1980 trở lại đây, lý thuyết này đã được nhiềunước đang phát triển áp dụng với mô hình công nghiệp hóa mở cửa và hướng ngoại

2 Cơ cấu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

2.1 Cơ cấu công nghiệp

CCCN là tổng hợp những ngành công nghiệp hợp thành hệ thống công nghiệp

và mối quan hệ tỷ lệ biểu hiện của mối liên hệ sản xuất giữa các ngành qua mối tác

Trang 17

động qua lại biện chứng với nhau, trong những không gian và thời gian nhất định,trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định cả về mặt định lượng và định tính, cả

về số lượng và chất lượng cũng như phương thức mà chúng hợp thành CCCN đượcxem xét theo các mặt chủ yếu sau:

Cơ cấu ngành kinh tế kỹ thuật: là tổng hợp các ngành và mối liên hệ kinh tế

-kỹ thuật giữa các ngành trong tổng thể CCCN

Cơ cấu thành phần kinh tế trong công nghiệp nói lên mối quan hệ giữa các thànhphần, có ý nghĩa rất lớn đến việc quyết định trật tự phát triển công nghiệp cả về sựhình thành lẫn chuyển dịch CCCN

Cơ cấu vùng lãnh thổ: xét CCCN theo sự phân bố về không gian và vùng lãnhthổ Nó thể hiện sự phân bố lực lượng sản xuất, sự phân công lao động trên cácvùng lãnh thổ khác nhau và mối quan hệ giữa các vùng lãnh thổ này trong toànngành công nghiệp

2.2 Phân loại cơ cấu công nghiệp

2.2.1 Cơ cấu công nghiệp phân theo ngành kinh tế

Theo phân ngành của Tổng cục thống kê, ngành công nghiệp được phân ra thành

3 ngành cấp 1 sau:

- Công nghiệp khai thác

- Công nghiệp chế biến

- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

Trong đó:

Nhóm ngành công nghiêp khai thác bao gồm:

- Khai thác than

- Khai thác quặng kim loại

- Khai thác dầu thô và khí tự nhiên

- Khai thác đá và mỏ khác

Nhóm ngành công nghiệp chế biến bao gồm:

Trang 18

- Chế biến nông lâm, thủy sản

- Sản xuất sản phẩm hóa chất, dầu mỏ

- Sản xuất cơ khí, thiết bị điện và điện tử viễn thông

- Sản xuất sản phẩm kim loại và phi kim loại

- Sản xuất sản phẩm dệt may, da giày

- Sản xuất khác

Nhóm sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước gồm

- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt

- Sản xuất và phân phối nước

2.2.2 Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

Phân loại theo thành phần kinh tế được dựa trên cơ sở chế độ sở hữu về tư liệusản xuất Do đó CCCC bao gồm ba thành phần:

- Khu vực nhà nước

- Khu vực ngoài nhà nước

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

2.2.3 Cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ

CCCN nước ta được chia thành 7 vùng kinh tế lớn: Vùng Đồng bằng sôngHồng, vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên hải namtrung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long Mỗi vùng có những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau nhưng có mốiquan hệ thúc đẩy nhau cùng phát triển Tối ưu hóa việc xây dựng cơ cấu kinh tế nóichung và CCCN trên địa bàn lãnh thổ nói riêng là yêu cầu không thể thiếu được củaquá trình phát triển kinh tế xã hội từng vùng

2.2.4 Cơ cấu công nghiệp theo trình độ công nghệ

Theo tiêu chí của UNIDO (Liên hợp quốc), CCCN được phân thành 3 nhóm:

- Nhóm ngành công nghệ cao

Trang 19

- Nhóm ngành công nghệ trung bình

- Nhóm ngành công nghệ thấp

2.3 Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

2.3.1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Cơ cấu công nghiệp luôn thay đổi Bản thân nó là một hệ thống động bởi sự vậnđộng liên tục và sự thay đổi tương quan giữa các thành tố Đó chính là sự thay đổicác ngành, nội bộ từng ngành, các vùng và các thành phần kinh tế Do đó chuyểndịch cơ cấu ngành công nghiệp là sự thay đổi CCCN cả trên khía cạnh các bộ phận

cơ cấu ngành, vùng, thành phần, mối quan hệ giữa chúng cả về số lượng và chấtlượng của cơ cấu để phù hợp với môi trường kinh tế tổng thể bảo đảm phát triểnkinh tế bền vững Nó là kết quả của quá trình:

Xuất hiện thêm những ngành mới hay mất đi những ngành đã có, nghĩa là có sựthay đổi về số lượng cũng như loại ngành trong toàn ngành công nghiệp nói chung.Mối tương quan tốc độ phát triển trong nội bộ ngành công nghiệp dẫn tới sự thayđổi cơ cấu Trong trường hợp này sự CDCCNCN là kết quả của sự phát triển khôngđồng đều trong nội bộ ngành công nghiệp Và để đánh giá đúng quá trìnhCDCCNCN trong mỗi thời kỳ, trên mỗi vùng lãnh thổ phải xem xét đồng thời cảtốc độ tăng trưởng và quy mô phát triển ở điểm xuất phát

Thay đổi trong mối quan hệ tác động qua lại trong nội bộ ngành công nghiệp.Những sự thay đổi này thường liên quan tới công nghệ sản xuất sản phẩm hay khảnăng thay thế cho nhau để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong những điều kiện mới.Khi một phân ngành trong ngành công nghiệp ra đời hay phát triển, do có mối quan

hệ với các ngành khác nên nó có thể tác động thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triểncủa ngành có liên quan

2.3.2 Các mô hình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Trong lịch sử phát triển kinh tế, sự lựa chọn hướng CDCCNCN của các nướckhông hoàn toàn giống nhau Tuy nhiên, có thể tổng quát lại theo bốn mô hình sau

Mô hình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa theo cơ chế thị trường tự do –thường được gọi là mô hình công nghiệp hóa cổ điển – điển hình là nước Anh vớimột nền kinh tế hoạt động trên cơ sở chế độ tư hữu, thị trường tự phát phân phối

Trang 20

mọi nguồn lực cơ bản Do đó phương hướng và quy mô đầu tư chủ yếu do lợi nhuậnchi phối Trong tiến trình công nghiệp hóa đi tuần tự, từng bước bắt đầu từ côngnghiệp dệt, rồi đến công nghiệp cơ khí và các ngành công nghiệp nhẹ khác, cuốicùng là công nghiệp nặng.

