KẾT CẤU NỘI DUNG• Chương I: Khái quát chung về đầu tư, nguồn vốn đầu tư để đổi đất lấy cơ sở hạ tầng • Chương II: Thực trạng thực hiện chương trình Đổi đất lấy cơ sở hạ tầng thời gian
Trang 1TIỂU LUẬN NHÓM 3
Đề tài tiểu luận QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI
ĐẤT LẤY CƠ SỞ HẠ TẦNG
Trang 2KẾT CẤU NỘI DUNG
• Chương I: Khái quát chung về đầu tư,
nguồn vốn đầu tư để đổi đất lấy cơ sở hạ tầng
• Chương II: Thực trạng thực hiện chương
trình Đổi đất lấy cơ sở hạ tầng thời gian qua trong giai đoạn 2005-2010
• Chương III: Những Giải pháp và kiến
nghị nhằm thực hiện có hiệu quả việc đổi đất lấy cơ sở hạ tầng
Trang 3Chương I: Khái quát chung về đầu
tư, nguồn vốn đầu tư để đổi đất lấy
• 1.3 Phân loại Nguồn vốn đầu tư
• 1.4 Các nguồn huy động vốn đầu tư chính
• 1.5 Bản chất của nguồn vốn đầu tư
• 1.6.Đầu tư công trình hạ tầng
Trang 41.1.Khái quát chương trình đổi
đất lấy hạ tầng
1.1.1.Sự cân thiết ra đời chương trình đổi đất lấy hạ
tầng
- Để đảm bảo “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng
dân chủ văn minh”
- nước ta chủ trương thực hiên chiến lược phát triển, tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo, thực hiện công
bằng xã hội; ưu tiên phát triển các vùng động lực, các ngành kinh tế chủ chốt, tạo nguồn thu cho ngân sách, có tích lũy để có điều kiện vật chất hỗ trợ cho vùng khó
khăn
- Hoạt động của chương trình nhằm ra sự phát triển cân đối kinh tế giữa các vùng, các ngành, các địa phương
Trang 51.1.Khái quát chương trình đổi
Thực hiện công bằng xã hội được thể hiện trên mọi phương diện, trong đó việc tạo cơ hội cho mọi tầng lớp dân cư thuộc mọi vùng miền có điều kiện tham gia vào quá trình phát triển là hết sức cần thiết, thể hiện trên các mặt: được bình đẳng trong việc đầu
tư phát triển hạ tầng, hỗ trợ sản xuất,phát triển kinh tế, văn hoá, giải quyết vấn đề xã hội, cải thiện cuộc sống
• Tạo bước đi ban đầu để tăng tính hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư.
• Việc lựa chọn những địa bàn xung yếu, những lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ phát triển là nhiệm vụ bức thiết có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển kinh tế - xã hội các khu vực
Trang 61.2 Một số lý luận chung về đầu
tư và đầu tư phát triển
1.2.1 Khái niệm và phân loại đầu tư
a Khái niệm: Đầu tư là sự bỏ ra các nguồn tài lực ở hiện tại vào lĩnh vực kinh tế nhằm đạt được những kết quả về lợi ích kinh tế cao
hơn, có lợi hơn cho nhà đầu tư trong tương lai Hay có thể nói Đầu tư là một quyết định
bỏ vốn trong hiện tại nhằm mục đích đạt
được những lợi ích lâu dài trong tương lai
Trang 71.2 Một số lý luận chung về đầu
tư và đầu tư phát triển
b.Phân loại: 3 loại chính
• - Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền
bỏ tiền ra cho vay hoặc mua chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước hoặc lãi suất phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành
• - Đầu tư thương mại: Đó là sự đầu tư nhằm thu lơi
nhuận do sự chênh lệch giá giữa thời điểm mua và thời điểm bán, là loại đầu tư mà người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn Hai loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư Tuy nhiên,
chúng đều có tác dụng thúc đẩy đầu tư phát triển
•
Trang 81.2 Một số lý luận chung về đầu
tư và đầu tư phát triển
• - Đầu tư phát triển: Là hoạt động đầu tư mà trong đó người có tiền bỏ tiền
ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong
xã hội, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.
