Kinh nghiệ mở tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC (Trang 26 - 27)

III. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỈNH

1. Kinh nghiệ mở tỉnh Nghệ An

Nghệ An là một tỉnh miền Trung, có vị trí địa lý – kinh tế quan trọng trong giao lưu kinh tế Bắc – Nam, diện tích vùng biển rộng, với đầy đủ tiềm năng và thế mạnh để phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn làm giàu cho địa phương. Cùng mục tiêu phấn đấu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, với địa lý vị trí tương tự như nhau, đường lối phát triển công nghiệp của tỉnh Nghệ An sẽ là kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa. Trước tiên có thể nói rằng kết cấu hạ tầng thiết yếu ở Nghệ An đã “đi trước một bước” để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển các ngành kinh tế công nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, tỉnh đã đưa ra những định hướng, chiến lược phát triển công nghiệp phù hợp trước hết nhằm khai

thác tốt nhất tiềm năng của địa phương, tập trung vào đầu tư phát triển những ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn vừa sử dụng hiệu quả tối đa nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có của địa phương vừa tận dụng nguồn lao động dồi dào. Bên cạnh đó không quên từng bước tin học hóa mọi hoạt động kinh tế -xã hội đưa Nghệ An trở thành trung tâm công nghiệp điện tử, tin học của vùng Bắc Trung Bộ từng bước thực hiện CDCCNCN tiến dần tới nền kinh tế tri thức.

Nghệ An thực hiện ưu tiên đầu tư cho tám nhóm ngành công nghiệp, bao gồm: công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến khoáng sản; sợi may; điện; cơ khí và hóa dầu; công nghiệp công nghệ cao; hóa chất. Đặc biệt đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm ngành công nghiệp ưu tiên sẽ được hưởng chính sách ưu đãi trong đầu tư của tỉnh bao gồm: hỗ trợ san lấp mặt bằng, giá thuê đất và đào tạo lao động. Riêng hỗ trợ san lấp mặt bằng, tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn san lấp mặt bằng, sau khi san lấp xong sẽ được tỉnh hỗ trợ 50% chi phí san lấp mặt bằng trên cơ sở thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo số liệu quyết toán thực tế được Sở Tài chính thẩm tra nhưng không quá các mức: một tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư từ 15 đến 50 tỷ đồng, 2 tỷ đồng cho dự án từ 50 đến 200 tỷ đồng, 3 tỷ đồng cho dự án từ 200 đến 300 tỷ đồng, 4 tỷ đồng cho dự án hơn 300 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC (Trang 26 - 27)

w