Mô hình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa theo cơ chế thị trường có sự canthiệp tích cực của Chính phủ - điển hình là trường hợp của Nhật Bản Chính phủ đã

có những can thiệp trực tiếp vào việc lựa chọn đường lối phát triển kinh tế Đặcđiểm cơ bản trong cơ cấu phát triển công nghiệp là đầu tư trực tiếp của Chính phủ

ưu tiên cho phát triển công nghiệp nặng, còn các công ty tư nhân vẫn chịu sự điềutiết của cơ chế thị trường, bất đầu từ công nghiệp dệt rồi đến ngành công nghiệp nhẹ

và sau đó là ngành công nghiệp nặng

Mô hình công nghiệp hóa kiểu “rút ngắn” – hiện đại, điển hình là trường hợpcủa các nước NICs châu Á Đường lối phát triển kinh tế của các nước này giốngNhật Bản ở chỗ hoạt động của nền kinh tế vừa do thị trường điều tiết, vừa có sự canthiệp tích cực của Chính phủ Nhưng đặc điểm cơ bản nhất chi phối sự chuyển dịch

cơ cấu công nghiệp đó là việc tận dụng lợi thế so sánh của đất nước trong từng thời

kỳ để sản xuất sản phẩm xuất khẩu, kết hợp với vai trò bảo hộ của Chính phủ Mô tả

sự chuyển dịch này qua ba giai đoạn Giai đoạn đầu, sản xuất hàng tiêu dùng thaythế nhập khẩu trong khi vẫn nhập các sản phẩm, bán thành phẩm của công nghiệpnặng Tiếp theo, xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng dựa vào lợi thế so sánh về laođộng, đồng thời phát triển công nghiệp nặng cần nhiều vốn để sản xuất sản phẩmtrung gian, máy móc thiết bị để thay thế nhập khẩu Đây được coi là giai đoạn thaythế nhập khẩu lần thứ hai Cuối cùng là chuyển giao công nghệ sản xuất hàng tiêudùng, đẩy mạnh công nghiệp có hàm lượng khoa học – công nghệ cao để xuất khẩu

Mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo cơ chế kế hoạch tập trung.Trong mô hình này Chính phủ trực tiếp chỉ đạo các hoạt động thực tế Công nghiệphóa được thực hiện theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng với tốc độ caongay từ giai đoạn đầu của sự phát triển, tiếp theo mới là phát triển công nghiệp nhẹ

2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

CDCCNCN chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, việc phân tích các yếu tố này

sẽ cho phép tìm ra được một cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý Trong đó tập trungxem xét những yếu tố cơ bản sau:

Trang 21

Tiến bộ khoa học công nghệ và trình độ phát triển kết cấu hạ tầng

Tiến bộ khoa học công nghệ thúc đẩy sự phân công lao động xã hội càng sâusắc, sự phân hóa công nghiệp diễn ra càng mạnh và CCCN càng phức tạp Do đó nó

có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành và CDCCNCN Khoa học công nghệ pháttriển sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tác động đến toàn bộ nền kinh tế, làmthay đổi tỷ trọng và vị trí của ngành cũng như trong nội bộ ngành Dưới tác độngcủa khoa học công nghệ phần sản xuất vật chất ngày càng giảm, phần sản xuất phivật chất ngày càng tăng Trong sản xuất vật chất, đầu vào vật chất ngày càng giảm,đầu vào trí tuệ ngày càng tăng, quá trình sản xuất ra một sản phẩm mới được rútngắn và đây chính là cơ sở quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nói chung

và CCCN nói riêng, cụ thể tác động của khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự ra đời

và phát triển một số ngành hiện đại như dầu khí, điện tử, làm thay đổi quy mô tốc

độ phát triển của các ngành chế biến, dịch vụ Sự ảnh hưởng của nhân tố tiến bộkhoa học công nghệ đến CCCN phụ thuộc vào chính sách khoa học công nghệ củađất nước Việc thực hiện chính sách này là điều kiện vận dụng nhân tố tiến bộ khoahọc công nghệ vào việc thúc đẩy CDCCNCN

Song song với tiến bộ khoa học công nghệ thì kết cấu hạ tầng cũng có vai trò rấtquan trọng đối với mỗi xã hội, tạo điều kiện cho sản xuất lưu thông, nâng cao mứcsống của nhân dân Trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng của nền kinh tế là điềukiện quan trọng đẩy nhanh tốc độ và quy mô của sự đổi mới CCCN Sự phát triểnngành công nghiệp phải dựa trên cơ sở khai thác tốt kết cấu hạ tầng hiện có Ngượclại trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng sẵn có tạo ra tiền đề cũng như khả năngthực tế để thực hiện một CCCN có hiệu quả hoặc có thể cản trở quá trìnhCDCCNCN

Thị trường

Thị trường tác động trực tiếp đến việc hình thành và CDCCNCN của mỗi giaiđoạn, mỗi vùng lãnh thổ Hạt nhân cơ bản của nền công nghiệp là các doanh nghiệp,mỗi doanh nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu của thịtrường để hoạch định kế hoạch kinh doanh cho mình Thị trường tác động đến cảđầu vào và đầu ra của doanh nghiệp Trong nền sản xuất hàng hóa hiện nay, thịtrường vừa là nơi thực hiện tái sản xuất, vừa là khâu trung gian cần thiết liên hệgiữa sản xuất với tiêu dùng, đảm bảo cho sự vận động không ngừng của quá trình

Trang 22

tái sản xuất xã hội Mục đích của sản xuất là nhằm thỏa mãn một nhu cầu cụ thể nào

đó của thị trường Chính nhu cầu thị trường mang tính chất quyết định đầu vào, đầu

ra của sản xuất, tác động tới quy mô, số lượng, chất lượng cũng như sự ra đời, mất

đi, phát triển hay suy thoái của một ngành nào đó và tác động tới sự chuyển dịch cơcấu ngành Thị trường luôn là yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế và đặc biệt

nó sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế Như vậy, mộtCCCN hiệu quả phải trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của thị trường, được thị trườngchấp nhận Chính sự phát triển của ngành công nghiệp lại tạo ra nhu cầu mới cầnđáp ứng, cứ như thế kéo theo sự ra đời hoặc thúc đẩy ngành nghề khác phát triển tạonên CDCCNCN

Vốn đầu tư

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành nhất là ngành công nghiệp theohướng CNH - HĐH luôn phải đi liền với công tác đầu tư có trọng tâm, trọng điểm,đầu tư để phát triển ngành mũi nhọn, kết hợp với thu hút và sử dụng có hiệu quảmọi nguồn vốn, bên cạnh đó luôn cần có một lượng vốn tương ứng để phát triểnđồng bộ cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ và có vốn để đầu tư và nghiên cứu, triểnkhai Do đó vốn đầu tư là một nhu cầu cần thiết cho sự phát triển và CDCCNCNmột cách hiệu quả nhất

