Tác nhân của Nghị định

Một phần của tài liệu Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R & D của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách niệm và giải pháp khắc phục (Trang 43 - 46)

4. Phạm vi nghiên cứu

2.1.4. Tác nhân của Nghị định

Ở đây, cả hai cách tiếp cận là tiếp cận hệ thống và tiếp cận dựa trên tính chất của nhóm xã hội đề xuất chính sách được sử dụng đồng thời, để nhận diện các tác nhân chính của Nghị định 115.

a) Xu hướng mi ca mi quan h gia KH&CN và sn xut, đời sng

Một trong những xu hướng mới nổi bật hiện nay là mối liên kết giữa KH&CN và sản xuất, đời sống ngày càng chặt chẽ; “Độ trễ” trong áp dụng kết quả nghiên cứu ngày càng được rút ngắn, diễn biến nhu cầu sản phẩm KH&CN của sản xuất và đời sống ngày càng đa dạng và mau lẹ. Xu hướng này đòi hỏi tổ chức KH&CN công lập phải chủđộng mở rộng quan hệ, nắm bắt và đáp ứng nhu cầu KH&CN của doanh nghiệp và xã hội, không thể thụ động chỉ thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo kế hoạch do cơ quan Nhà nước giao như trước nay. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng cách tăng cường quyền tự chủ và nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập.

b) Sc ép nâng cao năng lc cnh tranh trong nn kinh tế th trường

Đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu đánh giá về hiện trạng chất lượng đầu ra của hệ thống KH&CN của chúng ta: chưa có nhiều sản phẩm KH&CN có giá trị cao về mặt học thuật, có hiệu quả lớn về mặt kinh tế; nhiều đề tài nghiên cứu sau khi kết thúc, mặc dù được đánh giá tốt và đã nghiệm thu, nhưng không có địa chỉ áp dụng và không chỉ ra được “người hưởng lợi” từ kết quả nghiên cứu; hoạt động KH&CN chưa thiên về phương hướng chủ đạo của thế giới hiện nay là nghiên cứu - triển khai có mục tiêu cho đến khi thương mại hoá kết quả; rất ít kết quả R&D mang thương hiệu trong nước được chuyển giao vào doanh nghiệp, kết quả R&D chưa đóng góp nhiều vào việc nâng cao năng lực công nghệ và năng lực cạnh tranh của nhiều ngành sản xuất, v.v… Trong xu thế chung của hội nhập kinh tế thế giới và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc chúng ta phải có giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam dựa trên kết quả R&D nội địa.

c) Tác nhân t phía đối tượng qun lý

Một bộ phận các tổ chức KH&CN với những người thủ trưởng có năng lực quản lý, học vấn, kinh nghiệm, bản lĩnh và thiện chí đổi mới; một bộ phận nhân lực KH&CN có tài năng và tâm huyết cống hiến không thể bằng lòng với nếp quản lý, thói quen hoạt động, tình trạng chất lượng sản phẩm KH&CN và cách trả công lao động R&D như hiện nay. Trên các diễn đàn khác nhau, Bộ phận này đã khuyến nghị nhiều biện pháp đổi mới cơ chế quản lý KH&CN.

d) Ch th qun lý thy cn phi thay đổi chính sách KH&CN

Quá trình diễn biến của chính sách KH&CN ở nhiều nước trên thế giới từ chiến tranh thế giới thứ II đến nay được chia thành 3 giai đoạn lớn [22] và ở nước ta, về cơ bản quá trình này cũng có thể chia thành các giai đoạn như trên với một số điểm đặc thù:

+ Giai đoạn thứ nhất: từ 1950 - 1975, chính sách KH&CN dựa trên sự phối hợp “Quốc phòng/Khoa học”. Nghiên cứu khoa học phục vụ chính trị, quân sựđóng vai trò quyết định. Việc xác định các định hướng khoa học ưu tiên theo cách tiếp cận từ trên xuống.

Ở Việt Nam, giai đoạn này được xem là từ kháng chiến chống Pháp đến cuối thập niên 1970, chiến lược KH&CN đẩy chiếm vị trí độc tôn. Tác nhân quyết định đến chính sách KH&CN là các cơ quan cấp cao của Chính phủ, các nhà lãnh đạo là người quyết định các chủ trương phát triển KH&CN. Các nhà khoa học có tên tuổi cũng tham gia như một tác nhân dựa trên những dự báo KH&CN theo chủ quan của mỗi người.

