Huế là một trung tâm văn hóa - du lịch của Việt Nam. Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông được giới hạn bởi Biển Đông. Thành phố Huế nằm trên trục giao thông quan trọng Bắc- Nam và trục hành lang Đông-Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Là Cố đô qua nhiều triều đại nhà Nguyễn, Thừa Thiên Huế là nơi giao thoa về kinh tế - xã hội – văn hóa của ba miền Bắc – Trung - Nam. Thừa Thiên Huế do đó là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước.
Phát huy lợi thế thành phố của những di sản và lễ hội - nguồn tài nguyên quý giá của du lịch, ngành kinh tế - du lịch kết hợp với những tiềm năng khác của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển khá toàn diện và bền vững, trở thành một trong những trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước, thực hiện sự liên kết về du lịch với các tour du lịch trong tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây với các điểm du lịch ở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, hình thành nên “Con đường di sản miền Trung”. Dịch vụ du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trở thành một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên Huế. Năm 1990, từ chỗ chỉ chiếm 25-35%, đến nay đã vươn lên chiếm tới hơn 43% trong tổng thu nhập kinh tế của tỉnh. Ngành du lịch từ chỗ chỉ có 30 khách sạn với 150 phòng, nay đã tăng lên gần 160 khách sạn với 6000 phòng. Doanh thu từ dịch vụ du lịch ngày càng tăng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân 30-35% năm, lượng khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế đạt từ 300.000 lượt/năm nay đã
tăng lên từ 1,7 đến 2 triệu lượt khách mỗi năm. (Riêng đối với Quần thể di tích Cố đô Huế, lượng khách đến tham quan di tích năm 1993 chỉ đạt 235.000 lượt, nhưng sau 15 năm, đã có 1,8 triệu lượt khách mỗi năm đến tham quan, doanh thu đạt 80 tỷ/năm).
Hiện nay, du lịch văn hóa, lễ hội ngày càng được khai thác và phát huy có hiệu quả, Thừa Thiên Huế đã và đang là tâm điểm thu hút một số lượng lớn các quan chức, các nhà nghiên cứu các nhà khoa học, các vận động viên, khách tham quan trong và ngoài nước đến tham dự các hội nghị, các giải thi đấu thể thao. Chính nhờ hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch nên Thừa Thiên Huế cũng là địa bàn thu hút các nhà đầu tư, có nhiều chương trình hợp tác được triển khai, trong đó có những dự án đầu tư du lịch trên 1 tỷ USD. Cụ thể tình hình đầu tư phát triển qua từng năm như sau ở Huế:
- Năm 2009 tỉnh Thừa thiên Huế có 285 cơ sở lưu trú trong đó có 154 khách sạn, 5.265 phòng, 10.016 giường. Trên địa bàn hiện tại cũng có khoảng 41 dự án đầu tư cở sở vật chất phát triển du lịch trong đó có 14 dự án đã khởi công và đang triển khai xây dựng. Nhưng nhìn chung, Huế vẫn đang nặng về đầu tư cơ sở lưu trú hơn là xây dựng sản phẩm điểm đến. Vốn đầu tư thực hiện năm 2009 vào ngành du lịch 84,492 triệu USD chiếm 23,62%. Ngành du lịch Thừa Thiên- Huế đã đón 1,53 triệu lượt khách, tăng 17,6% so với năm trước; trong đó có 719 lượt khách du lịch nước ngoài, tăng 20,4%; doanh thu du lịch đạt 1300 tỷ đồng (tăng 34,6%), doanh thu xã hội từ du lịch đạt trên 2500 tỷ đồng.
- Năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 44 dự án đầu tư cơ sở vào ngành du lịch, với tổng số vốn đăng ký 49.000 tỉ đồng. Trong đó, 22 dự án đã khởi công và đang triển khai xây dựng với tổng số vốn hơn 20.000 tỉ đồng, các dự án còn lại đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị khởi công với tổng số vốn 29.000 tỉ đồng. Trong số các dự án du lịch đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên – Huế,
khu vực biển Lăng Cô, thuộc huyện Phú Lộc có đến 14 dự án. Hiện một số dự án đang được triển khai như khu nghỉ dưỡng quốc tế Hòa Bình, khu du lịch sinh thái biển Handico, khu du lịch Venaza...Qua kiểm tra thực tế thì 40 dự án đang hoạt động (do có 4 dự án bị thu hồi giấy phép đầu tư) có tổng vốn đăng ký khoảng 30.550 tỷ đồng. Tuy nhiên, Đoàn thanh tra đã phát hiện một thực trạng đáng lo ngại là, số vốn thực hiện chỉ đạt 1.318 tỷ đồng, bằng 4,3% vốn đăng ký. Kết quả kiểm tra xác định thì có 2 dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và 4 dự án mới hoàn thành một phần đều chậm tiến độ. Các dự án đang triển khai xây dựng cũng chậm tiến độ, vốn thực hiện các dự án này chỉ đạt 706 tỷ đồng/hơn 19.500 tỷ đồng vốn đầu tư đăng ký (bằng 4%). Đặc biệt là các dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển Lăng Cô (vốn đăng ký 13.879 tỷ đồng, thực hiện 517 tỷ đồng, bằng 4%), Dự án Khu du lịch bến thuyền Thể thao dưới nước Lăng Cô (vốn đăng ký 80,4 tỷ đồng, thực hiện 13,6 tỷ đồng, bằng 17%), Dự án Khu du lịch xanh Lăng Cô (vốn đăng ký 169 tỷ đồng, thực hiện 11,5 tỷ đồng, bằng 7%) … Cá biệt, có 5 dự án gần như không triển khai xây dựng, đang bị kiến nghị thu hồi. Tổng hợp 29 dự án đã kiểm tra, tính đến ngày 31/12/2010, vốn thực hiện chỉ đạt hơn 1.200 tỷ đồng/29.207 tỷ đồng vốn đầu tư (đạt 4%), trong khi đó diện tích đất đã giao cho các dự án này thực hiện là 390/753,8 ha đất đăng ký (bằng 52%). Mặc dù vậy năm 2010 số cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn Thành phố lên tới con số 6.351, tăng 1,8 lần so với 5 năm về trước và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Lượng khách đến Huế năm 2010 đạt 1.500 ngàn lượt người; trong đó, khách nước ngoài đạt 800 ngàn người. Riêng về doanh thu du lịch đạt 1.400 tỷ đồng (tăng 23% so với năm 2009). Ngành du lịch ở Huế đóng góp tích cực trong việc tạo ra việc làm và giảm nghèo trên địa bàn. Tỷ lệ lao động du lịch tại TP Huế
được xác định là chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của TP. Sự đầu tư cho du lịch đã thực sự góp phần làm cho bộ mặt đô thị Huế ngày càng khang trang.
- Đến năm 2011 vừa rồi, trong điều kiện kinh tế thế giới vẫn còn suy thoái, kinh tế trong nước đối mặt với lạm phát, trượt giá... nhưng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế vẫn tăng. Theo báo cáo của ngành VH,TT&DL, lượt khách đến đạt con số hơn 1,7 triệu (tăng 11% so với năm 2010), trong đó khách quốc tế đạt 702.000 lượt. Ngày lưu trú bình quân đạt 2,06 ngày. Doanh thu du lịch đạt gần 1.700 tỷ đồng (tăng 21% so với kế hoạch). Doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 4.100 tỷ đồng, cho thấy du lịch đã giúp cho nhiều người có việc làm, có thêm thu nhập. Thị trường khách quốc tế đến Huế chủ yếu vẫn là Thái Lan, Pháp, Đức, Mỹ, Anh...Trên địa bàn đã có 535 cơ sở lưu trú, trong đó có 200 khách sạn, 6.700 phòng, trên 12.000 giường, trong đó khách sạn từ 1 đến 5 sao là 98 khách sạn. Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 51 doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực lữ hành, trong đó nhiều doanh nghiệp đã tích cực phối hợp tổ chức thành công nhiều điểm du lịch mới, thu hút khách du lịch... Năm 2011 với tổng vốn đầu tư trên 49.000 tỉ đồngđược chi cho việc triển khai 43 dự án đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch quan trọng, trong đó có những hạng mục đầu tư, nâng cấp lớn như dự án sửa chữa, nâng cấp sân bay Phú Bài đã để có thể đáp ứng được các chuyến bay trong nước và quốc tế. Cảng Chân Mây cũng được đầu tư nâng cấp để đón tàu du lịch trên 30.000 tấn với chiều dài tối đa là 300m…
- Vào năm 2012, Thừa Thiên Huế là nơi sẽ diễn ra nhiều hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ nên toàn ngành du lịch đã tăng cường công tác quản lý trên địa bàn qua việc kiểm tra, thẩm định các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn để tư vấn,
hướng dẫn nghiệp vụ, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Theo dự kiến, năm 2012 Thừa Thiên Huế sẽ đón từ 2 đến 2,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt từ 1,2 đến 1,5 triệu lượt, mang về doanh thu đạt 2.500 đến 3.000 tỷ đồng.
Để có được những kết quả như trên do Huế có tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn với quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại, Thừa Thiên-Huế đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và tập trung đầu tư phát triển mạnh mẽ. Những mặt thuận lợi như sau:
- Nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt xuyên Việt, có đường thông sang Lào và đông bắc Thái Lan cùng sân bay quốc tế Phú Bài, cảng biển Chân Mây, lại cận kề những trung tâm du lịch lớn ở hai đầu nam và bắc Trung Bộ, có thể nói, Thừa Thiên-Huế có điều kiện khá thuận lợi để phát triển du lịch. Trong tương lai, đây sẽ là một trong những điểm thu hút và trung chuyển du khách của miền trung và cả nước. Trung tâm của vùng du lịch quan trọng này là thành phố Huế, một trong năm thành phố du lịch lớn của quốc gia.