Nguồn nhân lực

Đây là một nguồn lực quan trọng không thể thiếu để phát triển kinh tế nóichung, công nghiệp nói riêng Trước hết dân số và mức sống dân cư tạo thành thịtrường nội địa to lớn mà các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phải pháttriển mạnh để đáp ứng nhu cầu Thứ nữa trình độ dân trí, khả năng tiếp thu kỹ thuậtmới của lao động tạo thành cơ sở quan trọng để phát triển các ngành có kỹ thuật caophù hợp với xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa ngày nay Cuối cùng phải kể đến cáclàng nghề truyền thống của từng vùng được coi là một lợi thế về lao động đã vàđang được bảo tồn và phát triển trong qúa trình CDCCNCN

Chính sách phát triển công nghiệp

Những định hướng chiến lược và vai trò quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nướcluôn tác động mạnh mẽ tới việc hình thành cơ cấu ngành Do cơ cấu ngành côngnghiệp là biểu hiện tóm tắt những nội dung, mục tiêu và định hướng của chiến lược

Trang 23

phát triển kinh tế - xã hội nên Nhà nước tuy không trực tiếp sắp đặt các ngành nghề,quy định các tỷ lệ của cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp nhưng vẫn có sự tác độnggián tiếp bằng những chính sách và đinh hướng phát triển để thực hiện mục tiêu đápứng nhu cầu xã hội Trong nhiều trường hợp nếu phó mặc cho sự điều tiết của thịtrường thì việc hình thành cơ cấu ngành theo mục tiêu đã định sẽ khó có thể thựchiện được, nhưng những định hướng thiếu cơ sở khách quan hoặc sự can thiệp quásâu của Nhà nước trong quá trình thực hiện đều dẫn đến việc hình thành cơ cấungành kém hiệu quả Nhà nước tạo môi trường thể chế để khuyến khích động viênhoặc tạo áp lực để các nhà đầu tư vận động theo định hướng đã định Do đó Nhànước luôn đưa ra chính sách và hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp nhằmthực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định Một định hướng đúng sẽđưa công nghiệp phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững

3 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

3.1 Các xu hướng lớn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên thế giới

Hiện nay trên thế giới đang diễn ra những xu hướng chuyển dịch khá rõ nét vềkinh tế, xã hội toàn cầu Điển hình như:

Xu hướng mini hóa với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Xu hướng hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia hay các tập đoàn khổng lồcủa khu vực

Xu hướng sản xuất công nghiệp thân thiện với môi trường Đây chắc chắn là xuhướng mà các quốc gia đang hướng tới trong thời gian tới

3.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam

CDCCNCN là một quá trình tất yếu vừa mang tính khách quan, ngẫu nhiên vừathể hiện sự định hướng có chủ đích của chủ thể Quá trình này ở Việt Nam cũngvậy, nó không chỉ là ý đồ chủ quan của các định hướng mang tính áp đăt mà còn là

sự nhận thức khách quan trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế trên cơ sởnguồn lực hiện có Xu hướng ở Việt Nam thể hiện ở những nét lớn sau:

Thứ nhất, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệpnặng ngay trong giai đoạn đầu Nguồn vốn của công nghiệp hóa hoàn toàn dựa vào

Trang 24

trong nước, thông qua thực hiện chế độ tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, cáckhoản thu từ kinh tế quốc doanh.

Thứ hai, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, về công nghiệp đẩy mạnh sảnxuất hàng tiêu dùng, tiếp tục xây dựng một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng.Cuối cùng là xu hướng đã trở thành trào lưu phổ biến của các nước đang pháttriển - lựa chọn công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu

có hiệu quả Cơ cấu ngành tập trung vào phát triển mạnh việc sản xuất các sản phẩmtrong nước để thay thế sản phẩm phải nhập ngoại cùng với phát triển các ngànhphục vụ xuất khẩu trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh trọng quan hệ ngoại thươngcủa mỗi quốc gia để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài

4 Chiến lược phát triển công nghiệp tác động tới chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

4.1 Chiến lược xuất khẩu sản phẩm xơ chế

Đây là một chiến lược phát triển hướng ngoại, dựa vào nguồn tài nguyên phongphú của đất nước để phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm sơ chế Chính phủthực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với nhập khẩu thiết bị, hỗ trợ xây dựng kếtcấu hạ tầng…Chiến lược này đã có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do tăngnguồn thu ngoại tệ nhưng lại làm cho nền kinh tế phụ thuộc vào thị trường quốc tế

4.2 Chiến lược phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu

Tư tưởng cơ bản của chiến lược tập trung phát triển mạnh sản xuất các loại hànghóa, đặc biệt là hàng tiêu dùng Sự phát triển này nhằm khai thác nguồn lực sẵn có

để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản và cấp thiết trong nước, mở rộng thị trường chophát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, tiết kiệm ngoại tệ… Tuy nhiên chiến lượcnày có một số hạn chế vì một số lý do sau: thứ nhất, chính sách bảo hộ chậm đượcsửa đổi gây nên sự ỷ lại của các nhà sản xuất, thứ hai, dung lượng thị trường khônglớn tạo nên cản trở cho sự phát triển sản xuất; thứ ba, khả năng vươn ra thị trườngnước ngoài bị hạn chế vì hàng hóa kém sức cạnh tranh; thứ tư, tình trạng thiếu hụtngoại tệ không được giải tỏa vì khối lượng tư liệu sản xuất phải nhập khẩu tăng lên

Trang 25

4.3 Chiến lược phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu

Tư tưởng cơ bản của chiến lược hướng về xuất khẩu là phát huy lợi thế so sánh

để phát triển mạnh một số ngành phục vụ xuất khẩu Cơ sở xuất phát của chiến lượcnày là thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo và xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế,

mở rộng phân công lao động quốc tế Trong quá trình đầu của công nghiệp hóa cácnước đang phát triển thường tập trung vào khai thác và sản xuất sản phẩm thô (côngnghiệp khai khoáng) để xuất khẩu sang các nước công nghiệp phát triển với tư cách

là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên phongphú, lao động dồi dào và giá nhân công rẻ Tuy nhiên, sự phát triển này gặp một sốtrở ngại sau như: cầu sản phẩm thô trên thị trường quốc tế tăng chậm; điều kiện traođổi bất lợi cho nước nghèo, giá nguyên liệu tăng chậm, giá sản phẩm chế biến tăngnhanh; quá chú trọng tới định hướng xuất khẩu dẫn tới bị lệ thuộc vào thị trườngbên ngoài Sự ưu đãi cho các ngành xuất khẩu còn tạo ra sự chênh lệch về trình độphát triển và mức thu nhập dân cư giữa các ngành và vùng xuất khẩu với các ngành

và vùng phục vụ nhu cầu nội địa Sự thành công của chiến lược hướng về xuất khẩuphụ thuộc nhiều vào các chính sách vĩ mô của nhà nước, trong đó là: chính sách tỷgiá hối đoái, chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách thu hút vốn đầu tưnước ngoài, xây dựng các khu công nghiệp tập trung, đặc biệt là các khu chế xuất