* Nhìn chung đề tài chủ yếu nghiên cứu về đầu tư phát triển - loại hình đầu
tư gắn trực tiếp với sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trang 91.2 Một số lý luận chung về đầu
tư và đầu tư phát triển
1.2.2.Vai trò của đầu tư phát triển đối với nền kinh tế:
+ Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu
+ Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế
+ Đầu tư có tác động làm tăng cường khả năng khoa học
và công nghệ của đất nước
+Đầu tư có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+Đầu tư có tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
Trang 101.3 Phân loại Nguồn vốn đầu tư
1.3.1 Nguồn vốn trong nước
Trang 111.4 Các nguồn huy động vốn đầu
Trang 121.5 Bản chất của nguồn vốn đầu
tư
• Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết
kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học Mác - Lênin và kinh tế học hiện đại chứng
minh
• Trong nền kinh tế mở nếu như nhu cầu đầu tư lớn hơn tích luỹ nội
bộ nền kinh tế và tài khoản vãng lai bị thâm hụt thì có thể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài Khi đó đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ
có thể trở thành một trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế Nếu tích luỹ của nền kinh tế lớn hơn nhu cầu đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia
đó có thể đầu tư vốn ra nước ngoài hoặc cho nước ngoài vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế
Trang 131.6.Đầu tư công trình hạ tầng
1.6.1.Khái niệm công trình hạ tầng
Công trình hạ tầng là các công trình được thiết kế và xây dựng tại một địa điểm nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người như nhà ở, đi lại ,học hành chữa bệnh phục vụ sản xuất và dân sinh
1.6.2 Vai trò đầu tư xây dựng công trình hạ tầng
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, làm thay đổi bộ mặt
đô thị đối với Thành phố, khu dân cư
Các công trình hạ tầng góp phần tạo điều kiện công ăn việc làm, nhà ở, xoá đói giảm nghèo, phục vụ nhân dân, giúp trẻ em có trường để học tập, nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân, từ quá trình đó đào tạo ra nguồn nhân lực kế tiếp cho đất nước, tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp thu với các phương thức sản xuất mới, kiến thức khoa học văn hoá xã hội, chủ động vận dụng các kiến thức trên ghế nhà trường vào cuộc sống.
Trang 14Chương II: Thực trạng thực hiện chương
trình Đổi đất lấy cơ sở hạ tầng thời gian qua
trong giai đoạn 2005-2010
2.1 Tổng quan thực trạng về cơ sở hạ
tầng và việc thực hiện chương trình đổi đất lấy cơ sở hạ tầng
2.2 Đánh giá chung
Trang 152.1 Tổng quan thực trạng về cơ sở
hạ tầng và việc thực hiện chương
trình đổi đất lấy cơ sở hạ tầng
+ Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị
+ Những tác động tích cực và không tích
cực của công nghiệp hóa
• Tác động tích cực
• Tác động tiêu cực
Trang 172.2 Đánh giá chung
2.2.2 Những tồn tại cần khắc phục:
- Phá vỡ và mất cân đối quy hoạch đô thị
- Không đảm bảo chất lượng và tiến độ các
- Nguy cơ dễ dẫn đên tham nhũng
- Thất thoát ngân sách nhà nước
Trang 182.2.3 Những thách thức
• đất nông nghiệp đang hạn hẹp dần
• Gây ra nhiều hậu quả
- Thứ nhất,nó thực hiện việc phân tích chi phí- lợi ích
(cost – benefit analysis) qua cơ chế thị trường.Nếu tổng gộp nguyện vọng trả tiền để mua đất chuyển nhượng trong tương lai của các tácnhân thị trường không đủ bù cho chi phí, thì điều đó chứng tỏ dự án là không có ích lợi kinh tế - xã hội, và nên bỏ Ngược lại, nếu tổng số
nguyện vọng trả tiền cao hơn chi phí thực hiện dự án thì nên tiến hành Điều đó cho phép tránh tình trạng lăng phí quan liêu trong xây dựng cơ bản
Trang 192.2.3 Những thách thức
- Thứ hai, nó hướng quyền lực cưỡng chế hành chính vào việc phục vụ lợi ích
xã hội Ai cũng biết là luôn có khó khăn trong việc giải tỏa đất cho xây dựng
