Xuất phát từ tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển chungcủa tỉnh cũng như từ thực tế hoạt động đầu tư phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạnchế chưa khai thác hết tiềm năn
Trang 1Tác giả xin cam đoan đây là luận văn được thực hiện độc lập của bản thân
với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Các kết quả, kết luận đã nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác
Các số liệu, tài liệu tham khảo được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2016
Tác giả luận văn
Trần Thị Thanh Nhàn
Trang 2Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, ngoài sự nổ lực của bản thân, tácgiả đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân liên quan trong quátrình nghiên cứu
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học Kinh tếQuốc dân, đặc biệt là quý thầy cô khoa Đầu Tư, quý thầy cô Viện sau đại họctrường đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện để tác giả hoànthành luận văn này
Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS Nguyễn Thị Thu Hà, giáoviên hướng dẫn, đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu vàgiúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn
Đồng thời, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của banlãnh đạo và quý cô chú công tác tại Sở Kế hoạch đầu tư, Sở văn hóa, thể thao và dulịch tỉnh Bình Định… đã tạo điều kiện để tác giả có dữ liệu viết bài
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả nhiệt tình
và năng lực của mình tuy nhiên không thể tránh khỏi thiếu sót rất mong quý thầy côquan tâm góp ý để luận văn hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 8
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
1.5 Phương pháp nghiên cứu 8
1.6 Dự kiến đóng góp của luận văn 9
1.7 Kết cấu của luận văn 9
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG 11
2.1 Đặc điểm của ngành du lịch 11
2.1.1 Khái niệm du lịch 11
2.1.2 Đặc điểm ngành du lịch 12
2.1.3 Các sản phẩm du lịch 12
2.1.4 Kinh doanh du lịch 14
2.2 Đầu tư phát triển du lịch địa phương 16
2.2.1 Đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển du lịch địa phương 17
2.2.2 Nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch địa phương 19
2.2.3 Nội dung đầu tư phát triển du lịch 22
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển du lịch 25
2.2.5 Các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển du lịch 28
2.3 Kinh nghiệm đầu tư phát triển du lịch của một số địa phương và bài học cho Bình Định 32
2.3.1 Kinh nghiệm đầu tư phát triển du lịch của Đà Nẵng 32
2.3.2 Kinh nghiệm đầu tư phát triển du lịch của Khánh Hòa 34
2.3.3 Bài học cho Bình Định trong đầu tư phát triển du lịch 36
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊNĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2010-2015 38
3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định 38
3.1.1 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Định 38
3.1.2 Tiềm năng, thế mạnh du lịch tỉnh Bình Định 38
3.1.3 Chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tại Bình Định 41
3.1.4 Kết cấu hạ tầng tỉnh Bình Định 41
Trang 43.2.1 Mục tiêu đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2015 42
3.2.2 Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định 42
3.2.3 Nội dung đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2015 49
3.2.4 Quản lý hoạt động đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định 72
3.3 Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 -2015 74
3.3.1 Kết quả đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định 74
3.3.2 Hiệu quả đầu tư phát triển du lịch tỉnh BìnhĐịnh 78
3.3.3 Tác động của đầu tư phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định 85
3.3.4 Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định 87
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 92
4.1 Định hướng đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Bình Định 92
4.1.1 Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 92
4.1.2 Phân tích SWOT về đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định 93
4.1.3 Định hướng đầu tư phát triển du lịch Bình Định đến năm 2020 94
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách khi đến Bình Định 95
4.3 Giải pháp đẩy mạnh họat động đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 103
4.4.1 Giải pháp về huy động vốn đầu tư để đầu tư phát triển du lịch 103
4.4.2 Giải pháp đầu tư phát triển sản phẩm du lịch 104
4.4.3 Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch 107
4.4.4 Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch 108
4.4.5 Giải pháp đầu tư quảng bá, xúc tiến du lịch 109
KẾT LUẬN 111
PHỤ LỤC 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
Trang 5UBNN Uỷ ban nhân dân
VHTT&DL Văn hóa thể thao và du lịch
Trang 6Bảng 3.1 Vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2015 43Bảng 3.2 Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2015 43Bảng 3.3.Vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định phân theo nguồn vốn giaiđoạn 2010-2015 44Bảng 3.4.Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2015 44Bảng 3.5 Vốn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển du lịch Bình Định giaiđoạn 2010-2015 47Bảng 3.6.Vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định từ khu vực cá nhân, doanhnghiệp tư nhân giai đoạn 2010-2015 48Bảng 3.7 Vốn đầu tư nước ngoài cho du lịch Bình Định giai đoạn 2010-2015 49Bảng 3.8 Vốn đầu tư theo nội dung đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định giaiđoạn 2010 -2015 50Bảng 3.9 Một số dự án xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông phục vụ du lịchtiêu biểu giai đoạn 2010-2015 53Bảng 3.10 Tổng hợp một số dự án lớn đầu tư tôn tạo di tích văn hóa lịch sử giaiđoạn 2010-2015 57Bảng 3.11 Lao động trong ngành du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 -2015 59Bảng 3.12 Một số dự án đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Địnhgiai đoạn 2010-2015 60Bảng 3.13 Tổng hợp một số dự án đầu tư quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Bình Địnhgiai đoạn 2010 – 2015 66Bảng 3.14 Một số dự án quảng bá, xúc tiến du lịch của một số doanh nghiệp kinhdoanh du lịch trong tỉnh giai đoạn 2010 – 2015 67Bảng 3.15 Vốn đầu tư thực hiện du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2015 75Bảng 3.16 Tổng cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2015 .76Bảng 3.17 Trình độ lao động trong ngành du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2015 77Bảng 3.18 Giá trị sản xuất của ngành du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2015 78Bảng 3.19 Mức tăng giá trị sản xuất của ngành du lịch so với toàn bộ vốn đầu tưphát triển du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 – 2015 80Bảng 3.20 Số lượt khách và số ngày lưu trú của khách du lịch Bình Định giai đoạn2010-2015 81Bảng 3.21 Số lượt khách tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát triển du lịchtỉnh Bình Định giai đoạn 2010 – 2015 83Bảng 3.22 Số lao động trong ngành du lịch tỉnh Bình Địnhgiai đoạn 2010-2015 84
Trang 7Bảng 3.24 Mức tăng ngân sách của ngành du lịch so với toàn bộ vốn đầu tư pháttriển du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 – 2015 85Bảng 4.1 Phân tích SWOT về đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định 92Bảng 4.2 Tổng hợp mã hóa các nhân tố 94Bảng 4.7 Mô tả thang đo “Sự hài lòng của khách du lịch”8
Bảng 4.8 Bảng tổng hợp kiểm định Cronbach,s Alpha 98Bảng 4.9 Bảng kiểm định KMO & Bartlett cho biến độc lập 99Bảng 4.10 Phân tích ma trận xoay cho biến độc lập 100
Biểu đồ 3.1 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch tính trung bình cho giaiđoạn 2010-2015 46Biểu đồ 3.2 Vốn đầu tư theo nội dung đầu tư phát triển du lịch tính trung bình chogiai đoạn 2010 - 2015 51Biểu đồ 3.3 Số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2015 .55Biểu đồ 3.4 Trình độ lao động trong ngành du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2015 60
Trang 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xuất phát từ tầm quan trọng của ngành du lịch, là một trong số các ngành kinh
tế mũi nhọn cần tập trung phát triển, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Nằm trên dải đất ven biển miền Trung, Bình Định là một địa phương cónhiều tiềm năng để phát triển du lịch.Tuy nhiên, những tiềm năng của du lịch BìnhĐịnh chưa thực sự được phát huy và tỏa sáng với đúng giá trị của nó
Xuất phát từ tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển chungcủa tỉnh cũng như từ thực tế hoạt động đầu tư phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạnchế chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của tỉnh Bình Định nên tác giả quyết định
chọn đề tài: “Đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2020” để nghiên cứu nhằm tìm ra những hạn chế của hoạt đông đầu tư phát
triển du lịch tỉnh và đưa ra một số giải pháp
1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ trước tới nay có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đềđầu tư phát triển du lịch dưới các góc độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định để thấy đượcnguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển du lịchcủa tỉnh nhà Tiến hành nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòngcủa du khách đến Bình Định để từ đó biết được muốn thu hút khách du lịch thì cầnđầu tư vào đâu Từ những cơ sở này kết hợp với định hướng và mục tiêu phát triển
du lịch của Bình Định, tác giả sẽ đề xuất, gợi ý một số giải pháp nhằm đẩy mạnhhoat động đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Bình Định đến năm 2020
1.4 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, phụ lục và tài liệutham khảo, luận văn bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Lý luận chung về đầu tư phát triển du lịch
Chương 3: Thực trạng đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Địnhgiai đoạn 2010-2015
Chương 4: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển du lịchtỉnh Bình Định đến năm 2020
Trang 9CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI ĐỊA PHƯƠNG 2.1 Đặc điểm ngành du lịch
2.1.1 Khái niệm du lịch
Tiếp cận “du lịch” dưới hai góc độ sau:
Tiếp cận trên góc độ của người kinh doanh du lịch:
Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoảmãn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch và đạt được mục đích số một củamình là thu lợi nhuận
Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương:
Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sởvật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp các hoạt động kinh doanhnhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc hành trình và lưu trú, là cơ hội đểbán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đờisống vật chất và tinh thần cho dân địa phương
2.1.2 Đặc điểm ngành du lịch
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch là ngành dịch vụ, du lịch là ngànhkinh tế phát triển nhanh, du lịch là ngành kinh doanh có tính chất thời vụ, du lịch làngành công nghiệp không biên giới
2.1.3 Các sản phẩm du lịch
Các sản phẩm du lịch chủ yếu: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, di sản, du
lịch MICE, du lịch chữa bệnh, làm đẹp, du lịch cộng đồng
2.1.4 Kinh doanh du lịch
Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các công
đoạn đầu tư tạo sản phẩm du lịch, đến tổ chức tiêu thụ, thực hiện được các sản phẩm du lịch (hàng hoá và dịch vụ du lịch) trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Các bộ phận cấu thành kinh doanh du lịch bao gồm : Kinh doanh lữ hành,kinh doanh lưu trú, kinh doanh ăn uống, kinh doanh vận chuyển du lịch, kinh doanhdịch vụ bổ sung
2.2 Đầu tư phát triển du lịch địa phương
Trang 10Đầu tư phát triển du lịch chính là việc đầu tư tài sản vật chất và sức lao động để tiến hành các hoạt động nhằm duy trì hoặc tạo ra tài sản mới phục vụ cho phát triển du lịch Đó chính là việc đầu tư để xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng du lịch như: nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, mua sắm trang thiết bị, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến các hoạt động quảng bá du lịch… nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch của địa phương.