4.4 Chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

Công nghiệp nặng là ngành sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị cơ sở vật chất

kỹ thuật cho nền kinh tế Đây là ngành có chu kỳ xây dựng dài, chiếm dụng nhiềuvốn, chậm phát huy hiệu quả vì thế khi thực hiện dễ rơi vào khuynh hướng coithường nông nghiệp và công nghiệp nhẹ

4.5 Chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ

Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi do côngnghiệp nhẹ cần đầu tư ít vốn, chu kỳ ngắn, chu chuyển vốn nhanh tạo ra tỷ suất lợinhuận cao lại thu hút được nhiều lao động Do đó phát triển công nghiệp nhẹ có lợicho việc giải quyết việc làm, cải thiện đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế trongthời gian ngắn

Trang 26

4.6 Chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế - xã hội

Các chiến lược công nghiệp hóa truyền thống khi đi vào thực hiện thường mangđến nhiều hạn chế và bất cập Do vậy thực hiện chiến lược phát triển tổng hợp kinh

tế - xã hội sẽ vừa thỏa mãn nhu cầu cơ bản, giảm nghèo khổ, tăng cường cơ hội việclàm cho người lao động trong đó có chú trọng đến phát triển nông nghiệp và khuvực nông thôn, khắc phục được những nhược điểm của các chiến lược công nghiệptrước

II SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA

1 Những vấn đề cơ bản về công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam 1.1 Vai trò của công nghiệp và công nghiệp hóa với phát triển kinh tế - xã hội

Trong thực tiễn phát triển kinh tế của các quốc gia đều khẳng định vai trò chủđạo của công nghiệp Đây là ngành cung cấp công cụ lao động, nguyên, nhiên, vậtliệu cho toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế cũng nhưcung cấp vật phẩm tiêu dùng cho đời sống nhân dân và hàng hóa xuất khẩu Ngượclại, công nghiệp cũng là ngành tiêu thụ sản phẩm của các ngành khác và của chínhbản thân các ngành công nghiệp với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triểncông nghiệp tạo ra các mối liên kết cũng như các điều kiện cơ bản để thúc đẩy sựphát triển Với các nước phát triển tỷ trọng công nghiệp chiếm trên 40% tổng thunhập của đất nước Sự tác động của công nghiệp vào hoạt động kinh tế và đời sống

xã hội là một quá trình, với công nghiệp ngày càng hiện đại hơn sẽ làm biến đổitoàn diện nền kinh tế - xã hội, đưa nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu lên côngnghiệp hiện đại, quá trình này được gọi là công nghiệp hóa Năm 1963, trong kỳhọp thứ ba của tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã đưa

ra khái niệm quy ước về công nghiệp hóa: “Công nghiệp hóa là một quá trình pháttriển kinh tế, trong đó một bộ phận nguồn lực ngày càng tăng của đất nước đượchuy động để xây dựng cơ cấu kinh tế đa ngành, với kỹ thuật hiện đại để sản xuất tưliệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo sự tiến bộ tăng trưởng cao chotoàn bộ nền kinh tế và đảm bảo sự tiến bộ về kinh tế - xã hội”

Trang 27

Đối với Việt Nam công nghiệp hóa chính là con đường đưa nước ta thoát khỏinghèo nàn, lạc hậu Không phải mới đây mà trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã cónhững sự kiện gắn liền với ý tưởng CNH – HĐH đất nước Với nền kinh tế nhưnước ta về cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ, trình độ lao động còn lạc hậu, lao động thủcông là chính, năng suất lao động thấp đặc biệt là ở khu vực nông thôn thì CNH -HĐH là con đường tất yếu mà dân tộc Việt Nam phải trải qua để tiến lên

1.2 Công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam

Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới năm 1986, cùng với việc từng bước phát triểnnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải phóng các năng lực sảnxuất, đổi mới cơ chế quản lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để ngày càng chủ động hộinhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã xác định ngày càng rõ quan điểm mới

về CNH – HĐH

Cuối thế kỷ 20, Đảng và Nhà nước coi sự nghiệp CNH – HĐH ở nước ta là mộtcuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xãhội Đại hội Đảng VIII đã xác định: “Mục tiêu của CNH – HĐH là xây dựng nước

ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tếhợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưanước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”

Bước vào thế kỷ 21, bối cảnh trong nước và quốc tế tiếp tục có những thay đổinhanh chóng, toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng, Báo cáo chính trị tại Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ IX năm 2001 của Đảng nhận định: “Thế kỷ 21 sẽ tiếp tục cónhiều biến đổi Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức cóvai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất” Trong bốicảnh đó nhận thức của Đảng ta về CNH – HĐH đất nước cũng có bước đổi mớiquan trọng, cho rằng quá trình này có thể được rút ngắn Do đó, tại đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh: “Chúng ta phải tranh thủ các cơ hội thuận lợi dobối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH– HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế trithức, phát triển mạnh các ngành kinh tế và sản xuất các sản phẩm kinh tế có giá trịgia tăng cao dựa nhiều vào tri thức”

Trang 28

Cho đến nay, nước ta đã và đang thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội

10 năm 2001 – 2010, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 – 2010 Những kếtquả đạt được trong thời gian qua sẽ tạo tiền đề quan trọng cho chặng đường CNH –HĐH đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, nâng cao vị thếtrên trường quốc tế

2 Sự cần thiết khách quan của chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa

2.1 Căn cứ vào xu thế phát triển kinh tế quốc tế, khắc phục cơ cấu công nghiệp còn lạc hậu cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.

Trong những năm tới, kinh tế quốc tế tiếp tục chuyển mạnh sang các ngành kinh

tế tri thức, công nghệ cao, tuy nhiên tiềm lực của nền kinh tế nước ta chưa đủ mạnh,quy mô nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, yếu tố hiện đại trong CCCN chưa được quantâm đúng mức Sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Việt Nam còn rất yếu, sảnphẩm công nghiệp hầu hết có hàm lượng công nghệ và tri thức chưa cao, giá trị giatăng thấp Trong khi đó các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cơ cấu côngnghiệp chưa hợp lý điển hình ở cơ cấu công nghiệp nông thôn và công nghiệp thànhthị, cơ cấu công nghiệp chế biến, chế tạo và khai thác sản xuất nguyên liệu mất cânđối Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phát triển không bền vững

và hiệu quả thấp của ngành công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.Chính vì vậy, việc CDCCNCN là một yếu tố tất yếu, cần thiết để thúc đẩy nền kinh

tế phát triển cả chiều rộng và chiều sâu

2.2 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là mục tiêu và biên pháp để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta hiên nay

