CÁC CHÍNH SÁCH CỦA TỈNH THANH HÓA TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC (Trang 70 - 73)

DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005 -2010 đã xác định phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 trong đó mục tiêu phát triển công nghiệp Thanh Hóa là tạo ra sự vượt trội của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH – HĐH làm nền tảng cho sự tăng trưởng mạnh, có hiệu quả và bền vững cho nền kinh tế toàn tỉnh, phù hợp với xu thế chung của cả nước. Để đạt được điều này, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành và thực hiện nhiều đường lối chính sách phát triển công nghiệp cụ thể, rõ ràng.

1. Chính sách về vốn

Có thể nói trong điều kiện các nguồn lực khan hiếm đặc biệt là vốn đầu tư phát triển thì việc huy động, khai thác, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, phù hợp với chiến lược, quy hoạch và mục tiêu phát triển công nghiệp được quan tâm hàng đầu. Nắm rõ được điều đó, đồng thời xác định tổng vốn đầu tư cần huy động cho phát triển công nghiệp khoảng 77056 tỷ đồng trong đó phấn đấu thực hiện khoảng 35000 – 36000 tỷ đồng chiếm 45 – 47% vốn huy động tỉnh thực hiện rà soát, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách đã ban hành, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong việc cấp phép đầu tư; ban hành chính sách chung về ưu đãi khuyến khích đầu tư vào Thanh Hóa, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư với quan điểm không hạn chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn trên cơ sở Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp. Mặt khác,

tỉnh đã đề nghị Trung ương ban hành các chính sách ưu đãi đối với các tỉnh thuộc phạm vi Nghị quyết 37 TW và Nghị quyết 39 TW của Bộ chính trị đối với mọi tổ chức, cá nhân trong tỉnh trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT và các hình thức khác để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện chính sách đảm bảo cơ cấu đầu tư hợp lý giữa các vùng miền, các ngành kinh tế, chú ý tập trung ưu tiên cho một số vùng kinh tế động lực để tạo bước phát triển nhanh, tăng hiệu quả kinh tế. Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn chính sách xã hội hóa trong một số lĩnh vực theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước để huy động tốt mọi nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế.

Đối với nguồn vốn tự có, để huy động tối đa vốn đầu tư từ những nguồn này thì chính quyền tỉnh đã có những chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư các thành phần kinh tế ở khu vực dân cư, khu vực doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Tỉnh đã thực hiện chính sách miễn thuế thu nhập đối với phần lợi nhuận để tái đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư mua sắm công nghệ mới, khuyến khích thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp bằng cách ưu đãi về chi phí thuê mặt bằng, chính sách miễn giảm thuế thu nhập theo một lộ trình phù hợp.

Đối với nguồn vốn vay, để đảm bảo nguồn vốn này hệ thống tài chính tín dụng trên địa bàn cần phải được phát triển đồng bộ và mở rộng. Do đó tỉnh đã tạo điều kiện để hệ thống các ngân hàng thương mại phát triển trên địa bàn bằng các chính sách hỗ trợ các ngân hàng khi thành lập các chi nhánh như về mặt thủ tục hành chính, cho thuê mặt bằng ở các vị trí đẹp hay chính sách bảo lãnh vốn vay do chính quyển tỉnh đứng ra đối với các dự án quan trọng.

2. Chính sách về khoa học – công nghệ

Một trong những vấn đề mấu chốt để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm là không ngừng đổi mới công nghệ. Do vậy Thanh Hóa đã rất coi trọng công tác khoa công nghệ với những chính sách ưu tiên cho đổi mới công nghệ trước hết tập trung vào các khâu trọng yếu, các chương trình phát triển và ứng dụng, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển. Đồng thời đưa ra các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong các khâu bảo quản, chế biến nông sản và các ngành công nghiệp chế tác khác. Các chính sách đồng