+ Giai đoạn thứ hai: từ 1975 - 1995, chính sách KH&CN dựa trên sự phối hợp “Công nghiệp/Công nghệ”. Nghiên cứu khoa học phục vụ kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh của công nghiệp đóng vai trò quyết định. Nhưng việc xác định các định hướng khoa học ưu tiên vẫn chủ yếu theo cách tiếp cận từ trên xuống.

Ở Việt Nam, từ 1979 - 1987, bắt đầu xuất hiện các nhân tố của công nghệ kéo và thị trường kéo, nhưng chính sách KH&CN đẩy vẫn chiếm ưu thế. Trong giai đoạn này, bên cạnh các tác nhân như giai đoạn trước, các nhà quản lý cấp cao trong công nghiệp, các chuyên gia chuẩn bị quyết định chính sách ở các Bộ tham gia đóng vai trò như những tác nhân. Trong giai đoạn này, các văn bản chính sách quan trọng sau đã được ban hành: Quyết định số 175-CP, năm 1981 với triết lý “Phi tập trung hoá quản lý KH&CN”, Nghị quyết số 51/HĐBT, năm 1983 với triết lý “Phi hàn lâm hoá hoạt động KH&CN”; Quyết định số 134/HĐBT, năm 1987 với các triết lý “Phi hành chính hoá hoạt động KH&CN” và “Thương mại hoá kết quả nghiên cứu”.

Từ 1987 - 1990: Yếu tố thị trường kéo và công nghệ kéo mạnh dần lên. Vai trò những nghiên cứu và dịch vụ KH&CN tư nhân xuất hiện. Pháp lệnh chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và Pháp lệnh bảo hộ các quyền sở hữu công nghiệp ra đời là những bảo đảm pháp lý quan trọng thúc đẩy các nhu cầu thị trường.

Các nhà nghiên cứu trong các doanh nghiệp, các nhà quản lý cấp trung/cao trong công nghiệp tham gia đóng vai trò tác nhân của chính sách.

Năm 1992, Nghị định số 35/HĐBT khẳng định quyền hoạt động KH&CN của mọi công dân và tổ chức xã hội, đã mở ra một giai đoạn mới của quá trình xã hội hoá hoạt động KH&CN ở nước ta.

+ Giai đoạn thứ ba: từ 1995 đến nay, chính sách KH&CN dựa trên sự phối hợp “Xã hội/Đổi mới”. Việc xác định các định hướng khoa học ưu tiên chủ yếu dựa vào ý nghĩa xã hội và theo cách tiếp cận từ dưới lên.

Việt Nam, Quyết định số 782/QĐ-TTg, năm 1996 “Về sắp xếp lại và xây dựng lộ trình chuyển đổi hoạt động các tổ chức KH&CN trọng điểm” đã đề cấp đến các biện pháp chuyển Viện nghiên cứu vào Công ty, chuyển Viện nghiên cứu sang hoạt động theo cơ chế tự trang trải, v.v… Khoản 1 Điều 15, Luật Khoa học và công nghệ, năm 2000, cũng quy định các tổ chức KH&CN được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Như vậy, có thể hiểu Nghị định 115 cần bao gồm tập hợp các biện pháp nhằm làm cho hoạt động của tổ chức KH&CN công lập thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi và phục vụ cho sự thay đổi về chính sách KH&CN: chuyển triệt để từ chính sách KH&CN đẩy sang chính sách KH&CN kéo, từ chính sách kế hoạch hóa KH&CN và chỉ huy tập trung hoạt động KH&CN từ trên xuống sang chính sách lập kế hoạch và hoạt động KH&CN theo định hướng nhu cầu “Xã hội/Đổi mới”. Bộ KH&CN - chủ thể quản lý là một tác nhân quan trọng, trên cơ sở nắm bắt các xu hướng và bức xúc nêu trên, đã chủđộng soạn thảo và trình ban hành chính sách.

Một phần của tài liệu Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R & D của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách niệm và giải pháp khắc phục (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)