Với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệpđồng thời xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại thì bản thân ngành côngnghiệp cần phải có sự thay đổi cả về chất và lượng ở nhiều mặt như khoa học kỹthuật, trình độ quản ký … và đặc biệt là trong cơ cấu của ngành công nghiệp Vì vậymuốn phát triển ngành công nghiệp theo mục tiêu đã định, tạo nền tảng cho việcphát triển các ngành khác thì cần thiết phải đẩy mạnh CDCCNCN trong các mốiquan hệ tương tác trong nội bộ ngành công nghiệp, hay giữa các thành phần kinh tế,

và giữa các vùng thực hiện CNH – HĐH

Trang 29

2.3 Một cơ cấu công nghiệp hợp lý góp phần tăng khả năng phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam

Một trong những nhân tố ảnh hưởng tới CDCCNCN là các nguồn lực và lợi thế

so sánh của đất nước Đó là tài nguyên thiên nhiên, dân số và lao động hay vị trí địa

lý, những yếu tố đảm bảo cho công nghiệp phát triển bền vững và có hiệu quả ViệtNam với lợi thế rất lớn về nguồn tài nguyên phong phú với nhiều khoáng sản, kimloại quý là điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp chế biến và khai thác pháttriển, hay với vị trí địa lý thuận lợi tạo khả năng phát triển các hoạt động trungchuyển, tái xuất khẩu và chuyển khẩu hàng hóa qua các vung lân cận, là nguồn lựcxem xét để xác định CCCN trên địa bàn lãnh thổ Do đó cần phải phát huy có hiệuquả các nhân tố này để đưa công nghiệp Việt Nam chuyển dịch sang một thời kỳmới

2.4 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là yêu cầu khách quan của quá trình hội nhập

Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành một trong những xu thế pháttriển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại Trong những năm tới, xu hướng này pháttriển nhanh chóng cả theo chiều rộng và chiều sâu, tạo cơ hội cho việc thu hút vốn đầu

tư nước ngoài, nhận chuyển giao công nghệ, tiếp thu kỹ năng tổ chức sản xuất, quản lýkinh doanh, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hiệnnay, Việt Nam đã tham gia vào ASEAN, APEC… và tổ chức thương mại thế giớiWTO đánh dấu các bước hội nhập quan trọng của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tếtoàn cầu Do đó để tranh thủ cơ hội nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng củađất nước, củng cố và duy trì vai trò và vị trí của đất nước trên trường quốc tế, bảo vệ lợiích và giữ gìn bản sác dân tộc cần phải xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp mộtcách đúng đắn, tạo ra một cơ cấu hợp lý và hiệu quả nhất

III KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỈNH THANH HÓA

1 Kinh nghiệm ở tỉnh Nghệ An

Nghệ An là một tỉnh miền Trung, có vị trí địa lý – kinh tế quan trọng trong giaolưu kinh tế Bắc – Nam, diện tích vùng biển rộng, với đầy đủ tiềm năng và thế mạnh

Trang 30

để phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọnlàm giàu cho địa phương Cùng mục tiêu phấn đấu trở thành một nước công nghiệpvào năm 2020, với địa lý vị trí tương tự như nhau, đường lối phát triển công nghiệpcủa tỉnh Nghệ An sẽ là kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa Trước tiên có thể nói rằngkết cấu hạ tầng thiết yếu ở Nghệ An đã “đi trước một bước” để đáp ứng nhu cầu đầu

tư, phát triển các ngành kinh tế công nghiệp trên địa bàn Đồng thời, tỉnh đã đưa ranhững định hướng, chiến lược phát triển công nghiệp phù hợp trước hết nhằm khaithác tốt nhất tiềm năng của địa phương, tập trung vào đầu tư phát triển những ngànhcông nghiệp ưu tiên, mũi nhọn vừa sử dụng hiệu quả tối đa nguồn tài nguyênkhoáng sản phong phú, đa dạng, cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có của địa phương vừatận dụng nguồn lao động dồi dào Bên cạnh đó không quên từng bước tin học hóamọi hoạt động kinh tế -xã hội đưa Nghệ An trở thành trung tâm công nghiệp điện

tử, tin học của vùng Bắc Trung Bộ từng bước thực hiện CDCCNCN tiến dần tới nềnkinh tế tri thức

Nghệ An thực hiện ưu tiên đầu tư cho tám nhóm ngành công nghiệp, bao gồm:công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng;chế biến khoáng sản; sợi may; điện; cơ khí và hóa dầu; công nghiệp công nghệ cao;hóa chất Đặc biệt đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm ngành công nghiệp ưu tiên

sẽ được hưởng chính sách ưu đãi trong đầu tư của tỉnh bao gồm: hỗ trợ san lấp mặtbằng, giá thuê đất và đào tạo lao động Riêng hỗ trợ san lấp mặt bằng, tỉnh khuyếnkhích các nhà đầu tư bỏ vốn san lấp mặt bằng, sau khi san lấp xong sẽ được tỉnh hỗtrợ 50% chi phí san lấp mặt bằng trên cơ sở thiết kế, dự toán được cấp có thẩmquyền phê duyệt và theo số liệu quyết toán thực tế được Sở Tài chính thẩm tranhưng không quá các mức: một tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư từ 15 đến

50 tỷ đồng, 2 tỷ đồng cho dự án từ 50 đến 200 tỷ đồng, 3 tỷ đồng cho dự án từ 200đến 300 tỷ đồng, 4 tỷ đồng cho dự án hơn 300 tỷ đồng

2 Kinh nghiệm ở tỉnh Vĩnh Phúc

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc luôn xác định phát triển công nghiệp luôn là một trongmười chương trình lớn của tỉnh Từ thực tế phát triển công nghiệp của tỉnh cho thấyxây dựng quy hoạch, lựa chọn ngành nghề chủ đạo là những tiền đề và định hướngcho phát triển công nghiệp Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh,

Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc đã xây dựng Quy hoạch phát triển lưới điện nhằm đápứng đủ nhu cầu về điện cho phát triển công nghiệp và đời sống nhân dân, đồng thời

Trang 31

triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2010 và tầm nhìntới năm 2020 trong đó việc quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp tập trungđược đặc biệt chú trọng Trong chiến lược phát triển công nghiệp, việc lựa chọn cácngành công nghiệp chủ đạo có ý nghĩa rất quan trọng Vĩnh Phúc đã tập trung chophát triển công nghiệp cơ khí, trong đó phát triển mạnh công nghiệp lắp ráp ô tô, xemáy làm tiền đề thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, đưa ngành chếtạo ô tô, xe máy trở thành ngành công nghiệp chủ đạo của tỉnh tiêu biểu cho nhómcác doanh nghiệp này là Công ty Honda Việt Nam và công ty Toyota.

