NLN-TS CN XD

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC (Trang 34 - 37)

III. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỈNH

1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thanh Hóa

NLN-TS CN XD

DV 38.0 29.14 32.86 Slice 1 Slice 2 Slice 3 30.5 38.08 31.42 NLN - TS CN - XD DV 21.7 46.0 32.3

1.2.2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

• Cơ cấu ngành:

Cùng với tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá cũng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong tổng GDP ngày càng tăng lên. Năm 2008, cơ cấu giữa 3 khối ngành nông lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh là 29,9% - 36,1% - 34,0% so với 32,3% - 34,6% - 33,1% năm 2005 và 39,6% - 26,6% - 33,8% (năm 2000); dự kiến năm 2010, các con số tương ứng là 24,1% - 40,6% - 35,3%. Nền kinh tế của tỉnh đang hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ chuyển dịch chưa nhanh và còn phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu tư từ Ngân sách Trung ương. Những năm qua tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng đạt khá cao, nhưng phần đóng góp của ngành xây dựng là khá lớn nên tác động của ngành công nghiệp đối với nền kinh tế của Tỉnh còn hạn chế. Do đó cần đẩy nhanh việc thực hiện CDCCNCN sao cho có hiệu quả nhất trong giai đoạn tới.

• Cơ cấu lãnh thổ

Cơ cấu thành thị và nông thôn: Hiện nay 67,2% số lao động của Thanh Hóa làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp với gần 90% dân số sống ở khu vực nông thôn, nhưng tổng giá trị gia tăng của khu vực nông lâm nghiệp chỉ chiếm 28,4% trong GDP của tỉnh. Điều đó cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông lâm nghiệp sang các lĩnh vực khác diễn ra rất chậm. Mức chênh lệch về thu nhập giữa lao động nông lâm nghiệp với lao động trong các ngành nghề khá cao, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn cũng ngày càng lớn.

Cơ cấu vùng: kinh tế các vùng đều tăng trưởng nhanh nhưng đang có xu hướng tập trung cao ở các vùng đồng bằng và ven biển nơi có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng để phát triển đặc biệt là với các ngành công nghiệp và dịch vụ.

• Cơ cấu thành phần kinh tế

Với chính sách phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và chuyển đổi mô hình quản lý các doanh nghiệp quốc doanh, cơ cấu thành phần kinh tế của

tỉnh đã chuyển dịch phù hợp dần với cơ chế thị trường. Khu vực quốc doanh tỷ trọng trong GDP tiếp tục giảm dần từ 27,6% năm 2000 xuống còn 25,4% năm 2007 và dự kiến 23% năm 2010. Khu vực ngoài quốc doanh, tỉnh đã huy động được nguồn lực đáng kể trong dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực nên thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển năng động hơn. Tỷ trọng năm 2005 chiếm 68,1% cao hơn so với mức trung bình cả nước (45,7%) và đang có tác động lớn đến nền kinh tế, dự kiến năm 2010 chiếm tỷ trọng 70%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mới được hình thành và phát triển nên còn chiếm tỷ trọng thấp năm 2010 dự kiến chiếm 7,0%, tuy nhiên đây sẽ là tác nhân không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế cũng nhu riêng ngành công nghiệp của tỉnh trong tương lai.

Bả

ng 2.1.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chỉ tiêu 2000 2005 Dự kiến 2010

Tổng GDP (giá hh) 9.961,8 18.745,0 34.544,0

1. Cơ cấu theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0

- Nông lâm nghiệp và thủy sản 39,6 31,6 24,1

- Công nghiệp và xây dựng 26,6 35,1 40,6

- Dịch vụ 33,8 33,3 35,3

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.DOC (Trang 34 - 37)

w