Các nội dung cơ bản của Nghị định

Một phần của tài liệu Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R & D của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách niệm và giải pháp khắc phục (Trang 40 - 43)

4. Phạm vi nghiên cứu

2.1.3. Các nội dung cơ bản của Nghị định

- Tự chủ về xây dựng và thực hiện nhiệm vụ của tổ chức KH&CN

Các tổ chức KH&CN chuyển đổi sẽ được tự xác định nhiệm vụ KH&CN và xây dựng các kế hoạch thực hiện mà trước đây thường do cơ quan chủ quản quyết định.

Căn cứ vào danh mục các nhiệm vụ KH&CN do Bộ KH&CN, các Bộ, ngành và địa phương công bố hàng năm, các tổ chức KH&CN tự quyết định việc tham gia tuyển chọn, đấu thầu và biện pháp tổ chức thực hiện, nếu được tuyển chọn hoặc thắng thầu; đồng thời chủ động đáp ứng các yêu cầu về KH&CN của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân khác.

Các tổ chức KH&CN được tự quyết định biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN do các cơ quan nhà nước giao hoặc đặt hàng, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo các yêu cầu nêu trong hợp đồng.

Các tổ chức KH&CN chuyển đổi cũng được phép có đầy đủ chức năng của doanh nghiệp, được thể hiện bằng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khi hoạt động như một doanh nghiệp, tổ chức KH&CN cũng sẽ được bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nghĩa là cũng có quyền xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp công nghệ và sản phẩm thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, được liên doanh liên kết sản xuất với mọi tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, được trực tiếp mời chuyên gia nước ngoài vào làm việc và cử cán bộ ra nước ngoài công tác.

- Tự chủ về tài chính và tài sản của tổ chức KH&CN

Từ trước đến nay, các tổ chức KH&CN công lập được hưởng chếđộ bao cấp về KPHĐTX, hàng năm được NSNN cấp KPHĐTX theo số lượng biên chế được giao. Sự bao cấp này góp phần tạo ra sự trì trệ trong hoạt động của tổ chức KH&CN. Phương án trao quyền tự chủ về tài chính và tài sản sẽ làm thay đổi cơ bản phương thức cấp kinh phí từ NSNN, thay vì được cấp KPHĐTX theo biên chế như trước đây, các tổ chức KH&CN sẽđược cấp kinh phí theo nhiệm vụđược Nhà nước giao, đặt hàng trực tiếp hoặc thông qua đấu thầu, tuyển chọn. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng dự án, kinh phí mua sắm trang thiết bị và sửa chữa lớn tài sản cố định được bố trí trong phạm vi dự toán ngân sách do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, để có thể tự bảo đảm chi lương, chi hoạt động bộ máy, trích lập các loại quỹ (Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ phúc lợi và Quỹ khen thưởng) và thu nhập tăng thêm, các tổ chức KH&CN cần chủ động tối đa để khai thác các nguồn thu sự nghiệp: thu từ phí và lệ phí, thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ, thu từ hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ và thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tổ chức KH&CN được giao quyền sử dụng tài sản cho sản xuất kinh doanh và nghiên cứu khoa học, được dùng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản được giao để góp vốn liên doanh theo quy định của pháp luật, được dùng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay để thế chấp theo quy định. Tiền trích khấu hao tài sản và tiền thu được từ thanh lý tài sản được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

- Tự chủ về tổ chức và biên chế

Thủ trưởng tổ chức KH&CN được quyền tự chủ trong việc quyết định thành lập và giải thể các tổ chức trực thuộc theo yêu cầu và hiệu quả công việc, bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng, cấp phó của các tổ chức trực thuộc, quyết định hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức, quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức đối với những người được tuyển chọn từ ngạch nghiên cứu viên và tương đương trở xuống, ký hợp đồng làm việc lần đầu với số biên chế khi đã qua tuyển dụng hàng năm.

Khi chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, quyền hạn của thủ trưởng tổ chức KH&CN được tăng thêm: được quyết định nâng bậc lương (đúng thời hạn và vượt bậc trong cùng ngạch) và quyết định chuyển ngạch viên chức từ ngạch

nghiên cứu viên chính và tương đương trở xuống. Đồng thời được phép bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo của tổ chức KH&CN đối với người đã làm việc từ 3 năm trở lên theo chếđộ hợp đồng không xác định thời hạn.

- Đảm bảo sự hài hòa giữa quyền của người đứng đầu, quyền tự chủ của tổ

chức KH&CN với quyền dân chủ của tập thể.

Điều 13 của Nghịđịnh quy định thủ trưởng tổ chức KH&CN là người đại diện pháp nhân của Tổ chức trong quan hệ với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị.

