III. GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 –
4. Giải pháp về thị trường và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp
Để tiềm năng địa phương trở thành lợi thế mạnh trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế công nghiệp, giải quyết khâu đầu vào cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác, Thanh Hóa cần tập trung phát triển một số loại nguyên liệu chủ lực, đảm bảo cung cấp đủ theo yêu cầu chế biến tập trung, chế biến phân tán và nhu cầu khác. Xây dựng vùng nguyên liệu và tổ chức vận động người canh tác thực hiện canh tác đúng quy hoạch, tiêu thu sản phẩm công nghiệp chế biến theo đúng hợp đồng đã ký. Tăng cường điều tra cơ bản, đánh giá một cách đầy đủ tiềm năng các mỏ khoáng sản để xây dựng kế hoạch khai thác phù hợp và hiệu quả.
Bên cạnh khâu đầu vào, các cấp chính quyền tỉnh cũng tập trung giải quyết khâu đầu ra cho ngành công nghiệp của tỉnh. Tỉnh cần thực hiện tăng cường vai trò, tác động xúc tiến thương mại, phát triển, củng cố mối quan hệ chặt chẽ theo ngành dọc với các Bộ, ngành của Trung ương để nắm bắt được thông tin nhanh nhạy nhất về các biến động thị trường trong nước và quốc tế, cùng với xu thế mới trong phát triển công nghiệp. Trong giai đoạn 2011 – 2020, tập trung xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa để các doanh nghiệp có khả năng tiếp thị sản phẩm và nghiên cứu thị trường cũng như hoạt động quảng cáo để quảng bá thương hiệu và sản phẩm công nghiệp của tỉnh trong phạm vị cả nước và thế giới khắc phục những yếu kém, thiếu sót trong giai đoạn trước từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn. Tiến hành điều tra đầy dủ về khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Thanh Hóa. Thành lập Quỹ hỗ trỡ xuất khẩu ngành hàng, cùng với việc hình thành các Hội theo ngành nghề công nghiệp – TTCN.