2.2.1 Đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển du lịch địa phương
2.2.1.1 Đặc điểm của đầu tư phát triển du lịch địa phương
Đầu tư phát triển du lịch đòi hỏi nhiều loại nguồn lực bao gồm vốn, đất đai,lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên Trong đó chất lượng nguồn lao động cầnđược chú trọng Nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển du lịch, tùy vào đối tượngđầu tư phát triển du lịch mà đầu tư phát triển du lịch có quy mô lớn hay nhỏ.Du lịch
là một ngành kinh tế gắn với điều kiện tự nhiên, gắn với điều kiện kinh tế - xã hội,gắn với các di tích, cảnh quan thiên nhiên Du lịch là ngành có tính liên ngành, liênvùng và có tính xã hội hóa cao, vì vậy sự phát triển du lịch không chỉ đóng khungtrong một địa phương mà cần phải liên kết, hợp tác để phát triển du lịch giữa các địaphương.Đầu tư phát triển du lịch còn chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ
2.2.1.2 Vai trò của đầu tư phát triển du lịch địa phương
Đầu tư phát triển du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế, đầu tư phát triển dulịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, đầu tư phát triển du lịchgóp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho dân cư địa phương,xóa đói giảm nghèo và tăng cường thu cho ngân sách nhà nước, đầu tư phát triển dulịch góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng du lịch của địa phương, đầu tư phát triển
du lịch góp phần nâng cao dân trí, đầu tư phát triển du lịch góp phần bảo tồn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị cảnh quan thiên nhiên của địa phương
2.2.2 Nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch địa phương
Căn cứ vào nguồn hình thành thì vốn đầu tư cho phát triển du lịch bao gồm:nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài
2.2.2.1 Nguồn vốn trong nước
a) Nguồn vốn nhà nước gồm: nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốnđầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
Trang 11b) Nguồn vốn từ các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu đầu tư tronglĩnh vực du lịch
2.2.2.2 Nguồn vốn nước ngoài
Theo tính chất luân chuyển vốn có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoàitheo các hình thức sau: nguồn vốn ODAvà nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)
2.2.3 Nội dung đầu tư phát triển du lịch
Hoạt động đầu tư phát triển du lịch bao gồm nhiều nội dung, tùy theo cáchtiếp cận Nội dung đầu tư phát triển xét theo hạng mục đầu tư bao gồm: Đầu tư xâydựng kết cấu hạ tầng du lịch, đầu tư tôn tạo tài nguyên du lịch, đầu tư nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, đầu tư vào hoạt độngquảng bá, xúc tiến du lịch
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển du lịch
2.2.5 Các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển du lịch
2.2.5.1 Kết quả đầu tư
Vốn đầu tư thực hiện, số cơ sở vật chất kỹ thuật tăng thêm, số lao động đượcđào tạo trong ngành du lịch
2.2.5.2 Hiệu quả đầu tư
Tổng doanh thu du lịch, số lượt khách và ngày khách gia tăng đến địa điểm
du lịch, số lao động có việc làm do đầu tư phát triển du lịch, mức tăng ngân sáchcủa ngành du lịch so với toàn bộ vốn đầu tư phát triển du lịch phát huy tác dụngtrong kỳ nghiên cứu
Trang 122.3 Kinh nghiệm đầu tư phát triển du lịch của một số địa phương và bài học cho tỉnh Bình Định
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2010-2015 3.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định
Gồm: định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Định, tiềm năng, thế mạnh dulịch tỉnh Bình Định, chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định
và kết cấu hạ tầng tỉnh Bình Định
3.2 Thực trạng đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2015
3.2.1 Mục tiêu đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2015
Mục tiêu cụ thể là đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 150 cơ sở lưu trú, tổng
số 3.500 phòng, trong đó 30% phòng đạt chuẩn 3 - 5 sao Số ngày lưu trú đạt 2,5ngày/khách Có 85% lao động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh được đào tạo, bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ du lịch Có 4.500 người lao động làm việc trực tiếptrong ngành du lịch Bình Định
3.2.2 Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định
3.2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư
Trong giai đoạn 2010-2015, đầu tư phát triển du lịch đã thu hút được lượngvốn đầu tư đáng kể Trong giai đoạn 2010-2015, nguồn vốn đầu tư phát triển du lịchtăng nhanh qua các năm từ 1.164,5 tỷ đồng năm 2010 đến năm 2015 là 2.607,8 tỷđồng và chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn đầu tư tại địa phương Từnăm 2010 đến năm 2012, tỷ trọng vốn đầu tư có xu hướng giảm dần từ 11,42%xuống còn 9,91% bởi vì giai đoạn này toàn tỉnh tập trung vào đầu tư công nghiệp.Tuy nhiên, từ năm 2012 đến năm 2015, tỷ trọng này lại tăng trở lại từ 9,91% lên14,07%, như vậy đầu tư phát triển du lịch đang được sự quan tâm từ các nhà đầu tư
3.2.2.2 Nguồn vốn đầu tư
Trong giai đoạn 2010 – 2015, trong cơ cấu nguồn vốn đâu tư phát triển dulịch tỉnh Bình Định thì đạt cao nhất là nguồn vốn đầu tư của khu vực cá nhân vàdoanh nghiệp tư nhân chiếm từ 45,12% đến 57,43%, cơ cấu vốn đầu tư chuyển dịchtheo hướng tích cực phù hợp với định hướng phát triển của cả nước Tiếp theo là
Trang 13nguồn vốn ngân sách nhà nước và cuối cùng là nguồn vốn đầu tư nước ngoài
3.2.3 Nội dung đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2015
Theo sự tổng hợp của tác giả dựa theo số liệu của Sở VHTT&DL tỉnh BìnhĐịnh thì trong các hoạt động đầu tư phát triển thì hoạt động đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch luôn đòi hỏi khói lượng vốn đầu tư lớn nhất, do
đó tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư cũng chiếm nhiều nhất Tiếp đến là đầu tư tôn tạotài nguyên thiên nhiên và xây dựng các sản phẩm du lịch, đầu tư nguồn nhân lực vàđầu tư quảng bá, xúc tiến du lịch là thấp nhất Nhưng theo tác giả thì hạng mục nàocũng quan trọng nên quan tâm hơn nữa đầu tư quảng bá hình ảnh du lịch của địaphương và nâng cao cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo được chấtlượng du lịch tốt làm hài lòng du khách Nội dung đầu tư bao gồm: Đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch, đầu tư tôn tạo tàinguyên du lịch, đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch, đầu tư phát triển sản phẩm
du lịch, đầu tư quảng bá, xúc tiến du lịch
3.2.4 Quản lý hoạt động đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định
Quản lý của Nhà nước về hoạt động đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định
Các cơ quan quản lý hoạt động đầu tư du lịch của tỉnh bao gồm: UBND tỉnh,
