1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU Tự do thương mại quốc tế ở Việt Nam

59 454 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Trung tâm WTO Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 1 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Tự do thương mại quốc tế ở Việt Nam BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 2 NGHIÊN CỨU Tự do thương mại quốc tế ở Việt Nam Tóm tắt Nghiên cứu này phân tích các yếu tố của hệ thống thương mại quốc tế của Việt Nam nhằm đưa ra bức tranh toàn cảnh về diễn tiến hoạt động thương mại quốc tế (TMQT) của Việt Nam; đánh giá các ưu điểm, tồn tại; từ đó đề xuất các giải pháp để tăng cường tự do TMQT tại Việt Nam. Được hiểu là các hoạt động đầu tư, kinh doanh qua biên giới giữa Việt Nam và các nước bên ngoài Việt Nam, tự do TMQT trong Nghiên cứu này được xem xét qua mức độ tự do hóa trong tất cả các khía cạnh thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư. Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá mức độ tự do hóa TMQT được phân thành 03 nhóm: (i) Nhóm các tiêu chí về vai trò của TMQT trong nền kinh tế Việt Nam và tính chủ động trong tận dụng tự do TMQT; (ii) Nhóm các tiêu chí về độ mở của nền kinh tế Việt Nam cho TMQT về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư; (iii) Nhóm các tiêu chí về mức độ kiểm soát hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam từ góc độ chủ thể và các biện pháp sử dụng Trong tổng thể, nếu lấy mốc từ năm 1995, thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, có thể thấy quá trình tự do hóa TMQT ở Việt Nam đến nay đã trải qua 04 giai đoạn, với các dấu mốc là việc tham gia các Hiệp định mở cửa thương mại quan trọng. Giai đoạn 1995-2002 bắt đầu bằng việc Việt Nam gia nhập ASEAN, với dấu ấn quan trọng là ký kết AFTA và Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Giai đoạn từ 2002-2007 là giai đoạn mà Việt Nam đã bước một bước dài trong quá trình hội nhập với việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong khu vực ASEAN, ASEAN+ và đặc biệt là việc gia nhập WTO năm 2007. Trong giai đoạn 2007-nay, quá trình tự do TMQT của Việt Nam có bước chuyển sâu sắc từ chiều rộng sang chiều sâu với việc tiếp tục ký kết các FTA ASEAN+, 02 FTA song phương đầu tiên và đặc biệt là đàm phán một loạt các FTA thế hệ mới với các đối tác quan trọng như TPP, FTA Việt Nam – EU. Theo các tiêu chí đánh giá nói trên thì có thể nói tự do TMQT của Việt Nam trong hai thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu ấn tượng với việc mở cửa nền kinh tế mạnh mẽ thông qua ký kết và thực thi nhiều hiệp định mở cửa thương mại quan trọng, qua đó cắt giảm thuế quan cả ở góc độ MFN và ưu đãi theo FTA; các biện pháp thi thuế đã được loại bỏ phần lớn; điều kiện gia nhập thị trường dịch vụ, đầu tư đã được hạ thấp đáng kể, một số ngành đã mở cửa hoàn toàn; dỡ bỏ hầu hết các điều kiện về chủ thể xuất nhập khẩu và duy trì ở mức hạn chế các biện pháp kiếm soát thương mại. Kết quả là TMQT đã đóng một vai trò lớn trong sự phát triển của nền BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 3 kinh tế cũng như cải cách thể chế kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam được đánh giá là chưa có những tính toán thực sự chủ động trong quá trình hội nhập, và chưa tận dụng được triệt để những lợi ích mà tự do TMQT có thể mang lại. Do đó, đàm phán để đạt được những cam kết mở cửa hợp lý, phù hợp với năng lực cạnh tranh của Việt Nam và xây dựng cơ chế, giải pháp để hiện thực hóa những lợi ích kỳ vọng của mở cửa thương mại là nhiệm vụ trọng tâm trong hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới của Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện bởi Trung tâm WTO – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với sự hỗ trợ tài chính của Dự án Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 4 1. Dẫn