Khái niệm về chính sách

Một phần của tài liệu Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R & D của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách niệm và giải pháp khắc phục (Trang 25 - 28)

4. Phạm vi nghiên cứu

1.5.Khái niệm về chính sách

Thuật ngữ chính sách được sử dụng rất phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên sách báo và trong mọi mặt của đời sống KT-XH. Tuy nhiên, trên thực tế lại có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm chính sách.

Theo Peter Aucoin, “Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do chính phủ tiến hành”.

Theo William Jenkin, “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp đểđạt các mục tiêu đó”.

Theo Charles O. Jones, “Chính sách công là một tập hợp các yếu tố, bao gồm dự định (intentions) mong muốn của chính quyền, mục tiêu/mục đích (objectives/goals) dựđịnh được công bố và cụ thể hoá, đề xuất (proposals) các cách thức để đạt được mục tiêu, các quyết định hay các lựa chọn (decisions or choices) và hiệu lực (effects)”.

Theo Thomas R. Dye, “Chính sách công là cái mà một chính phủ chọn để làm hoặc không làm”.

Theo B. Guy Peter, “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân”.

Theo William N. Dunn, “Chính sách công là một kết hợp phức tạp những lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra”.

Theo James Anderson, “Chính sách là quá trình hành động có mục tiêu mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề mà họ quan tâm”.

Theo Kraft và Furlong, “Chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng. Nó được kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những chương trình”.

Sở dĩ tồn tại đồng thời nhiều khái niệm về chính sách như đã sơ bộ liệt kê ở trên, nguyên nhân là do có nhiều cách tiếp cận khác nhau để xem xét khái niệm về chính sách và cho đến nay trên thế giới, các cuộc thảo luận để đi tới một khái niệm thống nhất về chính sách còn chưa ngã ngũ. Cũng xuất hiện các nhóm khái niệm về chính sách nói chung (do nhà chính trị, quan chức nhà nước, hay nhóm các nhà chính trị đề ra), chính sách công (do chính phủ, chính quyền, nhà nước, cơ quan chức năng nhà nước đề ra) và tuy không nói rõ, nhưng khái niệm về chính sách tư cũng đã được hình thành (ví dụ khi thực hiện quản lý theo ISO/IEC, doanh nghiệp tư nhân cũng phải công bố chính sách về Chất lượng). Từ thực tế chính sách của các quốc gia, các ngành, các địa phương, các tổ chức và qua các cuộc thảo luận trên các diễn đàn nghiên cứu chính sách, tác giả Vũ Cao Đàm đã phân loại những cách tiếp cận quan trọng nhất để xem xét khái niệm chính sách, đó là: tiếp cận chính trị học,

tiếp cận khoa học pháp lý, tiếp cận đạo đức học, tiếp cận xã hội học, tiếp cận nhân học - nhân học xã hội, tiếp cận tâm lý học, tiếp cận kinh tế học, tiếp cận lý thuyết trò chơi, tiếp cận hệ thống và tiếp cận tổng hợp [10].

Theo cách tiếp cận chính trị học, chính sách là tập hợp biện pháp mà một chủ thể quyền lực đưa ra để định hướng xã hội thực hiện mục tiêu chính trị của chủ thể quyền lực.

Theo cách tiếp cận khoa học pháp lý, chính sách là tập hợp biện pháp được thể chế hóa về mặt pháp lý để phân biệt đối xử giữa các nhóm xã hội, điều chỉnh động cơ hoạt động của các nhóm hướng theo mục tiêu phát triển xã hội.

Theo cách tiếp cận đạo đức học, chính sách là sự thể hiện thái độ đối xử phù hợp đạo đức của một chủ thể quyền lực, chủ thể quản lý với đối tượng bị quản lý.

Theo cách tiếp cận xã hội học, chính sách là tập hợp biện pháp do chủ thể quản lý đưa ra, nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhóm xã hội, giảm lợi thế của một hoặc một số nhóm xã hội khác, để thúc đẩy việc thực hiện một hoặc một số mục tiêu xã hội mà chủ thể quyền lực đang hướng tới.

