Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Bình Định

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Bình Định liên kết với vùng Duyên hải miền Trung (Trang 34)

Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, Nam giáp tỉnh Phú Yên, Tây giáp tỉnh Gia Lai, Đông giáp Biển Đông.

Bình Định có 143.000 ha rừng tự nhiên với trữ lượng gỗ khoảng 10 triệu m3, 54.600ha rừng trồng. Đất có khả năng lâm nghiệp khoảng 220.000

ha, có thể phát triển thành vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và giấy. Tài nguyên dưới tán rừng và hệ động thực vật rừng phong phú. Khoáng sản tương đối đa dạng, đáng chú ý nhất là đá Granite có trữ lượng khoảng 500 triệu m3, với nhiều màu sắc: đỏ, đen, vàng… sa khoáng ilmenite ở Phù Cát, cát trắng ở Hoài Nhơn. Nhiều điểm nước khoáng được đánh giá có chất lượng cao đã và đang được đưa vào khai thácsản xuất nước giải khát, chữa bệnh. Riêng điểm nước khoáng Hội Vân có thể xây dựng nhà máy điện địa nhiệt. Ngoài ra còn có các điểm quặng vàng ở Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn. Tỉnh có bờ biển dài 134km, với nhiều cửa biển: Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan và hơn 7.600 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy hải sản xuất khẩu. Hệ sinh thái biển Bình Định thích hợp cho nhiều loại hải sản có giá trị cao được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Bình Định có mạng lưới giao thông thuận lợi: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh, có quốc lộ 19 nối với vùng Tây Nguyên giàu tiềm năng và trong tương lai gần nối với Đông Bắc Campuchia, Nam Lào và Thái Lan, có sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 30 km về phía Bắc và đặc biệt có cảng Quy Nhơn, một trong 10 cảng biển lớn của cả nước, nối liền Bình Định với cả nước và quốc tế. Mạng lưới bưu chính viễn thông với đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc. Hệ thống nguồn và lưới điện khá hoàn chỉnh từ 220KV trở xuống nối liền mạng lưới điện 500KV quốc gia và nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn công suất 66MW trên địa bàn tỉnh. 100% xã có điện về đến trung tâm. Tỉnh đang triển khai nâng cấp nhà máy cấp nước thành phố Quy Nhơn công suất từ 20.000m3/ngày đêm lên 45.000m3 /ngày đêm.

Bình Định có 105 khách sạn (4 khách sạn - resort 4 sao, 1 khách sạn 3 sao), tổng số trên 2.446 phòng, trong đó 1.536 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một số resort, khách sạn tiêu chuẩn 4 - 5 sao đang được quy hoạch xây dựng. 8 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch. Bình Định có 231 di tích, trong

đó Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) xếp hạng 33 di tích và UBND tỉnh xếp hạng 55 di tích.

Bình Định có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú để phát triển du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh, hội tụ đầy đủ núi, sông, biển, đầm, hồ, hải đảo, đồng ruộng, làng quê và lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Nơi đây là vùng địa linh nhân kiệt, có nền văn hóa lâu đời, cái nôi của nghệ thuật tuồng, là quê hương của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ, là kinh đô của vương quốc Chămpa ngày xưa, giờ đây vẫn còn để lại nhiều di tích lịch sử – văn hóa – nghệ thuật với hệ thống tháp Chàm được đánh giá vào loại đẹp nhất của Việt Nam. Quý khách đến tham quan du lịch Bình Định sẽ được tận hưởng vô vàn vẻ đẹp của những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng, những danh lam thắng cảnh tự nhiên đặc sắc, thơ mộng, những đêm trăng thả mình trên biển với những giọng ca bài chòi truyền thống, những lời ngâm thơ tình của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, … cùng với những món ăn đặc sắc của quê hương Bình Định xưa và nay.

Ngành du lịch được tỉnh ta xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng của địa phương. So với các ngành kinh tế khác, du lịch là ngành kinh tế còn non trẻ nhưng tốc độ phát triển khá nhanh, đặc biệt nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên tỉnh Bình Định ngày càng tăng. Thời gian qua, nguồn nhân lực kinh doanh du lịch có sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, tỷ lệ lao động qua đào tạo, đào tạo lại, lao động có tay nghề, trình độ ngoại ngữ có xu hướng ngày càng tăng. Tính đến ngày 31/12/2009, toàn ngành du lịch của tỉnh có 2.232 lao động trực tiếp (trong đó có 1.250 lao động nữ), với 1.890 lao động trong lĩnh vực lưu trú, 139 lao động trong lĩnh vực lữ hành,... Bên cạnh lao động trực tiếp, ngành du lịch của tỉnh còn thu hút khoảng 5.500 lao động gián tiếp, góp phần đáng kể trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư trên địa bàn. Về độ tuổi nguồn nhân lực kinh doanh du lịch của tỉnh ta đa phần còn

rất trẻ, dưới 30 tuổi chiếm hơn 51%, từ 30 - 50 tuổi chiếm 20% trên tổng số lao động trực tiếp của toàn ngành. Theo trình độ đào tạo: có 670 lao động có trình độ đại học (chiếm 30%), 781 người có trình độ cao đẳng (chiếm 35%), 558 người có trình độ trung cấp (chiếm 25%), số còn lại là sơ cấp và dưới sơ cấp (chỉ qua đào tạo tại chỗ). Về trình độ ngoại ngữ, ngoại trừ một số lao động tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ, phần lớn còn lại có trình độ ngoại ngữ tương đương bằng A, B tiếng Anh. Số lao động có 02 ngoại ngữ trở lên chỉ chiếm khoảng 4% tổng số lao động trong ngành. Đại đa số lao động đều biết sử dụng vi tính cho công việc (2.120 người, chiếm 95%). Tuy nhiên, lực lượng lao động trong ngành du lịch của tỉnh tuy ngày càng đông đảo, hùng hậu hơn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhìn chung, chất lượng đội ngũ lao động du lịch ở Bình Định còn thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số lao động có trình độ qua đào tạo chuyên ngành du lịch còn ít và nhất là lao động có tay nghề còn thiếu và yếu. Trong khi đó, chúng ta đang thừa lao động đã lớn tuổi và chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ (chiếm trên 30%) nhưng lại thiếu đội ngũ quản lý có kinh nghiệm. Có một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn than phiền rằng họ rất khó tuyển chọn các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp giỏi, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để bố trí vào các chức danh chủ chốt. Đây là một thách thức không nhỏ đối với ngành du lịch trong thời gian tới vì tương lai không xa một loạt các dự án du lịch lớn hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển chọn, bố trí nhân sự, người lao động.

Bình Định đã ban hành các chính sách cơ chế đầu tư như: hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và giải phóng mặt bằng, ưu đãi về giá cho thuê đất, về thuế… là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư vào Bình Định nghiên cứu tham gia đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh.

Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Bình Định liên kết với vùng Duyên hải miền Trung (Trang 34)