nhập Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó tự do hóa hoạt động giao lưu thương mại giữa Việt Nam với thế giới là bước đi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một nền kinh tế mở cửa, với hàng rào cho lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa bên trong với bên ngoài được giảm thiểu, hướng tới tự do thương mại quốc tế là điều kiện cần để Việt Nam xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Nếu như xem việc Việt Nam tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm 1995 là mốc đầu tiên của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thì tới nay quá trình này đã đi được gần 3 thập kỷ.Trong thời gian này, nhiều dấu mốc quan trọng đánh dấu các bước hội nhập của Việt Nam đã được thực hiện như tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN năm 1996, ký kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA) năm 2001, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, tham gia một loạt các Hiệp định thương mại tự do khu vực trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN+…. Quá trình hội nhập đã thực sự mang lại những bước tiến quan trọng của kinh tế Việt Nam trong phát triển nội tại cũng như giúp Việt Nam trở thành một thành tố của nền kinh tế thế giới. Tuy vậy, có thể tham gia thương mại quốc tế một cách chủ động, tự do hóa thương mại thực chất và tận dụng hiệu quả những lợi ích từ quá trình này và tạo hiệu ứng lan tỏa tới các chủ thể kinh tế - xã hội là mục tiêu, cũng là thách thức của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu này tập trung phân tích các yếu tố của hệ thống thương mại quốc tế của Việt Nam, hướng tới các mục tiêu (i) đưa ra bức tranh toàn cảnh về diễn tiến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam;(ii) đánh giá các ưu điểm, tồn tại thương mại quốc tế của Việt Nam; và (iii) đề xuất các giải pháp để tăng cường tự do TMQT tại Việt Nam. 2. Các tiêu chí đánh giá mức độ tự do thương mại quốc tế ở Việt Nam 2.1. Khái niệm Thương mại quốc tế trong Nghiên cứu này được hiểu là các hoạt động đầu tư, kinh doanh qua biên giới giữa Việt Nam và các nước bên ngoài Việt Nam. Thương mại BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 5 quốc tế được thể hiện qua các khía cạnh chủ yếu là thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư. Tự do thương mại quốc tế là mục tiêu hướng tới của hệ thống thương mại toàn cầu hiện nay. Các Hiệp định, Thỏa thuận thương mại song phương, đa phương được đàm phán, ký kết và thực thi đều nhằm tự do hóa từng bước thương mại quốc tế giữa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, giúp các hoạt động thương mại xuyên biên giới được thuận lợi, giảm thiểu các rào cản và các rủi ro khác. 2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ tự do thương mại quốc tế tại Việt Nam Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu, số liệu đã có về thương mại quốc tế và tự do hóa thương mại quốc tế trên thế giới và ở Việt Nam, Nghiên cứu này sử dụng 03nhóm tiêu chí cơ bản sau đây để đánh giá về tự do thương mại quôc tế ở Việt Nam, bao gồm: Nhóm tiêu chí thứ nhất- Nhóm các tiêu chí về vai trò của thương mại quốc tế trong nền kinh tế Việt Nam, bao gồm: - Vai trò của thương mại quốc tế trong nền kinh tế Việt Nam - Tính chủ động trong tận dụng tự do thương mại quốc tế Nhóm tiêu chí thứ hai- Nhóm các tiêu chí về độ mở của nền kinh tế Việt Nam cho thương mại quốc tế, bao gồm: - Độ mở cửa về thương mại hàng hóa - Độ mở cửa về thương mại dịch vụ - Độ mở cửa về đầu tư Nhóm tiêu chí thứ ba-Nhóm các tiêu chí về mức độ kiểm soát hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam, bao gồm: - Các chủ thể thương mại quốc tế - Các biện pháp kiểm soát thương mại hàng hóa Mỗi tiêu chí được đo lường bằng các chỉ số thành phần cụ thể, với các phương pháp đo lường và ý nghĩa như nêu trong Bảng kèm theo Tiêu chí Chỉ số