sở Kế hoạch đầu tư, sở VHTT&DL và UBND các huyện, thành phố, thị xã
Công tác quản lý hoạt động đầu tư của các cơ sở kinh doanh du lịch
3.3 Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2015
3.3.1 Kết quả đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định
Bao gồm: Vốn đầu tư thực hiện, số cơ sở vật chất kỷ thuật tăng thêm, về chấtlượng lao động trong ngành du lịch
Trong giai đoạn 2010 – 2015, tỉnh Bình Định đã tạo dựng thương hiệu cho 2dòng sản phẩm du lịch đó là du lịch sinh thái gắn liền với biển, đảo và du lịch vănhóa lịch sử Bình Đình cũng đã quan tâm khá nhiều đến vấn đề trùng tu tôn tạo các
di tích văn hóa,lịch sử Trong giai đoạn 2010 -2015 đã có hơn 20 dự án đầu tư tôntạo di tích văn hóa , lịch sử Từ việc mở rộng, nâng cấp bảo tàng Quang Trung, tu
bổ lăng mộ Mai Xuân Thưởng đến việc tu bổ, phục hồi các tháp Chăm như tháp
Trang 14Cánh Tiên, tháp Dương Long… Số cơ sở lưu trú, ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí
… cũng tăng thêm và hiện đại hơn
3.3.2 Hiệu quả đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định
Chỉ tiêu hiệu quả bao gồm:
a) Tổng doanh thu du lịch và mức tăng doanh thu du lịch so với toàn bộ vốnđầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2015
b) Số lượt khách và ngày khách gia tăng đến địa điểm du lịch và số lượtkhách tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định giaiđoạn 2010 - 2015
c) Số lao động có việc làm do đầu tư phát triển du lịch và số lao động tăngthêm trong ngành du lịch so với toàn bộ vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Địnhgiai đoạn 2010 - 2015
d) Mức tăng ngân sách của ngành du lịch so với toàn bộ vốn đầu tư phát triển
tranh yếu, thiếu các sản phẩm độc đáo Lực lượng lao động trong ngành du lịch của
tỉnh tuy ngày càng đông đảo, hùng hậu hơn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.Nhìn chung, chất lượng đội ngũ lao động du lịch ở Bình Định còn thấp, trình độchuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.Công táctuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh và các doanh nghiệp du lịch chưahấp dẫn và đa dạng để thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư, công tác bảo vệ anninh, quốc phòng kết hợp với phát triển du lịch, đặc biệt là ở những địa bàn nhạycảm như biển, đảo… chưa được thuận lợi
Trang 153.3.4.2 Nguyên nhân hạn chế
Đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nhìn chung trên địa bàn tỉnhchưa có các Khu du lịch trọng điểm quốc gia, chưa phải là điểm đến thu hút nhiềukhách du lịch, các dự án du lịch đều nằm trong và gần thành phố nên việc quy địnhdiện tích tối thiểu là 200 hecta rất khó đảm bảo Đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch đãđược quan tâm, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh Nguồn vốnđầu tư kết cấu hạ tầng du lịch chủ yếu là vốn nhà nước nên công tác quản lý đầu tưcòn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả chưa cao.Hoạt động kinh doanh du lịch của cácthành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh hiện nay phần lớn có quy mô nhỏ, thiếu sự liênkết, hiệu quả thấp, hoạt động du lịch lữ hành còn yếu và thiếu tính chuyên nghiệp.Phần lớn các doanh nghiệp du lịch chưa thực sự có chiến lược đầu tư, phát triểnnguồn nhân lực Thứ hai là công tác đào tạo du lịch hiện nay tại các cơ sở đào tạotrên địa bàn còn nhiều bất cập.Hoạt động quảng bá - xúc tiến du lịch chưa có hệthống, chưa sâu rộng, chất lượng thấp, hình thức quảng bá chưa phong phú, kinh phíquảng bá thiếu; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương vàdoanh nghiệp
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020
4.1 Định hướng đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Bình Định
4.1.1 Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020
Tập trung đầu tư, khai thác tốt tài nguyên du lịch theo hướng chuyên nghiệp,
có thương hiệu, phát triển bền vững, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có sứccạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Bình Định Mục tiêu phấn đấu đến năm
2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chungcủa tỉnh
4.1.2 Phân tích SWOT về đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định
4.1.3 Định hướng đầu tư phát triển du lịch Bình Định đến năm 2020
Với những mục tiêu cụ thể của tỉnh Bình Định cùng với việc phân tíchSWOT về đầu tư phát triển du lịch tỉnh, tác giả đã đưa ra một số định hướng chohoạt động đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2020
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020,
Trang 16tầm nhìn đến năm 2030 có đưa ra dự báo nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển du lịchnhư sau: giai đoạn 2016 đến 2020 là 15.000 tỷ đồng và giai đoạn 2021 đến 2030 là21.500 tỷ đồng.
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách khi đến Bình Định
Kết quả phân tích cho thấy, sự hài lòng của khách du lịch đối với du lich Bình Định chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố là: “yếu tố sản phẩm du lịch”,” yếu tố nhân lực
du lịch” và “đặc điểm của điểm du lịch” Trong đó yếu tố sản phẩm du lịch ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nhiều nhất nên cần tập trung đầu tư phát triển sản phẩm, tiếp đến là đầu tư phát triển các điểm đến du lịch trên địa bàn và cuối cùng là đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch.
4.3 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020
4.3.1 Giải pháp về huy động vốn đầu tư để đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh
Tập trung huy động các nguồn vốn thực hiện mục tiêu phát triển du lịch vớinhiều hình thức huy động khác nhau trên quan điểm huy động từ nguồn nội lực làchủ yếu, sử dung nguồn vốn ngân sách hợp lý để kích thích các nguồn vốn khác
Để có được một tốc độ tăng trưởng du lịch cao thì đòi hỏi phải có nhiều biệnpháp hỗ trợ trong đó biện pháp sử dụng hiệu quả đồng vốn đầu tư là một giải phápquan trọng
4.3.2 Giải pháp đầu tư phát triển sản phẩm du lịch
Về du lịch biển
Tiếp tục khuyến khích các nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư phát triển mạnh cáckhu du lịch nghỉ dưỡng ven biển như Nhơn Hội - Phương Mai - Núi Bà và đầu tưkhai thác hợp lý các điểm du lịch đảo Nhơn Châu, Hòn Khô, khu sinh thái Cồnchim - Đầm Thị Nại
Về văn hóa lịch sử
Tập trung giới thiệu và quảng bá Võ cổ truyền Bình Định, Bài chòi dân gianmiền Trung, xây dựng Trung tâm trưng bày và nghiên cứu về các nhà văn hóa vànhà thơ lớn nổi tiếng của Bình Định
Trang 17Đầu tư xây dựng 2-3 làng nghề thành các điểm tham quan du lịch Bình Địnhcòn có nhiều ngôi chùa cổ với nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc của ViệtNam, có điều kiện để phát triển loại hình du lịch tâm linh.
