Định hướng phát triển du lịch vùng Duyên hải miềnTrung

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Bình Định liên kết với vùng Duyên hải miền Trung (Trang 71)

Với mục tiêu là tăng thu nhập từ hoạt động du lịch, đảm bảo sự hài long của khách du lịch, tạo dựng thương hiệu du lịch cạnh tranh dựa trên tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực và sự quyết tâm của chính quyền và cộng đồng dân cư của tỉnh và phù hợp với mục tiêu phát triển chung của Vùng. Phấn đấu đến năm 2015 đón tiếp và phục vụ 3,3 triệu lượt khách quốc tế và 11,40 triệu lượt khách nội địa; năm 2020 đạt 4,7 triệu lượt khách quốc tế và 14,9 triệu lượt khách nội địa, chiếm 22% thị phần cơ cấu ngày khách quốc tế và 10,9% cơ cấu ngày khách nội địa. Tổng thu từ du lịch của vùng đến năm 2015 ước

đạt trên 35 nghìn tỷ đồng (tương đương 1,77 tỷ USD); đến năm 2020 đạt trên 65 nghìn tỷ đồng (tương đương 3,1 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng bình quân 14,1%/ năm giai đoạn 2011-2015 và 11,6%/năm giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2015 vùng sẽ có 87 ngàn buồng lưu trú và sử dụng trên 138 ngàn lao động trực tiếp; đến năm 2020 số buồng lưu trú tăng lên 127 ngàn buồng tương ứng với số lao động trực tiếp là 191 ngàn người. Để đạt được mục tiêu này thì cần có những định hướng phát triển trong tương lai đến năm 2015.

Sản phẩm đặc trưng của vùng Duyên hải miền Trung là du lịch biển, đảo gắn với hệ thống di sản. Làm nổi bật là trung tâm du lịch di sản về văn hóa và sinh thái với cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế, thành Nhà Hồ. Khai thác du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo Non Nước, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang, Xuân Đài, Phương Mai, Cù Lao Chàm, Sơn Trà, Lý Sơn gắn với hệ thống di sản Hội An, Mỹ Sơn, tháp Chàm, Lễ hội nghinh ông, liên kết với Huế và văn hóa Tây Nguyên. Hệ thống sản phẩm được hình thành trên nền văn hóa Chăm, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa miền biển gắn với các sản vật và ẩm thực miền biển cùng các sự kiện, lễ hội, du lịch MICE.

- Các địa bàn trọng đểm du lịch

+ Đà Nẵng-Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Non Nước, Hải Vân, Hội An, Mỹ Sơn…

+ Bình Định-Phú Yên-Khành Hòa gắn với các bãi biển Phương Mai, Đầm Ô Loan, vịnh Nha Trang, Cam Ranh…

- Hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch

+ Khu du lịch quốc gia: Sơn Trà, Bà Nà (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Phương Mai (Bình Định), vịnh Xuân Đài (Phú Yên), Bắc Cam Ranh (Khánh Hòa).

+ Điểm du lịch quốc gia: Ngũ Hành Sơn, Mỹ Sơn, Lý Sơn, Trường Lũy, Trường Sa.

Ngày 19/12/2011, tại hội thảo “Liên kết phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung” tổ chức ở Thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), lãnh đạo các địa phương và các nhà nghiên cứu cơ bản đồng ý với đề xuất của nhóm tư vấn về hướng phát triển du lịch của các địa phương.

Trong đó, Khánh Hòa tập trung phát triển du lịch biển đảo, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị), festival biển và xây dựng Nha Trang thành đô thị du lịch.

Phú Yên phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, xây dựng tuyến đường sắt nối Tuy Hòa - Đắk Lắk. Bình Định phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, bảo tàng Quang Trung, đền thờ Tây Sơn tam kiệt, festival võ thuật.

Quảng Ngãi phát triển con đường du lịch trên biển, mở tuyến du lịch kết nối các đảo: Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phương Mai và các đảo ven bờ.

Quảng Nam phát triển du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, đầu tư kết cấu hạ tầng để kết nối thuận lợi với Đà Nẵng.

Đà Nẵng phát triển du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE, phát triển Đà Nẵng trở thành đô thị du lịch, trung tâm trung chuyển khách và các dịch vụ du lịch.

Đặc biệt, Thừa Thiên - Huế sẽ tập trung phát triển du lịch văn hóa (di sản, lễ hội, ẩm thực), du lịch sinh thái, du lịch làng nghề; xây dựng Huế thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho cả khu vực.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Bình Định liên kết với vùng Duyên hải miền Trung (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w