Những mặt còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC (Trang 75 - 77)

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIA

2. Những mặt còn tồn tạ

Mặc dù công nghiệp Thanh Hóa phát triển nhanh nhưng tỷ trọng của ngành công nghiệp trong nền kinh tế chưa cao. Số cơ sở công nghiệp trên địa bàn nhiều, nhưng phần lớn quy mô nhỏ, khó khăn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới trang thiết bị… do vậy khả năng cạnh tranh thấp, hiệu quả chưa cao. Một số dự án phát triển ngành công nghiệp còn triển khai thực hiện chậm nhất là các dự án lớn như Dự án Lọc hóa dầu tại khu kinh tế Nghi Sơn, dự án Giấy Hậu Lộc; nhiều cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, các doanh nghiệp trong tỉnh năng lực còn hạn chế, sản phẩm hàng hóa khả năng cạnh tranh thấp. Một số khu công nghiệp đã hình thành và đi vào hoạt động nhưng hiệu quả chưa cao, giá trị tạo ra trên 1 ha đất công nghiệp còn thấp

Cơ cấu ngành tuy có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, hiệu quả đầu tư thấp. Trình độ công nghệ của phần lớn các cơ sở công nghiệp thấp, ngoại trừ một số cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Chưa hình thành và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp sạch cũng như các sản phẩm công nghiệp chủ lực, các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật tay nghề của đội ngũ công nhân lao động vẫn còn thấp so với yêu cầu, tỷ lệ công nhân có trình độ cao còn quá ít, am hiểu khoa học công nghệ còn thấp khó đáp ứng cho việc phát triển các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao.

Huy động vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô cũng như cơ cấu. Về quy mô vốn mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% tổng số vốn cần thiết để đầu tư phát triển công nghiệp. Về cơ cấu nguồn vốn, vốn đầu tư còn phụ thuộc nhiều vào vốn từ ngân sách. Các nguồn vốn tín dụng đầu tư, vốn tự có, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa được khai thác huy động triệt để. Mất cân đối trong việc đầu tư theo cơ cấu nội bộ ngành khi mà đầu tư cho công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng quá lớn trong khi đầu tư cho công nghiệp khai thác và công nghiệp điện nước lại quá nhỏ. Công tác xúc tiến đầu tư vào công nghiệp tỉnh Thanh Hóa nhất là đầu tư vào các KCN chưa tích cực, chủ động, chưa hoạch định công tác tìm kiếm thị trường mục tiêu hay nhà đầu tư tiềm năng. Thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư không đầy đủ, chỉ giới hạn trong việc giới thiệu chung chung về tiềm năng của tỉnh, việc tổ chức các hội thảo, hội nghị để thu hút sự chú ý quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước còn ít. Tuy tỉnh đã thực hiện cơ chế “một cửa” nhằm thu hút các nhà đầu tư nhưng từ hồ sơ cấp phép đến thời gian chờ đợi cấp phép đầu tư, thời gian triển khai dự án còn quá nhiều khâu, vẫn còn nhiều đầu mối làm cho thời gian kéo dài. Sự phối hợp nắm bắt thông tin giữa các phòng ban chức năng trong các sở chuyên ngành còn hạn chế, chưa linh hoạt dẫn đến thới gian xử lý các hồ sơ xin cấp phép đầu tư bị kéo dài đã làm cho nhiều dự án chậm tiến độ.

Tỉnh còn hạn chế, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các cấp chính quyền trong lĩnh vực quản lý và phát triển công nghiệp – TTCN. Thiếu sự đồng bộ cao trong điều hành, phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong thực hiện quy hoạch. Ví dụ như: Còn nhiều yếu kém, khó khăn trong quy hoạch, xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu địa phương phục vụ chế biến công nghiệp. Đối với nguyên liệu được sản xuất địa phương như nông, lâm, thủy sản các loại thì yếu kém, bất cập tập trung vào các khâu lập quy hoạch chậm, diện tích chồng lấn, chất lượng quy hoạch thấp, phát triển nguyên liệu không đúng theo quy hoạch. Nông dân các vùng quy hoạch phần lớn là nghèo, không đủ vốn canh tác, trình độ và hiệu quả canh tác thấp. Việc ký và thực hiện hợp đồng tiêu thụ hàng hóa theo quyết định 80 của Chính phủ rất yếu. Đối với nguyên liệu là tài nguyên thiên nhiên được khai thác phục vụ công nghiệp khai thác như khoáng sản thì công tác quy hoạch thăm dò, khai thác còn hạn chế, thủ tục hoạt động khai thác phức tạp thậm chí nhiêu khê. Mặt khác, một số chủ đầu tư có năng lực thấp, thiếu điều kiện hoạt động về máy móc thiết bị nên khai thác chưa có hiệu quả, chưa thực sự tiết kiệm và bảo vệ môi trường theo định hướng quy hoạch trước.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w