Phân tích chính sách

Một phần của tài liệu Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R & D của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách niệm và giải pháp khắc phục (Trang 33 - 36)

4. Phạm vi nghiên cứu

1.7.Phân tích chính sách

Theo Weimer và Vining, phân tích chính sách là “Phân tích và trình bày về các lựa chọn được đặt ra trước các vai trò chính sách nhằm giải quyết các vấn đề công. Phân tích chính sách tập trung nêu ra các mối quan hệ nhân quả, như nếu có

chính sách A thì sẽ có một kết quả B, hay phức tạp hơn: chính sách A có thể thực thi tốt nhất bằng biện pháp B, đòi hỏi một chi phí xã hội C và sẽ cho ra một lợi ích xã hội D. Sản phẩm của phân tích chính sách là một phần cơ sở của việc ra quyết định, một khuyến nghị (advice) về nên làm như thế nào”[23].

Theo Từđiển về chính quyền và chính trị Hoa kỳ (do Jay M. Shafritz chủ biên năm 1993, bản dịch tiếng Việt của tác giả Thế Hùng và các cộng sự, NXB Chính trị

Quốc gia, ấn hành năm 2002), phân tích chính sách là “Một tập hợp các kỹ thuật tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi về những kết quả khả thi của một chính sách trước khi nó thực tế xảy ra. Việc phân tích chính sách đối với một chương trình hiện đang được thực thi thường được gọi đúng hơn là đánh giá chương trình. Thế nhưng, thuật ngữ này được nhiều người sử dụng trong cả hai trường hợp để chỉ những phân tích cả trước và sau của các chính sách xã hội. Tất cả các phân tích chính sách đều ứng dụng những nghiên cứu có hệ thống (chủ yếu rút ra từ các môn khoa học xã hội và dựa trên việc lượng giá hiệu quả, chất lượng, chi phí và tác động của chương trình) vào việc hoạch định, thực thi và đánh giá một chính sách xã hội để xây dựng một hệ thống hành chính hợp lý hơn hay tối ưu”.

Tác giả Lê Chi Mai đưa ra định nghĩa về phân tích chính sách như sau: “Phân tích chính sách là quá trình sử dụng các kiến thức khoa học, các phương pháp và kiến thức đa dạng để xử lý thông tin thực tế về chính sách và trong quy trình chính sách, từđó rút ra những điều cần sửa đổi, bổ sung để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách”[23].

Theo tác giả Vũ Cao Đàm, “Phân tích chính sách là xem xét chính sách t

nhiều giác độ khác nhau, phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của chính sách để nhằm vào các mục đích sử dụng khác nhau” [10].

Như vậy, nội hàm của khái niệm phân tích chính sách là xem xét chính sách một cách toàn diện, dựa trên các cách tiếp cận khác nhau, trong các giai đoạn khác nhau của vòng đời chính sách, để nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của chính sách. Tuy vậy, cũng còn có những khía cạnh cần làm sáng tỏ thêm trong khái niệm phân tích chính sách. Đó là: chủ thể phân tích chính sách ? Và mục đích của việc sử dụng các kết quả phân tích chính sách là để làm gì? Một cách chung nhất, chủ thể phân tích chính sách là tất cả những cá nhân và tổ chức quan tâm đến chính sách vì những lý do khác nhau. Song trong số đó, có các chủ thể quan trọng nhất cần phải làm công việc này. Trước tiên, đó là các cơ quan có chức năng nghiên cứu chính sách, các cơ quan xây dựng các đề án chính sách, các cơ quan ban hành chính sách, các cơ quan quản lý Nhà nước và các nhà quản lý. Mục đích sử dụng sản phẩm của phân tích chính sách trong trường hợp này là để nhận biết hiệu quả, hiệu lực của chính sách, xem chúng có diễn ra đúng với ý đồ của chủ thể ban hành chính sách hay không, phát hiện có hay không những vấn đề bất cập trong việc tổ chức thực

hiện chính sách và cả trong bản thân một chính sách để kịp thời đưa ra các điều chỉnh cần thiết. Thứ hai, chủ thể phân tích chính sách là các cá nhân, nhóm xã hội và các tổ chức - là đối tượng tác động của chính sách. Các chủ thể này cũng cần phải phân tích chính sách, trước tiên là để hiểu và tiến hành hoạt động của mình phù hợp với chính sách, thực hiện đúng một chính sách liên quan, tận dụng những ưu đãi mà một chính sách có thể mang lại, phát hiện những khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách để kiến nghị với các chủ thể ban hành chính sách xem xét, có những điều chỉnh cần thiết, v.v… Sau nữa, chủ thể phân tích chính sách là các tổ chức tư vấn chính sách. Các tổ chức tư vấn chính sách có thể do cơ quan Nhà nước thành lập, dưới dạng các hội đồng tư vấn quốc gia trong những lĩnh vực quan trọng, như Hội đồng Chính sách Giáo dục Quốc gia, Hội đồng Chính sách KH&CN Quốc gia, Hội đồng Phát triển & Ứng dụng Năng lượng Nguyên tử Quốc gia, Hội đồng An toàn Hạt nhân Quốc gia, v.v… chủ thể phân tích chính sách cũng có thể là các cơ quan nghiên cứu chính sách chuyên nghiệp của Nhà nước, như các Viện chiến lược & chính sách thuộc các Bộ và cũng có thể là các tổ chức tư vấn tư nhân, văn phòng tư vấn tư nhân, chuyên gia tư vấn độc lập.

Chương 2: PHÂN TÍCH NGHỊ ĐỊNH 115 VỀ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC KH&CN CÔNG LẬP VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC ĐƠN VỊ R&D NGÀNH NLNT VIỆT NAM KHI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R & D của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách niệm và giải pháp khắc phục (Trang 33 - 36)