đo lường/đánh giá Ý nghĩa Nguồn số liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 6 I. Nhóm các tiêu chí về vai trò của thương mại quốc tế (TMQT) trong nền kinh tế Việt Nam 1. Vai trò của thương mại quốc tế trong nền kinh tế Việt Nam Đánh giá vai trò của xuất nhập khẩu trong nền kinh tế theo các chỉ số: - Thay đổi thể chế - Giá trị và tốc độ tăng của xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài - Mức độ đa dạng hóa đối tác, thị trường Xuất nhập khẩu hàng hóa là phần quan trọng và nhân tố đầu tiên của tự do TMQT. Vai trò của hoạt động này càng lớn trong nền kinh tế, mức độ đa dạng hóa thị trường và đối tác càng cao càng cho thấy mức độ mở của nền kinh tế nói chung với TMQT Số liệu xuất – nhập khẩu từng thời kỳ Số liệu GDP từng thời kỳ Số liệu về các đối tác mà Việt Nam có quan hệ thương mại Số liệu về các loại sản phẩm mà Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu 2. Tính chủ động trong tận dụng tự do thương mại quốc tế Đánh giá mức độ chủ động trong tự do hóa TMQT và hiệu quả tận dụng các cam kết tự do hóa TMQT theo các chỉ số: - Tính chủ động trong mở cửa TMQT của Nhà nước - Hiệu quả tận dụng tự do hóa thương mại ở Việt Nam Việc tham gia các cam kết mở cửa càng chủ động thì hiệu quả hội nhập càng tốt hơn. Nhóm chủ thể nào càng có kết quả sản xuất kinh doanh trong TMQT cao thì chủ thể có được cho là càng tận dụng được hiệu quả của tự do TMQT Số liệu về xuất nhập khẩu phân theo nhóm chủ thể Số liệu về hiệu quả các cạnh tranh theo nhóm chủ thể II. Nhóm các tiêu chí về độ mở của nền kinh tế Việt Nam cho thương mại quốc tế 3. Độ mở cửa về thương mại hàng hóa Đánh giá mức độ mở cửa của nền kinh tế trong lĩnh vực thương mại hàng hóa (xuất nhập khẩu) thông qua các Chỉ số: Số lượng Các dòng thuế quan đối với các loại hàng hóa nhập khẩu càng được cắt giảm, loại bỏ nhiều thì rào cản thương mại về thuế Số liệu về số lượng dòng thuế cắt giảm qua các cam kết mở cửa Số liệu về mức độ cắt giảm thuế quan qua BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 7 và mức độ cắt giảm các dòng thuế quan quan (loại rào cản lớn nhất) càng thấp, nền kinh tế càng mở với thế giới các cam kết mở cửa 4. Độ mở cửa về thương mại dịch vụ Đánh giá mức độ mở cửa của nền kinh tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ (điều kiện để các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài gia nhập thị trường) thông qua các Chỉ số: Số lượng và các điều kiện mở cửa các phân ngành dịch vụ Số lượng các phân ngành dịch vụ được cam kết mở cửa càng nhiều, các điều kiện mở cửa càng ít thì rào cản thương mại về dịch vụ càng thấp, nền kinh tế càng mở với thế giới Số liệu về số lượng phân ngành dịch vụ qua các cam kết mở cửa Số liệu về các điều kiện mở cửa dịch vụ qua các cam kết 5. Độ mở cửa về đầu tư Đánh giá mức độ mở cửa của nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư (điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường) thông qua các Chỉ số: Số lượng đầu tư nước ngoài (chủ thể, vốn) và các điều kiện đầu tư Số lượngvốn, dự án đầu tư nước ngoài càng lớn, các điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài càng ít thì rào cản đầu tư càng thấp, nền kinh tế càng mở với thế giới Số liệu về số vốn, dự án, khu vực lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam Số liệu về số vốn, dự án, khu vực lãnh thổ đầu tư mà Việt Nam đang đầu tư Các cam kết về điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài III. Nhóm các tiêu chí về mức độ kiểm soát hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam 6.1. Các chủ thể thương mại quốc tế Đánh giá khả năng tham gia vào TMQT của các chủ thể thông qua chỉ số về các chủ thể xuất nhập khẩu (điều kiện áp dụng) Số lượng các hạn chế về chủ thể xuất nhập khẩu càng ít, số lượng các chủ thể thực tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu càng Các quy định về điều kiện