Tình hình đầu tư phát triển du lịch Bình Định liên kết với vùng Duyên hải miền Trung trong những năm qua

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Bình Định liên kết với vùng Duyên hải miền Trung (Trang 64)

Trong chín nội dung về vấn đề liên kết vùng được ký tại Hội thảo khoa học "Liên kết phát triển các tỉnh duyên hải miền Trung" diễn ra giữa tháng 7 năm 2011 tại Ðà Nẵng, nhận thức được thế mạnh phát triển du lịch vùng, lãnh đạo các tỉnh duyên hải miền Trung đã xác định liên kết du lịch là nội dung đầu tiên cần thực hiện. Vùng duyên hải này có gần 200 đảo lớn, nhỏ cùng nhiều vũng, vịnh, hàng chục bãi tắm được xếp vào hạng đẹp nhất cả nước và khu vực, tiêu biểu như: Thuận An, Lăng Cô, Mỹ Khê, Cửa Ðại, Tam Thanh, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn, Tuy Hòa, Bãi Môn - Mũi Ðiện, Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Bình Tiên, Mũi Né - Hòn Rơm, Mũi Kê Gà, v.v. Bên cạnh sự đa dạng về di sản văn hóa, sinh thái môi trường, duyên hải miền Trung còn là địa bàn có vị trí quan trọng trên bản đồ Việt Nam và có tiềm lực để phát triển nhiều loại hình du lịch như nghỉ mát tắm biển, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao giải trí, đồng thời phát triển du lịch tàu biển và du lịch MICE

(du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị). Chính vì thế, thời gian qua, du lịch khu vực này đã có những bước tiến dài và trở thành khu vực tăng trưởng nhanh của ngành du lịch Việt Nam. Theo số liệu từ Niên giám thống kê Việt Nam, trong năm 2010, toàn vùng đón 2,6 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2010 là 9,5%/năm; đón 7,3 triệu lượt khách nội địa, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2010 là 14,8%/năm. Năm 2010, thu nhập du lịch của các tỉnh trong vùng là 6.164 tỷ đồng, tăng 2,87 lần so với năm 2005, chiếm hơn 6% thu nhập du lịch của cả nước.

Tuy nhiên, so với tiềm năng to lớn để phát triển, những bước tiến du lịch của duyên hải miền Trung vẫn chưa thật sự xứng tầm. Du lịch vùng vẫn thiếu những sản phẩm du lịch biển, đảo mang đặc trưng của từng địa phương. Hơn nữa, du lịch của các tỉnh trong vùng vẫn phát triển theo hướng "mạnh ai nấy làm", không có tính gắn kết, thiếu các tuyến, tua du lịch kết nối các điểm du lịch trong vùng. Vì thế, việc phát triển du lịch mới chỉ dừng ở mức độ manh mún, nhỏ lẻ. Theo Niên giám thống kê các tỉnh năm 2010, độ dài lưu trú trung bình tại các tỉnh trong vùng đối với khách quốc tế là 1,9 ngày, với khách nội địa là hai ngày; trong khi bình quân chung cho cả nước là 3 đến 3,5 ngày (khách nội địa) và 4 đến 4,5 ngày (khách quốc tế). Ðiều này chứng tỏ các loại hình và sản phẩm du lịch vùng duyên hải miền trung vẫn còn khai thác ở mức độ đơn điệu, chưa đa dạng để thu hút khách lưu lại dài ngày, hệ thống dịch vụ du lịch đi kèm, nhất là các dịch vụ vui chơi giải trí còn chưa phát triển.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Bình Định liên kết với vùng Duyên hải miền Trung (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w