Liên kết tour du lịch
Tổ chức các tour du lịch giá rẻ
4.3.3 Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch
Trước hết tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và các phương tiện giaothông quan trọng Đầu tư mở thêm các chuyến bay từ thị trường trong nước (HàNội, Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc mở lại các chuyến bay nội địa nối Bình Địnhvới các địa phương trong vùngtạo điều kiện thu hút khách trực tiếp đến và tăng thờigian lưu trú của du khách
Đầu tư chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan thành phố Quy Nhơn theohướng xanh - sạch - đẹp, hệ thống đường vào các làng nghề truyền thống, đường kếtnối giữa các di sản văn hóa lịch sử quốc gia trên địa bàn tỉnh và nâng cấp xây mới
cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch tại một số di tích và danh thắng
4.3.4 Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch
Bình Định cần phải xây dựng một chiến lược xúc tiến ngành du lịch trong dàihạn nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch vàthương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm
Đầu tư hơn nữa website du lịch Bình Định: ngoài việc cung cấp thông tin vềcác khu du lịch, cần phải đưa thông tin của các địa điểm dịch vụ, vui chơi giải trí
4.3.5 Giải pháp đầu tư quảng bá, xúc tiến du lịch
Bình Định cần phải xây dựng một chiến lược xúc tiến ngành du lịch trong dàihạn nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch vàthương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm
Trang 18CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đờisống văn hóa, xã hội ở các nước Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trongnhững ngành kinh tế có nhiều lợi thế và khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao Đối vớimột số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng Với một số quốc giakhác, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu Còn đối với Việt Nam thìxác định du lịch là một trong số các ngành kinh tế mũi nhọn cần tập trung phát triển.Đầu tư phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng củangười dân trong nước cũng như khách du lịch nước ngoài là góp phần phát triểnkinh tế xã hội của đất nước
Nằm trên dải đất ven biển miền Trung, Bình Định là một địa phương cónhiều tiềm năng để phát triển du lịch như: Bình Định nằm trong vùng kinh tế trọngđiểm miền Trung, là cửa ngõ đi ra phía đông của đại ngàn Tây Nguyên, là điểm nốiquan trọng trong không gian du lịch “hành lang Đông – Tây” với Đông BắcCampuchia và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, hệ thống giao thông thuận lợi, khíhậu ôn hòa, điều kiện sinh thái đa dạng, nhiều di tích văn hóa – lịch sử có giá trị vôgiá… Thêm vào đó, các dự án lớn đang được xúc tiến triển khai cũng góp phần tạonền tảng phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy du lịch phát triển.Đây là lợi thế so sánhcủa du lịch Bình Định với các địa phương khác trên cả nước Tuy nhiên, những tiềmnăng của du lịch Bình Định chưa thực sự được phát huy và tỏa sáng với đúng giá trịcủa nó So với các tỉnh, thành phố có ngành du lịch phát triển như Đà Nẵng, NhaTrang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết), du lịch Bình Định vẫn còn bộc lộ nhiềuhạn chế như: trong khi các tỉnh đã có quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và quyhoạch tổng thể du lịch thì Bình Định vẫn chưa, sự thu hút các nguồn lực xã hội hóatrong đầu tư hạ tầng du lịch chưa mạnh mẽ, cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý, hiệu quả
sử dụng vốn còn chưa cao, đầu tư còn dàn trải gây thất thoát, lãng phí nguồn lực,đầu tư phát triển cơ sở lưu trú còn chưa đáp ứng được nhu cầu, đội ngũ phục vụchưa chuyên nghiệp, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, công tác quảng bá dulịch và các hoạt động quảng bá, liên kết – hợp tác du lịch chưa phát triển, năng lực
Trang 19hoạt động của các doanh nghiệp du lịch còn yếu nên lượng khách đến Bình Địnhcòn thấp, tổng thu du lịch còn khiêm tốn Bên cạnh đó, tỉnh cũng xác định du lịch sẽtrở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới nên đầu tư cho phát triển
du lịch ngày càng được coi trọng và gia tăng Vì vậy để phát triển du lịch tươngxứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và đạt được các mục tiêu đề ra đòi hỏi cáchoạt động đầu tư phát triển du lịch phải được quan tâm và đầu tư đúng hướng
Xuất phát từ tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển chungcủa tỉnh cũng như từ thực tế hoạt động đầu tư phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạnchế chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của tỉnh Bình Định nên tác giả quyết định
chọn đề tài: “Đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2020” để nghiên cứu nhằm tìm ra những hạn chế của hoạt đông đầu tư phát
triển du lịch tỉnh và đưa ra một số giải pháp Giải quyết tốt đề tài này có thể đưa ragợi ý tích cực cho hoạt động đầu tư phát triển du lịch tỉnh, nâng cao tính cạnh tranh
và phát triển bền vững du lịch tỉnh
1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế nênhoạt động đầu tư phát triển du lịch cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đểtìm được hướng đi đúng đắn cho ngành “công nghiệp không khói” này Từ trước tớinay có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề đầu tư phát triển dulịch dưới các góc độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau
a) Các bài báo liên quan đến đề tài
Nguyễn Thị Thống Nhất (2010) “Chiến lược maketing địa phương nhằm
thu hút khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng”, tạp chí Khoa học và công nghệ, đại
học Đà Nẵng – số 5 (40) 2010 Tác giả đã nghiên cứu các chiến lược maketing địaphương nhằm thu hút khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng, đồng thời bài viết cũngnêu những giải pháp cụ thể về maketing để thu hút khách du lịch đến thành phố này.Tuy nhiên là chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ của đầu tư phát triển du lịch đó làđầu tư đầu tư công tác xúc tiến quảng bá du lịch, cụ thể đó là chiến lược maketingđịa phương
Nguyễn Thị Như Liêm – trường đại học kinh tế Đà Nẵng và Hoàng
Thanh Hiền – trường cao đẳng Phương Đông (2010) “Thực trạng và một số giải
Trang 20pháp nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng”, tạp chí Khoa học và công nghệ, đại học
Đà Nẵng – số 5 (40) 2010 Bài viết phản ánh thực trạng du lịch của thành phố ĐàNẵng về quy mô và đóng góp của du lịch vào tăng trưởng, lượng khách và doanhthu dịch vụ du lịch, dịch vụ khách sạn và lữ hành, sản phẩm du lịch và nguồn nhânlực du lịch Mặc dù qua các năm thì những kết quả đạt được của du lịch Đà Nẵngngày càng tích cực tuy nhiên vẫn chưa xứng với tiềm năng Đà Nẵng Chính vì lý do
đó, bài viết đã đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch Đà Nẵng, đây là nhữnggiải pháp cụ thể có thể áp dụng để du lịch Đà Nẵng ngày càng phát triển Nhưngđây là những giải pháp tổng thể để phát triển du lịch địa phương chứ không phải góigọn ở hoạt động đầu tư phát triển du lịch
Báo cáo chuyên đề “Du lịch Việt Nam thực trạng và giải pháp phát
triển” (2014) Bài viết này cũng phản ánh thực trạng phát triển du lịch của Việt
Nam và đưa ra giải pháp nhưng không dừng lại ở một địa phương nào mà là đưa ranhững giải pháp đột phá phát triển du lịch giai đoạn mới cho cả nước Và hệ thốnggiải pháp đưa ra cũng để giải quyết vấn đề phát triển du lịch chứ không phải cụ thểcho hoạt động đầu tư phát triển du lịch
b) Các luận văn, luận án liên quan đến đề tài
Hoàng Văn Hoàn (2010) “Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học Thương mại.
Nghiên cứu này đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển du lịch HàNội, thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp chủ yếu đẩy mạnhxúc tiến đầu tư đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn Luận án này thì tác giảchỉ đi sâu nghiên cứu các biện pháp nhằm xúc tiến đầu tư phát triển du lịch chứkhông đi sâu nghiên cứu các hoạt động đầu tư phát triển du lịch
Các công trình nghiên cứu đã đề cập ở trên chỉ đề cập đến một khía cạnh nào
đó của đầu tư phát triển du lịch như thu hút vốn đầu tư, đầu tư phát triển nhân lực,xúc tiến đầu tư….hoặc là đề cập đến những giải pháp cho phát triển du lịch chứkhông đi sâu phân tích hoạt động đầu tư phát triển du lịch
Từ năm 2010 đến năm 2014 cũng có những đề tài luận văn thạc sĩ của trườngđại học Kinh tế Quốc dân nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển du lịch ở một sốđịa phương Các đề tài này đã đưa ra cái nhìn tổng thể hơn về hoạt động đầu tư phát
Trang 21triển du lịch ở một số tỉnh như Ninh Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Nghệ An, tuynhiên những đề tài này vẫn còn tồn tại một số hạn chế Cụ thể:
Trần Thị Thu Minh (2010) “Đầu tư phát triển du lịch tại Hải Phòng
giai đoạn 2005 – 2015”, Luận văn thạc sĩ, trường đại học Kinh tế Quốc dân.
Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về các khái niệm du lịch,đầu tư phát triển du lịch, nội dung đầu tư phát triển du lịch, chỉ tiêu đánh giá kếtquả, hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển du lịch…,đây là cơ sở quan trọng để phân tích thực trạng và đề xuất gải pháp
Trên cơ sở giới thiệu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hải Phòngtác giả cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư phát triển du lịchtrên địa bàn tỉnh Tác giả cũng nêu được một số hạn chế của hoạt động đầu tư pháttriển du lịch của tỉnh nhà và tìm ra nguyên nhân của hạn chế đó Đây cũng là cơ sở
để đề xuất các giải pháp
Luận văn đã đề xuất hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh và tăng cường hoạtđộng đầu tư phát triển du lịch tại địa phương và một số giải pháp cho cả ngành dulịch nói chung
Trần Thị Lan Hương (2011) “Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
giai đoạn 2006 – 2010”, Luận văn thạc sĩ, trường đại học Kinh tế Quốc dân.
Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về các khái niệm du lịch, đầutư pháttriển du lịch địa phương, nội dung đầu tư phát triển du lịch, nguồn vốn cho đầu tưphát triển du lịch, chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đếnhoạt động đầu tư phát triển du lịch…, đây không phải là nội dung mới nhưng nó là
cơ sở quan trọng để phân tích thực trạng và đề xuất gải pháp
Trong phần thực trạng tác giả cũng nêu được một số hạn chế của hoạt độngđầu tư phát triển du lịch của tỉnh nhà, tìm ra nguyên nhân của hạn chế đó và có giảipháp khắc phục những hạn chế này như đầu tư phát triển cơ sở lưu trú và vui chơigiải trí, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá
Nguyễn Văn Kỷ (2011) “Đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hải
Dương đến năm 2020”, Luận văn thạc sĩ, trường đại học Kinh tế Quốc dân.
Trong luận văn tác giả đã hệ thống được cơ sở lý luận chung cho hoạt động
du lịch, những vấn đề cơ bản về đầu tư phát triển du lịch, đưa ra hệ thống chỉ tiêu
Trang 22đánh giá kết quả, hiệu quả Đặc biệt là tác giả đã nêu được kinh nghiệm phát triển
du lịc của một số nước trong khu vực như: Singapore, Malaysia, Thái Lan từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hải Dương
Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư phát triển du lịchtrên địa bàn tỉnh Hải Dương đồng thời cũng đề cập đến một số hạn chế của hoạtđộng đầu tư phát triển du lịch của tỉnh nhà, tìm ra nguyên nhân của hạn chế đó Đâycũng là cơ sở để tác giả đưa ra hàng loạt hệ thống giải pháp, kiến nghị
Phạm Thị Tú Anh (2012) “Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2006 – 2020”, Luận văn thạc sĩ, trường đại học Kinh tế Quốc dân.