Kinh nghiêm ở Vĩnh Phúc còn tập trung phát huy nội lực, khai thác ngoại lực.Nhờ khai thác tốt nội lực trong 5 năm qua trên địa bàn tỉnh đã có hơn 1000 doanhnghiệp trong nước được thành lập trong đó có khoảng 40% doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực sản xuất công nghiệp Vĩnh Phúc cũng đặc biệt chú trọng khai tháccác nguồn lực từ bên ngoài nhất là đầu tư nước ngoài Tính đến tháng 9/2008 toàntỉnh đã có trên 500 dự án trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất côngnghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 3 tỷ USD, trong đó có trên 100 dự án có vốnđầu tư nước ngoài (FDI)

Cùng với đẩy mạnh phát triển công nghiệp tập trung, việc phát triển công nghiệpnông thôn và khôi phục, phát triển các làng nghề ở Vĩnh Phúc được chú trọng Mộtđiểm mới của tỉnh so với các tỉnh khác là có đội ngũ khuyến công viên ở các xã.Những khuyến công viên này là những người trực tiếp sản xuất ở các làng nghề nên

họ hiểu được việc khôi phục, phát triển làng nghề ở thôn, xã mình là rất quan trọng,biết mình cần làm gì, cần đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước chính sách gì… từ

đó góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Nhờ xác định được vai tròcủa làng nghề TTCN và bằng các biện pháp hỗ trợ cụ thể một số làng nghề ở VĩnhPhúc đã được khôi phục và phát triển như làng mộc Thanh Lãng, làng gốm HươngCanh, làng đan lát Triệu Đề, ươm tơ Vĩnh Tường…

Như vậy, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang thực hiện một số giải pháp có thể thamkhảo để áp dụng tại Thanh Hóa như:

Một là tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúcđến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 và các quy hoạch chuyên ngành tạo điều kiệnthuận lợi cho các dự án đầu tư sớm đi vào hoạt động

Hai là tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp tập trung, coi thành phần FDI làđộng lực quan trọng cho phát triển công nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp nông

Trang 32

thôn, TTCN và làng nghề với những bước đi thích hợp, nâng cao năng lực hoạtđộng của trung tâm khuyến công.

Ba là tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về công nghiệptrên địa bàn, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm phục vụ nhân dân tôt hơn,tích cực tham gia tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa

Thanh hóa là một tỉnh đông dân, lại là một trong rất ít tỉnh của Việt Nam có cả 3vùng sinh thái là trung du miền núi, đồng bằng và ven biển, có nguồn tài nguyênrừng, biển, đất đai, khoáng sản đa dạng và phong phú thuận lợi cho phát triển côngnghiệp nhất là công nghiệp xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất điện năng, côngnghiệp chế biến Đặc biệt phát triển các ngành công nghiệp gắn với cảng nước sâuNghi Sơn khi mà khu kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết địnhthành lập với quy mô trên 18.000 ha nhằm xây dựng Nghi Sơn thành một khu vựcphát triển năng động, một trọng điểm phát triển ở phía Nam của Vùng kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng trong cả nước, tạo động lực mạnh mẽ

để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận Muốn làm đượcđiều đó, cùng với việc rút kinh nghiệm qua quá trình phát triển công nghiệp ở Nghệ

An cũng như Vĩnh Phúc bài học cho tỉnh Thanh Hóa vô cùng quan trọng là không

để tiếp diễn tình trạng lợi thế về nguyên liệu địa phương trở thành bất lợi, khó khăncho đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trước mắt và lâu dài, nguyênliệu được sản xuất và khai thác tại địa phương vẫn là yếu tố quan trọng để giải quyếtviệc làm, đời sống của hàng triệu người dân nhất là ở miền núi, vùng sâu và venbiển của tỉnh Do còn nhiều yếu kém, hạn chế đối với nguyên liệu được canh táchoặc khai thác trong Tỉnh, cần lập lại quy trình quản lý mới, đi đồng bộ từ khâu quyhoạch, canh tác, khai thác đến tiêu thụ, lưu thông, sử dụng, chế biến sản phẩm

Về môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh Tỉnh cũng cần rút kinh nghiệmqua các khâu như: Trong điều hành quản lý Nhà nước, việc nâng cấp, hoàn thiệnmôi trường quản lý Nhà nước để có quy trình quản lý rõ ràng, minh bạch, giảmchồng chéo giữa các ngành là yêu cầu cấp thiết trong đó trung tâm là nguyên tắc

“một đầu mối” quản lý Nên giao cho các Sở quản lý Nhà nước chuyên ngành(Nông nghiệp, Công nghiệp, Thủy sản, Du lịch…) nhiệm vụ “đầu mối” quản lý đầu

tư dự án và phát triển sản xuất của các cơ sở sản xuất thuộc phạm vi ngành, còn các

Sở chức năng khác như Sở kế hoạch và đầu tư, Tài chính … thực hiện chức năngcân đối chung toàn Tỉnh, tổng hợp, phối hợp với các Sở chuyên ngành, không trựctiếp can thiệp sâu, làm thay chức năng của các Sở chuyên ngành

Trang 33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 – 2009

I BỐI CẢNH KHÁCH QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH

1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa

1.1 Điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực

1.1.1 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên

 Vị trí địa lý:

Thanh hóa là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 153 km

về phía Nam, có tọa độ địa lý từ 19o18 – 22o00 vĩ độ Bắc và 104o22 – 106o04 kinh

độ Đông; phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnhNghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDC nhân dân Lào; phía Đônggiáp Vịnh Bắc Bộ Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 2 thị

xã và 24 huyện, với tổng diện tích tự nhiên 11.134,73 km2; dân số trung bình năm

2007 khoảng 3,7 triệu người, chiếm 3,4% diện tích và 4,3% dân số cả nước Về vịtrí địa lý kinh tế, chính trị Thanh Hóa có nhiều điểm nổi bật như:

Nằm ở cửa ngõ giao lưu giữa Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, giữa vùngKTTĐ Bắc Bộ với vùng KTTĐ Trung Bộ, đồng thời nằm trên các tuyến giao lưuquan trọng của hệ thống đường quốc tế và quốc gia như tuyến đường sắt ThốngNhất, quốc lộ 1A, quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng Trung du Miềnnúi của tỉnh, có đường 217 nối Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn của Lào… nên cónhiều điều kiện để phát triển Thanh Hóa có đường biên giới chung với nướcCHDCND Lào dài trên 190 km, có cửa khẩu Na Mèo được quy hoạch xây dựngthành Khu kinh tế cửa khẩu thời kỳ 2008 – 2015 (Quyết định số 52/2005/QĐ – CPcủa Chính phủ) đây là lợi thế lớn để Thanh Hóa phát triển kinh tế cửa khẩu, mởrộng hợp tác và giao lưu thương mại quốc tế thông qua hệ thống các tuyến đườngxuyên á trong khu vực

