Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước, các bộ ngành

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 70)

Phát triển hoạt động CVTD là một xu thế tất yếu đối với các NHTM Việt Nam hiện nay bởi những lợi ích to lớn mà nó đem lại không chỉ đối với người tiêu dùng, với bản thân ngân hàng, với nhà sản xuất mà còn với cả nền kinh tế- xã hội. Do đó, nhà nước cũng như các cơ quan quản lý cần tạo điều kiện hỗ trợ mọi mặt để loại hình cho vay này ngày càng phát triển.

Kiến nghị 1:Nhà nước cần ổn định môi trường vĩ mô

Trước hết, Nhà nước cần xác định rõ chiến lược thúc đẩy và phát triển kinh tế theo hướng phát triển các ngành mũi nhọn, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các dịch vụ. Như vậy, sẽ góp phần đáng kể vào việc gia tăng mức cung về hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng đáp ứng được mức cầu ngày càng tăng của dân cư. Ngoài ra, việc củng cố cơ cấu ngành một cách hợp lý sẽ giảm bớt tình trạng thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Không chỉ vậy, Nhà nước cũng cần đưa ra các chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ổn định môi trường kinh tế- chính trị - xã hội tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nâng cao thu nhập và mức sống dân cư, thúc đẩy cầu về hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng.

Kiến nghị 2:Hoàn thiện môi trưòng pháp lý

Luật pháp Việt Nam đã tạo ra một cơ sở pháp lý cần thiết ban đầu cho hoạt động CVTD nhưng sự cụ thể của luật mới là căn cứ pháp lý vững chắc nhất để các TCTD yên tâm hoạt động, kinh doanh. Các nước phát triển trên thế giới đều đã xây dựng hệ thống Luật Tín dụng tiêu dùng chặt chẽ, khoa học và đó là điều kiện thuận lợi để hoạt động Tín dụng tiêu dùng ở các nước này phát triển nhanh chóng. Do đó, việc trước mắt là Nhà nước cần sớm ban hành Luật Tín dụng tiêu dùng để tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM đẩy mạnh

và phát triển hoạt động CVTD. Môi trường pháp lý có ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của ngân hàng, nhất là hiện nay các văn bản pháp luật về Tín dụng ngân hàng vẫn còn rất chung chung, chưa sát với thực tế và còn nhiều bất cập. Để giúp cho hoạt động CVTD phát triển hơn nữa, Nhà nước cần chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm nhanh chóng soạn thảo và ban hành Luật Tín dụng tiêu dùng làm hành lang pháp lý vững chắc để các NHTM yên tâm hơn trong quá trình mở rộng hoạt động này. Thêm vào đó, Nhà nước cũng như các cơ quan pháp luật cần thống nhất, sửa đổi những hạn chế của một số luật có liên quan đến hoạt động CVTD như: Luật đất đai, Luật dân sự…Có như vậy mới tránh được các khúc mắc và tranh chấp trong quá trình thẩm định giải quyết cho vay của ngân hàng, góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý ở nước ta.

Kiến nghị 3. Nhà nước cần hỗ trợ các NHTM trong việc phổ cập các thông tin về hoạt động CVTD

Thực tế cho thấy hoạt động CVTD chỉ xuất hiện trên báo, đài, các phương tiện thông tin khi ngân hàng có nhu cầu quảng cáo và tự mình đề nghị với các tờ báo hay đài phát thanh, đài truyền hình. Tuy nhiên, với cách làm như vậy vẫn chưa tác động nhiều đến nhận thức của người dân và đây cũng là một khoản chi phí không nhỏ cho ngân hàng.

Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các NHTM trong việc phổ cập các thông tin về hoạt động CVTD đến với mọi người bằng nhiều cách như:

Yêu cầu các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí làm các chương trình tài liệu, viết bài giới thiệu, quảng bá về tín dụng tiêu dùng. Như vậy, vai trò cũng như tiện ích của loại hình cho vay này sẽ được đông đảo mọi người biết đến hơn, qua đó khơi dậy nhu cầu của họ, góp phần thúc đẩy hoạt động CVTD của ngân hàng phát triển hơn nữa.

3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Kiến nghị 1. Ngân hàng Nhà nước cần sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp luật quy định riêng về hoạt động CVTD

Các NHTM hiện nay vẫn phải dựa vào các văn bản pháp luật chung chung của NHNN và xây dựng cho mình những quy định riêng về hoạt động này nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động CVTD cũng như quy định về các loại hình sản phẩm, dịch vụ của nó để tạo cơ sở pháp lý thống nhất và bảo vệ quyền lợi cho các NHTM.