Trong luận văn tác giả đã hệ thống được cơ sở lý luận chung về đầu tư pháttriển du lịch địa phương, đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả
Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư phát triển du lịchtrên địa bàn tỉnh Nghệ An, nêu ra được một số hạn chế của hoạt động đầu tư pháttriển du lịch trên địa bàn tỉnh, nguyên nhân của hạn chế đó
Tác giả đưa ra được những giải pháp chung cho tỉnh Nghệ An và giải phápriêng cho từng điểm du lịch như: Miền Tây Nghệ An, Nam Đàn, Quỳ Châu
Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển du lịchNghệ An bằng nguồn vốn ngân sách chưa đề cập đến nguồn vốn của tư nhân, trongkhi đó nguồn vốn tư nhân là động lực quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển
du lịch của một tỉnh
Cao Thị Thanh Vân (2014) “Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2006 – 2020”, Luận văn thạc sĩ, trường đại học Kinh tế Quốc dân.
Trong luận văn tác giả đã hệ thống được cơ sở lý luận chung cho hoạt động
du lịch, đầu tư phát triển du lịch địa phương, chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả vàcác nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển du lịch…, đây không phải lànội dung mới nhưng nó là cơ sở quan trọng để phân tích thực trạng và đề xuất gảipháp
Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư phát triển du lịchtrên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 đến 2013 Số liệu đầy đủ phong phú là cơ
sở tốt cho việc tính toán các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả Đề tài cũng trình bày nhữnghạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển du lịch của tỉnh và cũng nêu ra nguyên
Trang 23nhân của hạn chế này Đây cũng là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp.
Luận văn đã đề xuất hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh và tăng cường hoạtđộng đầu tư phát triển du lịch tỉnh Nghệ An
c) Các khoảng trống trong nghiên cứu
Thứ nhất: Qua tìm hiểu tác giả thấy rằng chưa có công trình nghiên cứu nào
về tổng thể hoạt động đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định Mặc dù hoạt độngđầu tư phát triển du lịch là rất quan trọng, nó là tất yếu để phát triển du lịch của tỉnh,tiến đến hướng phát triển bền vững Chính vì vậy hoạt động đầu tư phát triển du lịchphải đúng hướng và hiệu quả thì ngành du lịch của Bình Định mới có bước pháttriển nhanh, bắt kịp với các tỉnh lân cận Cho nên việc nghiên cứu, tìm hiểu hoạtđộng đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định là cần thiết
Thứhai: Khi nhắc đến du lịch miền Trung thì hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngayđến các địa điểm du lịch nổi tiếng như: chuỗi hang động độc đáo của Quảng Bình,các đại nội, lăng tẩm được thiết kế và xây dựng độc đáo của thành cổ Huế, ngắm ĐàNẵng đẹp lạ lùng với những cây cầu đẹp, biển trong xanh, thành phố văn minh hiệnđại, đi dạo phố cổ Hội An lung linh về đêm, đón gió biển của Nha Trang… trongkhi đó, Bình Định cũng có nhiều tiềm năng về du lịch nhưng chưa được khai thác,chưa được nhiều du khách biết đến Mà chúng ta cũng biết tâm lý và xu hướng củakhách du lịch là luôn tìm kiếm sự mới lạ, độc đáo, khác biệt về văn hóa Khi nhữngđiểm du lịch ở Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết… đãquá quen thuộc với phần đông khách du lịch, thì họ đang dần dịch chuyển, tìm kiếmnhững điểm đến mới lạ khác Nếu chúng ta sớm tạo ra những sản phẩm du lịch mới
lạ, hấp dẫn, chắc chắn du khách sẽ lựa chọn là điểm đến mới của họ Vì vậy BìnhĐịnh nên tập trung đầu tư phát triển du lịch để biến nơi đây trở thành một điểm đếnhấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước Với lợi thế là địa điểm đẹp, mới lạ trongmắt mọi người thì đây là cơ hội cho du lịch Bình Định phát triển
Qua việc tìm hiểu về du lịch Bình Định, về những tiềm năng, những cơ hội
để phát triển ngành “công nghiệp không khói” này ta thấy được sự cần thiết phảiđầu tư phát triển du lịch của tỉnh Bình Định Đồng thời qua việc tham khảo một sốcông trình đã nghiên cứu, trước những mặt đạt được và thiếu sót của những côngtrình nghiên cứu đó, tác giả coi đây như một nguồn dữ liệu tiền đề quan trọng kết
Trang 24hợp với quá trình nghiên cứu thực tế nó sẽ bổ sung những thiếu sót nhằm hoàn thiệncông trình nghiên cứu của mình.
Đề tài hệ thống lại cơ sở lý luận chung về du lịch và đầu tư phát triển du lịch,đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động đầu tư phát triển du lịch… đây không phải là nội dung mới nhưng nó là cơ sở quan trọng để phân tích thực trạng Tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực
trạng hoạt động đầu tư phát triển du lịchtrên địa bàn tỉnh Bình Định để biết đượcnhững hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, đây cũng là một cơ sở để đưa ra giảipháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển du lịchtỉnh Bình Định Ngoài ranhững mục tiêu, những định hướng phát triển du lịchcủa tỉnh cũng là cơ sở để đưa
ra giải pháp Bên cạnh đó cũng cần có những giải pháp đầu tư cho những yếu tố ảnhhưởng đến khả năng thu hút khách du lịch đến với Bình Định vì khả năng thu hútkhách du lịch phản ánh chất lượng của hoạt động du lịch ảnh hưởng sự phát triểncủa du lịch tỉnh nhà Nhưng để đánh giá được yếu tố nào ảnh hưởng nhiều hay ít tớikhả năng thu hút khách du lịch đến địa phương là việc vô cùng khó khăn, việc đánhgiá này chỉ có từ phía các du khách nên tác giả thiết kế câu hỏi khảo sát các nhân tốtác động đến khả năng thu hút du lịch Bình Định để tiến hành nghiên cứu Sau khithu thập số liệu sơ cấp, sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu thu thậpđược và đưa ra nhận xét
Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách đến Bình Định để từ đó biết được muốn thu hút khách du lịch thì cần đầu tư vào đâu
Kết luận và kiến nghị một số giải pháp phù
hợp
Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Định
Trang 251.3 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định để thấy đượcnguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển du lịchcủa tỉnh Bình Định Tiến hành nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến mức độhài lòng của du khách đến Bình Định để từ đó biết được muốn thu hút khách du lịchthì cần đầu tư vào đâu Từ những cơ sở này kết hợp với định hướng và mục tiêuphát triển du lịch của Bình Định, tác giả sẽ đề xuất, gợi ý một số giải pháp nhằmđẩy mạnh hoat động đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Bình Định đến năm 2020
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Hoạt động đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Bình Định sử dụng cả nguồn vốnnhà nước, vốn tư nhân và vốn nước ngoài Nội dung của đầu tư phát triển du lịchbao gồm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư tôn tạo tài nguyên du lịch, đầu tưphát triển sản phẩm du lịch, đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực du lịch và đầu tưvào hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động đầu tư phát
triển giới hạn trong phạm vi ngành du lịch tỉnh Bình Định
Về thời gian: Phần thực trạng của luận văn nghiên cứu hoạt động đầu tư phát
triển du lịch từ năm 2010 đến năm 2015, phần giải pháp sẽ hướng tới phát triển dulịch Bình Định tới năm 2020
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Các nguồn dữ liệu bao gồm:
+) Nguồn dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ niên giám thống kê, báo cáo của các
sở ban ngành, sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, các số liệu trên các trangweb của các sở ban ngành…
+) Nguồn dữ liệu sơ cấp: Điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp thu thập dữ liệu: Nghiên cứu tài liệu văn bản, báo cáo của các
cơ quan ban ngành, quan sát, phỏng vấn, …
Công cụ xử lý số liệu: Xử lý số liệu dựa trên phần mềm thống kê SPSS.
