Tình hình đầu tư phát triển du lịch Phú Yên

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Bình Định liên kết với vùng Duyên hải miền Trung (Trang 55)

Là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Phú Yên cách Thành phố Hồ Chí Minh 561 km. Hệ thống giao thông khá thuận lợi, có cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hòa, quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh... Đây là nơi có địa hình thuận lợi cho việc xây dựng tuyến đường sắt lên Tây Nguyên, đưa Phú Yên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế, phát

triển nhiều lĩnh vực, nhất là dịch vụ du lịch, công nghiệp, khai thác và chế biến nông lâm thủy sản. Đặc biệt, việc mở đường bay mới Tuy Hòa – Hà Nội vào ngày 24/10/2009 sắp tới với tần suất 3 chuyến một tuần sẽ góp phần rút ngắn thời gian đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, du khách đến Phú Yên tham quan, du lịch, đầu tư sản xuất kinh doanh. Du lịch là một trong những ngành ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong quá trình đi lên của Phú Yên. Mặc dầu có xuất phát điểm thấp, nhưng đến nay du lịch Phú Yên đã vươn lên trở thành một trong những mũi nhọn kinh tế của tỉnh.

Phú Yên được thiên nhiên ban tặng nhiều di tích và điểm du lịch hấp dẫn, có nhiều đầm vịnh và bãi tắm được đánh giá là đẹp vào hạng nhất Việt Nam, có nhiều danh thắng quốc gia độc đáo, nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái rừng – biển, du lịch văn hóa… Từ Tuy Hòa về phía bắc có Bãi biển Long Thủy, đầm Ô Loan, Hòn Chùa, Hòn Yến, Gành Đá Đĩa, Cù Lao mái nhà, Vịnh Xuân Đài (đang được các cơ quan chức năng lập hồ sơ xin đề nghị công nhận là vịnh đẹp nhất thế giới). Đi về phía Nam có cảng biển Vũng Rô với di tích tàu không số, Bãi Xép, Mũi Điện – nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên đất nước Việt Nam. Về phía Tây có khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai; khu di tích kháng chiến và khu nhà thờ Bác Hồ; Gò Thì Thùng; vùng Cao nguyên Vân Hòa – tương lai là khu đô thị du lịch sinh thái nghỉ mát của tỉnh, di tích lịch sử cấp quốc gia như vũng Rô, núi Nhạn- sông Đà..v.v...

Cơ sở hạ tầng du lịch của Phú yên gần đây được đầu tư mạnh. Hàng loạt khách sạn, nhà nghỉ, resort, khu giải trí- sinh thái đạt tiêu chuẩn cao xây dựng gần đây không những góp phần thay đổi diện mạo thành phố Tuy Hòa mà còn làm đòn bẩy kích thích ngành dịch vụ nầy tăng trưởng mạnh hơn. Phú Yên hiện có 1 khách sạn 5 sao (Cendeluxe), 3 khách sạn 4 sao (Kaya, Sài Gòn- Phú Yên, Long Beach), và nhiều khách sạn khác như Hương Sen, khách

sạn Công Đoàn.... Cơ sở vui chơi, nghỉ dưỡng thì có Khu giải trí- sinh thái Thuận Thảo, khu resort Sao Việt, bãi Tràm hideaway....

Thiên nhiên tươi đẹp, giao thông thuận tiện, người dân hiền hậu.... tất cả các yếu tố đó sẽ giúp Phú Yên nay mai sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất với du khách trong và ngoài nước.

Năm 2009, các cơ sở lưu trú du lịch trong tỉnh đón 230.000 lượt du khách, trong đó có 10.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu du lịch cả đạt 140 tỉ đồng. Tỉnh Phú Yên đã được Trung ương phân bổ vốn cho dự án hạ tầng du lịch là 14 tỷ đồng.

Năm 2010 toàn tỉnh có 40 cơ sở lưu trú du lịch; so với năm 2009, số lượt khách du lịch năm 2010 tăng 37,4%, tổng doanh thu du lịch đạt hơn 5,5 triệu USD.

Năm 2011 đã có một số dự án được cấp phép đầu tư, đi vào khai thác, tiêu biểu như khu du lịch sinh thái Thuận Thảo, khu du lịch cao cấp Sao Việt, khu du lịch sinh thái Hòn Ngọc - Bãi Tràm, khu resort nghỉ dưỡng Thuận Thảo, Làng du lịch quốc tế Bắc Âu... Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch phát triển mạnh trong những năm gần đây, trong đó có một khách sạn 5 sao, hai khách sạn 4 sao. Tính đến năm 2011, Phú Yên có gần 100 cơ sở lưu trú du lịch, trên 10 khu, điểm du lịch vui chơi giải trí đi vào hoạt động, với hơn 2.500 buồng phòng, 4.200 giường, trong đó có 900 buồng phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên. Ngành du lịch Phú Yên đã đón tiếp hơn 312.500 lượt khách, tăng 1,3 lần, trong đó có 12.000 khách quốc tế, tăng 20% so với năm trước đó; doanh thu du lịch đạt 249,5 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so năm 2000.

