Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC (Trang 28 - 29)

III. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỈNH

3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa

Thanh hóa là một tỉnh đông dân, lại là một trong rất ít tỉnh của Việt Nam có cả 3 vùng sinh thái là trung du miền núi, đồng bằng và ven biển, có nguồn tài nguyên rừng, biển, đất đai, khoáng sản đa dạng và phong phú thuận lợi cho phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất điện năng, công nghiệp chế biến. Đặc biệt phát triển các ngành công nghiệp gắn với cảng nước sâu Nghi Sơn khi mà khu kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập với quy mô trên 18.000 ha nhằm xây dựng Nghi Sơn thành một khu vực phát triển năng động, một trọng điểm phát triển ở phía Nam của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng trong cả nước, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận. Muốn làm được điều đó, cùng với việc rút kinh nghiệm qua quá trình phát triển công nghiệp ở Nghệ An cũng như Vĩnh Phúc bài học cho tỉnh Thanh Hóa vô cùng quan trọng là không để tiếp diễn tình trạng lợi thế về nguyên liệu địa phương trở thành bất lợi, khó khăn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trước mắt và lâu dài, nguyên liệu được sản xuất và khai thác tại địa phương vẫn là yếu tố quan trọng để giải quyết việc làm, đời sống của hàng triệu người dân nhất là ở miền núi, vùng sâu và ven biển của tỉnh. Do còn nhiều yếu kém, hạn chế đối với nguyên liệu được canh tác hoặc khai thác trong Tỉnh, cần lập lại quy trình quản lý mới, đi đồng bộ từ khâu quy hoạch, canh tác, khai thác đến tiêu thụ, lưu thông, sử dụng, chế biến sản phẩm.

Về môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh Tỉnh cũng cần rút kinh nghiệm qua các khâu như: Trong điều hành quản lý Nhà nước, việc nâng cấp, hoàn thiện môi trường quản lý Nhà nước để có quy trình quản lý rõ ràng, minh bạch, giảm chồng chéo giữa các ngành là yêu cầu cấp thiết trong đó trung tâm là nguyên tắc “một đầu mối” quản lý. Nên giao cho các Sở quản lý Nhà nước chuyên ngành (Nông nghiệp, Công nghiệp, Thủy sản, Du lịch…) nhiệm vụ “đầu mối” quản lý đầu tư dự án và phát triển sản xuất của các cơ sở sản xuất thuộc phạm vi ngành, còn các Sở chức năng khác như Sở kế hoạch và đầu tư, Tài chính … thực hiện chức năng cân đối chung toàn Tỉnh, tổng hợp, phối hợp với các Sở chuyên ngành, không trực tiếp can thiệp sâu, làm thay chức năng của các Sở chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w