với các chủ thể tham gia xuất nhập khẩu Số lượng các chủ thể tham gia xuất nhập BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 8 lớn thì mức độ tự do về chủ thể trong TMQT càng cao khẩu 7. Các biện pháp kiểm soát thương mại hàng hóa Đánh giá mức độ kiểm soát (can thiệp) của Nhà nước vào hoạt động TMQT thông qua các chỉ số: - các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ (TBT-SPS) - các biện pháp phòng vệ thương mại - các biện pháp kiểm soát về xuất nhập khẩu khác Các biện pháp có tính kiểm soát đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu càng hạn chế thì mức độ tự do hóa TMQT càng lớn - Số về các hàng rào kỹ thuật – vệ sinh dịch tễ (TBT-SPS) - Số liệu về các biện pháp phòng vệ thương mại - Số liệu về các biện pháp kiểm soát về xuất nhập khẩu khác 3. Các giai đoạn của quá trình tự do thương mại quốc tế tại Việt Nam Xét một cách chặt chẽ, trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam, hoạt động ngoại thương đã có từ lâu. Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, năm 1978 Việt Nam đã tham gia vào Hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV hoặc COMECON) – một hình thức hỗ trợ thương mại và ngoại thương giữa các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, quan hệ này không mang tính cạnh tranh kinh tế thuần túy, ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các quan hệ chính trị, tính mệnh lệnh, hỗ trợ cao, được điều chỉnh bằng các biện pháp hành chính là chủ yếu (giấy phép xuất – nhập khẩu, yêu cầu hạn ngạch cụ thể, chế độ tỷ giá riêng…), do đó làm méo mó bản chất thương mại của các quan hệ này. Khi Việt Nam bước sang thời kỳ Đổi mới, với việc chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, hoạt động ngoại thương cũng bắt đầu được đẩy mạnh, trên cơ sởtừng bước thiết lập quan hệ thương mại bình thường, đa dạng hóa đối tác hơn nhiều so với trước đây. BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 9 Quá trình hội nhập thực sự được bắt đầu vào thập niên 90 của thế kỷ trước với những bước đi thận trọng nhưng tương đối hiệu quả. Đầu những năm 90, Việt Nam khai thông lại quan hệ với các thiết chế tài chính tiền tệ quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) sau 15 năm gián đoạn (1976-1992). Sau đó, Việt Nam cũng bắt đầu đẩy mạnh sự hiện diện của mình trong các mô hình hợp tác kinh tế quốc tế như tăng cường vai trò trong Liên Hợp Quốc (mà Việt Nam đã là thành viên từ năm 1977 nhưng sự tham gia khá mờ nhạt), đồng sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998. Việt Nam cũng đồng thời tăng cường quan hệ đối ngoại và liên kết quốc tế trong nhiều lĩnh vực, trong đó có thương mại, với các nước và tổ chức trên thế giới thông qua việc ký kết các thỏa thuận, hiệp định, điều ước quốc tế thiết lập quan hệ hợp tác và thừa nhận lẫn nhau trong các khía cạnh cụ thể. Xét trong khuôn khổ của tự do hóa thương mại, với các cam kết cụ thể mở cửa thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư thì quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được chính thức đánh dấu bằng việc tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm 1995. Hai sự kiện này, diễn ra đồng thời trong năm 1995, đã trở thành một dấu mốc cực kỳ quan trọng, mở lối cho Việt Nam hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và xây dựng quan hệ thương mại bình thường với Hoa Kỳ và tiếp theo đó là với tất cả các nước trên thế giới với ảnh hưởng từ Hoa Kỳ. Kể từ dấu mốc năm 1995 này, có thể phân đoạn quá trình tự do hóa thương mại ở Việt Nam đến nay thành qua 03 thời kỳ, với các dấu mốc là việc tham gia các Hiệp định mở cửa thương mại quan trọng mà Chính phủ Việt Nam thực hiện. 3.1. Giai đoạn 1995-2000 Đây được xem là giai đoạn sơ khởi, tạo nền tảng cho quá trình tự do thương mại quốc tế của Việt Nam. Giai đoạn này bắt đầu bằng việc Việt Nam gia nhập ASEAN (năm 1995) cho đến