Trong năm 2011, Phú Yên đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho hai dự án lớn là Khu du lịch cao cấp Cù Lao Mái Nhà và Khu du lịch Bãi Nồm ven vịnh Xuân Đài. Khu du lịch cao cấp Cù Lao Mái Nhà (huyện Tuy An) do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuân Thiện (Ninh Bình) làm chủ đầu tư, có vốn đầu tư 18.405 tỷ đồng trên diện tích 160ha. Công ty Cổ phần kinh doanh

nhà Tân Việt An (Thành phố Hồ Chí Minh) được trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Khu du lịch Bãi Nồm ven vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu) rộng 61ha vốn đầu tư 150 tỷ đồng. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên cũng đã trao chủ trương lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 dự án Khu du lịch sinh thái Đầm Ô Loan cho Công ty Cổ phần Vinpearl, vốn đầu tư 11.000 tỷ đồng; trao chứng nhận Chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch phức hợp biển và công viên nước Long Thủy, rộng 22,5ha, vốn đầu tư 371 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần đầu tư Liên Thành.

Do mới bước đầu hình thành các khu, địa điểm du lịch và phát triển theo định hướng của nước ta cũng như của tỉnh là đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn nên tỉnh Phú Yên trong giai đoạn này tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư vào ngành này hơn nữa mang lại hiệu quả lớn trong tương lai. Vì vậy, Tỉnh ủy Phú Yên vừa thông qua Đề án phát triển ngành du lịch đến năm 2015 với tổng vốn đầu tư phát triển du lịch lên đến 13.572 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng về khía cạnh du lịch. Phú Yên phấn đấu đến năm 2015 thu hút trên 850.000 lượt khách lưu trú, tăng 2,35 lần so năm 2010, trong đó khách quốc tế chiếm hơn 10%. Giá trị gia tăng(GDP) của ngành du lịch từ chỗ chiếm 3,6% (năm 2010) so GDP toàn tỉnh sẽ tăng lên 5,7% vào năm 2015. Từ năm 2016 đến năm 2020, số khách du lịch lưu trú tăng bình quân 15%/năm. Đến năm 2020 đón khoảng 1,8 triệu lượt khách và GDP ngành du lịch chiếm 7,2% GDP toàn tỉnh. Để đạt mục tiêu trên, từ nay đến năm 2015, tỉnh Phú Yên đầu tư 4.567 tỷ đồng vào xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch gồm các cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng và các dịch vụ du lịch tại khu vực Thành phố Tuy Hòa, Thị xã Sông Cầu, huyện Đông Hòa và huyện Tuy An vì khu vực này có nhiều danh thắng và di tích lịch sử văn hóa như vịnh Xuân Đài, gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, núi Đá Bia, hòn Chùa, hòn Lao Mái Nhà…. Đồng thời phát triển hệ thống phương tiện đường thủy, du

thuyền, bến thuyền để hình thành một số tuyến du lịch tại vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, đầm Cù Mông, sông Chùa, Vũng Rô.

Bên cạnh những thuận lợi để đầu tư phát triển du lịch Phú Yên như đã nêu trên, công tác đầu tư cũng gặp không ít những khó khăn thử thách. Cụ thể:

- Hệ thống giao thông, điện, nước ở những vùng xa còn rất yếu. Đường vào các danh lam thắng cảnh rất xấu, xuống cấp, thậm chí là chưa có đường nên các doanh nghiệp lữ hành rất khó khăn trong việc đưa du khách đến tham quan, khám phá.

- Cơ sở lưu trú của địa phương còn rất ít. Đặc biệt là các cơ sở lưu trú có chất lượng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có một khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao (mới đưa vào hoạt động), 2 khách sạn 4 sao... Vì vậy, hầu hết các tour lữ hành đều chỉ đi qua Phú Yên mà ít dừng lại tham quan, khám phá, lưu trú.

- Nhận thức xã hội về du lịch, nhất là nhận thức của các cấp quản lý về vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế.

- Vốn đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, khôi phục và phát triển các lễ hội truyền thống, tuyên truyền quảng bá du lịch… còn quá thấp.

- Ngành chưa có chiến lược quảng bá xúc tiến đầu tư, tiếp cận thị trường, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp các nguồn lực để phát triển du lịch.

- Các doanh nghiệp du lịch hầu hết quy mô nhỏ, hoạt động lữ hành yếu, chưa chú trọng đến công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu...

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Bình Định liên kết với vùng Duyên hải miền Trung (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w