Kiến nghị 2. NHNN cần thành lập và phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng

Ở nước ta hiện nay, hệ thống thông tin liên ngân hàng vẫn chưa thực sự được quan tâm phát triển trong khi đây là yêu cầu tất yếu để tiến đến một hệ thống ngân hàng hiện đại. Hệ thống thông tin liên ngân hàng sẽ giúp cho các ngân hàng truy cập các thông tin liên quan đến lĩnh vực ngân hàng cũng nhưcác thông tin về khách hàng một cách nhanh chóng, qua đó thúc đẩy mối liên hệ hợp tác giữa các ngân hàng với nhau.

Kiến nghị 3. NHNN cần tăng cường giám sát đối với các NHTM và các TCTD

NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát các NHTM và các TCTD khác nhằm sớm phát hiện ra và chấn chỉnh những sai sót, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, phòng ngừa những tổn thất …Đồng thời NHNN cũng cần có những chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với các ngân hàng thực hiện tốt cũng như các ngân hàng vi phạm luật nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.

Kiến nghị 4. NHNN cần có biện pháp tích cực hơn nữa đến việc nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng

NHNN với vai trò lãnh đạo các NHTM nên đứng ra tổ chức thêm nhiều đợt tập huấn nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng, nhất là

đối với những hoạt động mới phát triển gần đây như hoạt động CVTD. Đặc biệt các nhóm CBTD phụ trách về mảng hoạt động CVTD cần phải được trang bị một số kỹ năng và kiến thức về thị trường nhà đất, thị trường động sản và bất động sản, kỹ năng thu thập và phân tích thông tin để đánh giá về khách hàng, thu nhập của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng.

3.4.3. Kiến nghị với các cấp có liên quan

Để hoạt động CVTD đạt hiệu quả cao thì rất cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng tại địa phương như UBND phường, xã, các cơ quan quản lý nơi có khách hàng vay vốn …Những cơ quan này phải hợp tác, cung cấp thông tin đầy đủ chính xác thì ngân hàng mới đưa ra được các quyết định tín dụng đúng đắn.

Các cơ quan chức năng cua Nhà nước cũng cần chấn chỉnh hoạt động của mình trong phạm vi có liên quan như việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản làm bảo đảm tín dụng hay quá trình xử lý các tài sản này để thu hồi nợ…Các cơ quan này cần hạn chế các sai sót tiêu cực gây bất lợi cho ngân hàng. Trong thực tế, vẫn có không ít một số cán bộ làm ăn quan liêu, cố tình gây trở ngại, khó khăn khi khách hàng phải làm chứng nhận các giấy tờ để làm thủ tục vay vốn ở ngân hàng. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong việc xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ được diễn ra thuận lợi. Nhà nước nên xoá bỏ các thủ tục rườm rà, không cần thiết để tránh tình trạng nhiều qui định chặt chẽ quá mức cần thiết, trong khi nhiều một số qui định lại quá lỏng lẻo tạo khe hở cho một số cá nhân lợi dụng.

3.4.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam

Kiến nghị 1: Nâng cao mức cho vay tối đa và kéo dài thời hạn cho vay đối với CBCNV

Trong thực tế, mức cho vay tối đa hiện nay mà NHCT Việt Nam qui định còn nhỏ và chưa phù hợp. Một mặt, nó làm giảm tính cạnh tranh của ngân

hàng mình với ngân hàng đối thủ khi họ có mức cho vay tối đa lớn hơn ngân hàng mình. Mặt khác, với khoản tiền không lớn vay được từ ngân hàng thì người vay cũng khó có thể thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng lớn như: Mua sắm nhà, đất, ôtô…

Kiến nghị 2.Giảm bớt những giấy tờ không cần thiết trong hồ sơ vay để tạo sự đơn giản về thủ tục cho người vay

Kiến nghị 3. Cho phép triển khai thực hiện cho vay trả góp đối với CBCNV và hộ gia đình có thu nhập thấp nhưng có tài sản đảm bảo

KẾT LUẬN

Nhìn chung, tuy hoạt động CVTD mới chỉ được phát triển trong những năm gần đây ở Việt Nam, nhưng nó đã mang lại những hiệu quả kinh tế-xã hội thiết thực không những đối với các NHTM mà còn đối với nền kinh tế nói chung. CVTD một mặt trở thành một biện pháp kích cầu hiệu quả, mặt khác, nó khơi thông nguồn vốn, mở rộng đầu ra cho nguồn vốn tại các NHTM. Nhận thấy được vai trò quan trọng của CVTD, SGD I - NHCT Việt Nam trong những năm qua cũng đã triển khai loại hình cho vay này và cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Song song với những những kết quả đạt được thì SGD I - NHCT Việt Nam còn có những hạn chế trong hoạt động CVTD. Những hạn chế này do cả các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến việc phát triển hoạt động này tại đơn vị. Do đó, nếu có những biện pháp khắc phục được những vướng mắc đang tồn tại thì chắc chắn SGD I - NHCT Việt Nam sẽ thành công hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh mới này.

Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng của hoạt động CVTD tại SGD I -NHCT Việt Nam, bài viết này đã nêu rất nhiều phân tích, đánh giá về kết quả đạt được và những hạn chế; Đồng thời, em cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động CVTD tại ngân hàng. Em hi vọng rằng, những biện pháp này sẽ được SGD I - NHCT Việt Nam tham khảo và vận dụng vào hoạt động kinh doanh của mình.

Do hạn chế về nhiều mặt như: Thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo và tiếp xúc thực tế nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị công tác tại SGD I - NHCT Việt Nam đóng góp ý kiến và bổ sung thêm để bài viết được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đào Hùng cùng các cô chú, anh chị công tác tại phòng Khách hàng cá nhân và phòng Tổng hợp và tiếp thị của SGD I - NHCT Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

- Giáo trình Ngân hàng Thương mại (Đại học Kinh tế Quốc dân) - Giáo trình Marketing Ngân hàng ( Học viện Ngân hàng.)

- Tạp chí Ngân hàng.

- Tạp chí Thị trường Tài chính-Tiền tệ.

- Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của SGD1-NHCT Việt Nam.

- Quyết định số 604/QĐ-SDGI-TCHC.

- Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

- Và nhiều tài liệu khác về việc thực hiện hoạt động CVTD của các Ngân hàng Thương mại khác.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...1

* Chương I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...3

1.1: Khái niệm, đối tượng, đặc điểm và chức năng của CVTD...3

1.1.1: Khái niệm CVTD...3

1.1.2: Đối tượng CVTD...4

1.1.3: Đặc điểm của CVTD...5

1.1.4: Vai trò của CVTD...7

1.2: Phân loại CVTD...9

1.2.1: Căn cứ vào mục đích vay vốn...9

1.2.2: Căn cứ theo phương thức hoàn trả...10

1.2.3: Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay...13

1.2.4: Căn cứ vào phương thức cho vay giữa Ngân hàng &Khách hàng Vay vốn...14

1.3: Các nhân tố tác động đến CVTD...19

1.3.1: nhóm các nhân tố khách quan...19

1.3.2: Nhóm các nhân tố chủ quan...21

* Chương II: THỰC TRẠNG CVTD TẠI SGD1-NHCT VIỆT NAM.. 23

2.1: Khái quát về SGD1-NHCT Việt Nam...23

2.1.1: Quá trình hình thành và phát triển ...23

2.1.2: Nghĩa vụ và quyền hạn...24

2.1.3: Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban...25

2.1.4: Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây....29

2.2: Thực trạng CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam...34 2.2.1: các văn bản luật điều chỉnh hoạt động Cho vay tiêu dùng tương

2.2.2: Đối tượng CVTD...35

2.2.3: Quy trình CVTD...36

2.2.4: Các sản phẩm CVTD được áp dụng tại SGD1-NHCTVN...36

2.2.5: Cơ cấu Cho vay tiêu dùng tại SGD1- NHCTVN...38

2.2.6: Quy mô hoạt động CVTD ngày càng mở rộng...43

2.2.7: Chất lượng các khoản CVTD ngày càng cao...46

2.2.8.Lợi nhuận từ hoạt động CVTD cao...48

2.2.9. Hoạt động CVTD còn nhiều hạn chế...49

* Chương III: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CVTD TẠI SGD1- NHCT VIỆT NAM...54

3.1: Xu hướng phát triển hoạt động CVTD trong thời gian tới...54

3.2: Định hướng phát triển CVTD trong thời gian tới...56

3.2.1: Định hướng phát triển chung của SGD1-NHCTVN...56

3.2.2: Định hướng phát triển CVTD của SGD1-NHCTVN...58

3.3: Các giải pháp :...60

3.3.1: Cần có chính sách cụ thể về CVTD...60

3.3.2: Hoàn thiện qui trình CVTD...61

3.3.3:Đa dạng hoá các phương thức CVTD...63

3.3.4: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh...64

3.3.5: Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng...65

3.3.6: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...66

3.3.7: Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng...68

3.4: Các kiến nghị: ...70

3.4.1: Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước, các bộ ngành...70

3.4.2: kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước...72

3.4.3: Kiến nghị với các cấp có liên quan...73

KẾT LUẬN...75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...76

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w