khi trước khi Việt Nam ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (năm 2001). Trong giai đoạn này, Việt Nam đã có thỏa thuận mở cửa thương mại đầu tiên và cho đến thời điểm này (2014) vẫn là “tự do” nhất của mình: Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA) (năm 1996). Trên thực tế, Việt Nam chỉ thực sự cắt giảm thuế quan từ năm 1999 khi nhóm các mặt hàng đầu tiên được cắt BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 10 giảm thuế quan theo cam kết trong CEPT của Việt Nam.Tuy nhiên, tham gia CEPT/AFTA, Việt Nam lại được hưởng các ưu đãi thuế quan theo CEPT/AFTA khi xuất khẩu vào các nước trong khu vực (6 nước ban đầu của ASEAN) ngay khi gia nhập. Điều này đã thực sự mang lại những bước chuyển đặc biệt tích cực cho thành tích hội nhập và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn này. Cần phải thừa nhận rằng việc tham gia của Việt Nam vào CEPT/AFTA khá thụ động, như một bước tiếp theo của việc gia nhập ASEAN một năm trước đó và vì vậy không thực sự là một bước hội nhập được tính toán đầy đủ. Mức độ cam kết cũng như lộ trình mở cửa của Việt Nam trong CEPT/AFTA cũng tương đối hạn chế so với các đối tác khác trong khu vực. Mặc dù vậy, bài kiểm tra cho tự do hóa thương mại đầu tiên của Việt Nam trên thực tế may mắn diễn ra một cách suôn sẻ, mức độ mở cửa và cam kết mở cửa cho đến nay vẫn là mạnh nhất và vì vậy là một bàn đạp tốt cho các bước tiếp theo của quá trình hội nhập sau này. Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đã thực hiện những chuẩn bị đầu tiên cho các giai đoạn hội nhập tiếp theo: nộp Đơn gia nhập WTO năm 1995, đàm phán và ký kết các Hiệp định bảo hộ đầu tư, thương mại song phương đầu tiên, bắt đầu đàm phán Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) năm 1996… Trong số này, đáng kể là quá trình đàm phán BTA Việt Nam – Hoa Kỳ với những tác động sâu và những bài học kinh nghiệm quan trọng cho các giai đoạn hội nhập tiếp theo của Việt Nam. Sau 11 Vòng đàm phán trong suốt 4 năm, với những nội dung đàm phán rộng, phức tạp mà lần đầu tiên Việt Nam biết đến, với một đối tác kinh tế hàng đầu thế giới, nhiều đòi hỏi và đầy kinh nghiệm, BTA được cho là cơ hội cọ sát của Việt Nam trong đàm phán tự do hóa thương mại quốc tế. 3.2. Giai đoạn từ 2001-2007 Sau những bước đi ban đầu, giai đoạn 2001-2007 được xem là giai đoạn tăng tốc trong quá trình hội nhập của Việt Nam với việc ký kết và thực thi BTA với Hoa Kỳ (2001), đàm phán và ký kết 06 Hiệp định thương mại tự do (chủ yếu là các FTA ASEAN+), đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định bảo hộ đầu tư, thương mại và cuối cùng là đàm phán và gia nhập WTO. [...]... trình tự do hóa thương mại quốc tế của Việt Nam Có thể nói, tự do thương mại quốc tế là mục tiêu hướng tới của hệ thống thương mại toàn cầu hiện nay Là một nền kinh tế nhỏ, đang trong giai đoạn chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, và chỉ mới hội nhập thực sự trong thời gian ngắn, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do thương mại quốc tế là đòi hỏi, đồng thời cũng là thách thức Việt Nam trong... 07 Hiệp định thương mại tự do, 88 Hiệp định thương mại song phương, 54 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 61 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Bảng – Các Hiệp định Thương mại Tự do mà Việt Nam đã ký kết 8 FTA Việt Nam đã ký kết 1 Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) (1996) 2 Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) (2004) 3 Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) (2006)... kết hội nhập và tự do hóa thương mại quốc tế 4.2.2 Đánh giá về hiệu quả tận dụng tự do hóa thương mại ở Việt Nam Từ những phân tích về mức độ tăng trưởng và đóng góp của các hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài nói trên, có thể thấy thương mại quốc tế và tự do hóa thương mại quốc