Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC (Trang 73 - 75)

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIA

1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2000 – 2009, công nghiệp Thanh Hóa đã gặp những khó khăn do sự biến động giá cả và sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường nhưng sản xuất

công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với giai đoạn 1996 – 2000. Giá trị sản xuất công nghiệp trong giai đoạn này tăng bình quân hàng năm 18,7% (trong khi bình quân 5 năm 1996 – 2000 là 14%). Công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân và đang trong quá trình chuyển biến tích cực theo hướng CNH - HĐH. Do đó, sự phát triển của công nghiệp đã có tác động mạnh đến sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp như vật liệu xây dựng, nguyên liệu từ ngành nông nghiệp; hình thành các vùng chuyên canh, vùng cây nguyên liệu; xây dựng được mô hình liên kết sản xuất công - nông nghiệp… góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển với tốc độ cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo thêm việc làm, xoá đói giảm nghèo. Cụ thể:

* Trong những năm gần đây đã phát huy được các tiềm năng sẵn có của tỉnh như nguồn nguyên liệu vật liệu xây dựng, nguyên liệu nông lâm thuỷ sản, tiềm năng lao động…

* Đã hình thành một cơ cấu công nghiệp tương đối hợp lý nên có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế của tỉnh. Với những chính sách được tỉnh ban hành kịp thời, thông thoáng hơn, môi trường đầu tư phát triển công nghiệp đã ngày càng được cải thiện, tạo ra bước phát triển mạnh ở một số ngành như công nghiệp xi măng, chế biến nông, lâm, thủy sản; vật liệu xây dựng khác,bia, rượu...

* Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư đổi mới thiết bị, mở rộng sản xuất tạo tiền đề cho phát triển mạnh trong tương lai.

* Sự phân bố công nghiệp trên địa bàn ngày càng hợp lý hơn, đã hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trong những năm tới.

* Thu ngân sách có sự tăng trưởng đáng kể trong đó phải nói đến sự đóng góp rất lớn của ngành công nghiệp. Thu ngân sách từ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tăng liên tục qua các năm, chiếm tỷ trọng trong khoảng từ 18,69% đến 21,82%. Về giá trị tuyệt đối, thu ngân sách từ công nghiệp năm 2001 là 571 tỷ đồng đến năm

2006 đã tăng gấp 2,97 lần và đạt 1.536 tỷ đồng. Bình quân hàng năm thu ngân sách từ công nghiệp tăng 57,81%.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w