cơ bản Những người đang sống trên miếng đất sắp xây cầu đường sẽ kỳ vọng giá trị đất của họ tăng lên sau khi công trình hoàn thành Vì vậy, họ có
thể đòi chính quyền phải trả giá đền bù cao qua việc trì hoãn giải tỏa Cứ
xem việc mở rộng đường Nam kỳ khởi nghĩa ở TP HCM hay hoàn thành đường Liễu giai Hà nội bị đình lại chỉ vì còn một vài chủ hộ nhất quyết
không chịu rời nhà là đủ hiểu Để tránh việc đàm phán phức tạp, chính
quyền nên đi trước một bước nữa và lập ra một thị trường tương lai khác, không phải với những người mua đất sau khi hoàn thành công trình, mà với những người bán đất trước khi thi công Nói rõ ra, thoả thuận đền bù với dân cư ở khu quy hoạch phải được tiến hành trước khi có một kỳ vọng
rõ ràng rằng công trình ở đó sẽ được đưa vào thực hiện
Trang 202.2.4 Nguyên nhân và các bài
học kinh nghiệm
• Trong khi nguồn lực nhà nước có hạn thì việc mở rộng các hình thức đầu tư, để xây dựng kết cấu hạ tầng (chủ yếu là hạ tầng giao thông) là tất yếu
• Tuy nhiên nên khuyến khích các nhà đầu tư tham gia bỏ vốn xây đường rồi tận dụng khai thác chính những con đường đó từ những dịch vụ hai bên đường, thu phí và nhiều hình thức khác chứ không phải theo kiểu “ăn sổi”, đâu có đất là cứ đổi
• Bên cạnh đó là việc quy hoạch đất thiếu chưa hợp lý,
thiếu cơ sở khoa học Bản đồ đất chưa đi liền với bản đồ thổ nhưỡng, khí hậu, sông ngòi của 7 vùng kinh tế
Trang 21CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ
1 Xây dựng khung pháp lý chung cho
cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng”
Trang 221 Xây dựng khung pháp lý chung
cho cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng”
• Nhà nước phải có những quy định pháp lý ngăn chặn tình trạng “Thỏa thuận không chính thức” giữa chủ đầu tư và các cơ quan nhà nước liên quan để định giá đất thấp hơn giá thị trường
• Một giải pháp tích cực nữa là xây dựng các quy định để thuê ngoài các dịch vụ thẩm định giá
qua các tổ chức độc lập có tính cạnh tranh và bằng cách giao quyền cho một ủy ban độc lập xét duyệt giá giao/cấp đất
• Các nhà quản lý phải xác định được giá đất
được tính khi chưa có hạ tầng hay khi đã có hạ tầng
Trang 232 Có các chính sách về đất đai thích hợp với
từng điều kiện của tỉnh, thành phố
• Với các tỉnh chưa có giá đất cao, hợp lý nên hạn chế
việc đổi đất lấy hạ tầng mà thay vào đó là quy hoạch lại, phát triển những đặc thù riêng biệt của tỉnh (đặc biệt là
du lịch) nhằm nâng cao giá đất đến thời điểm thích hợp cho việc bắt đầu đổi đất lấy hạ tầng
• Với các thành phố, quận huyện lớn: khi hạ tầng đã phát triển nhưng cũng cần quy hoạch lại đất đai từ các doanh nghiệp
• Rà soát, thu hồi lại đất từ các doanh nghiệp giữ đất
không đầu tư hay chưa có mức đầu tư hợp lí và nhanh chóng; sau đó giao lại cho những doanh nghiệp có khả năng làm cơ sở hạ tầng cho thành phố bởi có khá nhiều doanh nghiệp sẵn sàng khai thác, sử dụng
Trang 243 Có các chính sách thích hợp,
khuyến khích với chủ đầu tư
• Khi được giao dự án, doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm đền
bù, giải toả… ngược lại, nhà nước có thể hỗ trợ bằng các chính
sách thuế, vay vốn hoặc tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu
• Tổ chức công khai, minh bạch việc đấu thầu đầu tư dự án đất.
• Nhà nước phải ban hành nhiều cơ chế chính sách: lựa chọn nhà đầu tư, ưu đãi hỗ trợ vốn đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ chi phí đầu vào trong quá trình khai thác vận hành dự án
• Song song với thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị còn phải ban hành chi tiết, cụ thể các văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành; chú trọng ban hành
những hướng dẫn cụ thể về điều kiện trợ giá, mức trợ giá và thời gian trợ giá.
• Các cơ quan nhà nước phải phối hợp, hỗ trợ đồng bộ, kịp thời các chủ đầu tư trong quá trình triển khai các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị
Trang 25THANKS YOU FOR YOUR LISTENING