tế đã mang tới những hiệu quả không thể phủ nhận đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam Tuy nhiên, xét một cách chi... là một điểm cộng cho quá trình tự do hóa thương mại quốc tế của Việt Nam 12 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đặc biệt, ở nửa sau của giai đoạn này, Việt Nam bắt đầu tham gia vào những đàm phán thương mại tự do thế hệ mới, với tiêu chuẩn tự do hóa cao nhất cho tới thời điểm này như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tư do Việt Nam – Khối EFTA Đàm phán Hiệp... bối cảnh nền kinh tế toàn cầu Cũng giống như thông lệ quốc tế, quá trình tự do hóa thương mại quốc tế ở Việt Nam được thể hiện qua các khía cạnh chủ yếu là thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư qua biên giới theo các nguyên tắc tự do hóa đã được thừa nhận chung trên thế giới Trong tổng thể, ba thập kỷ trở lại đây có thể xem là thời gian quá trình tự do hóa thương mại ở Việt Nam diễn ra mạnh... mại và vì vậy độ mở cửa của nền kinh tế về thương mại hàng hóa phản ánh khá rõ nét mức độ tự do hóa thương mại quốc tế của một nền kinh tế Ở Việt Nam, quá trình tự do hóa thương mại quốc tế cũng bắt đầu bằng mở cửa thương mại hàng hóa và có thể nói rằng quá trình này đến nay đã đi được một chặng đường dài với 02 bước ngoặt cơ bản: mở cửa theo WTO và mở cửa theo các FTA - Cam kết mở cửa thị trường hàng... quốc tế của Việt Nam 4.1 Vai trò của thương mại quốc tế trong nền kinh tế Việt Nam Với các bước đi liên tục và mở rộng cả về phạm vi và đối tác, qua gần 3 thập kỷ hội nhập, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong tự do hóa thương mại 14 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Kết quả của các bước hội nhập này là nền kinh tế Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế mở, với mức độ tự do hóa tương đối mạnh mẽ so với các... trong cách Việt Nam tham gia và các thỏa thuận tự do hóa thương mại cũng như tận dụng các lợi ích từ các cam kết Điều này khiến cho quá trình tự do hóa thương mại ở Việt Nam chưa đạt được những lợi ích kỳ vọng và vì vậy trong những nỗ lực tiếp tục tự do thương mại giai đoạn tới cần được chú ý triển khai một cách thực chất và hiệu quả hơn 4 Đánh giá về hiệu quả tự do thương mại quốc tế của Việt Nam 4.1... Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)(2008) 5 Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) (2009) 6 Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia và New Zealand (AANZFTA) (2010) 7 Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA) (2010) 8 Hiệp định Thương mại Tự do Vietnam – Chile (VCFTA) (2012) Trên thực tế, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và thế giới đang ngày càng mở rộng cả về... kinh tế quốc tế 4.2 Trong tổng thể, quá trình hội nhập, tự do hóa thương mại của Việt Nam diễn ra tương đối mạnh mẽ, đồng thời với những nỗ lực xây dựng nền kinh tế thị trường trong nội địa của Việt Nam và đã tạo ra những hiệu quả cộng hưởng cho quá trình này Vì vậy, ở Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng tự do hóa thương mại quốc tế là quá trình tự thân, theo yêu cầu nội tại của nền kinh tế và theo các . Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 1 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Tự do thương mại quốc tế ở Việt Nam BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 2 NGHIÊN CỨU Tự do thương mại quốc tế ở Việt Nam Tóm. nghiên cứu, số liệu đã có về thương mại quốc tế và tự do hóa thương mại quốc tế trên thế giới và ở Việt Nam, Nghiên cứu này sử dụng 03nhóm tiêu chí cơ bản sau đây để đánh giá về tự do thương mại. tự do thương mại quốc tế ở Việt Nam 2.1. Khái niệm Thương mại quốc tế trong Nghiên cứu này được hiểu là các hoạt động đầu tư, kinh doanh qua biên giới giữa Việt Nam và các nước bên ngoài Việt

Ngày đăng: 05/04/2015, 17:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w