Trang 26Phương pháp phân tích:
Luận văn vận dụng khung lý thuyết chung về đầu tư phát triển được trình bàytrong giáo trình “Kinh tế đầu tư” nhà xuất bản đại học Kinh tế Quốc dân và lýthuyết về du lịch trong giáo trình “Kinh tế du lịch” nhà xuất bản đại học Kinh tếQuốc dân từ đó phát triển và hệ thống hóa các chỉ tiêu để đánh giá kết quả, hiệu quảcủa hoạt động đầu tư phát triển du lịch của tỉnh
Phương pháp phân tích của luận văn là kết hợp giữa quy nạp, diễn dịch, phântích và so sánh Cụ thể là trên cơ sở các số liệu thứ cấp có sẵn thu thập từ Sở Kếhoạch đầu tư, Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bình Định, Cục thống kê BìnhĐịnh và các tài liệu có nguồn đáng tin cậy khác, tác giả sẽ sắp xếp, điều chỉnh, phânloại một cách hợp lý Sau đó tác giả sẽ tiến hành so sánh, tổng hợp, phân tích đánhgiá dựa trên hệ thống chỉ tiêu đã nêu ở phần lý thuyết kết hợp với phân tích địnhtính để từ đó có một cái nhìn về thực trạng hoạt động đầu tư phát triển du lịch trênđịa bản tỉnh Bình Định Cũng từ đó rút ra được những kết luận và đề ra một số giảipháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh trongnhững năm tới
1.6 Dự kiến đóng góp của luận văn
Trên phương diện lý luận: Đề tài đã hệ thống lại các vấn đề lý luận về đầu
tư phát triển du lịch của địa phương
Trên phương diện thực tiễn: Đóng góp cái nhìn tổng quan về hoạt động đầu
tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định thông qua phân tích và đánh giá thực trạng.Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển dulịch trên địa bàn tỉnh Bình Định, làm căn cứ giúp các nhà hoạch định chính sách cónhững giải pháp đầu tư phát triển du lịch thiết thực và hiệu quả, đây cũng là cơ sở
để các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp triển khai thực hiện nhằm phát triển dulịch Bình Định hơn nữa
1.7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, phụ lục và tài liệutham khảo, luận văn bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Trang 27Chương 2: Lý luận chung về đầu tư phát triển du lịch.
Chương 3: Thực trạng đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Địnhgiai đoạn 2010-2015
Chương 4: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển du lịchtỉnh Bình Định đến năm 2020
Trang 28CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI ĐỊA PHƯƠNG 2.1 Đặc điểm của ngành du lịch
2.1.1 Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến khôngchỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển Tuy nhiên cho đến naythì nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist Organization), một tổ chứcthuộc Liên Hiệp Quốc, cho rằng “du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của nhữngngười du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trảinghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hànhnghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá mộtnăm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mụcđích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môitrường sống khác hẳn nơi định cư”
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần
mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra
định nghĩa: “du lịch là tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về
phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí”.
Theo Luật du lịch năm 2005 thì “du lịch là các hoạt động có liên quan đếnchuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứngnhu cầu thời gian, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhấtđịnh”
Tiếp cận “du lịch” dưới hai góc độ sau:
Tiếp cận trên góc độ của người kinh doanh du lịch:
Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoảmãn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch và đạt được mục đích số một củamình là thu lợi nhuận
Trang 30Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương:
Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sởvật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp các hoạt động kinh doanhnhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc hành trình và lưu trú, là cơ hội đểbán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đờisống vật chất và tinh thần cho dân địa phương
2.1.2 Đặc điểm ngành du lịch
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp: Xuất phát từ nhu cầu du lịch là nhu cầu
tổng hợp về đi lại, ăn ở, tham quan, giải trí, mua sắp và các nhu cầu khác trongchuyến đi và tại điểm du lịch
Du lịch là ngành dịch vụ: Du lịch được xếp vào nhóm ngành sản xuất phi vật
chất mặc dù trong ngành vẫn còn tồn tại một số bộ phận sản xuất ra sản phẩm hữuhình nhưng bộ phận này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập từ du lịch
Du lịch là ngành kinh tế phát triển nhanh: Du lịch thực sự trở thành một
ngành kinh tế lớn đối với một số quốc gia Đối với một số quốc gia du lịch là mộttrong ba vị trí hàng đầu của ngành kinh tế chủ yếu của quốc gia đó
Du lịch là ngành kinh doanh có tính chất thời vụ: Hoạt động du lịch nói
chung vẫn mang tính chất thời vụ do đặc điểm thời vụ của cung và cầu du lịch
Du lịch là ngành công nghiệp không biên giới: Du lịch có tính chất hướng
ngoại vì bản chất của hoạt động du lịch là di chuyển ra khỏi phạm vi ranh giới haybiên giới của một quốc gia và cả do xu thế toàn cầu hóa về kinh tế là một nhân tốtác động mạnh mẽ đến tính chất quốc tế hóa của ngành du lịch trên cả phương diệncung và cầu du lịch
2.1.3 Các sản phẩm du lịch
Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó là:
“Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sởkhai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gianthú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghicung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở
Trang 31vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó
Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vôhình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiệnnghi phục vụ khách du lịch
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch
Từ những thành phần cấu tạo của sản phẩm du lịch, yếu tố thiên nhiên vàquan niệm của các tác giả, có thể kết hợp các yếu tố căn bản để đưa ra các mô hìnhsản phẩm du lịch chủ yếu :
Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng
có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêmngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiệnhữu
Du lịch văn hóa, di sản:Du lịch văn hóa, di sản là những chuyến đi mà mục
đích chính hoặc mục đích bao gồm trong đó là thăm các địa điểm, sự kiện mà giá trịvăn hóa, lịch sử của chúng khiến chúng trở thành một phần trong di sản văn hóa củamột cộng đồng
Du lịch MICE:Du lịch MICE (viết tắt của Meeting Incentive Conference Event) là hình thức du lịch kết hợp với tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm nhắm
khen thường của các tổ chức công ty dành cho nhân viên hoặc đối tác
Các đoàn khách MICE thường rất đông khách và đặc biệt mức chi tiêu caohơn các đoàn khách du lịch thông thường Do đó du lịch MICE hiện là loại hình dulịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành kinh tế
Du lịch chữa bệnh, làm đẹp: Du lịch chữa bệnh, làm đẹp là dịch vụ mà du
khách vừa được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp, vừa được khám chữa bệnh và chămsóc cho sức khỏe của mình tại nơi đó Ngày nay, loại hình này đang phát triển mạnh
mẽ và cũng được nhiều người ưa chuộng,
Du lịch cộng đồng: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại cho du
khách những trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địaphương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xãhội, chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địaphương
Trang 32Ngoài ra còn có du lịch đô thị, du lịch ẩm thực….
2.1.4 Kinh doanh du lịch
Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các công
đoạn đầu tư tạo sản phẩm du lịch, đến tổ chức tiêu thụ, thực hiện được các sản phẩm du lịch (hàng hoá và dịch vụ du lịch) trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, bao gồm nhiều bộ phận tạothành, giữa các bộ phận nay co mối quan hệ phụ thuộc và bổ sung cho nhau Các bộphận cấu thành kinh doanh du lịch bao gồm :
+ Kinh doanh lữ hành
+Kinh doanh lưu trú
+ Kinh doanh ăn uống
+ Kinh doanh vận chuyển du lịch
+ Kinh doanh dịch vụ bổ sung
Kinh doanh lữ hành: Điểm và khu du lịch thường kết hợp với các công ty lữ
hành xây dựng các chương trình bao gồm các dịch vụ (vé, bảo hiểm, ăn uống, lưutrú, hướng dẫn viên …) để cung cấp cho khách Như vậy việc kinh doanh lữ hànhcủa điểm và khu du lịch chỉ thực hiện khi và chỉ khi có sự kết hợp cới các công ty lữhành Có như vậy nguồn khách của điểm du lịch và khu du lịch mới ổn định và sốlượng sản phẩm, dịch vụ được tiêu thụ với số lượng nhiều hơn
Kinh doanh du lịch lữ hành diễn ra theo một số chu trình gồm 4 bước:
Bước 1: Sản xuất hàng hoá ( Xây dựng chương trình cơ bản)
Bước 2: Tiếp thị và ký kết hợp đồng du lịch