- Là kinh đô Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn, các giá trị di sản văn hóa nơi đây vừa hội tụ những đặc trưng và tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa. Cùng với quần thể di tích cố đô là di sản văn hóa thế giới, Huế cũng là nơi duy nhất ở nước ta còn lưu giữ được loại hình âm nhạc truyền thống nhã nhạc cung đình Huế, một kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vừa được UNESCO công nhận. Gần đây nhất, Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã đề nghị tỉnh Thừa Thiên-Huế lập hồ sơ đệ trình sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông là Di sản văn hóa thế giới.Cạnh sông Hương là núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh và xa hơn có dãy Trường Sơn hùng vĩ, trùng điệp một mầu
xanh thẫm ẩn hiện trong mây trắng. Ðến Huế, du khách sẽ có dịp nghỉ ngơi, thư giãn tại những bãi biển đẹp như Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An... hoặc thực hiện một tua du lịch thăm Vườn quốc gia Bạch Mã. Vùng đất này cũng nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực, các sản phẩm làng nghề và lễ hội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội Cầu Ngư, Ðiện Hòn Chén, hội đua thuyền sông Hương và đặc biệt là Liên hoan (Festival) Huế tổ chức định kỳ hai năm một lần, hội tụ những nét văn hóa tiêu biểu của Huế, Việt Nam và các nước, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và ngoài nước...
- Tỉnh không ngừng đầu tư, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của du khách đang ngày càng tăng lên.
- Công tác đào tạo nhân lực, xây dựng một đội ngũ những người làm du lịch có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được tăng cường. Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư, hợp tác của du lịch Thừa Thiên-Huế ở các thị trường được đẩy mạnh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và tạo dựng những ấn phẩm tuyên truyền về du lịch, tổ chức những sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao ở các hội chợ, triển lãm, hội nghị.
Bên cạnh những thuận lợi đó Huế cũng không tránh khỏi những khó khăn để đầu tư phát triển du lịch. Chẳng hạn:
- Chất lượng “điểm đến” chưa được đầu tư nhiều. Huế chỉ chiếm khoảng 25%. Điều này chứng tỏ sức hấp dẫn của du lịch Huế chưa được quảng bá, xúc tiến phù hợp; số lượng điểm đến nhiều nhưng chất lượng điểm đến chưa được đầu tư cao; sản phẩm du lịch-dịch vụ còn thấp… Kết quả khảo sát của Thành phố Huế cho thấy, khách nội địa quay trở lại Huế chiếm gần 39% trong khi quốc tế đến Huế chỉ chiếm dưới 10%. Những năm gần đây, loại hình du lịch kết hợp với kinh
doanh, hội nghị, hội thảo đang có xu hướng tăng mạnh ở Việt Nam và các nước trong khu vực, nhưng ở Huế vẫn đang chiếm tỷ lệ thấp.
- Đầu tư dàn trải, khảo sát chưa sâu sát với nguồn lực kinh tế, lợi thế tiềm năng và bối cảnh phát triển du lịch chung của các địa phương. - Sự đơn điệu của một số điểm du lịch có tổ chức dịch vụ, mua bán hàng lưu niệm hoạt động thiếu “nề nếp”. Cụ thể, nhiều sản phẩm du lịch, hàng lưu niệm thủ công mộc mỹ nghệ... do chính những người thợ địa phương chế tác ít được bày bán, hoặc có thì thường chỉ bán được số lượng rất ít, “hẫng hụt” đáng tiếc một kênh quảng bá sinh động và hữu dụng...
- Kết cấu hạ tầng du lịch còn nhiều hạn chế và yếu thế hơn so với một số địa phương khác; chuyến bay nội địa còn ít về tần suất, chưa mở được chuyến bay quốc tế đến Huế; hạ tầng cầu cảng còn hạn chế, đường bộ và bãi đậu xe tại một số điểm tham quan chưa thuận lợi; hệ thống phương tiện vận chuyển khách chưa có các xe lớn đồng bộ để phục vụ hội nghị, sự kiện lớn, đón khách tàu biển. Việc phân luồng giao thông hiện chưa hợp lý, gây khó khăn và nguy hiểm cho du khách do lưu lượng xe máy, ô tô qua lại qúa đông, nhất là vào giờ cao điểm. - Chưa có cơ chế chính sách riêng cho phát triển du lịch.
- Tình trạng đeo bám, chèo kéo khách, thậm chí là cướp giật, chưa được giải quyết triệt để; nạn ô nhiễm rác thải sinh hoạt tại các vùng du lịch chưa có giải pháp xử lý quyết liệt; nhiều lái xe xích lô hoạt động thiếu trật tự.