Trong lương lai vùng KTTĐ Bắc Bộ có khả năng sẽ được mở rộng không gian

về phía Nam (đến Thanh Hóa) tạo cơ hội để Thanh Hóa thu hút đầu tư phát triển

Trang 34

nhanh hơn Đặc biệt Thanh Hóa có khu kinh tế Nghi Sơn, tại đây ngoài Khu liênhợp lọc hóa dầu (công trình trọng điểm quốc gia), khu cảng Nghi Sơn tương lai sẽ làcảng nước sâu lớn ở phía Bắc, nhiều công trình kinh tế lớn khác sẽ được xây dựng

mở ra cơ hội phát triển mới, tạo bước đột phá trong tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấukinh tế nói chung và CDCCNCN nói riêng của tỉnh

Đặc điểm địa hình tỉnh Thanh Hóa đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sangĐông và chia thành ba vùng rõ rệt: Vùng núi và trung du; vùng đồng bằng chiếm17,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, tương đối bằng phẳng nhiều tiếm năng cho pháttriển công nghiệp; vùng ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, phát triển côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cảng và phát triển dịch vụ vận tải sông,biển

 Tài nguyên thiên nhiên chính: Thanh hóa là một tỉnh có nguồn tài nguyên

đa dạng và phong phú, đây là tiềm năng lớn tác động trực tiếp tới khả năng pháttriển công nghiệp của tỉnh, cần được khai thác bền vững và lâu dài

Tài nguyên đất: theo kết quả phúc tra thổ nhưỡng của FAO – UNESCO, Thanh

hóa có 8 nhóm đất chính và 20 loại đất khác nhau với số liệu kết quả kiểm kê đấttháng 01/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường như sau

Bảng 2.1.1 : Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 – 2007

Mục đích sử dụng

giảm ( +/- )

Diện tích (1000 ha) % Diện tích (1000 ha) %

Trang 35

Nhìn chung hầu hết diện tích đất bằng ở Thanh Hóa đã được khai thác sử dụngvào sản xuất công nghiệp nhưng vẫn còn khiêm tốn Do đó trong thời gian tới thựchiện chuyển đổi cơ cấu công nghiệp cần kết hợp đầu tư chiều sâu để nâng cao hệ số

sử dụng đất, đặc biệt là ở các vùng còn nhiều tiềm năng về đất đai và nguồn nướcthuận lợi

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hóa khá phong phú về chủng loại và đa dạng vềcấp trữ lượng Hiện tại toàn tỉnh có tới 257 mỏ và điểm quặng, với 42 loại khoángsản, trong đó có một số loại có ý nghĩa quốc tế và khu vực như: Crom, đá ốp lát, đô

lô mít, chì lẽm, thiếc, vonfram, antimoan, đá quý, titan Nhiều mỏ có trữ lượng lớn

và phân bố tập trung, cho phép khai thác với quy mô công nghiệp như đá vôi, đấtsét làm xi măng Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển công nghiệpkhai khoáng, công nghiệp sản xuất xi măng, công nghiệp vật liệu xây dựng… Ngoài

ra, còn có nhiều loại khoáng sản khác như đồng, Asen, sét trắng, cát thủy tinh, đáxây dựng, than đá và than bùn… tuy trữ lượng không lớn nhưng có giá trị cao, cóthể khia thác ở quy mô nhỏ phục vụ phát triển công nghiệp địa phương

Tài nguyên nước và thủy năng

Trên địa bàn Thanh Hóa có 4 hệ thống sông lớn là sông Mã, sông Yên, sôngHoạt, sông Bạng và 173 sông suối nhỏ, các sông thuộc hế thống sông Mã là sôngChu, sông Bưởi, sông Cầu Chày, có tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực

là 39.756 km2, tổng lượng nước trung bình hàng năm từ 20 – 21 tỷ m3 tạo ra mộtmạng lưới thủy văn dày đặc và phân bố khá đều trên địa bàn Không chỉ có nguồnnước mặt, nguồn nước ngầm của tỉnh khá phong phú, thuộc hai dạng chính là nướcngầm lỗ hổng trong các tầng trầm tích và nước trong các tầng chứa khe nứt Do hệthống sông suối ở Thanh Hóa khá dày, trong đó có một số sông lớn, lưu vực rộng(nhất là hệ thống sông Mã) bắt nguồn từ những vùng núi cao, nhiều thác ghềnh nênThanh Hóa có tiềm năng phát triển thủy điện khá lớn Riêng hệ thống sông Mã cótrữ năng lý thuyết tới 12 tỉ KWh với nhiều bậc thang có thể khai thác thủy điện Đây

là nguồn năng lượng sạch cần được ngành công nghiệp điện nước của tỉnh và cảnước chú trọng đầu tư khai thác phục vụ nhu cầu điện năng của ngành sản xuất côngnghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh nói chung

Trang 36

1.1.2 Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực

Thanh Hóa là một tỉnh đông dân và có nguồn lao động dồi dào vừa đáp ứng chonhu cầu phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN nói riêng, vừa là thị trường tiêuthụ rộng lớn các sản phẩm của ngành Năm 2008, dân số của tỉnh đã trên 3,7 triệungười, chiếm xấp xỉ 34,6% dân số vùng Bắc Trung Bộ, và 4,5% dân số cả nước.Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2008 là 2.421,03 ngàn người, chiếm65,5% tổng dân số; số lao động đang làm việc trong các ngành KTQD là 2.109 ngànngười, chiếm 89% lao động trong độ tuổi Với cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức khỏetốt, trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, đây là nguồn nhân lực chủ yếu sẽđược huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội xủa tỉnh trong 10 – 15 nămtới, đặc biệt đó là lợi thế trong phát triển và phân bố những ngành công nghiệp –TTCN sử dụng nhiều lao động

1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn

2000 - 2010

1.2.1 Tốc độ tăng trưởng và quy mô nền kinh tế

Trong hơn 20 năm đổi mới, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, kinh

tế của tỉnh Thanh Hoá đã từng bước ổn định và đang trên đà phát triển, đời sốngnhân dân được cải thiện rõ rệt Đặc biệt từ năm 2001 trở lại đây, thực hiện Nghịquyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

2001 – 2005, 2006 – 2010, kinh tế của tỉnh đã có bước phát triển khả quan Tốc độtăng trưởng bình quân 2001-2005 là 9,1%/năm và 11,5% giai đoạn 2006-2010;trong đó nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,2%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng15,8%/năm và dịch vụ tăng 12,2%/năm Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kinh

tế của tỉnh có xu hướng tăng dần vào các năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm, tạo đà tăngtrưởng thuận lợi cho thời kỳ tiếp theo Về quy mô nền kinh tế, do xuất phát điểmthấp, nên hiện tại quy mô nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa còn chưa tương xứng với quy

mô và tiềm năng phát triển của tỉnh; thu nhập dân cư thấp, đời sống dân cư, đặc biệt

là ở các vùng cao, vùng xa còn nhiều khó khăn Thu nhập bình quân đầu người/nămđạt gần 7 triệu đồng (tính theo giá thực tế), chỉ bằng 51% mức trung bình của cảnước Thu ngân sách trên địa bàn không lớn, chỉ đáp ứng dưới 50% nhu cầu chithường xuyên của tỉnh

Trang 37

Bảng 2.1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo khu vực kinh tế thời kỳ 2001 – 2010

Đơn vị: Tỷ đồng, giá CĐ 94.

