Định hướng phát triển du lịch Bình Định

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Bình Định liên kết với vùng Duyên hải miền Trung (Trang 70)

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tích cực thu hút đầu tư, triển khai các dự án du lịch tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu gắn với thành phố Quy Nhơn (Khu du lịch hồ Phú Hoà, Khu du lịch Mũi Tấn - Tượng Trần Hưng Đạo, Khu du lịch Ghềnh Ráng, các điểm du lịch dọc Quốc lộ 1D...), tuyến Quy Nhơn - Tam Quan với trọng điểm là Khu du lịch quốc gia Phương Mai - Núi Bà (các khu du lịch Trung Lương, Vĩnh Hội, Tân Thanh, Hải Giang, Nhơn Lý - Cát Tiến, Quần thể du lịch lịch sử - sinh thái và tâm linh tại khu vực chùa Linh Phong, các điểm du lịch từ Đề Gi đến Tam Quan...), tuyến Quy Nhơn - An Nhơn - Tây Sơn và phụ cận (các điểm du lịch văn hoá, lịch sử, Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Một, Khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Hội Vân...). Tập trung đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch Tháp Bánh Ít, đường vào Bến Trường Trầu, đường vào Tháp Cánh Tiên; phát triển các sản phẩm du lịch; ngoài các tour du lịch hiện có, chú trọng phát triển các tua du lịch sinh thái, du lịch biển...; thành lập Hiệp hội Du lịch Bình Định; đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch; triển khai chương trình liên kết, hợp tác du lịch giữa Bình Định với các tỉnh thành phố trong nước, các tỉnh Nam Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác du lịch.

Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng, chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có giá trị, có thế mạnh của tỉnh. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để phát huy

hiệu quả đầu tư, ưu tiên các dự án du lịch quy mô lớn, có bản sắc, nhất là các khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp... hấp dẫn du khách, có khả năng cạnh tranh và thu hút nhiều lao động.

Chú trọng đầu tư phát triển mạnh sản phẩm du lịch biển và du lịch văn hoá. Xây dựng các khu du lịch biển tầm cỡ khu vực, có chất lượng cao, các khu vui chơi giải trí cao cấp đủ khả năng cạnh tranh với các tỉnh, thành trong vùng và cả nước, từng bước đưa Quy Nhơn trở thành một trung tâm du lịch biển mới của khu vực miền Trung. Phát triển các sản phẩm du lịch văn hoá gắn với các di tích lịch sử, danh thắng, lễ hội, du lịch làng nghề, ẩm thực; đồng thời, đầu tư khai thác, phát triển sản phẩm du lịch sinh thái núi, rừng, hồ, suối khoáng nóng, du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch cộng đồng để đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Nghiên cứu đầu tư, mở rộng, phát triển một số loại hình du lịch mà Bình Định có tiềm năng và lợi thế như: du thuyền, caravan, du lịch MICE, du lịch giáo dục, du lịch chữa bệnh, du lịch tâm linh, du lịch ẩm thực...

Đến năm 2015, phấn đấu đạt 2.500.000 lượt khách/năm, trong đó khách quốc tế đạt 260.000 lượt, chiếm khoảng 10,4%; tăng số ngày lưu trú lên 2,5 ngày/lượt khách; tổng số cơ sở lưu trú đạt 4.000 phòng, trong đó có 2.700 phòng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Bình Định liên kết với vùng Duyên hải miền Trung (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w