Bước 3: Tổ chức thực hiệp hợp đồng du lịch
Bước 4: Thanh quyết toán hợp đồng du lịch
Kinh doanh lưu trú: Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh nhằm cung
cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khách trong thời gianlưu lại tạm thời tại các điểm và khu du lịch nhằm mục đích lợi nhuận Thôngthường, đây là hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu của đa số khách sạn và cũng làhoạt động thu hút vốn đầu tư lớn nhất trong khách sạn Tuy nhiên hiện nay các loạihình cơ sở lưu trú trong các khu du lịch ngày càng đa dạng phù hợp với các loại địahình khác nhau Chúng ta có thể bắt gặp như: Camping, Bungalow, Motel …
Trang 33Kinh doanh cơ sở lưu trú là một trong những hoạt đông cơ bản của hoạt động
du lịch, nó đóng vai trò vừa là một sản phẩm du lịch, vừa là điều kiện cơ sở vật chất
để phát triển du lịch tại địa phương
Kinh doanh ăn uống: Bên cạnh hoạt động kinh doanh lưu trú, kinh doanh
dịch vụ ăn uống cũng là một hoạt động quan trọng của điểm và khu du lịch Đốitượng phục vụ của dịch vụ này không chỉ dành cho khách du lịch thuần túy mà cònđáp ứng nhu cầu của đối tượng khách vãng lai hoặc khách khác Doanh thu từ ănuống chỉ đứng sau doanh thu từ kinh doanh lưu trú
Kinhdoanh vận chuyển: Hoạt động du lịch gắn liền với phương tiện vận
chuyển khách du lich Đó là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời hoặc phá bỏđược Phương tiện vận chuyển cũng là một nhân tố quan trọng tạo nên loại hình dulịch dựa trên tiêu chí của chính nó Đối với khách du lịch quốc tế thường di chuyểntrên các máy bay, tàu biển liên quốc gia Các phương tiện này do ngành khác quản
lí Ở các nước phát triển, các hãng du lịch lớn thường có các hãng vận chuyển riêng.Đối với khách du lịch nội địa, phương tiện đi lại phổ biến là ôtô chất lượng cao đểphù hợp với điều kiện địa hình và thời gian lưu trú Kinh doanh vận chuyển ít nhiều chịu ảnh của hoạt động du lịch Vào mùa vụ du lịch, phương tiện vận chuyển hoạtđộng với tần suất cao và ngược lai, lúc trái vụ hoạt động với tần suất thấp
Kinh doanh dịch vụ bổ sung: Cung cấp các dịch vụ bổ sung là một phần
quan trọng trong hoạt động du lịch Sở thích và nhu cầu của khách du lịch tăngnhanh hơn so với sự cung cấp các dịch vụ ở những cơ sở đón tiếp khách Điều đóthúc đẩy các cơ sở đón tiếp hàng năm phải mở rộng các thể loại dịch vụ mà trướchết là các loại dịch vụ bổ sung Dịch vụ bổ sung bao gồm:
Dịch vụ làm giàu thêm sự hiểu biết: Triển lãm, quảng cáo, thông tin…
Dịch vụ làm sống động hơn cho kỳ nghỉ và thời gian nghỉ (như vui chơi, giải
trí): Tổ chức tham gia cầm lễ hội, trò chơi dân gian, vũ hội…, học những điệu múa
và bài hát dân tộc, học cách nấu món ăn đặc sản, karaoke, internet, bida, bowling
…
Dịch vụ làm dễ dàng việc nghỉ lại của khách: Hoàn thành những thủ tục đăng
ký hộ chiếu, giấy quá cảnh, mua vé máy bay, làm thủ tục hải quan, các dịch vụthông tin như cung cấp tin tức, tuyến điểm du lịch, sửa chữa đồng hồ, giày dép,
Trang 34tráng phim ảnh, các dịch vụ trung gian như mua hoa cho khách, đăng ký vé giaothông, mua vé xem ca nhạc, đánh thức khách dậy, tổ chức trông trẻ, mang vác đóng
gói hành lý…
Dịch vụ tạo điều kiện thuận tiện trong thời gian khách nghỉ lại: Phục vụ ăn
uống tại phòng ngủ, phục vụ trang điểm tại phòng, săn sóc sức khỏe tại phòng; đặtmột số trang bị cho phòng như vô tuyến, tủ lạnh, radio, dụng cụ tự nấu ăn (phòng cóbếp nấu)
Các dịch vụ thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt của con người: Cho thuê
xưởng nghệ thuật (họa, điêu khắc); cho thuê hướng dẫn viên, cho thuê phiên dịch,thư ký, cho thuê hội trường để thảo luận, hòa nhạc; cung cấp điện tín, các dịch vụ in
ấn, chụp lại; cho sử dụng những gian nhà thể thao, dụng cụ thể thao
Dịch vụ thương mại: Mua sắm vật dụng sinh hoạt, mua sắm vật lưu niệm,
mua hàng hóa quý hiếm có tính chất thương mại
Như vậy, kinh doanh dịch vụ bổ sung ra đời muộn hơn so với các hoạt độngkinh doanh khác, nhưng nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinhdoanh chung du lịch nói chung Việc tổ chức cung cấp các dịch vụ bổ sung sẽ đápứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách du lịch, kéo dài hơn mùa du lịch, tăng doanh thucho ngành, tận dụng triệt để hơn cơ sở vật chất sẵn có, còn chi phí tổ chức cung cấpdịch vụ bổ sung không đáng kể so với lợi nhuận thu được
2.2 Đầu tư phát triển du lịch địa phương
Đầu tư phát triển du lịch chính là việc đầu tư tài sản vật chất và sức lao động để tiến hành các hoạt động nhằm duy trì hoặc tạo ra tài sản mới phục vụ cho phát triển du lịch Đó chính là việc đầu tư để xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng du lịch như: nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, mua sắm trang thiết bị, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến các hoạt động quảng bá du lịch… nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch của địa phương.
Mục đích của đầu tư phát triển du lịch là tạo ra các sản phẩm du lịch có chấtlượng cao, đa dạng thỏa mãn tối đa cho du khách tham quan Ngoài ra, đầu tư còngiúp tăng cường hơn nữa việc tiêu thụ các sản phẩm này để khai thác chúng mộtcách có hiệu quả Đầu tư phát triển du lịch là công việc phải tiến hành một cáchthường xuyên và liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh du lịch
Trang 352.2.1 Đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển du lịch địa phương
2.2.1.1 Đặc điểm của đầu tư phát triển du lịch địa phương
Đầu tư phát triển du lịch là một bộ phận của đầu tư phát triển nên đầu tư pháttriển du lịch mang những đặc điểm của đầu tư phát triển nói chung Bên cạnh đó thìcũng có những đặc điểm riêng của đầu tư phát triển du lịch Cụ thể:
Thứ nhất, đầu tư phát triển du lịch đòi hỏi nhiều loại nguồn lực bao gồm vốn,
đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên Trong đó chất lượng nguồn lao độngcần được chú trọng Bởi vì trong ngành du lịch, phần lớn lao động tiếp xúc trực tiếpvới khách hàng và họ tham gia thực hiện các công việc nhằm đạt được các mục tiêucủa đơn vị Chất lượng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng không chỉ phụ thuộcvào trình độ, kỹ năng tay nghề của người lao động mà còn phụ thuộc vào thái độlàm việc của họ Tuy nhiên, nguồn lao động du lịch hiện nay chưa đáp ứng đượcyêu cầu phát triển, công tác quản lý nguồn lao động, việc tuyển chọn, việc sử dụng,đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động trực tiếp chưa được quan tâm đúng mức Chính
vì vậy cần chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Thứ hai, nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển du lịch, tùy vào đối tượng
đầu tư phát triển du lịch mà đầu tư phát triển du lịch có quy mô lớn hay nhỏ Nếuđầu tư vào cơ sở hạ tầng như bến xe, bến cảng du lịch, du thuyền, khách sạn caocấp thì đầu tư phát triển du lịch cần khối lượng vốn đầu tư, nguồn lao động lớn
Vì khối lượng vốn đầu tư lớn nên đòi hỏi kế hoạch huy động vốn cụ thể tránhtrường hợp trong quá trình thực hiện dự án bị thiếu vốn, bị đình trệ ảnh hưởng đếncảnh quan, thẩm mỹ khu du lịch Nếu đầu tư vào các quán lưu niệm, các nhà nghỉ
du lịch thì quy mô đầu tư nhỏ
Thứ ba, du lịch thường gắn với điều kiện tự nhiên, gắn với điều kiện kinh tế
- xã hội, gắn với các di tích, cảnh quan thiên nhiên vì vậy đầu tư phát triển du lịchcần đầu tư vào những địa điểm gần những di tích, những thắng cảnh đẹp, tận dụngnhững nét văn hóa đặc sắccủa địa phương Sự kết hợp hài hòa giữa tài nguyên dulịch và cơ sở vật chất kỹ thuật giúp cho cơ sở phục vụ du lịch hoạt động có hiệu quảhơn
Thứ tư, du lịch là ngành có tính liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa
cao, vì vậy sự phát triển du lịch không chỉ đóng khung trong một địa phương mà
Trang 36cần phải liên kết, hợp tác để phát triển du lịch giữa các địa phương Nên đầu tư pháttriển du lịch của địa phương cũng có tính liên kết: liên kết trong đầu tư phát triểnsản phẩm, liên kết trong đầu tư xúc tiến, quảng bá….
Thứ năm, đầu tư phát triển du lịch còn chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ.
Việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn mà chỉ tập trungvào thời gian nhất định nên để phục vụ được du khách trong mùa du lịch thì nhà đầu
tư phải tiến hành đầu tư trong mùa còn lại
2.2.1.2 Vai trò của đầu tư phát triển du lịch địa phương
Thứ nhất, đầu tư phát triển du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư phát triển du lịch làm tăng GDP cho địa phương, kích thích các ngànhkinh tế khác phát triển phục vụ du lịch
Thứ hai, đầu tư phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Việc đầu tư phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địaphươnghướng tới một nền kinh tế tri thức với cơ cấu kinh tế dịch vụ – công nghiệp– nông nghiệp
Thứ ba, đầu tư phát triển du lịch góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho dân cư địa phương, xóa đói giảm nghèo và tăng cường thu cho ngân sách nhà nước.
