III. GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 –
2. Các giải pháp huy động đầu tư
Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và phát triển ngành công nghiệp với tốc độ cao, dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đến năm 2020 như sau:
Chỉ tiêu 2010 2015 2020
1. Tổng GDP (tỷ đ.giá hh) 34.544 82.259 211.661
- Nông, lâm nghiệp 8.335 12.767 21.342
- Công nghiệp - XD 14.040 39.182 109.915
- Dịch vụ 12.169 30.310 80.404
2. Hệ số ICOR (lần) 2011-2015 2016-2020 2011-2020
Toàn bộ nền kinh tế 3,2 3,4 3,4
- Nông, lâm nghiệp 2,8 3,0 2,8 - Công nghiệp - XD 3,5 3,7 3,6
- Dịch vụ 3,0 3,2 2,9
3. Vốn ĐT (tỷ đ.giá hh) 2011 - 2015 2016 - 2020 2011 - 2020
Toàn bộ nền kinh tế 115.691 336.317 452.009
- Nông, lâm nghiệp 9.556 19.807 29.363
- Dịch vụ 40.139 120.225 160.364
Ghi chú: (*) Giai đoạn 2011-2020 ước tính vốn đầu tư cho 70% phần GDP tăng thêm, còn 30% GDP tăng thêm là do các yếu tố: cơ chế chính sách khoa học-công nghệ và các công trình xây dựng trong giai đoạn trước tạo ra. Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến 2020
Như vậy, tổng nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh cả thời kỳ 2011 - 2020 dự báo khoảng 452 ngàn tỷ đồng (giá hiện hành), trong đó nhu cầu vốn đầu từ cho ngành công nghiệp khoảng 265 ngàn tỷ đồng. Đây là một khối lượng vốn rất lớn, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ và tích cực để thu hút mọi nguồn vốn có thể, đồng thời có kế hoạch sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế. Xác định các dự án công nghiệp, công trình, các địa bàn ưu tiên và quy mô ưu tiên để gọi vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh vào phát triển sản xuất công nghiệp. Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích theo dự án thông qua đấu thầu, giảm tình trạng lãng phí, thất thoát vốn nhất là trong khâu thi công xây dựng. Nâng cao chất lượng và đổi mới các hoạt động tài chính ngân hàng trên địa bàn. Tạo các cơ chế phù hợp để mở rộng hình thức tự bổ sung vốn của các doanh nghiệp và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, đặc biệt là các Tập đoàn tài chính lớn tầm cỡ khu vực và quốc tế mở chi nhánh và văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh. Từng bước hình thành thị trường vốn trên địa bàn, đơn giản hoá các thủ tục cấp phát nhằm cải thiện môi trường vốn đầu tư. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát vốn đối với các doanh nghiệp; phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ đầu tư.
Đối với nguồn vốn NSNN: Thanh Hóa là một tỉnh nghèo, chưa có tích luỹ nên nguồn vốn đầu tư từ NSNN được coi là nguồn chủ yếu. Do vậy cần phải có cơ cấu nguồn thu ngân sách phải bảo đảm được nhu cầu vốn cho công nghiệp. Như vậy, một mặt Nhà nước cần quan tâm dành nguồn vốn ngân sách và tín dụng ưu đãi để hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong tỉnh, các dự án công nghiệp trọng điểm trên địa bàn nhằm thực hiện đúng tiến độ, mặt khác tỉnh cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển công nghiệp để tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế.
Đối với nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp và nhân dân: trong thời gian tới, nguồn vốn này sẽ giữ vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Để huy động cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư; tăng cường liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài tỉnh, đồng thời có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tiếp tục đề nghị Trung ương ban hành các chính sách ưu đãi đối với các tỉnh thuộc phạm vi Nghi quyết 37 TW và Nghị quyết 39 TW của Bộ chính trị như: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn, giảm thuế xuất nhập khẩu, giảm tiền thuê đất... đối với mọi tổ chức cá nhân trong tỉnh, trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đối với nguồn vốn nước ngoài (gồm 2 nguồn chính là vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI): Nguồn vốn này không chỉ tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và mở rộng thị trường. Tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các thế mạnh của địa phương ra nước ngoài, quảng bá vị trí, vai trò và khả năng thu hút đầu tư vào các khu kinh tế động lực, các khu, cụm công nghiệp trọng điểm... Có chính sách khuyến khích (ưu tiên cho thuê các lô đất tốt, hỗ trợ vốn...) đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu cụm công nghiệp, khu kinh tế nhất là vào khu kinh tế Nghi Sơn. Kết hợp nhiều hình thức liên doanh liên kết trong đó có cả hình thức 100% vốn nước ngoài. Tỉnh cần chuẩn bị năng lực nội tại để đón nhận, lựa chọn và tham gia bình đẳng trong quan hệ hợp tác, đầu tư với bên ngoài.