Theo cách tiếp cận nhân học và nhân học xã hội, chính sách là phương tiện tác động đến hàng loạt sinh hoạt văn hoá và xã hội của con người, từ đây dẫn đến những phản ứng của xã hội đối với chính sách và hơn nữa, là những kiến tạo xã hội mới do chính sách dẫn đến.

Theo cách tiếp cận tâm lý học, chính sách là tập hợp biện pháp đối xử ưu đãi đối với nhóm xã hội, nhằm kích thích động cơ hoạt động của nhóm này hướng theo việc thực hiện một hoặc một số mục tiêu của chủ thể quyền lực.

Theo cách tiếp cận kinh tế học, chính sách là tập hợp các biện pháp, các thiết chế kinh tế, tác động trực tiếp hay gián tiếp vào lợi ích kinh tế, kích thích các động cơ hoạt động của con người, của nhóm xã hội.

Theo cách tiếp cận lý thuyết trò chơi, chính sách là một đòn ứng phó của chủ thể quản lý trước tình huống mới của cuộc chơi, phải đảm bảo cho mình luôn thắng trong cuộc chơi, nhưng giữđược quan hệ lâu bền với đối tác.

Theo cách tiếp cận hệ thống, chính sách là công cụ điều hoà hệ thống, nhưng một mặt khác, sự xuất hiện một chính sách cũng làm cho hệ thống xuất hiện một yếu tố mất đồng bộ mới.

Từ các cách tiếp cận khái niệm về chính sách nêu trên, ta có thể rút ra nhận xét rằng dù theo cách tiếp cận nào thì khái niệm chính sách cũng bao hàm các hợp phần chủ yếu như sau: là một tập hợp biện pháp, do một chủ thể ban hành, tác động vào nhóm, các nhóm động lực và nhằm những mục tiêu, mục đích cụ thể.

Trên cơ sở phân tích các cách tiếp cận như trên, tác giả Vũ Cao Đàm đã đề xuất một cách tiếp cận tổng hợp và đưa ra một định nghĩa tổng quát về chính sách như sau: “Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể

quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của nhóm này, định hướng hoạt động của họ

nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ

thống xã hội” [10].

Như vậy, tóm lại có thể hiểu chính sách là một tập hợp biện pháp, có thể là biện pháp tổ chức - hành chính, biện pháp kích thích kinh tế, biện pháp tâm lý - giáo dục, động viên tinh thần, v.v… được thể chế hoá dưới dạng các luật, các pháp lệnh, sắc lệnh; các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư, chỉ thị, quyết định của Chính phủ; hoặc các văn bản quy định của các tổ chức. Các biện pháp này phải tác động được vào động cơ hoạt động của các cá nhân, của các nhóm xã hội đóng vai trò động lực chính sách và hướng hoạt động của các cá nhân và nhóm xã hội này vào một mục tiêu nào đó của hệ thống xã hội. Chính sách có thểđược hoạch định và thực hiện ở nhiều tầng nấc khác nhau, ví dụ chính sách của một đảng, chính sách của một chính phủ, chính sách của Liên hiệp quốc, chính sách của một bộ, ngành, chính sách của chính quyền địa phương, chính sách của một tổ chức, chính sách của một doanh nghiệp, thậm chí là chính sách của một cá nhân, v.v…

Trong định nghĩa tổng quát nêu trên, mối quan hệ giữa chiến lược và chính sách cũng đã được đề cập tới. Theo đó, chiến lược mang nghĩa lựa chọn mục tiêu phát triển, còn chính sách mang nghĩa là một tập hợp các biện pháp đối xử với các nhóm xã hội có liên quan, để thực hiện chiến lược.

Trong luận văn này, khái niệm chính sách được hiểu và vận dụng theo cách

tiếp cận tổng hợp và định nghĩa tổng quát nêu trên.

Một phần của tài liệu Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R & D của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách niệm và giải pháp khắc phục (Trang 25 - 28)