2010

Tăng BQ (%/n.) 2001-

2010

2005

2001- 2010

Tổng GDP 7700.8 11910.0 20.563.0 10,3 9.1 11.5

- Ngoài quốc doanh 5247.0 7826.0 13725.0 10,1 8.3 11,9

- Đầu tư nước ngoài 366.3 763.0 2100.0 19,1 15.8 22,4

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa và số liệu Sở KH & ĐT

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cũng tăng dần qua các nămphù hợp với định hướng phát triển của tỉnh là đẩy nhanh phát triển và tăng tỷ trọngngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp

Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngành kinh tế thời kỳ 2001 – 2010

46.0 32.3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá và số liệu Sở KH & ĐT

Trang 38

1.2.2 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

 Cơ cấu ngành:

Cùng với tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá cũng từng bướcchuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong tổng GDPngày càng tăng lên Năm 2008, cơ cấu giữa 3 khối ngành nông lâm nghiệp - côngnghiệp, xây dựng - dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh là 29,9% - 36,1% - 34,0% sovới 32,3% - 34,6% - 33,1% năm 2005 và 39,6% - 26,6% - 33,8% (năm 2000); dựkiến năm 2010, các con số tương ứng là 24,1% - 40,6% - 35,3% Nền kinh tế củatỉnh đang hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.Đây là một kết quả đáng khích lệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Tuynhiên, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ chuyển dịchchưa nhanh và còn phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu tư từ Ngân sách Trung ương.Những năm qua tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng đạt khá cao, nhưng phầnđóng góp của ngành xây dựng là khá lớn nên tác động của ngành công nghiệp đốivới nền kinh tế của Tỉnh còn hạn chế Do đó cần đẩy nhanh việc thực hiệnCDCCNCN sao cho có hiệu quả nhất trong giai đoạn tới

 Cơ cấu lãnh thổ

Cơ cấu thành thị và nông thôn: Hiện nay 67,2% số lao động của Thanh Hóa làm

việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp với gần 90% dân số sống ở khu vực nôngthôn, nhưng tổng giá trị gia tăng của khu vực nông lâm nghiệp chỉ chiếm 28,4%trong GDP của tỉnh Điều đó cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khuvực nông lâm nghiệp sang các lĩnh vực khác diễn ra rất chậm Mức chênh lệch vềthu nhập giữa lao động nông lâm nghiệp với lao động trong các ngành nghề khácao, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn cũng ngày càng lớn

Cơ cấu vùng: kinh tế các vùng đều tăng trưởng nhanh nhưng đang có xu hướng

tập trung cao ở các vùng đồng bằng và ven biển nơi có nhiều thuận lợi về điều kiện

tự nhiên và cơ sở hạ tầng để phát triển đặc biệt là với các ngành công nghiệp vàdịch vụ

 Cơ cấu thành phần kinh tế

Với chính sách phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và chuyểnđổi mô hình quản lý các doanh nghiệp quốc doanh, cơ cấu thành phần kinh tế của

Trang 39

tỉnh đã chuyển dịch phù hợp dần với cơ chế thị trường Khu vực quốc doanh tỷtrọng trong GDP tiếp tục giảm dần từ 27,6% năm 2000 xuống còn 25,4% năm 2007

và dự kiến 23% năm 2010 Khu vực ngoài quốc doanh, tỉnh đã huy động đượcnguồn lực đáng kể trong dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnhvực nên thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển năng động hơn Tỷ trọngnăm 2005 chiếm 68,1% cao hơn so với mức trung bình cả nước (45,7%) và đang cótác động lớn đến nền kinh tế, dự kiến năm 2010 chiếm tỷ trọng 70% Khu vực cóvốn đầu tư nước ngoài mới được hình thành và phát triển nên còn chiếm tỷ trọngthấp năm 2010 dự kiến chiếm 7,0%, tuy nhiên đây sẽ là tác nhân không nhỏ đối với

sự phát triển kinh tế cũng nhu riêng ngành công nghiệp của tỉnh trong tương lai

Bảng 2.1.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng; %

Trang 40

Chỉ tiêu 2000 2005 Dự kiến 2010

2 Cơ cấu theo khu vực kinh tế

Ngày đăng: 04/09/2012, 14:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đặc điểm địa hình tỉnh Thanh Hóa đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành ba vùng rõ rệt: Vùng núi và trung du; vùng đồng bằng chiếm 17,1%  diện tích tự nhiên toàn tỉnh, tương đối bằng phẳng nhiều tiếm năng cho phát triển  công nghiệp; vù - Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC
c điểm địa hình tỉnh Thanh Hóa đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành ba vùng rõ rệt: Vùng núi và trung du; vùng đồng bằng chiếm 17,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, tương đối bằng phẳng nhiều tiếm năng cho phát triển công nghiệp; vù (Trang 31)
Bảng 2.1.4: Tình hình thu hút vốn đầu tư (giá hiện hành) - Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC
Bảng 2.1.4 Tình hình thu hút vốn đầu tư (giá hiện hành) (Trang 38)
Bảng 2.2.1: Hiện trạng phát triển công nghiệp - Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC
Bảng 2.2.1 Hiện trạng phát triển công nghiệp (Trang 43)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy tốc độ tăng GTSX công nghiệp ở mức cao, có sự sụt giảm ở giai đoạn 2006 – 2010 do gặp nhiều khó khăn từ ảnh hưởng của suy thoái  kinh tế - Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC
ua bảng số liệu ta có thể thấy tốc độ tăng GTSX công nghiệp ở mức cao, có sự sụt giảm ở giai đoạn 2006 – 2010 do gặp nhiều khó khăn từ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế (Trang 44)
Bảng 2.2.3: Quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển công nghiệp trong - Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC
Bảng 2.2.3 Quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển công nghiệp trong (Trang 48)
Bảng 2.2.4: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Thanh Hóa giai đoạn - Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC
Bảng 2.2.4 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Thanh Hóa giai đoạn (Trang 50)
Bảng 2.2.6: Hệ thống các trạm biến áp ở Thanh Hóa đến năm 2007 - Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC
Bảng 2.2.6 Hệ thống các trạm biến áp ở Thanh Hóa đến năm 2007 (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w