bộ để khuyến khích thúc đẩy các ngành, các doanh nghiệp tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ mới như: miễn thuế đối với phần vốn của doanh nghiệp dành cho đổi mới công nghệ; Miễn giảm thuế có thời hạn cho các doanh nghiệp sản xuất thử. Đa dạng hoá các nguồn vốn nhằm tăng lượng đầu tư cho công tác triển khai đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp của tỉnh nhất là với ngành công nghiệp mũi nhọn, ngành có thế mạnh của địa phương. Cụ thể: tỉnh đã tập trung nghiên cứu áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, tăng tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, trong tỉnh thay thế nguyên liệu ngoại nhập để sản xuất hàng hóa đạt chất lượng, đáp ứng hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh các mặt hàng sản xuất trên địa bàn. Tuy nhiên, số sản phẩm hàng hóa được bảo hộ sở hữu trí tuệ, số doanh nghiệp có thương hiệu còn ít

Bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp để phát triển mạnh nguồn nhân lực cho khoa học-công nghệ, tăng cường lực lượng khoa học cho cấp cơ sở với những chính sách đặc biệt để thu hút các cán bộ khoa học về công tác tại Thanh Hóa và chuyển giao công nghệ cho tỉnh.

3. Chính sách về nguồn nhân lực

Để đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh Thanh Hoá xác định phát triển nguồn nhân lực là giải pháp ưu tiên hàng đầu để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVI đã quyết nghị Chương trình phát triển nguồn nhân lực là một trong 5 chương trình trọng tâm trong thời kỳ 2006 – 2010. Thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực, Thanh Hoá đã đưa ra chính sách phát triển hệ thống giáo dục đồng bộ từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đào tạo kỹ thuật, đào tạo nghiệp vụ quản lý kinh doanh... cho lực lượng lao động trong tỉnh, nhất là lao động trẻ. Xây dựng chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài phục vụ phát triển công nghiệp của tỉnh. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức đào tạo cho lực lượng lao động của mình, đồng thời hỗ trợ cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, chú trọng các ngành nghề phù hợp với hướng phát triển công nghiệp ở tỉnh trong từng giai đoạn.

4.Chính sách về đất đai

Thanh Hóa là một tỉnh lớn nhưng hơn 2/3 diện tích lãnh thổ là trung du, miền núi, diện tích đất bằng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp

nói riêng không lớn nên tỉnh đã đưa ra các chính sách nhằm sử dụng đất sao cho tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Cụ thể: chính sách chuyển một phần quỹ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp trên cơ sở Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được Chính phủ phê duyệt với việc ưu tiên dành quỹ đất thỏa đáng cho phát triển công nghiệp, bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng các KCN, khu kinh tế. Ban hành Nghị quyết 03 – NQ/TW khuyến khích các huyện, thị, thành phố dành quỹ đất để phát triển TTCN, làng nghề. Hết năm 2009 diện tích đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp là 1.164,7 ha; cùng với thực hiện chính sách về quản lý sử dụng đất theo nguyên tắc “đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao”, coi việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất vừa là trách nhiệm vừa là công cụ của công tác quản lý đất đai; tránh tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất tùy tiện. Những năm gần đây, cơ chế, chính sách của Thanh Hóa tập trung vào giải phóng mặt bằng và giá thuê đất với quan điểm nhà đầu tư được hưởng ưu đãi cao nhất và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định, tỉnh cam kết đảm bảo quy hoạch đủ diện tích đất phù hợp để phát triển vùng nguyên liệu.

Đặc biệt, riêng đối với việc xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các chính sách ưu đãi về thuế, về tín dụng; chính sách hỗ trợ di dân, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ các dự án đầu tư xây dựng trong khu kinh tế này. Nội dung chính sách tập trung hỗ trợ di chuyển cho hộ gia đình khi bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở; hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm. Nhà đầu tư được đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu chức năng để cho thuê lại hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng trong khu kinh tế nghi Sơn theo quy định tương ứng của pháp luật về đất đai. Áp dụng chính sách một giá đối với các hành hóa, dịch vụ và tiền thuê đất cho các nhà đầu tư là tổ chức và cá nhân không phân biệt trong nước và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu kinh tế này

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC (Trang 70 - 73)