Cần phải thống nhất rằng việc phân cấp triệt để và trao quyền quyết định các vấn đề nội bộ của tổ chức KH&CN cho thủ trưởng đơn vị là cần thiết và là một yếu tố quyết định sự phát triển và hiệu quả hoạt động của tổ chức KH&CN trong cơ chế mới, xóa bỏ tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, sai phạm tập thể không xử lý được.

Tuy vậy, với việc thủ trưởng tổ chức KH&CN được trao quyền tự chủ toàn diện về nhiệm vụ, tài chính và tài sản, tổ chức và biên chế cũng có khả năng làm xuất hiện nguy cơ dẫn tới độc đoán, chuyên quyền của người đứng đầu, làm giảm sút quyền dân chủ của tập thể cán bộ, viên chức trong một tổ chức KH&CN. Vấn đề này cũng được lưu tâm giải quyết trong Thông tư 12 bằng các cơ chế thích hợp như: Bảo đảm tính dân chủ trong quá trình xây dựng đề án chuyển đổi;đảm bảo tính dân chủ trong quá trình xây dựng, thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế dân chủở

cơ sở và Quy định trách nhiệm của thủ trưởng; xác định rõ những vấn đề thủ trưởng phải báo cáo cấp ủy Đảng, phải đưa ra bàn bạc với Ban chấp hành công đoàn, phải lấy ý kiến của Hội nghị cán bộ, viên chức trước khi quyết định, đồng thời cũng quy định rõ cơ chế xử lý khi nảy sinh các bất đồng ý kiến.

- Tác động qua lại kỳ vọng của các quyền tự chủ nêu trên.

Các nội dung tự chủ nói trên gắn bó hữu cơ và tác động đẩy kéo lẫn nhau, trong đó nội dung tự chủ quan trọng nhất có tính chất chi phối đến tất cả các nội dung tự chủ khác, đảm bảo chuyển đổi thành công một tổ chức KH&CN công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm là trao quyền tự chủ về tài chính và tài sản cho các tổ chức KH&CN. Quyền tự chủ cao về tài chính và tài sản cũng tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho các tổ chức KH&CN mở rộng sản xuất, kinh doanh và liên doanh liên kết để chuyển nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ thành các sản phẩm và dịch vụ.

Khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới, yêu cầu về năng suất, chất lượng và hiệu quả sẽ là yêu cầu số một để tổ chức KH&CN phát triển bền vững. Hy vọng rằng, với áp lực ban đầu của việc phải tự trang trải KPHĐTX để tiếp tục tồn tại, sẽ chuyển dần thành động lực giúp tổ chức và đội ngũ cán bộ KH&CN vượt qua sức ỳ do được bao cấp quá dài và dần dần thích nghi với phương thức hoạt động mới, tạo động lực thúc đẩy các tổ chức KH&CN phải từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy và đội ngũ nhân lực KH&CN của mình, để từ đó sử dụng thành công quyền tự chủ về xây dựng và thực hiện nhiệm vụ: được Nhà nước tin cậy đặt hàng, giao nhiệm vụ; được tuyển chọn và thắng thầu khi đăng ký thực hiện các đề tài, dự án trong danh mục các nhiệm vụ KH&CN do Bộ KH&CN, các Bộ, ngành, địa phương công bố và các doanh nghiệp cũng như tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.

Việc cho phép các tổ chức KH&CN chuyển đổi đồng thời có hai chức năng: chức năng của tổ chức KH&CN hoạt động theo Luật KH&CN, được hưởng các ưu đãi của một tổ chức KH&CN; đồng thời có chức năng doanh nghiệp khi tổ chức KH&CN hoạt động sản xuất kinh doanh, được hưởng các ưu đãi như doanh nghiệp mới thành lập - có thể sẽ là một động lực to lớn khuyến khích các tổ chức KH&CN mạnh dạn chuyển đổi.

Việc trao quyền tự chủ toàn diện cho thủ trưởng tổ chức KH&CN là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển và hiệu quả hoạt động của tổ chức KH&CN, đồng thời về thực chất quyền hạn đó chỉ có thể thực hiện được khi người thủ trưởng đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định: có năng lực quản lý, học vấn, kinh nghiệm, bản lĩnh và thiện chí đổi mới, bảo đảm tạo ra sự hài hòa giữa quyền tự chủ của tổ chức KH&CN, quyền của người đứng đầu và quyền dân chủ của tập thể.

Hy vọng rằng, tác động đẩy kéo và hiệu quả tổng hợp của các nội dung điều chỉnh và tự điều chỉnh nói trên sẽ góp phần giải quyết được bài toán khó bấy lâu nay về nâng cao tính chủ động, năng động, sáng tạo và hiệu quả hoạt động của tổ chức KH&CN.

Một phần của tài liệu Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R & D của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách niệm và giải pháp khắc phục (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)