Phát triển du lịch ngoài việc thu hút lực lượng lao động trực tiếp, đã lôi kéomột lượng lớn lao động gián tiếp ngoài xã hội nhờ sự xuất hiện của những ngànhnghề phục vụ du lịch như đưa đón khách du lịch, dịch vụ ăn uống, sản xuất hàng thủcông… góp phần làm tăng thu nhập cho người dân địa phương Doanh thu du lịchtăng lên góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước
Thứ tư, đầu tư phát triển du lịch góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng du lịch của địa phương.
Đầu tư phát triển du lịch đi đôi với việc xây dựng hệ thống các khu du lịch,khu vui chơi giải trí, công viên tổng hợp, khách sạn, nhà hàng, nâng cấp các côngtrình văn hóa, thể thao… góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho địaphương
Trang 37Thứ năm, đầu tư phát triển du lịch góp phần nâng cao dân trí.
Ngoài việc làm tăng thu nhập cho địa phương, góp phần nâng cao đời sốngvật chất, phát triển du lịch còn có vai trò nâng cao dân trí nhờ sự mở rộng giao lưugiữa người dân với du khách trong và ngoài nước
Thứ sáu, đầu tư phát triển du lịch góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
Du lịch phát triển góp phần gìn giữ và làm tăng giá trị các cảnh quan, di tích,văn hóa địa phương Thông qua các hình thức quảng bá du lịch và sự giao lưu của
du khách, các giá trị cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc trong vùng sẽđược quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước
2.2.2 Nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch địa phương
Không chỉ với đầu tư phát triển du lịch mà đối với mọi lĩnh vực đầu tư thìnguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư Căn cứ vàonguồn hình thành thì vốn đầu tư cho phát triển du lịch bao gồm: nguồn vốn trongnước và nguồn vốn nước ngoài
2.2.2.1 Nguồn vốn trong nước
Nguồn vốn trong nước thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia Nó baogồm: nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn từ các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầuđầu tư trong lĩnh vực du lịch
a) Nguồn vốn nhà nước
Nguồn vốn ngân sách nhà nước
Nguồn vốn ngân sách nhà nước chính là nguồn chi của ngân sách nhà nướccho đầu tư Đây là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong toàn bộ khối lượng vốnđầu tư, góp phần tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thúc đẩy đầu tư của mọithành phần kinh tế Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu
tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các
dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xâydựng đô thị và nông thôn Các khoản thu từ thuế được đóng góp vào ngân sách Nhà
Trang 38nước và từ đó Nhà nước tiến hành chi ngân sách cho các địa phương.
Du lịch là một ngành kinh tế của quốc gia, vì vậy Chính phủ phải quan tâmđến việc đầu tư phát triển du lịch Điều đó có nghĩa là ngân sách nhà nước phảidành một phần để đầu tư phát triển du lịch Nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu
tư phát triển du lịch bao gồm: ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương
Ngân sách Trung ương chủ yếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng đòi hỏi nguồn vốnrất lớn, thời gian thu hồi vốn lâu hoặc không có khả năng thu hồi vốn Ngoài ra,nguồn vốn ngân sách Trung ương còn để đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích văn hóa,các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, xúc tiếng quảng bá và đào tạo nguồnnhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng các công trình du lịch
Ngân sách địa phương thường chi đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạtầng do cấp tỉnh quản lý, bảo dưỡng các khu du lịch, hỗ trợ vốn cho các doanhnghiệp… Hiện nay, nguồn vốn ngân sách địa phương thường chiếm tỷ lệ nhiều hơn
so với nguồn vốn ngân sách Trung ương cấp phát hàng năm Điều này thể hiện sựchủ động trong đầu tư phát triển du lịch của địa phương
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hayhoạt động công ích, do Nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối trongdoanh nghiệp để nhà nước có thể chi phối hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt cácmục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu bao gồm từ khấu hao tàisản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước Trong quá trình đầu tưphát triển du lịch thì nguồn vốn này cũng có những đóng góp nhất định
b) Nguồn vốn từ các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực du lịch
Cùng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đầu tư từ các cá nhân,doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực du lịch có ý nghĩa rất quantrọng
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch để có vốn đầu tưphát triển ngoài số vốn chủ sở hữu thì các doanh nghiệp có thể vay vốn tín dụng,
Trang 39phát hành cổ phiếu và trái phiếu… Các doanh nghiệp này thường tập trung vàophát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và sản phẩm du lịch Tùy theo doanh nghiệp kinhdoanh ở lĩnh vực nào trong lĩnh vực du lịch mà doanh nghiệp quan tâm đầu tư về cơ
sở vật chất kỹ thuật cụ thể của lĩnh vực đó Chẳng hạn như: các doanh nghiệp kinhdoanh lữ hành du lịch đầu tư chủ yếu vào các văn phòng và các trang thiết bị vănphòng, các phương tiện thông tin liên lạc Các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển
du lịch đầu tư chủ yếu vào các phương tiện vận chuyển… Nguồn vốn đầu tư cho cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú chính là từ các doanh nghiệp kinh doanh kháchsạn, dịch vụ lưu trú
Đối với các cá nhân cũng có thể tham gia vào hoạt động đầu tư phát triển dulịch dưới các hình thức gián tiếp như mua cổ phiếu, trái phiếu… Nguồn này lấy từtiết kiệm của dân cư Ngoài ra, các cá nhân đầu tư vào phát triển du lịch như xâydựng các nhà nghỉ, nhà hàng, các gian hàng lưu niệm, nâng cấp các thuyền dulịch…
2.2.2.2 Nguồn vốn nước ngoài
Bên cạnh nguồn vốn trong nước thì nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cũngchiếm một vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch của tỉnh Có thể nói đây làmột nguồn ngoại lực mà nếu tranh thủ được nó để kết hợp với nội lực sẵn có từtrong nước thì sẽ tạo nên một động lực phát triển to lớn
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài là toàn bộ phần tích lũy của cá nhân, doanhnghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động được vào quátrình đầu tư phát triển của nước sở tại
Theo tính chất luân chuyển vốn có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoàitheo các hình thức sau:
Nguồn vốn ODA: là nguồn vốn phát triển do các tổ chức và các chính phủ
nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): đây là nguồn vốn quan trọng
cho đầu tư phát triển không chỉ đối với nước nghèo mà cả các nước công nghiệpphát triển Việc tiếp nhận nguốn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhậnvốn Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư nhà đầu tư nhận được phần lợi nhuậnđích đáng khi việc đầu tư đạt hiệu quả Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn
Trang 40bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận đầu tư nên nó có thể thúc đẩy phát triểnngành nghề mới, đặc biệt là những ngành kỹ thuật cao, công nghệ cao hay vốn lớn.
Vì vậy nguồn vốn này có ý nghĩa cực kỳ to lớn đố với sự nghiệp công nghiệp hóahiện đại hóa
Đối với ngành du lịch, nguồn vốn nước ngoài góp phần bổ sung nhu cầu vốnđầu tư ngày càng cần thiết cho đầu tư phát triển du lịch Dòng đầu tư nước ngoàichảy vào còn mang theo khoa học công nghệ, kỷ thuật, mức thu nhập cao cho nơitiếp nhận vốn, tạo công ăn việc làm cho người dân Nguồn vốn nước ngoài đầu tưvào du lịch tập trung vào một số lĩnh vực sau: sân gold, xây dựng khách sạn, khunghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, vận chuyển và lữ hành…
2.2.3 Nội dung đầu tư phát triển du lịch
Hoạt động đầu tư phát triển du lịch bao gồm nhiều nội dung, tùy theo cáchtiếp cận Sau đây là nội dung đầu tư phát triển xét theo hạng mục đầu tư
2.2.3.1 Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch
Hạ tầng du lịch có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch
Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là những nhân tố quan trọng hàng đầu.
Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định Điều nàyphụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạtầng kinh tế, tuy nhiên hiện nay đã có một số phương tiện giao thông được sản xuấtvới mục đích chủ yếu phục vụ du lịch Giao thông du lịch, công ty du lịch và kháchsạn du lịch là ba trụ cột lớn của ngành du lịch Giao thông du lịch chủ yếu được cấutạo bằng bốn loại phương tiện hiện đại lớn: đường bộ, hàng không, đường thủy,đường sắt Mỗi loại giao thông có những đặc trưng riêng biệt Giao thông bằng ô tôtạo điều kiện cho khách dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn Giao thông đường sắt rẻtiền nhưng chỉ đi theo những tuyến cố định Giao thông đường hàng không rấtnhanh, rút ngắn thời gian đi lại nhưng đắt tiền Giao thông đường thuỷ tuy chậmnhưng có thể kết hợp với việc tham quan giải trí dọc theo sông hoặc ven biển Bốnhình thức giao thông hiện đại lớn bổ sung ưu thế cho nhau, nhịp nhàng pháttriển.Đầu tư cho phát triển giao thông cũng tập trung chủ yếu vào bốn hình thức kể